Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014
CON BÀI IRAN TRONG CHIẾN LƯỢC KINH TẾ VÀ ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG QUỐC
07:30
Hoàng Phong Nhã
No comments
Học viện Nghiên cứu Cao cấp về Quốc tế và Phát triển tại Giơnevơ, Thuỵ Sĩ
Iran hiện đang giữ vai trò quan
trọng trong việc thực hiện chiến lược kinh tế và địa chính trị của Trung
Quốc, đó là đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho Bắc Kinh và thực hiện
chiến lược “cân bằng mềm” với Mỹ. Mặt khác, hai chiến lược này là hai
mặt của một chiến lược toàn diện hơn mà Trung Quốc đang thực hiện từ vài
năm trở lại đây, đó là đảm bảo “sự trỗi dậy một cách hoà bình” của nước
này hay còn gọi một cách thông thường hơn như hiện nay là “phát triển
hài hoà”. Nói một cách khác, đó là sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc
trong hệ thống quốc tế mà trước mắt chưa chú trọng tới mục tiêu là vị
thế của một cường quốc hàng đầu thế giới.
Quan hệ đặc biệt giữa Trung Quốc và Iran
Mặc dù quan hệ giữa hai nước mới
chỉ gắn bó từ năm 1917, tuy vậy, quan hệ Trung Quốc và Iran đã được gắn
kết tương tự như thời kỳ “con đường tơ lụa” nối liện các quốc gia Trung
Đông với Trung Hoa. Từ thời điểm 1971 và trong suốt những năm 1980 và
1990, 2 nước phát triển quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt
là quân sự, theo đó Trung Quốc đóng góp lớn vào việc cải thiện khả năng
phòng thủ mặt đất, trên không và trên biển của Iran. Theo Viện Nghiên
cứu Hoà bình Quốc tế Stockhlom (SIPRI), Bắc Kinh đã cung cấp cho Iran
lượng vũ khí thông thường trị giá 3,8 tỷ USD trong thời gian từ năm 1982
tới 2004, tức trung bình khoảng 171 triệu USD mỗi năm. Trong cuộc chiến
Iran-Irắc, Trung Quốc thậm chí còn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho
Iran trước khi bị Nga hất cẳng vào năm 1990. Tuy nhiên, sự chuyển giao
vũ khí này không phải là một chiều, cuộc khủng hoảng giữa Iran và Irắc
đã cho phép quân đội Trung Quốc tự hiện đại hoá đôi chút khi họ tiếp cận
được các mô hình vũ khí hiện đại khác nhau của Nga và phương Tây do
Iran tịch thu được của phía Irắc.
Liên quan tới các loại vũ khí
phi thông thường, sự hỗ trợ của Trung Quốc đã cho phép Iran có được
những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là trong vấn đề kiểm soát công nghệ hạt
nhân. Sự hợp tác này bắt đầu vào năm 1985 ngay sau việc ký kết vào tháng
6 năm này một hiệp định bí mật về vấn đề sử dụng với mục đích hoà bình
năng lượng hạt nhân. Hoạt động hợp tác đặc biệt này được tiến hành dựa
trên việc đưa vào sử dụng Trung tâm Nghiên cứu năng lượng tại Ispahan,
đây chính là trung tâm mà Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)
trong một đợt thanh sát vào năm 2003 phát hiện ra rằng các hoạt động hạt
nhân được tiến hành tại đây một cách lén lút không được khai báo. Thoả
thuận giữa Trung Quốc và Iran còn dự kiến cung cấp cho phía Iran 4 lò
phản ứng hạt nhân bao gồm cả các chất phân hạch, cũng như đào tạo trong
lĩnh vực xây dựng lò phản ứng, đào tạo kỹ sư Iran tại Trung Quốc. Trong
năm 1990, Trung Quốc cũng cam kết xây dựng giúp Iran một lò phản ứng với
công suất 20MW có khả năng sản xuất plutoni. Tuy nhiên, dự án này chính
thức không thực hiện được do “lý do kỹ thuật”, có khả năng do sức ép
của phía Mỹ. Tuy nhiên, một năm sau đó, Bắc Kinh cung cấp cho Iran 1.600
kg urani, cho phép các nhà khoa học Iran có thể tiến hành các giai đoạn
chính của chu trình đốt cháy nhiên liệu.
Một hiệp định quan trọng khác
được ký kết giữa Trung Quốc và Iran là vào tháng 9/1992, theo đó Trung
Quốc sẽ hỗ trợ Iran xây dựng ít nhất 4 trung tâm hạt nhân với công suất
300 MW phục vụ sản xuất điện. Tuy nhiên, sau thoả thuận với Mỹ, Trung
Quốc đã hoãn đơn đặt hàng này với Iran vào tháng 9/1995, đây chính là
điều kiện mà Mỹ áp đặt với Trung Quốc để đổi lại Bắc Kinh được tiếp cận
các công nghệ tiên tiến về lĩnh vực hạt nhân theo một hiệp định hợp tác
được ký kết vào giữa thập niên 1980. Tháng 10/1997, cũng theo yêu cầu
của phía Mỹ vốn nghi ngờ Iran muốn trang bị vũ khí hạt nhân, Trung Quốc
đã chính thức hoãn mọi hợp tác hạt nhân với Têrêhan. Điều này gây thiệt
thòi lớn cho Iran, giới lãnh đạo nước này coi đây là “sự can thiệp vào
công việc nội bộ của Iran”. Đối với Trung Quốc, quan hệ với Mỹ có giá
hơn so với Iran, điều này vẫn đúng cho tới thời điểm hiện nay. Sau 30
năm với những xen kẽ của giai đoạn nồng ấm và giá lạnh trong quan hệ
giữa 2 nước được triển khai ở cấp thượng đỉnh bằng chuyến thăm Bắc Kinh
vào tháng 6/200 của Tổng thống Iran, Mohammad Khatami, theo lời mời của
người đồng chức, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Sau cuộc gặp được
đánh giá là “bước ngoặt” giữa Bộ trưởng Quốc phòng Iran và Phó Chủ tịch
Quân uỷ Trung ương Trung Quốc lúc đó là Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Iran và
Chủ tịch Trung Quốc đã ký tuyên bố chung với nội dung “thiết lập sự hợp
tác bền vững và lâu dài giữa 2 nước trong thế kỷ mới”. Tuyên bố này đã
được thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa 2 nước, tái khẳng định cam kết của
hai nước trong việc thực hiện một thế giới không có vũ khí huỷ diệt
hàng loạt và mong muốn thúc đẩy một thế giới đa cực, đồng thời lên án xu
hướng bá chủ thế giới của Mỹ và sự can thiệp của Mỹ vào vùng Vịnh
Pécxích.
Tháng 4/2002, trong chuyến thăm
của Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân tới Iran với mục tiêu trên hết
là xem xét mọi phương tiện nhằm phát triển nhanh chóng quan hệ kinh tế
song phương trên các nền tảng cụ thể, hai bên cũng bày tỏ sự thống nhất
về quan điểm trên nhiều vấn đề của khu vực và quốc tế như tố cáo ý đồ
thiết lập các căn cứ quân sự thường trực của Mỹ tại Trung Á. Đây là khu
vực chiến lược quan trọng (có trữ lượng dầu mỏ voà khoảng 2 tới 6% trữ
lượng dầu mỏ của thế giới và từ 6-10% trữ lượng khí đốt của thế giới)
đối với Trung Quốc và Bắc Kinh đang thực hiện chiến lược nhằm sử dụng
khu vực này thành nguồn cung cấp năng lượng ổn định (40% khí đốt tự
nhiên hoá lỏng của Trung Quốc phải nhập từ khu vực này từ nay cho tới
2020). Bằng chứng là Trung Quốc ủng hộ sự tham gia của Iran vào Tổ chức
Hợp tác Thượng Hải từ năm 2005 với vai trò là nước quan sát viên. Tổ
chức này không chỉ cho phép 2 quốc gia này tăng cường hợp tác song
phương mà còn mang lại cho mỗi quốc gia những lợi ích không hề nhỏ. Cụ
thể, đây là cơ hội cho Iran tránh được sự cô lập về ngoại giao trên
trường quốc tế khi tham gia một tổ chức có thể trở thành một đối trọng
đối với NATO và là một dạng tổ chức tương tự như Tổ chức Các quốc gia
Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) tại Trung Á. Đồng thời, đây cũng là cơ hội giúp
Trung Quốc khai thác được những lợi ích từ vị trí địa chiến lược của
một quốc gia chủ chốt nằm giữa biển Caspi ở phía Bắc và Vịnh Pécxích ở
phía Nam như Iran.
Những chi tiết trên cho thấy
quan hệ Trung Quốc và Iran là mối quan hệ đặc biệt chứ chưa đạt tới mức
một trục quan hệ Bắc Kinh – Têhêran. Tuy vậy, giữa 2 nước có sự gần gũi
về lịch sử, văn hoá được thể hiện rõ rệt trong nền văn minh của họ.
Ngoài ra, trong lịch sử hiện đại, cả hai đều bị các cường quốc phương
Tây xâm lược, đàn áp, thậm chí cho tới tận bây giờ, những thế lực này
vẫn muốn duy trì 2 quốc gia này ở trong thế yếu trên trường quốc tế và
tức tối trước mối quan hệ gắn bó giữa 2 nước. Hơn nữa, Trung Quốc coi
Iran là một cường quốc thống trị ở khu vực và thấy rằng liên minh với
Têhêran có thể giúp chống lại chiến lược của Mỹ nhằm duy trì sự chiếm
dóng toàn bộ đồng thời kiểm soát nguồn cung năng lượng của khu vực Trung
Đông. Chính những lý do này đã thúc đẩy mối quan hệ song phương đặc
biệt giữa Trung Quốc và Iran.
Dùng Iran để phục vụ các lợi ích về năng lượng
Chính sách ngoại giao của Trung
Quốc hiện đang bị chi phối hoàn toàn bởi chính sách năng lượng của nước
này, chính sách ngoại giao hạt nhân trong khuôn khổ “vấn đề Iran” cần
phải được sắp xếp lại trong bối cảnh chính sách năng lượng. Do Trung
Quốc cần tới nhiều nguồn năng lượng nhằm phục vụ cho sự tăng trưởng kinh
tế siêu tốc của họ, điều này dồng nghĩa với việc duy trì sự ổn định xã
hội của nước này. Theo số liệu thống kê của hãng BP vào cuối năm 2009,
Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn thứ 2 thế giới (2.177
triệu tấn năng lượng được đề cập ở đây là dạng năng lượng sơ cấp: dầu
lửa, khí đốt, than đá, năng lượng nguyên tử, thuỷ điện) sau Mỹ (2.182,2
triệu tấn). Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc gia tăng hàng năm ở vào
khoảng 2,6%, theo đó từ nay cho tới năm 2030, nước này sẽ phải nhập khẩu
không dưới 75% nguồn năng lượng. Theo đó, đảm bảo an ninh năng lượng,
đặc biệt trong lĩnh vực nguồn dầu lửa (8.625.000 thùng dầu mỗi ngày, tức
10,4% lượng tiêu thụ của thế giới và 79,8 triệu tấn khí đốt tự nhiên,
tức 3% lượng tiêu thụ của thế giới) được coi là vấn đề sống còn của
Trung Quốc.
Khi Trung Quốc trở thành nước
nhập khẩu các sản phẩm dầu lửa năm 1993 và dầu thô vào năm 1996, nước
này đã hướng tới Trung Đông nhằm tìm kiếm nguồn cung cho mình. Không chỉ
bởi vì khu vực này nắm giữ trữ lượng dầu lửa lớn nhất hành tinh (57%)
và là nhà sản xuất dầu lửa lớn nhất thế giới (24.357.0000 thùng/ngày,
tức chiếm 30% sản xuất của thế giới), mà còn vì dầu lửa được khai thác
và sản xuất ở đây với giá rẻ nhất thế giới, Irắc vốn cung cấp cho Trung
Quốc tới 13% lượng dầu lửa sản xuất trong nước. Tuy vậy, sau hoạt động
can thiệp quân sự của Mỹ vào Irắc năm 2003, Trung Quốc đã phải đa dạng
nguồn cung cấp dầu mỏ của mình. Bắc Kinh đã hâm nóng quan hệ trong lĩnh
vực năng lượng với Iran, quốc gia nắm giữ trữ lượng lớn thứ 3 thế giới
về dầu lửa (10% trữ lượng dầu của thế giới), sau Vênêxuêla (13%) và Arập
Xêút (20%), và đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng khí đốt tự nhiên (16%
trữ lượng của thế giới) sau Nga (24%) và trước Cata (13,5%). Nhiều hiệp
định về khai thác, sản xuất dầu lửa và khí đốt cũng như vận chuyển khí
đốt tự nhiên hoá lỏng được ký kết giữa Iran và các công ty dầu khí quốc
gia hàng đầu Trung Quốc. Tháng 3/2004, Tập đoàn khí đốt Zhuhai Zhenrong
đã ký một thoả thuận trị giá 20 tỷ USD nhập khẩu 110 tấn đốt trong thời
gian 25 năm bắt đầu từ 2008. Vào tháng 10/2004, tới lượt SINOPEC ký hợp
đồng trị giá 100 tỷ USD, nhập khẩu 250-270 triệu tấn khí đốt tự nhiên
hoá lỏng trong thời gian 30 năm. Theo thoả thuận này, SINOPEC sẽ tài trợ
tới 51% kinh phí phát triển mỏ Yadavaran (thuộc tỉnh Khouzistan, giáp
biên giới với Irắc), trữ lượng của mỏ này được dự tính lên tới 18,3 tỷ
thùng dầu (với khả năng sản xuất lên tới 300.000 thùng dầu/ ngày) và
11.250 triệu tấn khí đốt. Đổi lại, SINOPEC được quyền mua 150.000 thùng
dầu thôi mỗi ngày. Trong thời gian này, tại IAEA, hồ sơ hạt nhân của
Iran đang là chủ đề gây tranh cãi nhất thì Trung Quốc lại triển khia mọi
nỗ lực để ngăn cản Mỹ đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an LHQ. Tháng
12/2006, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã ký một hiệp định
đầu tư 11 tỷ USD nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải cho khí đốt tự
nhiên hoá lỏng. Tháng 4/21009, CNPC cũng đã một lần nữa ký hợp đồng trị
giá 1,7 tỷ USD nhằm phát triển phần phía Bắc của mỏ dầu lửa Azadegan
phục vụ sản xuất 75.000 thùng dầu mỗi ngày trong 4 năm. Tháng 6/2009,
Trung Quốc cũng đã ký một hợp đồng trị giá 4,7 tỷ USD với Công ty Dầu
lửa Quốc gia Iran nhằm phát triển chu kỳ 11 của mỏ khí đốt South Pars
với trữ lượng được ước tính 11.500 triệu tấn (tức chiếm 63% trữ lượng
khí đốt của Iran). Lượng khí đốt này ước tính có thể đáp ứng nhu cầu cho
cả châu Âu trong vòng 25 năm.
Các hiệp định trên đều đã được
ký kết trong bối cảnh Iran đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Thông điệp chính trị rõ ràng được Trung
Quốc và Iran gửi tới các nước phương Tây là: các lệnh trừng phạt kinh tế
và tài chính không được thực hiện và không cản trở họ thực hiện các
giao dịch đôi bên. Chính vì được “bảo vệ” bởi các khoản đầu tư khổng lồ
nêu trên mà Iran đã tiếp tục cứng rắn chống lại Mỹ và tiếp tục mối quan
hệ liên minh gần như chắc chắn với Trung Quốc, bởi Bắc Kinh không muốn
các lợi ích dầu lửa và khí đốt của mình ở nơi đây bị nguy hại.
Hiện nay, gần một nửa số dầu
nhập khẩu của Trung Quốc là từ Trung Đông, trong đó ¼ là từ Iran
(548.000 thùng/ngày). Từ nay cho tới 2020, 2/3 hoặc thậm chí là hơn thế
nữa lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ được nhập từ khu vực này. Theo
dự báo, Trung Quốc sẽ phải nhập 10 triệu tấn đốt tự nhiên hoá lỏng từ
Iran. Do vậy, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn năng lượng của Iran
sẽ gia tăng, bởi Têhêran vẫn là nhà sản xuất dầu lửa lớn thứ 2 trong khu
vực (4.216.000 thùng/ngày) sau Arập Xêút (9.713.000 thùng/ngày) và là
nhà sản xuất khí đốt lớn nhất trong khu vực (118,1 triệu tấn), trên Cata
(80,4 triệu tấn) và Arập Xêút (69,7 triệu tấn). Tuy nhiên, bài học Irắc
trước đó khiến Trung Quốc hiểu rằng “không nên bỏ tất cả trứng có được
trong cùng một rỏ là Iran”. Do vậy, Trung Quốc tiếp tục duy trì hoặc
phát triển quan hệ năng lượng với các nhà cung cấp năng lượng khác như
Yêmen, Ôman và Arập Xêút. Những diễn biến nêu trên đều được Mỹ theo dõi
một cách sát sao và họ cũng đều biết rằng, Trung Quốc sử dụng cuộc khủng
hoảng hạt nhân Iran để làm suy yếu sức mạnh của Mỹ.
Con bài Iran trong chiến lược cân bằng mềm với Mỹ
Trung Quốc luôn khao khát trở
thành một cường quốc lớn trên thế giới. Tuy vậy, trong bối cảnh thế giới
đơn cực, Bắc Kinh hiểu rằng không thể thực hiện chiến lược tốn kém và
mạo hiểm – “cân bằng cứng”, tức đối đầu trực diện với Mỹ để tranh giành
quyền bá chủ trên trường quốc tế và điều chỉnh lại thực trạng thế giới
hiện nay. Nước này đã lựa chọn chiến lược đan xen cương nhu và thận
trọng, đó là “chiến lược cân bằng mềm” (cân bằng hoà bình). Đây là chiến
lược gây ảnh hưởng thông qua ngoại giao, các tổ chức quốc tế, luật quốc
tế và các sức ép kinh tế, không phải là nhằm mục đích kìm hãm hay chống
lại sức mạnh siêu cường của Mỹ ở thời điểm này mà là làm phức tạp nhiệm
vụ và gia tăng các chi phí tài chính và các hoạt động chính trị của Mỹ.
Trong việc giải quyết khủng hoảng hạt nhân Iran, mục tiêu của Trung
Quốc là hạn chế khả năng của Mỹ trong vấn đề áp đặt chương trình nghị sự
đối với các quốc gia có ảnh hưởng khác trong hệ thống quan hệ quốc tế.
Trong các cuộc thảo luận tại IAEA trong thời gian từ 2004-2006, Trung
Quốc đã nỗ lực ngăn cản Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc xem xét tới hồ sơ
Iran như mong muốn của Mỹ. Ngoài ra, từ năm 2006, với tư cách là thành
viên thường trực của Hội đồng Bảo an, Trung Quốc cũng chống lại nhiều dự
thảo khác nhau do Mỹ khởi xướng nhằm tăng cường các biện pháp trừng
phạt đối với Iran. Điều này cho thấy rõ việc sử dụng chiến lược cân bằng
mềm mà Trung Quốc đang sử dụng.
Để thực hiện được chiến lược
ngoại giao nêu trên, cần phải có một liên minh các quốc gia có cùng lợi
ích và có ảnh hưởng trên trường quốc tế. Theo đó, Trung Quốc và Nga cùng
đi chung một con đường, cả 2 nước đã ký Hiệp ước Hợp tác láng giềng tốt
và thân thiện (FCT) vào ngày 16/7/2001, cam kết chống lại sự can thiệp
của Mỹ tại Irắc vào năm 2003 và mục tiêu hậu Chiến tranh Lạnh của họ là
cùng thúc đẩy hệ thống đa cực trong quan hệ quốc tế. Cũng như vậy, hai
đối tác chiến lược này đều là những bên ủng hộ chủ chốt đối với Iran tại
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Có thể nói, tại đây Mỹ đang phải đối phó
với tam giác chiến lược thực sự Bắc Kinh-Nga-Iran.
Theo quan điểm của Trung Quốc,
xét theo luật quốc tế, các biện pháp trừng phạt Iran hiện đang còn là
vấn đề gây tranh cãi, bởi với vai trò là quốc gia tham gia ký kết Hiệp
ước Không Phổ biến vũ khí hạt nhân, Iran có thể phát triển nghiên cứu
hạt nhân một cách hoà bình. Đây cũng là quan điểm của Trung Quốc giúp
tránh bất ổn tại Iran và tại Trung Đông, nơi mà Bắc Kinh đã đầu tư rất
nhiều trong những năm qua với mục đích rút ngắn khoảng cách về kinh tế
và công nghệ so với Mỹ.
Đồng thời, Trung Đông cũng nhận
thấy việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân cũng sẽ dẫn tới việc phổ biến vũ
khí hạt nhân trong khu vực. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới các lợi ích
của Trung Quốc. Bởi vậy, cuối cùng ngày 4/2/2006, Bắc Kinh đã bỏ phiếu
thông qua việc chuyển hồ sơ hạt nhân Iran ra trước Hội đồng Bảo an, cũng
như thông qua 4 nghị quyết trừng phạt Iran (Nghị quyết 1.737 ra ngày
23/12/2006, Nghị quyết 1.747 ra ngày 24/3/2007, nghị quyết 1.803 ra ngày
3/3/2008 và nghị quyết 1.929 ra ngày 10/6/2010). Tuy vậy, những biện
pháp trừng phạt này đã được Trung Quốc hạn chế và không làm ảnh hưởng
tới việc Bắc Kinh tiếp tục thực hiện các dự án khai thác năng lượng tại
Iran.
Mặt khác, việc thông qua các
lệnh trừng phạt ở mức nhẹ nhất chống lại các lệnh trừng phạt nặng nề do
Mỹ đề ra cho thấy Trung Quốc đã triển khai một cách hài hoà chiến lược
cân bằng mềm thông qua các hoạt động ngoại giao nhằm đạt được các kết
quả trái với những ưu tiên về quyền lực bá chủ của Mỹ.
Tuy vậy, rất khó cho Trung Quốc
để có thể giữ được thế cân bằng giữa các lợi ích khi sử dụng chiến lược
“cân bằng mềm”: đó là duy trì quan hệ với Mỹ, bởi nước này là đối tác
thương mại hàng đầu của Trung Quốc, với mức trao đổi thương mại lên tới
170 tỷ USD trong năm 2005 và 300 tỷ USD trong năm 2010. Ý chí giữ gìn
hình ảnh một siêu cường hạt nhân có trách nhiệm, cam kết đấu tranh chống
phổ biến vũ khí hạt nhân, đe doạ tới hoà bình và an ninh quốc tế, và sự
cần thiết đảm bảo nhu cầu năng lượng tại Iran là lợi ích có ý nghĩa
sống còn đối với Trung Quốc./.
Đã đăng trên basam.info
0 nhận xét:
Đăng nhận xét