Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Quản trị rủi ro và những bài học của CEO

Một hệ thống quản lý rủi ro được tổ chức tốt và vận hành hiệu quả sẽ giúp DN đứng vững và vượt qua những biến cố trong giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, việc tổ chức một hệ thống quản lý rủi ro hoàn chỉnh như thế nào lại là điều không phải DN nào cũng biết.

Không phải bảo hiểm
Theo các chuyên gia, quản lý rủi ro là một quá trình xem xét, đánh giá toàn diện các hoạt động của DN để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động xấu đến các hoạt động của DN.
 
Trên cơ sở đó, DN sẽ đưa ra những giải pháp ứng phó, phòng ngừa phù hợp tương ứng với từng nguy cơ. Chính vì vậy, quản trị rủi ro là một bộ phận không tách rời trong chiến lược của DN.
Quản trị rủi ro sẽ giúp DN kiểm soát được dòng đời, sự phát triển và tồn tại của DN trong môi trường cạnh tranh thường trực.
Và trong nền kinh tế đầy biến động như hiện nay, việc nhận diện những thách thức, lường trước những rủi ro cũng như kiểm soát, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh là điều cấp thiết đối với lãnh đạo DN.
Thế nhưng, trên thực tế, có rất nhiều sai lầm trong việc nhìn nhận vai trò cũng như cách triển khai quản trị rủi ro.
Với nhiều DN, hoạt động quản lý rủi ro được hiểu một cách đơn thuần là việc sử dụng dịch vụ bảo hiểm để giúp DN tránh được các tổn thất khi có sự cố diễn ra.
Vì vậy, họ chọn sử dụng các dịch vụ bảo hiểm và xem như đã thực hiện tốt và đầy đủ công tác quản lý rủi ro. Số khác nhìn thấy vai trò quan trọng của quản trị rủi ro nhưng lại tiến hành không đúng dẫn đến kết quả không như mong đợi.
TS. Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Quản lý và Kinh tế (IEM), cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến việc quản lý rủi ro không hiệu quả.
Thứ nhất, đó là do người lãnh đạo có cách quản trị và kỹ năng truyền đạt mệnh lệnh kém. Thứ hai là nhiều lãnh đạo nóng lòng đón nhận rủi ro trong khi lại thiếu khả năng thực hiện quản lý rủi ro cho công ty.
Không những thế, họ còn chấp nhận sự thiếu minh bạch trong những lĩnh vực có rủi ro cao. Chính vì thiếu thông tin cho việc ra quyết định khiến ban giám đốc có cái nhìn ít sâu sắc về những điều đang thật sự xảy ra hay có khả năng xảy ra.
Thậm chí, nhiều nhà lãnh đạo còn không tích hợp quản lý rủi ro với xây dựng chiến lược và quản lý hiệu quả hoạt động.
7 bước hết rủi ro
Theo ông Nguyễn Đăng Duy Nhất, Chủ tịch CMO Worldwide tại VN, có 7 bước để quản trị rủi ro hiệu quả. Đó là nhận dạng và nắm rõ rủi ro phải đối mặt; xây dựng mục tiêu và chiến lược quản trị rủi ro; xây dựng hệ thống các thủ tục và quy trình quản trị rủi ro; xây dựng đội ngũ quản trị rủi ro có năng lực; xây dựng văn hóa DN “sẵn sàng đương đầu với rủi ro”; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ; CEO và ban giám đốc phải được trang bị năng lực quản trị rủi ro.
Nhưng để để hoạt động này mang lại hiệu quả, bên cạnh việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro, bản thân lãnh đạo DN phải cam kết ủng hộ việc triển khai, đảm bảo không tồn tại khái niệm “vùng cấm” trong DN, những khu vực không được tiếp cận đánh giá, kiểm soát.
Đồng thời, lãnh đạo DN phải thật sự coi trọng công tác thông tin, tuyên truyền và đào tạo để xây dựng văn hóa quản lý rủi ro đến mọi đối tượng trong DN.
Theo ông Đặng Đức Thành, Tổng giám đốc Công ty CP Trí thức Doanh nghiệp Quốc tế, trong điều kiện kinh doanh khó khăn như hiện nay, lãnh đạo DN phải chuẩn bị một tâm thế thích nghi và bản lĩnh ứng phó trước những thay đổi, biến động tiêu cực.
Không những thế, DN phải xây dựng kế hoạch, lộ trình quản trị rủi ro; rà soát lại tất cả các hoạt động kinh doanh, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình mới.
Song song đó, phải cắt và tiết giảm các chi phí hoạt động trên tinh thần tiết kiệm; điều chỉnh các danh mục đầu tư; thay đổi tư duy lãnh đạo và đầu tư cho công tác nội bộ.
Cùng nhận định này, ông Lương Văn Tự, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập WTO, cho rằng, để DN phát triển một cách tốt nhất, lãnh đạo DN phải biết xây dựng và quản lý chiến lược phát triển; quản lý nhân sự, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực đáp ứng những mục tiêu kinh doanh đề ra.
Và đặc biệt là phải biết quản trị rủi ro khi xảy ra những biến động của môi trường kinh doanh như sự thay đổi của luật pháp, của cơ chế chính sách, sự biến động của thị trường, của môi trường, thay đổi nhân sự...
Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của một DN. “Bởi vì, đánh giá một người giám đốc có tài hay không không chỉ dựa vào kết quả kinh doanh của DN do người đó quản lý mà còn dựa vào khả năng và kinh nghiệm vượt qua thử thách khi thị trường có những biến động lớn”, ông Tự nói.
Đã đến lúc các nhà quản trị DN cần nhìn nhận một cách nghiêm túc về vai trò của hoạt động quản lý rủi ro. Cần cân nhắc, thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý rủi ro cho DN của mình. Một khi rủi ro được dự báo trước, DN hoàn toàn có thể xây dựng và triển khai những kế hoạch ứng phó hiệu quả.

Theo Hồng NgaDoanh nhân Sài Gòn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét