Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012
Làm sếp khó mà dễ
23:16
Hoàng Phong Nhã
No comments
Trở thành nhà quản lý, thành sếp là đích ngắm của nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, làm thế nào để khơi dậy quyết tâm, năng lực bản thân để trở thành nhà lãnh đạo tài năng là câu hỏi không dễ trả lời.
"Làm sếp cực kỳ... dễ", đó là lời khẳng định gây ngạc nhiên của ông Giản Tư Trung, Chủ tịch sáng lập của Tổ hợp PACE. Theo ông, chỉ cần đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, bỏ ra 200.000 đồng sẽ đương nhiên trở thành một giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty. Nhưng vấn đề ở chỗ, muốn mình là vị sếp như thế nào, sếp bình thường hay sếp "pro" mà thôi.
Sếp là người quản lý, điều hành một doanh nghiệp hay một bộ phận của doanh nghiệp. Vì vậy, có sếp lớn, sếp vừa, sếp nhỏ và “sếp - re” (đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp), tất cả mọi người đều có cơ hội làm sếp. Sếp "pro" không đơn thuần là chức, là kết quả của sự bổ nhiệm, mà còn là người hành nghề một cách chuyên nghiệp. Đó là người có nghề và rất rành nghề.
Đã là nghề thì phải học nhiều và làm nhiều thì mới có thể thành nghề. Đặc biệt, đối với những nghề có tính chuyên nghiệp cao thì không chỉ có làm nghề mà thành nghề được, mà còn phải được đào tạo một cách rất bài bản, rất căn cơ và có hệ thống. Một hình dung đơn giản về công việc của sếp: Sếp = (chiến lược + đội ngũ) hoặc sếp = chiến lược + (con người + hệ thống + văn hóa). Tức là trong 24 giờ mỗi ngày, sếp chỉ lo giải quyết hai việc: hoạch định - chỉ đạo thực hiện - đánh giá thực hiện chiến lược và quản lý đội ngũ về mặt con người, hệ thống và văn hóa. Nghe thì có vẻ dễ, nhưng để là sếp thì sự đòi hỏi có nhiều.
Công thức làm sếp
Ông Giản Tư Trung cho hay có rất nhiều bạn trẻ hiện nay muốn làm sếp cho... oai, hoặc vì không muốn làm thuê. Thực ra, hầu hết các CEO trên thế giới đều là người làm thuê. Ngay Bill Gates cũng là người làm thuê cho Microsoft, công ty do chính ông sáng lập. Trong các doanh nghiệp, có nhiều người không làm sếp nhưng vẫn có vai trò hết sức quan trọng. Họ thường là những người giỏi về chuyên môn. Những người như thế có thể nhận được mức lương cao hơn gấp nhiều lần so với sếp điều hành và được mọi người nể trọng.
"Điều đó cho chúng ta thấy quan trọng không phải là làm sếp hay làm nhân viên, mà phải làm việc gì mà mình giỏi nhất và thông qua đó chúng ta tạo ra giá trị nhiều nhất cho chính mình và cho xã hội", ông nói.
Quản lý hay quản trị là nghề cần có sự hội tụ của cả yếu tố khoa học và nghệ thuật. Khoa học vì không học thì không thể làm được nhà quản lý giỏi, và đã là khoa học thì phải học mới biết. Quản lý càng cần phải nghệ thuật, và đó chính là năng khiếu, tức những tố chất bẩm sinh, bởi thực tế cho thấy có nhiều người học giỏi quản trị nhưng có rất ít trong số đó trở thành nhà quản trị giỏi.
Tố chất cần có trước hết để trở thành sếp "pro" là sự thông minh, nhạy cảm và khả năng vượt khó. Đó là lối tư duy vừa tổng hợp, vừa phân tích, tư duy logic, có quy luật nhưng vẫn sáng tạo và hệ thống. Đặc biệt, lối tư duy luôn theo chiều hướng tích cực trong mọi cảnh huống, ngay cả những khi khó khăn nhất; là người luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu nhưng vẫn giữ được sự độc lập để kết hợp cái hay của mình và người.
Bên cạnh tính cách cẩn trọng, chu toàn, chặt chẽ, nhạy bén, mạnh mẽ, quyết đoán, thì cũng rất cần thần thái, thiên hướng của người chỉ huy, thể hiện ở khả năng tập hợp, hiệu triệu người khác một cách tự nhiên, bằng sự thuyết phục và đáng tin cậy của mình. Cách tiếp cận cũng phải linh hoạt, từ tổng thể đến cụ thể, từ gốc đến ngọn và từ ngắn hạn đến dài hạn.
Nhà lãnh đạo tài năng không thể là người không có kiến thức. Vốn kiến thức nền tảng kết hợp với kiến thức cập nhật và chuyên sâu, mà trước hết là nắm rõ được chân dung và những công việc cần làm của sếp. Nắm vững lý thuyết quản trị, biết cách xây dựng chiến lược cho công ty, hiểu được con người trong công việc, biết cách xây dựng hệ thống quản lý, văn hóa công ty, quản lý dự án. Không trực tiếp làm công việc quản trị chức năng nhưng vẫn cần nắm bắt để có thể chỉ đạo công tác quản trị chức năng trong công ty.
Ngoài ra, việc nắm rõ pháp luật trong kinh doanh, chỉ đạo việc quản trị nhân lực, vấn đề quản lý tài chính và đầu tư, công tác kế toán, quản lý marketing và thương hiệu, quan hệ công chúng đều giúp một người sếp trở nên "pro". Khác với cấp thừa hành phải nắm vững kỹ thuật và nghiệp vụ để tác nghiệp, một người sếp cần có tư duy và phương pháp để tìm ra giải pháp tốt nhất cho sự phát triển của công ty.
Những trải nghiệm bản thân về quản lý điều hành từ quy mô nhỏ đến lớn, đơn giản đến phức tạp, thất bại hay thành công... đều cực kỳ quan trọng. Dứt khoát các bạn trẻ cần phải kinh qua nhiều vị trí quản lý điều hành trước khi trở thành một sếp "pro", vì không ai có thể chuyên nghiệp ngay khi mới bước vào nghề.
(Theo Thanh Niên)
"Làm sếp cực kỳ... dễ", đó là lời khẳng định gây ngạc nhiên của ông Giản Tư Trung, Chủ tịch sáng lập của Tổ hợp PACE. Theo ông, chỉ cần đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, bỏ ra 200.000 đồng sẽ đương nhiên trở thành một giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty. Nhưng vấn đề ở chỗ, muốn mình là vị sếp như thế nào, sếp bình thường hay sếp "pro" mà thôi.
Sếp là người quản lý, điều hành một doanh nghiệp hay một bộ phận của doanh nghiệp. Vì vậy, có sếp lớn, sếp vừa, sếp nhỏ và “sếp - re” (đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp), tất cả mọi người đều có cơ hội làm sếp. Sếp "pro" không đơn thuần là chức, là kết quả của sự bổ nhiệm, mà còn là người hành nghề một cách chuyên nghiệp. Đó là người có nghề và rất rành nghề.
Đã là nghề thì phải học nhiều và làm nhiều thì mới có thể thành nghề. Đặc biệt, đối với những nghề có tính chuyên nghiệp cao thì không chỉ có làm nghề mà thành nghề được, mà còn phải được đào tạo một cách rất bài bản, rất căn cơ và có hệ thống. Một hình dung đơn giản về công việc của sếp: Sếp = (chiến lược + đội ngũ) hoặc sếp = chiến lược + (con người + hệ thống + văn hóa). Tức là trong 24 giờ mỗi ngày, sếp chỉ lo giải quyết hai việc: hoạch định - chỉ đạo thực hiện - đánh giá thực hiện chiến lược và quản lý đội ngũ về mặt con người, hệ thống và văn hóa. Nghe thì có vẻ dễ, nhưng để là sếp thì sự đòi hỏi có nhiều.
Công thức làm sếp
Ông Giản Tư Trung cho hay có rất nhiều bạn trẻ hiện nay muốn làm sếp cho... oai, hoặc vì không muốn làm thuê. Thực ra, hầu hết các CEO trên thế giới đều là người làm thuê. Ngay Bill Gates cũng là người làm thuê cho Microsoft, công ty do chính ông sáng lập. Trong các doanh nghiệp, có nhiều người không làm sếp nhưng vẫn có vai trò hết sức quan trọng. Họ thường là những người giỏi về chuyên môn. Những người như thế có thể nhận được mức lương cao hơn gấp nhiều lần so với sếp điều hành và được mọi người nể trọng.
"Điều đó cho chúng ta thấy quan trọng không phải là làm sếp hay làm nhân viên, mà phải làm việc gì mà mình giỏi nhất và thông qua đó chúng ta tạo ra giá trị nhiều nhất cho chính mình và cho xã hội", ông nói.
Quản lý hay quản trị là nghề cần có sự hội tụ của cả yếu tố khoa học và nghệ thuật. Khoa học vì không học thì không thể làm được nhà quản lý giỏi, và đã là khoa học thì phải học mới biết. Quản lý càng cần phải nghệ thuật, và đó chính là năng khiếu, tức những tố chất bẩm sinh, bởi thực tế cho thấy có nhiều người học giỏi quản trị nhưng có rất ít trong số đó trở thành nhà quản trị giỏi.
Tố chất cần có trước hết để trở thành sếp "pro" là sự thông minh, nhạy cảm và khả năng vượt khó. Đó là lối tư duy vừa tổng hợp, vừa phân tích, tư duy logic, có quy luật nhưng vẫn sáng tạo và hệ thống. Đặc biệt, lối tư duy luôn theo chiều hướng tích cực trong mọi cảnh huống, ngay cả những khi khó khăn nhất; là người luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu nhưng vẫn giữ được sự độc lập để kết hợp cái hay của mình và người.
Bên cạnh tính cách cẩn trọng, chu toàn, chặt chẽ, nhạy bén, mạnh mẽ, quyết đoán, thì cũng rất cần thần thái, thiên hướng của người chỉ huy, thể hiện ở khả năng tập hợp, hiệu triệu người khác một cách tự nhiên, bằng sự thuyết phục và đáng tin cậy của mình. Cách tiếp cận cũng phải linh hoạt, từ tổng thể đến cụ thể, từ gốc đến ngọn và từ ngắn hạn đến dài hạn.
Nhà lãnh đạo tài năng không thể là người không có kiến thức. Vốn kiến thức nền tảng kết hợp với kiến thức cập nhật và chuyên sâu, mà trước hết là nắm rõ được chân dung và những công việc cần làm của sếp. Nắm vững lý thuyết quản trị, biết cách xây dựng chiến lược cho công ty, hiểu được con người trong công việc, biết cách xây dựng hệ thống quản lý, văn hóa công ty, quản lý dự án. Không trực tiếp làm công việc quản trị chức năng nhưng vẫn cần nắm bắt để có thể chỉ đạo công tác quản trị chức năng trong công ty.
Ngoài ra, việc nắm rõ pháp luật trong kinh doanh, chỉ đạo việc quản trị nhân lực, vấn đề quản lý tài chính và đầu tư, công tác kế toán, quản lý marketing và thương hiệu, quan hệ công chúng đều giúp một người sếp trở nên "pro". Khác với cấp thừa hành phải nắm vững kỹ thuật và nghiệp vụ để tác nghiệp, một người sếp cần có tư duy và phương pháp để tìm ra giải pháp tốt nhất cho sự phát triển của công ty.
Những trải nghiệm bản thân về quản lý điều hành từ quy mô nhỏ đến lớn, đơn giản đến phức tạp, thất bại hay thành công... đều cực kỳ quan trọng. Dứt khoát các bạn trẻ cần phải kinh qua nhiều vị trí quản lý điều hành trước khi trở thành một sếp "pro", vì không ai có thể chuyên nghiệp ngay khi mới bước vào nghề.
(Theo Thanh Niên)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét