Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014
THÁI ĐỘ CỦA TRUNG QUỐC TRONG VẤN ĐỀ BẮC TRIỀU TIÊN
07:30
Hoàng Phong Nhã
No comments
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Sáu, ngày 25/2/2011
TTXVN (Xítni 20/2)
Thời
gian qua, dựa trên thông tin do mạng WikiLeaks tiết lộ, báo chí thế
giới xôn xao bàn tán chuyện Trung Quốc sẵn sàng bỏ rơi Bắc Triều Tiên.
Tờ “Vietnamese Herald” số ra gần đây có bài viết đánh giá về thực hư
xung quanh nhận định này như sau:
Trong
bức điện mật gửi về Bộ Ngoại giao Mỹ, Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Richard
Hoagland cho biết Trung Quốc sẽ bỏ rơi Bắc Triều Tiên và ủng hộ việc
thống nhất bán đảo Triều Tiên. Tài liệu do ông Hoagland tiết lộ ghi nhận
những ý kiến của Đại sứ Trung Quốc tại Cadăcxtan là Trình Quốc Bình
trong một bữa dạ tiệc, trong đó ông Trình cho hay việc phải chứng kiến
sự phát triển của chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên là một
sự phiền toái đối với Chính phủ Trung Quốc.
Trong
khi đó một tài liệu khác cho thấy thế hệ lãnh đạo mới tại Trung Quốc
không có mối quan hệ sâu xa với Bắc Triều Tiên và ngày càng bực mình với
thái độ ương ngạnh của Chính quyền Kim Châng In. Theo nguồn tin này thì
cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Chun Yung-woo cho rằng thế hệ lãnh
đạo mới này của Trung Quốc “không còn xem Bắc Triều Tiên là một đồng
minh hữu ích và đáng tin cậy”. Ông Chun nhận xét là Trung Quốc “không
ảnh hưởng nhiều đến Bắc Triều Tiên như những gì mà mọi người lầm tưởng”.
Cũng
theo quan điểm của ông Chun, Hàn Quốc cho rằng Bắc Triều Tiên “đã sụp
đổ về kinh tế” và “sẽ sụp đổ về chính trị” khoảng từ hai đến ba năm sau
khi nhà lãnh đạo Kim Châng In qua đời. Vậy thực tế thế nào?
Không ai muốn Triều Tiên thống nhất
Thông
tin này hoàn toàn khác với những toan tính chiến lược được xem như
“hiển nhiên” là Trung Quốc không bao giờ muốn Bắc Triều Tiên sụp đổ. Thứ
nhất, không nói gì cấp đại sứ, kể cả ngoại trưởng Trung Quốc cũng không
có quyền quyết định đối sách ngoại gia và những gì nói ra trong bàn
tiệc chỉ là một thông tin mang tính tham khảo. Thứ hai, Chun Yung-woo
chỉ là một cựu thứ trưởng ngoại giao và đó chỉ là nhận định riêng của cá
nhân ông.
Theo
giới phân tích chiến lược, toàn bộ các nước láng giềng và các bên tham
gia có quyền lực tại bán đảo Triều Tiên đều không muốn bán đảo này thống
nhất. Điều này cũng giống như việc cựu Thủ tướng Anh Magaret Thatcher
phản đối việc thống nhất nước Đức trước đây. Trong góc nhìn địa chính
trị thì cả Trung Quốc và Nhật Bản đều không muốn Bắc Triều Tiên và Hàn
Quốc trở thành một nước thống nhất.
Trước
Chiến tranh thế giới thứ Hai Triều Tiên là một thuộc địa của Nhật Bản.
Khi đánh bại nhà Thanh trong cuộc chiến 1894-1895, Nhật Bản đã chiếm giữ
những phần đất chiến lược của Triều Tiên để kiềm chế Trung Hoa. Mười
năm sau, Nhật Bản đánh bại Nga trong cuộc chiến Nga-Nhật (1904-1905) và
thuận đà chiếm đóng toàn bộ bán đảo Triều Tiên và mở rộng bộ máy cai trị
tại đây. Tháng 9/1910, Nhật Bản chính thức tuyên bố Triều Tiên là một
phần lãnh thổ của mình. Do vậy, rất dễ hiểu khi thấy rằng Bắc Kinh không
muốn Triều Tiên thống nhất và vững mạnh, lại có xu hướng ngả về phương
Tây, nên Trung Quốc phải lo bảo vệ Bắc Triều Tiên. Giới chức Trung Quốc
cho rằng đất nước này phải bị chia cắt để làm “tấm đệm” an ninh cho
Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc còn coi Bắc Triều Tiên là một thứ “con
tin” để ngã giá với Mỹ và phương Tây. Chính vì các lý do này nên Trung
Quốc mới nương tay với Bắc Triều Tiên.
Nhật
Bản cũng không muốn Bắc Triều Tiên thống nhất. Từng chiếm giữ và khai
thác bán đảo này như thuộc địa, nhiều người dân Hàn Quốc vẫn xem Nhật
Bản là kẻ thù dân tộc. Trong thâm tâm Nhật Bản không muốn đối thủ cạnh
tranh của mình có ngày thống nhất và vững mạnh, có nguy cơ đến một ngày
nào đó sẽ qua mặt Nhật Bản. Do vậy, Nhật Bản cũng như Trung Quốc rất
muốn giữ nguyên tình thế hiện nay.
Cả
Mỹ cũng không muốn Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc thống nhất và chỉ muốn
duy trì tình thế hiện tại. Nguyên nhân là chỉ trong trường hợp hai nước
chia cắt thì Mỹ mới có lý do để đóng quân tại đây, từ đó gia tăng sự
kiểm soát đối với biển Hoa Đông và biển Hoa Nam (Biển Đông). Tình trạng này cũng giống như Mỹ đã thể hiện tại Việt Nam trước năm 1975: kiên quyết không cho miền Nam đổ quân ra Bắc.
Ý kiến của chuyên gia Ôxtrâylia
Trả
lời phỏng vấn Đài truyền hình ABC tối 30/11/2010, chuyên gia phân tích
tình hình khu vực Đông Á, ông Matthew Gertken đã phân tích về đề tài này
một cách tường tận. Trả lời câu hỏi tại sao đến nay Bắc Kinh vẫn giữ
thái độ khoan dung đối với các hành động quá đáng của Bắc Triều Tiên và
liệu vấn đề của Bình Nhưỡng có ảnh hưởng đến uy tín của Trung Quốc với
vai trò là một cường quốc trong khu vực hay không, ông Gertken cho rằng:
“Chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề này trên phương diện vị trí địa lý
các quốc gia. Trung Quốc đã và vẫn muốn giữ vị trí bàn đạp trong khu vực
Đông Á. Nếu nhìn lại lịch sử, chúng ta có thể thấy hễ một lực lượng bên
ngoài nào chiếm giữ được Triều Tiên đều có thể gây nguy hại cho lãnh
thổ Trung Quốc. Vì lý do đó mà từ Chiến tranh thế giới thứ Hai đến nay,
Trung Quốc lúc nào cũng xem Bắc Triều Tiên như một bàn đạp chiến lược.
Điều này rất quan trọng đối với Trung Quốc. Bất kỳ tình huống nào nảy
sinh trên bán đảo Triều Tiên thì Trung Quốc sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng
nhiều nhất. Do đó, Bắc Kinh không bao giờ muốn Mỹ và các đồng minh bao
vây áp sát biên giới nước này”.
Tuy
nhiên, ông Matthew Gertken cũng đề cập đến các ưu tiên khác nhau trong
nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc. Theo ông, nội bộ Đảng Cộng sản Trung
Quốc lại có những ý kiến khác nhau về giải pháp cho tình hình Bắc Triều
Tiên. Một bộ phận trong Đảng đưa ra những yêu cầu cấp thiết để tiếp tục
phát triển nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bởi thực tế là sau ba thập
niên bành trướng thì kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại.
Những áp lực xã hội khác cũng ngày càng tăng cao vào cùng thời điểm có
nhiều biến chuyển về mặt chính trị, thay đổi tầng lớp lãnh đạo cao cấp
nhất sắp diễn ra vào năm 2012. Tất cả đặt Trung Quốc vào một tình thế
khá căng thẳng nên trong thời gian này họ thực sự không muốn phải đưa ra
một hành động mạnh mẽ nào liên quan đến vấn đề biên giới lãnh thổ.
Trung Quốc cũng không muốn dấn một bước đột phá nào trong quan hệ ngoại
giao khiến nếu không khéo sẽ làm giản đi vai trò cường quốc của mình
hoặc ảnh hưởng đến vai trò cường quốc trong tương lai.
Ngoài
ra, ông Gertken cũng nêu ra trò hai mặt giữa Trung Quốc và Bắc Triều
Tiên. Trong quá khứ, Trung Quốc đã từng đe doạ và thực hiện một số
phương án cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên, chẳng hạn như cắt nguồn cung
cấp năng lượng. Trung Quốc là nước đứng đầu về viện trợ và giúp đỡ cho
Bắc Triều Tiên. Trung Quốc đã mở rộng thị trường cho các công ty của Bắc
Triều Tiên vào làm ăn và đem đến các nguồn đầu tư đáng kể. Do đó, Trung
Quốc phải tính toán làm sao vừa có thể đáp ứng được mong muốn của Mỹ và
các nước phương Tây để tạo ấn tượng cho cả thế giới biết mình là quốc
gia có trách nhiệm, vừa duy trì được mối quan hệ chiến lược đối với Bình
Nhưỡng, làm sao để Bắc Triều Tiên không thuộc về phía Mỹ và phương Tây.
Thế
nhưng tại sao Trung Quốc là ủng hội Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc
vào năm 1950 với ý đồ thống nhất? Các tài liệu giải mật cho thấy đây là ý
đồ của Nga và Nguyên soái Joseph Stalin đã gài bẫy Chủ tịch Mao Trạch
Đông.
Mao mắc mưu Stalin
Từ
ngày 30/3 đến 25/4/1950, Chủ tịch Kim Nhật Thành mang bản kế hoạch
chiến tranh sang Liên Xô để thuyết trình với Stalin. Nguyên soái Stalin
chấp nhận, hứa giúp đỡ vũ khí và cố vấn quân sự nhưng nhấn mạnh nếu Mỹ
can thiệp, Liên Xô không thể ra mặt tham chiến, do đó Bắc Triều Tiên
phải dựa vào Trung Quốc. Tính toán của ông Stalin là cho cả Mỹ và Trung
Quốc sa lầy ở Triều Tiên, còn Nga sẽ làm “ngư ông đắc lợi”. Ông Stalin
muốn dùng một mũi tên bắn hai con chim: Mỹ sẽ bị sa lầy, còn Trung Quốc
thì bị kiềm giữ, phải phụ thuộc vào Liên Xô.
Trước
đó, tháng 7/1949, Lưu Thiếu Kỳ bí mật đến Liên Xô và được Nguyên soái
Stalin chỉ thị Trung Quốc cần giúp đỡ phong trào cách mạng quốc tế, gánh
vác trách nhiệm đối với cách mạng các nước châu Á.
Theo
các ý kiến phân tích thì Stalin lo sợ rằng Mao Trạch Đông sẽ trở thành
một “Tito phương Đông” và thoát khỏi sự kiềm toả của mình. Do đó, Stalin
muốn Trung Quốc mắc bẫy chiến tranh và sẽ cần đến viện trợ của Nga.
Cách mà Stalin xử sự với Trung Quốc ngày đó cũng giống như cách mà Trung
Quốc xử sự với Bắc Triều Tiên bây giờ: phải yếu để phụ thuộc vào mình.
Quay
lại với chuyện nêu ở trên, lúc đó Mao Trạch Đông đã rất hãnh diện với
sứ mệnh lịch sử này vì cho rằng đây là con đường đẩy chiến lược “lấy
nông thôn bao vây thành thị” lên cao hơn: lấy nông thôn thế giới bao vây
thành thị thế giới, cuối cùng bóp nghẹt châu Âu và tiêu diệt nước Mỹ tư
bản chủ nghĩa. Do đó, ông Mao Trạch Đông đã nhận lời với Nguyên soái
Stalin trên nguyên tắc.
Từ
ngày 13-15/5/1950, Chủ tịch Kim Nhật Thành đã bí mật sang Bắc Kinh hội
đàm với Mao Trạch Đông để thuyết trình kế hoạch hành quân chi tiết và
những gì cần Trung Quốc giúp đỡ. Tại đây, ông Mao Trạch Đông tuyên bố
Trung Quốc muốn giúp giải quyết vấn đề Đài Loan trước rồi mới giúp Bắc
Triều Tiên sau. Tuy nhiên, vì nghĩa vụ của mình và sự phân công của
Stalin, Trung Quốc sẽ giúp đỡ Bắc Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh nếu Mỹ
can thiệp thì Trung Quốc sẽ xuất quân.
Rạng
sáng 25/6/1950, quân Bắc Triều Tiên bất thần tấn công và thọc sâu về
phía Nam với ưu thế hơn hẳn quân đội Hàn Quốc và chỉ sau ba ngày, quân
đội Bắc Triều Tiên đã chiếm thủ đô Xơun của Hàn Quốc. Quân đội Bắc Triều
Tiên tiến về phái Nam
với thế chẻ tre và chỉ trong hai tháng đã tràn ngập phần lớn lãnh thổ
Hàn Quốc. Lực lượng Mỹ, Hàn Quốc và liên quân của Liên hợp quốc phải co
cụm lại tại bán đảo Pusan trên vĩ tuyến 35 và tổ chức trận tuyến phòng
thủ tại đây.
Đến
lúc đó thì Stalin lại có một tính toán sai lầm khi tẩy chay Liên hợp
quốc, phản đối rằng chiếc ghế tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc của
Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) phải được chuyển sang cho Trung Quốc. Vì
Stalin tẩy chay, không cử đại diện tham dự các cuộc họp của Hội đồng Bảo
an nên Mỹ đã lợi dụng cơ hội này để thông qua nghị quyết thành lập lực
lượng liên quân vào ngày 7/7/1950. Như vậy, bên cạnh quân đội Mỹ còn có
thêm 39.000 quân của 15 nước khác và tất cả đều nằm dưới quyền chỉ huy
của Đại tướng McArthur, thuộc quân đội Mỹ.
Ngày
15/8/1950, Chủ tịch Kim Nhật Thành ra lệnh phải “giải phóng hoàn toàn”
Hàn Quốc trong tháng Tám, tuy nhiên lúc này quân đội Bắc Triều Tiên đang
rơi vào tình thế nguy cấp. Do tiến sâu hơn nên họ gặp khó khăn về tiếp
liệu, trong khi quân đội đã mệt mỏi cùng với số thương vong cũng khá cao
do chiến thuật “biển người” nên không thể vượt qua được phòng tuyến
Pusan.
Trước
đó, kể từ tháng 7/1950, Mao Trạch Đông đã ba lần nhắc nhở Kim Nhật
Thành phải quan tâm đến hậu phương, bảo vệ đường giao thông, đề phòng Mỹ
đổ bộ vào Incheon. Nhưng do Kim Nhật Thành lúc đó đang háo thắng nên đã
không điều chỉnh chiến lược tốc chiến tốc thắng.
Đúng
như ông Mao Trạch Đông đã lo ngại, ngày 15/9/1950, Tướng Arthur cho
quân đổ bộ cắt đường tiếp tế của đối phương. Chiến dịch này khiến tám sư
đoàn chủ lực của Bắc Triều Tiên bị cô lập ở phòng tuyến Pusan.
Ngày 1/10, các đơn vị này liều chết mở vòng vây để rút về phía Bắc vĩ
tuyến 38 thì bị thiệt hại nặng nề với con số thương vong không dưới
58.000 người.
Trong
khi đó thì quân đội liên quân tiến sâu về phía Bắc và ngày 19/10 Chính
phủ Bắc Triều Tiên đã rút khỏi thủ đô Bình Nhưỡng. Kim Nhật Thành và
trung ương đảng rút về cố thủ tại sát biên giới phía Bắc, chỉ cách Trung
Quốc 50km.
Trung Quốc phải giữ bằng được Bắc Triều Tiên
Mất
Bắc Triều Tiên thì Trung Quốc sẽ mất tấm đệm an ninh nên Mao Trạch Đông
vội vã xuất quân. Lúc đó, Chính quyền Trung Quốc mới được thành lập một
năm, còn nhiều khó khăn và thậm chí nhiều sứ quân vẫn còn hoạt động tại
miền núi nên nhiều uỷ viên Bộ Chính trị không muốn tham chiến. Chỉ duy
nhất nguyên soái Bành Đức Hoài là ủng hộ. Theo Bành Đức Hoài thì xuất
quân qua biên giới đánh Mỹ, giữ lại Bắc Triều Tiên làm “vùng đệm” sẽ có
lợi hơn. Nếu để Hàn Quốc chiếm hết Bắc Triều Tiên, Trung Quốc sẽ phải
trực tiếp đối mặt với Mỹ ở ngay biên giới Trung-Triều. Trong khi đó thì
Liên Xô lại muốn nuôi chiến tranh nên cam kết sẽ yểm trợ về không quân
và giúp vũ khí để Trung Quốc trang bị 40 sư đoàn. Nhờ các yếu tố này mà
Mao Trạch Đông đã thuyết phục được Bộ Chính trị.
Ngày
19/10/1950, 4 quân đoàn Tình nguyện quân Trung Quốc gồm 260.000 quân do
Bành Đức Hoài chỉ huy đã vượt sông Áp Lục. Sau ba chiến dịch lớn, đạo
quân khổng lồ của họ Bành đã đẩy lùi liên quân do Mỹ đứng đầu về phía
Nam. Ngày 31/12, quân đội Trung Quốc và Bắc Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38,
chiếm lại Xơun.
Giữa
lúc này, Liên hợp quốc đã nhiều lần đưa ra các giải pháp ngừng bắn
nhưng đều bị Stalin bác bỏ. Hai bên liên tục tăng quân và riêng Trung
Quốc đã điều sang Bắc Triều Tiên 27 quân đoàn bộ binh, 15 sư đoàn pháo
binh, 12 sư đoàn không quân, 3 sư đoàn xe tăng, 14 sư đoàn công binh, 10
sư đoàn đường sắt và 2 sư đoàn công an.
Ngày
30/6/1951, Mỹ đề nghị ngừng bắn. Ngày hôm sau, Bành Đức Hoài và Kim
Nhật Thành trả lời đồng ý, nhưng ngay sau đó Stalin ra lệnh “vừa đánh,
vừa đàm”. Chiến tranh kéo dài đến 5/3/1953 thì Stalin từ trần. Ban lãnh
đạo mới của Liên Xô thay đổi quan điểm và ngày 27/7/1953, Hiệp định
ngừng bắn được ký kết tại Panmunchơm.
Kết luận
Đó
là “cuộc chiến giới hạn” mà hai siêu cường đánh nhau tại một nước thứ
ba. Đó là toan tính của Mao Trạch Đông và Bành Đức Hoài: sang Triều Tiên
đánh nhau với Mỹ, giữ cho bằng được Bắc Triều Tiên để làm vùng đệm cho
mình, hơn là để Mỹ chiếm luôn Bắc Triều Tiên.
Đó
là tính toán của Stalin để Trung Quốc và Mỹ đánh nhau tại Triều Tiên.
Trung Quốc sa lầy tại Triều Tiên thì còn phụ thuộc vào Nga, chứ không
cứng đầu như Tito tại Nam Tư. Mỹ sa lầy vào Triều Tiên thì vừa hao tốn
tài nguyên, vừa buông lỏng châu Âu để Nga thao túng.
Và
đó cũng là tính toán của Mỹ khi đưa quân sang châu Á để ngăn chặn làn
sóng cộng sản, thay vì để cộng sản đến Mỹ rồi xung đột ngay trên lãnh
thổ nước Mỹ.
Bán
đảo Triều Tiên có thống nhất hay không là do hai miền của đất nước này.
Trong thâm tâm, các cường quốc từ Mỹ đến Nhật Bản, Trung Quốc đều muốn
giữ nguyên tình thế hiện tại. Nhưng như vậy có thể đi đến kết luận rằng
thông tin “Trung Quốc sẽ bỏ rơi Bắc Triều Tiên” là một thông tin không
có cơ sở xác đáng./.
Đã đăng trên basam.info
0 nhận xét:
Đăng nhận xét