Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

XUNG QUANH VẤN ĐỀ THIÊN CHÚA GIÁO VÀO VIỆT NAM

 Một Khảo Luận Qua Các Tài Liệu Lịch Sử
 
Trần Chung Ngọc


   Với kiến thức của thời đại ngày nay thì chúng ta có thể nói rằng lịch sử truyền đạo của Ca-tô Rô-maGiáo [Công Giáo] là lịch sử truyền đạo của những giáo sĩ thừa sai kém hiểu biết, mê tín, tin vào những điều nhảm nhí hoang đường  trong cuốn Kinh của Ki Tô Giáo mà ngày nay đã không còn bất cứ một giá trị nào, những người đã mang sự yếu kém trí tuệ và mê tín của mình để đi mê hoặc những đám dân cùng đinh trong những quốc gia kém phát triển về kỹ thuật nhưng vượt trội Tây phương về vấn đề tín ngưỡng và tâm linh.  Trong phương cách truyền đạo như vậy, chúng ta cũng đã biết tư cách, đạo đức,  và thái độ của những giáo sĩ thừa sai đối với các dân tộc kém mở mang về văn minh vật chất là như thế nào; và thực ra thì những tín đồ tân tòng trong các quốc gia này đều thuộc những lớp người thấp kém nhất, ít học hay vô học, trong xã hội, cho nên rất dễ bị mê hoặc bởi nhưng điều dối trá của các giáo sĩ thừa sai..  Do đó, chẳng cần phải nghiên cứu sâu xa gì, chúng ta cũng có thể đoán được bản sắc xâm nhập của Ca-tô Rô-maGiáo vào Việt Nam ra sao, và tôn giáo này đã mang lại những gì cho dân tộc Việt Nam.  Và như vậy, chúng ta có thể thấy tất cả những sắc thái dối trá, tàn bạo, mê tín, hoang đường của Ca-tô Rô-maGiáo khi tôn giáo này xâm nhập vào Việt Nam, cũng như chúng ta đã thấy những sắc thái này ở mọi nơi khác trên thế giới.
    Trong cuốn Việt Nam Giáo Sử, Linh mục Phan Phát Huồn viết:
    "Giáo hội (Ca-Tô Rô-ma ở) Việt Nam cũng như bất  cứ  giáo hội  (Ca-Tô Rô-ma ở địa phương) nào, là một giáo hội  xây  đắp  bằng xương máu.  Xương  máu  ấy là lý do của sự sống dồi dào mãnh liệt của giáo hội.."
    Linh mục Phan Phát Huồn có ý nói là giáo hội Ca-tô Rô-maGiáo tại Việt Nam, cũng như các giáo hội ở các địa phương khác, đều được xây đắp bằng xương máu của những tín đồ bị các chính quyền địa phương giết qua chính sách bài đạo, nhất là những tín đồ sẵn sàng "tử vì đạo" mà họ gọi là “thánh tử đạo”.  Nhưng với kiến thức của con người ngày nay về Ca-tô Rô-maGiáo thì “thánh tử đạo” là những kẻ cuồng tín ngu xuẩn nhất trên đời.  Chết vì một cái “bánh vẽ trên trời” hay vì những điều lừa dối, mê hoặc của giáo hội thì quả thật đúng là ngu xuẩn, không có đầu óc, và những tín đồ bị chính quyền giết tuyệt đối không phải chỉ vì họ theo đạo. Những điều này sẽ được chứng minh trong một phần sau.
   Thật vậy, Chales Caleb Cotton, Giáo sĩ người Anh, nhận định rằng:
    Một số thánh nổi tiếng đã được phong thánh thì phải mang ra  bắn bằng súng đại bác.
   (Some reputed saints that have been canonized ought to have been cannonaded.)
    Heinrich Heine, Thi sĩ Đức, nhận định rằng:
    Nếu mắt phải của ngươi xúc phạm ngươi, hãy móc nó ra / Nếu tay phải ngươi xúc phạm ngươi, hãy chặt nó đi [Lời Giê-su dạy tín đồ] / Và nếu lý trí của ngươi xúc phạm ngươi, hãy trở thành một tín đồ Ca-tô giáo
   (If your right eye offends you, pluck it out / If your right arm offends you, cut it off / And if your reason offends you, become a Catholic.) 
    Điều này ngụ ý là những tín đồ Ca-tô giáo thuộc loại mù lòa tin bướng tin càn, không đếm xỉa gì đến lý trí.
    Richard Lederer, nhà ngữ học Mỹ, cũng phát biểu tương tự:
     Có một thời mà mọi người [ở Âu Châu] đều tin vào Thiên Chúa, và giáo hội [Ca-tô] thống trị.  Thời đại đó được gọi là Thời Đại Tăm Tối.  
   (There once was a time when all people believe in God and the Church ruled.  This time was called the Dark Ages.)
      Francis Crick, Nhà sinh học, cùng khám phá ra DNA với James Watson, nhận xét: 
    Nếu những tôn giáo mạc khải đã mạc khải ra những điều gì, thì chúng thường là sai lầm. (If revealed religions have revealed anything it is that they are usually wrong)
   Nếu một số điều trong cuốn Kinh Thánh rõ ràng là sai lầm, vậy thì tại sao những điều còn lại lại phải được tự động chấp nhận. (If some of the Bible is manifestly wrong, why should any of the rest of it be accepted automatically)
    Và, Robert Anton Wilson, Triết Gia Mỹ, nói:
    Kinh Thánh bảo chúng ta là hãy giống như Thiên Chúa, và rồi từ trang này đến trang khác, mô tả Thiên Chúa như là một tên giết người hàng loạt.  (The Bible tells us to be like God, and then on page after page it describes God as a mass murderer.)
    Đó là những niềm tin sai lầm mà người Ca-tô Rô-maGiáo sẵn sàng chết cho trong vài thế kỷ trước.  Ngày nay, không còn ai muốn “tử vì đạo” như trên, dù giáo hoàng đã xách động con chiên bằng lệnh ”đừng sợ” trong khi ông ngồi an toàn trong chiếc popemobile, và các bề trên ngồi an toàn ở hải ngoại đôi khi cũng khuyến khích con chiên trong nước hãy sẵn sàng tử vì đạo, một nhiệm vụ cao cả như Alexandre de Rhodes đã mê hoặc giáo dân Việt Nam khi xưa, như đã viết rõ trong cuốn Hành Trình Truyền Giáo của ông ta, do Hồng Nhuệ và Nguyễn Khắc Xuyên dịch.
   Sau đây là vài thủ đoạn thuộc loại lừa dối mê hoặc đám dân Việt Nam thấp kém trong thời đại mà con người dễ dàng sa vào vòng mê tín của Alexandre de Rhodes viết trong cuốn Hành Trình Truyền Giáo. Chúng ta sẽ thấy Rhodes nói láo đến mức nào.
      Trang 74:  Với thánh giá Chúa, với nước phép, giáo dân tốt lành đã thông thường đuổi ma quỉ, chữa các thứ bệnh tật.  Chỉ cho uống 4,5 giọt nước thánh mà chữa được người mù và cho 2 người chết sống lại.  Họ ra đi, cắm thánh giá ở đầu, ở giữa và cuối xóm.  Họ đến thăm bệnh nhân, đọc kinh và cho bệnh nhân uống vài giọt nước phép.  Không đầy 5 ngày đã chữa khỏi 272 người.
Trang 77:  Họ rất quí trọng nước phép, cứ 5,6 ngày họ lại đến lấy.. Họ cho bệnh nhân uống với những thành quả lạ lùng.  Mỗi chủ nhật, tôi buộc lòng phải làm phép với 5 vại lớn, để thỏa mãn lòng sốt sắng của họ.
    Nước phép hay nước thánh là nước thường đã được ông linh mục bi bô đọc vài câu tiếng La-Tinh để biến nó thành nước phép hay nước thánh.  Rhodes đã thông thạo môn thần học bịp bợm dân ngu, nhưng chính ông ta cũng lại ngu không thể tả được mới viết lên được những đoạn trên.  Chỉ với 4,5 giọt nước phép là có thể chữa được người mù, người chết sống lại, và chữa khỏi mọi bệnh tật.  Nhưng mỗi chủ nhật ông ta phải phù phép biến 5 vại nước lớn thành nước thánh hay nước phép để thỏa mãn nhu cầu của giáo dân.  Một vại lớn có bao nhiêu lít nước?  Một lít nước có bao nhiêu giọt nước.  Nếu tính ra thì 5 vại nước phép đó có thể chữa cho cả nước Pháp của ông ta khỏi mù, vì trong thế kỷ 17,  cả nước Pháp đang mù vì là toàn tòng Ca-Tô Giáo.  Nhưng ngày nay, chẳng cần đến nước phép hay nước thánh (holy water) gì đó mà Pháp cũng đã ra khỏi cảnh mù rồi, do đó số giáo dân Pháp đi xem lễ ngày Chủ Nhật chỉ còn dưới 5%.  Giáo dân Việt Nam dùng loại nước phép đó đã mù lại càng mù thêm vì cái đạo lý Thiên-La Đắc-Lộ bịp bợm hoang đường quá lố lăng chẳng có ai có thể tin được..  Ngày nay, thử hỏi có ai có thể mang “thánh giá” (sic) hay nước phép để đuổi ma quỉ hay chữa lành các thứ bệnh tật.  Ca-tô Rô-maGiáo mở các nhà thương để làm gì, tại sao không dùng thánh giá và nước phép để chữa bệnh? 
   Một thủ doạn bịp bợm khác mà Rhodes đã tự thú trong cuốn Hành Trình Truyền Giáo như sau: 
Trang 143:  Vào tháng 6 năm 1644 tôi bị một cơn sốt nặng và tưởng không sao qua khỏi.  Tôi cho mời lương y có tiếng tới.  Ông cho tôi uống thuốc ta, dặn cách xắc và uống.  Tôi uống trong 2 ngày và ngày thứ ba tôi hết sốt, sau đó ít lâu hoàn toàn bình phục.
     Rhodes đã lòi cái đuôi bịp bợm ra ở đây.  Nước phép của ông ở đâu sao không uống?  Có thể ông ta không biết cách chữa sốt.  Cứ mang 5 vại nước phép ra đổ lên đầu thì may ra nước lạnh sẽ làm hạ cơn sốt.  Ông ta cũng chẳng thèm cầu nguyện Chúa nữa?  Nhưng ông ta chỉ lừa bịp người khác để truyền giáo chứ ông ta đâu có dại.  Sốt thì ông ta mời lương y, và thuốc ta có hiệu quả hơn nước phép hay nước thánh mà chính tay ông ta phù phép làm ra nhiều.  Đó là sự gian manh bịp bợm trong sách lược truyền giáo của Alexandre de Rhodes.  Mặt khác trong cuốn sách, có nhiều đoạn Rhodes ca tụng “phúc tử đạo”, nhưng khi bị lùng bắt thì ông ta hết sức tìm các trốn tránh hay bị bệnh thoát chết thì ông ta biện minh bằng lý luận xảo quyệt: 
 Trang 193: “Tôi đã quá táo bạo tưởng mình đáng được triều thiên quí hóa, mặc dầu chưa xứng đáng” (được phúc tử đạo); Trang 256: Chúa tìm cách ách tôi lại bằng một cơn bệnh hiểm nghèo, làm tôi tưởng đến đại hành trình về thiên quốc; nhưng thực ra tôi chưa xứng đáng.
   Có lẽ từng đó cũng đủ để cho cho chúng ta thấy rõ bộ mặt truyền giáo gian manh của Alexandre de Rhodes: bịa đặt những chuyện hoang đường mà ngày nay không ai có thể lập lại được những màn phép lạ của nước thánh, phóng đại sự việc một cách quá lố lăng, dụ những người dân thấp kém vào con đường mê tín.  Ngày nay thử hỏi có ai mang thánh giá hay dùng nước thánh để chữa bệnh, thí dụ như bệnh run rẩy tay (Parkingson disease) của Giáo hoàng John Paul II, hay bệnh tim của Mẹ Teresa, người đã dùng tiền thiên hạ để chữa bệnh cho mình trong những nhà thương đắt tiền nhất.
   Thật ra thì, từ những thủ đoạn truyền đạo có tính cách lừa bịp và mê hoặc ở trên, và lịch sử cũng đã chứng minh rằng, giáo hội Ca-tô Rô-maGiáo đã được xây đắp bởi xương máu của những tín đồ kém hiểu biết, không phải là "tử vì đạo", mà vì bị mê hoặc bởi giới giáo sĩ thừa sai tư cách và đạo đức thấp kém, cho nên hầu hết đã nhắm mắt nghe lời họ, tin vào một cái bánh vẽ trên trời, để bị trừng phạt vì phạm tội chống lại nền văn hóa dân tộc, không tôn trọng luật pháp quốc gia, nổi loạn, làm tay sai cho giặc ngoại xâm, phản bội quê hương v...v.... Vậy nếu họ không phải là "tử vì đạo", thì xương máu nào đã xây đắp thành giáo hội?  Qua những tài liệu về lịch sử Ca-Tô Rô-maGiáo toàn cầu, câu viết trên của Linh Mục Huồn có thể đúng nhưng theo một nghĩa khác, nếu chúng ta hiểu rằng xương máu trên là xương máu của những người ngoại đạo, của những người "dị giáo", những người không có cùng tín ngưỡng với Ca-Tô Rô-maGiáo, những người bỏ mình trong những cuộc Thánh Chiến, trong các Tòa Hình Án xử Dị Giáo, trong những cuộc chiến tranh xâm lược của Thực Dân v...v... mà vai trò chủ chốt của Ca-Tô Rô-maGiáo trong đó đã là những sự kiện lịch sử. 
   Riêng ở Việt Nam, chúng ta có thể nói rằng giáo hội Ca Tô tại Việt Nam đã được xây đắp bằng  xương máu của những người Việt Nam yêu nước, những người không chịu từ bỏ truyền thống luân lý, đạo đức gia đình và dân tộc của mình, do đó đã phải hi sinh để bảo vệ, gìn giữ những truyền thống cao  đẹp của đất nước, trước cuộc xâm  lược song hành của thực dân và Ca-Tô Rô-maGiáo, và  trước chính sách kỳ thị tôn giáo tàn bạo của Ngô Đình Diệm và tay sai trong 9 năm cai trị ở miền Nam, riêng trong thời gian này số người ngoại đạo bị giết hại lên tới trên 300000  người.  Đúng vậy, những núi xương, sông máu của những người ngoại đạo vô tội trên khắp thế giới chết dưới cây "thập giá và lưỡi gươm" đã xây đắp đời sống dồi dào của các giáo hội Ca Tô, và người Ca Tô không có cách nào có thể cất bỏ được những đống xương máu đó trên bờ vai lương tâm của họ, dù Giáo hoàng John Paul II đã dạy con chiên của ông phải ăn năn thống hối về những tội ác Ca-Tô Rô-maGiáo đã mang đến cho nhân loại, và đã chính thức xưng thú 7 núi tội ác của giáo hội Ca-tô toàn cầu đối với nhân loại..
   Người Ca-tô Việt Nam, vì trình độ quá thấp kém cho nên đã hoàn toàn tuân phục các giáo sĩ thừa sai đến Việt Nam truyền đạo.  Họ không đủ trình độ để nhận ra thực chất các giáo sĩ thừa sai là như thế nào.  Những trường hợp hống hách của các giáo sĩ thừa sai, những sự khúm núm phi nhân vị của đám con chiên, chẳng qua chỉ là kết quả của lòng tự ty và thiếu hiểu biết về thực chất của giới giáo sĩ thừa sai.
   Họ không biết rằng, từ nhiều thế kỷ trước, các học giả Tây phương đã nhận định khá chính xác về các linh mục như thế nào.  Sau đây chỉ là một số nhận định điển hình về giới linh mục Ca-tô Rô-maGiáo của một số danh nhân trên thế giới.
  Hugo Grotius (1583-1645), Học giả Hòa Lan:  Người nào đọc lịch sử giới linh mục không đọc gì khác ngoài sự gian giảo và điên rồ của các giám mục và linh mục. (He who reads eccleciastical history reads nothing but the roguery and folly of bishops and churchmen.)
John Milton (1608-1674), Thi sĩ Anh:  Ca-tô Rô-maGiáo có ít tính cách của một tôn giáo hơn là  sự chuyên chế của giới linh mục, những người trang bị với những bổng lộc của quyền lực dân sự, với chiêu bài tôn giáo, đã chiếm lấy quyền của Chúa (Romanism is less a religion than a priestly tyranny armed with the spoils of civil power which, on the pretext of religion, it hath seized against the command of Christ himself.)
Daniel Defoe (1660-1731), Tiểu thuyết gia AnhTrong tất cả những tai họa mà nhân loại phải chịu đựng, sự độc đoán của giới Linh mục là tệ hại nhất (Of all the plagues with which mankind are cursed, Ecclesiastic tyranny’s the worst.)
Lady Mary Wortley Montagu (1689-1762), Văn sĩ Anh:  Trên khắp thế giới, các linh mục có thể nói láo, và các tín đồ tin (Priests can lie, and the mob believe, all over the world).
Đại Văn Hào Voltaire (1694-1778):  Lời của Chúa là lời của các linh mục; sự vinh quang của Chúa là sự hãnh diện của các linh mục; ý của Chúa là ý của các linh mục; xúc phạm Chúa là xúc phạm các linh mục; tin vào Chúa là tin vào mọi điều linh mục nói (The word of God is the word of the priests; the glory of god is the pride of the priests; the will of god is the will of the priests; to offend god is to offend the priests; to believe in god is to believe in all that the priests tell us.)
Edward Gibbon (1737-1794), Sử gia Anh: Đối với cái nhìn triết lý, những thói xấu của các Linh Mục thì ít nguy hại hơn những đức tính của họ rất nhiều (To a philosophic eye, the vices of the clergy are far less dangerous than their virtues.)
Thomas Jefferson (1743-1826), Tổng Thống Mỹ:  Trong mọi quốc gia và trong mọi thời đại, linh mục đều đã thù nghịch đối với tự do. (In every country and in every age, the priest has been hostile to liberty).
James Madison (1751-1836), Tổng Thống Mỹ:  Trong gần 15 thế kỷ, cơ sở hợp pháp của Ki Tô giáo đã được phán xét.  Hoa trái của Ki Tô giáo là gì?  Ở khắp nơi, không nhiều thì ít, sự lười biếng và hãnh diện của giới Linh mục, sự ngu tối và quỵ lụy của giới tín đồ; sự mê tín, cố chấp và bạo hành trong cả hai giới (During almost 15 centuries has the legal establishment of Christianity been on trial.  What has been its fruits?  More or less in all places, pride and indolence in the clergy; ignorance and servility in the laity; in both, superstition, bigotry, and persecution.)
Napoleon Bonaparte (1769-1821), Hoàng đế Pháp:  Ở mọi nơi và mọi thời, linh mục đã đưa vào sự gian dối và sai lầm (Priests have everywhen and everywhere introduced fraud and falsehood)
Arthur Schopenhauer (1788-1860), Triết gia Đức:  Ca-tô Rô-maGiáo là tôn giáo lên thiên đường bằng cách cầu xin, vì nó quá phiền toái để tự mình đạt được.  Linh mục là những kẻ buôn bán thiên đường (The Catholic religion is an order to obtain heaven by begging, because it would be too troublesome to earn it.  The priest are the brokers for it)
Victor Hugo (1802-1885), Văn hào Pháp: Trong mỗi làng đều có một ngọn đuốc soi sáng: người thầy giáo - và một kẻ làm tắt bó đuốc đó: ông linh mục xứ (There is in every village a torch: the schoolmaster - and an extinguisher: the parson.) 
Giuseppe Garibaldi (1807-1882),  Nhà lãnh đạo Ý (Người đã tiến quân và thu hẹp lãnh thổ của Ca-tô Giáo, chỉ còn lại Vatican ngày nay):  Linh mục là hiện thân của sự sai lầm (The priest is the personification of falsehood.) 
Robert G. Ingersoll (1833-1899), Học giả Mỹ:  Một thầy giáo giỏi có giá trị bằng1000 linh mục (One good schoolmaster is worth a thousand priests.)
William E. H. Lecky (1838-1903), Sử gia Ái Nhĩ Lan: Bất cứ khi nào mà giới giáo sĩ, Linh mục Ca-tô hay Mục sư Tin Lành,  đứng cạnh thế quyền dân sự, thì kết quả là sự bạo hành (Whenever the clergy were at the elbow of the civil arm, no matter whether they were Catholic or Protestant, persecution is the result.)
Émile Zola (1840-1902), Văn hào Pháp: Nền văn minh sẽ không đi đến tột đỉnh cho đến khi phiến đá cuối cùng từ cái nhà thờ cuối cùng rơi đè lên tên linh mục cuối cùng (Civilization will not attain to its perfection until the last stone from the last church falls on the last priest.)
       Có lẽ luận án Tiến Sĩ  Quốc Gia về "Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam (1857-1914” của Cao Huy Thuần ở Đại Học Paris là nguồn tài liệu phong phú và chính xác nhất về mối liên hệ  giữa Ca-Tô Rô-maGiáo và  chủ nghĩa thực dân, cùng thực chất vai trò của các  giáo sĩ  thừa sai  Ca Tô cùng con chiên bản địa trong cuộc xâm chiếm Việt Nam của thực dân  Pháp.  Độc giả  nên  tìm đọc thiên khảo cứu này cùng với  hai cuốn  sử  rất  có giá trị  khác, cuốn  Thập  Giá  và  Lưỡi Gươm của Linh Mục Trần Tam Tĩnh, và cuốn Bước Mở Đầu của sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897) của Nguyễn Xuân Thọ, để thấy rõ những thảm họa do những giáo sĩ này mang tới đất nước Việt Nam. Qua ba tác phẩm này và nhiều tác phầm khác của các sử gia ngoại quốc, chúng ta có thể thấy rõ rằng, đạo Ca-Tô Rô-ma đã mang tới Việt Nam bao bất hạnh xui xẻo chứ không phải là đã gặp bao bất hạnh xui xẻo khi tới Việt Nam như linh mục Kim Định đã viết.  Điều này sẽ được chứng minh trong phần trình bày sau đây.
    Vấn nạn Ca Tô ở Việt Nam là một vấn đề rộng lớn, cần có một công cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh về mọi khía cạnh.  Trong cuốn sách này, tôi chỉ xin luận về hai điểm mà các "sử gia" Ca Tô Việt Nam thường đưa ra:
 1.  Các thừa sai Ca Tô tới Việt Nam để rao giảng "tin mừng  Phúc Âm" và "khai sáng dân tộc Việt Nam"; và 2. Các triều đình nhà Nguyễn ngu dốt cùng với bọn quan lại Tống Nho thủ cựu cấm đạo và bách hại giáo dân chỉ vì họ theo một đạo mới.
    Các "sử gia" này không bao giờ nhắc đến những hành động phá  hoại, gây chia rẽ v...v..., của các giáo sĩ thừa sai đối với dân tộc Việt Nam, và cũng không bao giờ nhắc tới những nguyên nhân của sự cấm đạo.
   Đọc những cuốn sử viết về những hành  động  của các giáo sĩ và giáo dân tân tòng ở Việt Nam chúng ta thấy các tác giả thường chia làm hai khuynh hướng:  khuynh hướng của các nhà viết sử thực dân, của các giáo sĩ và tay sai viết theo những quan điểm chủ quan, gian dối, đầy thiên kiến và sai lạc; và khuynh hướng của các sử gia, học giả vô tư, xét đoán sự việc dựa theo những tài liệu hiện hữu, sau khi cân nhắc, phân tích kỹ càng, cặn kẽ những tài liệu này.
   Hai khuynh hướng trên đã được sử gia Mark W. McLeod, Giáo sư đại học,  viết trong phần dẫn nhập của cuốn The Vietnam Response to French Intervention, 1862-1874 như sau:
   "Những tiểu luận sống động về lịch sử của Milton Osborne và  Jean Chesneaux  đã  mô tả  sự phát triển về một truyền thống học thuật Pháp mà đặc tính của nó là "quy-Pháp  và thiên Pháp". Chúng ta có thể xét sự thiên vị này theo những giá trị đã gây cảm hứng và thấm nhập vào sự nghiên cứu lịch sử, sự chú trọng vào những chủ đề chính của tác phẩm, và sự chọn lựa những nguồn tài liệu.  Giá trị của những tác giả Pháp, đặc biệt là những người viết về thế kỷ 19, đều bị ảnh hưởng bởi những thái độ thực dân thịnh hành, tự tôn, về nền văn hóa ưu việt Tây phương, và đi cùng với "nhiệm vụ văn minh hóa" của nước Pháp.  Để ra ngoài những biệt lệ xuất sắc của Charles Maybon và Leopold Cadière, những binh sĩ  Pháp, nhân viên hành chánh thuộc địa, và những giáo sĩ thừa sai,  những người  mở đầu cho cuộc nghiên cứu của Tây phương về lịch sử Việt Nam, thường thường đặt  mình vào trọng tâm của những câu chuyện do chính mình viết ra.
...Cũng như ở trong những quốc gia đã được giải phóng khỏi ách thực dân gần đây, Việt Nam đã làm sống lại việc viết  lịch sử  sau khi  lấy lại được nền độc lập chính trị.  Tuy rằng sự phân chia chính trị sau thời kỳ thuộc địa đã tạo nên hai trường phái nhìn lịch sử đối ngược nhau mà chúng ta có thể gọi một cách thuận tiện là trường phái "Hà Nội" và "Sài Gòn", nhưng những sử gia Việt Nam mới này đều nhất trí bác bỏ những luận điệu "quy Pháp" đã chi phối và còn đang là những đặc tính của hầu hết các tác phẩm viết về sử Việt Nam.
  Những sử gia này đã phát động một sự phân tích vấn đề những giá trị thuộc địa trong những tác phẩm của các tác giả Pháp trong thời xưa,  họ nhấn mạnh vào cách tiếp cận "quy - Á Châu" khi xét về lịch sử Việt Nam, và họ dựa vào sự nghiên cứu những tài liệu bản xứ cũng như của Pháp.  Một vài học giả Pháp và Tây phương đã theo những sử gia Việt Nam trên đường hướng mới này.
... Tác phẩm nghiên cứu này có mục đích sửa lại một phần vấn đề diễn giải lịch sử về một thời kỳ quyết định mà các tác giả Tây phương hiện đại thường không để ý tới. Trọng tâm của cuộc nghiên cứu này là Phản Ứng của Việt Nam Trước Sự Can Thiệp của Pháp trong những năm 1862-1874, nghĩa là, trong thời kỳ mà Pháp thiết lập địa vị của mình ở Nam Kỳ (1862, 1867), rồi tiến đến việc bảo hộ Bắc Kỳ và Trung Kỳ (1873-1874).
   Cuộc khảo cứu này phản bác lập trường "quy Pháp và  thiên Pháp" của những thừa sai Pháp, những tác giả và giới chức thực dân, và của những tác giả Tây phương về sau, bằng cách đối chiếu sự diễn giải lịch sử của họ với những bằng chứng trong các tài liệu chính của Việt Nam, hầu hết những tài liệu này đều chưa được các nghiên cứu gia Tây phương sử dụng khi viết về giai đoạn lịch sử Việt Nam này.  Những tác phẩm của hai tác giả Ca Tô Việt Nam - Phan Phát Huồn và Nicole Dominique Le, cũng sẽ được phê bình khi hiển nhiên là họ đã dựa vào nguồn tư liệu của giới thừa sai Pháp, và không cân nhắc tài liệu cẩn thận đến độ lập lại những sai lầm của những tác giả Pháp thời xưa; điều này rõ rệt nhất khi họ thảo luận về cách đối xử của triều đình Huế đối với các tín đồ Gia Tô sau khi ký hiệp ước 1862."  1
    Cùng một chiều hướng khảo cứu dựa trên những tài liệu chỉ mới xuất hiện sau khi chế độ thực dân ở Việt Nam cáo chung, Tiến sĩ Cao Huy Thuần cũng đã viết trong cuốn Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân tại Việt Nam, bản dịch đầu của luận án tiến sĩ "Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam (1857-1914”, trg. 502, như sau: 
   "Những người viết sử "thực dân" và những người viết sử của Phái Bộ Truyền Giáo đã cho xuất bản rất nhiều sách về điểm mà họ gọi là "sự đàn áp tôn giáo ở Việt Nam".  Một tác giả Thiên Chúa Giáo Việt Nam cũng đã có viết một tập giáo khoa - được giải thưởng Hàn Lâm Viện Pháp - để dùng cho các học sinh trung học Pháp, trong đó y giải thích cho các độc giả trẻ rằng các Vua Việt Nam, vào thế kỷ thứ 19, đã "đàn áp" các tín đồ đạo cao  quý  của  phương  Tây  như  thế  nào.  Chúng  tôi hi vọng rằng các tài liệu công bố trong thiên khảo cứu này cũng đủ khá hùng hồn để chấm dứt các ngụy tạo đó.  Thật vậy, cái gọi là "đàn áp tôn giáo" đó sự thực chỉ là những biện pháp tự vệ mà mọi nước bị ngọai xâm và nội loạn đe dọa đều bị buộc phải dùng đến nếu không muốn nhận chịu nguy cơ sụp đổ.  Nếu đạo Thiên Chúa Việt Nam bị bài xích, thì việc đó, chính yếu là do các người đại diện cho đạo.  Những người này, bằng những hoạt động tai hại và ý muốn thống trị của họ, rút cục đã làm cho người Việt Nam thấy Chúa Christ là tay sai của xâm lăng thuộc địa và văn hóa".
    Để đánh giá những nhận định như trên của Giáo sư McLeod và của Tiến sĩ Cao Huy Thuần,  chúng ta cần trở lại lịch sử, bắt đầu từ khi các giáo sĩ thừa sai Ca Tô đầu tiên tới Việt Nam và rồi sau đó họ đã làm những gì cho xã hội và đất nước Việt Nam.
 1.  Vấn đề rao giảng "tin mừng Phúc Âm".
    Có thể nói, những Giáo sĩ  Ca-Tô Rô-maGiáo đầu tiên đã tới Việt Nam từ giữa thế kỷ thứ 16 (1533), nhưng thường chỉ ở lại một thời gian ngắn và những hoạt động của họ không có gì quan trọng đáng phải để ý.  Những người ngoại quốc tới Việt Nam với tư cách là bạn luôn luôn được người Việt Nam đón tiếp niềm nở và coi như bạn.  Thí dụ, năm 1618, một linh mục dòng Tên người Bồ Đào Nha  tên là Christoforo Borri  cùng với  một  số giáo sĩ khác tới Faifo, gần Đà Nẵng.  Trong một văn kiện được lưu trữ ông đã viết như sau,  tỏ lòng cảm phục tính  tình  hiền hòa và  hiếu  khách của người  Việt Nam ( Helen B. Lamb, Ý Chí Sống Còn Của Việt Nam (Vietnam's Will To Live), trg. 10):
    "Trong khi các dân tộc Đông Phương khác coi người Âu Châu như là đáng ghê tởm và lánh xa khi những người này tới gần họ, thì ở Đàng Trong lại ngược lại.  Họ niềm nở bắt chuyện với chúng tôi.  Họ rất tò mò và hỏi chúng tôi đủ chuyện.  Rất lịch sự và văn minh, họ mời chúng tôi về nhà dùng bữa cùng họ.  Vì sự hiền hòa và thoải mái trong vấn đề giao tiếp này nên chúng tôi có thể nói chuyện với họ, coi họ như là bà con trong nhà vậy, ngay cả trước khi biết rõ họ."  2
    Nhưng rồi sau đó các giáo sĩ thừa sai Ca Tô, trước chính sách bài đạo rất khắc nghiệt và tàn bạo của Nhật Bản nên đã không còn có thể hành nghề xúi dục và gián điệp ở  Nhật  Bản, phải trốn chạy và đã kéo tới Việt Nam, lợi dụng tính hiền hòa và hiếu khách của dân tộc Việt Nam, không phải để rao giảng tin mừng Phúc Âm, vì thật ra, theo nhận định của học giả David Voas, cũng như của Giáo sư Schwartz, người đã từng dạy Thánh Kinh trong 20 năm tại hai đại học lớn ở Hoa Kỳ, trong Phúc Âm không có chân lý mà cũng không có tin mừng, trái lại, các giáo sĩ thừa sai chỉ chỉ mang đến những tin dữ,  những chuyện hoang đường để đưa con người vào vòng nô lệ tâm linh, mê tín dị đoan, tin vào một cái bánh vẽ huyền hoặc trên trời và trong một đời sau, của một tôn giáo ngoại lai mà lịch sử nhơ nhớp của nó là một sự kiện không ai có thể phủ nhận.
    Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta cần nhớ kỹ trong đầu: sách lược truyền giáo của Ca-Tô Rô-maGiáo là một sách lược chủ trương xóa bỏ mọi nền văn hóa phi Ki-Tô, dùng bạo lực thắng công lý, dùng gian xảo để lừa dối dân gian, dùng bả vật chất và mê tín dị đoan để thu nhặt và giữ tín đồ, dùng những phép lạ ngụy tạo để huyễn hoặc đầu óc con người v...v... Sách lược này đã được áp dụng trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.  Thật vậy, một trong 7 núi tội ác của Ca-Tô Rô-maGiáo mà Giáo hoàng John Paul II cùng bộ tham mưu của ông đã xưng thú cùng thế giới ngày 12.3.2000 như sau: 
 Núi tội ác thứ  5:  Xưng thú “tội lỗi trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển”.
    Trong những giáo sĩ thừa sai có tên tuổi trong lịch sử Ca-Tô Rô-maGiáo ở Việt Nam,  trước  hết  chúng  ta  phải  kể Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ).  Ở đây, tôi sẽ không bàn tới vấn đề Rhodes có phải là người sáng lập ra chữ Quốc Ngữ hay không.  Vấn đề này nay đã được giải quyết dứt khoát qua những tác phẩm như: "Ki-Tô Giáo: Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại", Nhiều Tác Giả, Văn Hóa, 1996; "A. De Rhodes: Người Đầu Tiên Vận Động Pháp Chiếm Việt Nam Và Chữ Quốc Ngữ", Nhiều Tác Giả, Giao Điểm 1998; "Gián Điệp Alexandre de Rhodes và Chữ Quốc Ngữ", Chu Văn Trình, Văn Sử Địa, 1996.
   Tuy nhiên, để độc giả có một khái niệm về chữ Quốc Ngữ mà giáo sĩ Rhodes dùng để viết cuốn "Phép Giảng 8 Ngày...", tôi xin trích nguyên văn một đoạn như sau:
 "Ngày thứ nhít.  Ta cầu cừ đức Chúa blời giúp fưc cho ta biét tó tuầng đạo Chúa là nhuầng nào vì bậy ta phải hay ở thế nầy chẳng có ai fòú lâu; vì chưng ké đến bảy tám mươi tuếi chảng có nhiềo.  Vì bậy ta nên tìm đàng nào cho ta được fòú lâu, thật là viẹc người cuên tử, khác phép thế gian nầy, dù mà làm cho người được phú quí; fâũ le chẳng làm được cho ta ngày fau... (Diễn Đàn số 8, 1992, Hoài Văn). " 
 
   Đó là chữ Quốc Ngữ của Alexandre de Rhodes, người được các tín  đồ Gia Tô Việt Nam tôn vinh là có công với nền văn hóa Việt Nam.
  Chúng ta biết rằng,  trong cuốn "Phép Giảng 8 Ngày...", giáo sĩ  Rhodes đã  mạ lỵ cả ba tôn giáo lớn  ở Việt Nam là Phật Giáo, Khổng Giáo, và Lão Giáo.  Ông gọi đức Phật và đức Khổng Phu Tử bằng những danh từ thiếu văn hóa, phản ánh tư cách của một con người vô giáo dục, vô đạo đức tôn giáo, và cuồng tín.  Ngoài những hoạt động truyền giáo "thiếu văn hóa" để xâm lăng văn hóa như trên, và sự "đóng góp" cho nền văn hóa Việt Nam bằng một tác phẩm truyền đạo hạ cấp như cuốn "Phép Giảng 8 Ngày...", và một cuốn tự điển Việt-Bồ-La Tinh, vốn là sự đóng góp của nhiều người, Rhodes đã làm những gì cho dân tộc Việt Nam?  Sau đây là vài tài liệu về những hoạt động của ông khi ông xâm nhập hợp pháp cũng như bất hợp pháp vào đất nước Việt Nam.  Rhodes bị trục xuất khỏi Việt Nam năm 1630, trở lại Việt Nam bất hợp pháp năm 1640, và rồi lại bị trục xuất năm 1645.
    Trong cuốn Vietnam's Will To Live, trg. 11, Helen B. Lamb viết như sau:
    "Cha Alexandre de Rhodes, một thừa sai dòng Tên khác, cũng đã đã để lại cho hậu thế một bản ghi chép lời tường thuật về những kinh nghiệm của ông ở miền Bắc (người Tây phương gọi là Bắc Kỳ) cũng như ở Nam Kỳ trong thế kỷ 17.  Là người có đầu óc thực tế, những ấn tượng tốt của ông về Việt Nam không phải là sự duyên dáng của người dân Việt mà là về những cái khác. Ông lấy làm kinh ngạc trước mức độ buôn bán trong những thị trấn ở Việt Nam, và giải thích như sau: "Họ rất giầu vì đất đai màu mỡ.  Có 24 con sông chảy qua khắp nơi,  rất  thuận tiện  cho việc  di  chuyển  bằng đường thuỷ đi tới nhiều nơi, rất dề dàng cho việc buôn bán."  3
    Trong cuốn Catholic Imperialism Against The Asiatic Continent, trg. 352, Avro Manhattan đã viết về những hoạt động gián điệp của giáo sĩ Đắc Lộ như sau:
    "Cha Alexandre de Rhodes, một giáo sĩ dòng Tên, tới Đông Dương vào năm 1610, và chỉ 10 năm sau ông đã có thể gửi về một phúc trình mô tả chính xác những khả năng của Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Những giáo sĩ thừa sai dòng Tên được tuyển mộ ngay và phái sang Việt Nam để giúp Alexandre de Rhodes trong hai nhiệm vu: cải đạo người dân ở hai miền vào tín ngưỡng Gia Tô và thăm dò những tiềm lực thương mại của các miền này cho vương quốc Pháp.  Những sứ mạng này, theo quan điểm của La Mã và Ba Lê (Paris), không thể tách rời nhau được vì chúng là những bước đầu quan trọng nhất dẫn tới sự xâm chiếm chính trị và quân sự những xứ này."   4
    Tiến sĩ Cao Huy Thuần đã trích dẫn một tài liệu như sau trong cuốn Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam..., trg. 48, vạch rõ ý đồ thực dân của Rhodes:  
    "Tôi tin rằng nước Pháp," ông (Rhodes) viết, " vì là nước ngoan đạo nhất trên thế giới nên sẽ cung cấp cho tôi nhiều binh lính để đi chinh phục toàn thể phương Đông, ở đó tôi sẽ kiếm ra cách để có những giám mục vốn là những Cha và Thầy của chúng ta trong những giáo hội đó.  Tôi rời La Mã ngày 11 thàng 9, 1652 với ý định đó."  5
    Câu văn trên phân biệt rõ ràng lính chiến, binh lính (soldats) với các giám mục (évêques) thế mà vẫn có người cho rằng "soldats" chỉ các thừa sai.  Ngoài ra, nếu đã dùng các thừa sai để đi chinh phục toàn thể phương Đông thì thừa sai đã có sẵn đó rồi, việc gì phải nói là "tôi sẽ kiếm ra cách để có các giám mục thừa sai"?  Dịch "soldat" là thừa sai một cách gượng gạo như trên để chạy tội cho một tên giáo sĩ chủ mưu xâm chiếm Việt Nam bằng võ lực mà cũng có người viết ra được thì chúng ta phải hiểu cái di sản Thiên La - Đắc Lộ đã để lại cho một số người dân Việt Nam nó tệ hại như thế nào..
    Và Yoshiharu Tsuboi viết trong cuốn  Catholicism et Sociétés Asiatiques, trg. 136, về "nghệ thuật" phóng đại sự việc để lừa dối chính quyền Pháp cũng như Tòa Thánh Vatican của Rhodes như sau:
    "Vào khoảng 1650, Alexandre de Rhodes tuyên bố  rằng, người Việt Nam cải đạo theo Gia Tô giáo với nhịp độ 15000 một năm, con số mà khoảng hai mươi năm sau,   những thừa sai Pháp cho rằng đã phóng đại, vì họ chỉ  thấy  có độ 60000  thay vì 200000  tín đồ  Ki Tô như các giáo sĩ dòng Tên đã tuyên bố."  6
    Qua bốn tài liệu vừa trích dẫn ở trên, chúng ta có thể rút tỉa những gì?
    Thứ nhất, Alexandre de Rhodes đến Việt nam để làm công việc của một gián điệp: nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, địa thế, dân tình v...v... của Việt Nam để hoạch định kế hoạch xâm chiếm Việt Nam bằng võ lực và sau đó dùng bạo lực để truyền bá đạo.
   Thứ nhì, Rhodes, tối mắt bởi đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú của Việt Nam,  là giáo sĩ Ca Tô đầu tiên tích cực vận động chính phủ Pháp đánh chiếm Việt Nam bằng hai cách: gợi lòng tham của Pháp và báo cáo sai sự thực, phóng đại về tình hình cải đạo của dân chúng Việt Nam.
   Thứ ba,  với một đầu óc cuồng tín của những sản phẩm xuất thân từ cái lò đào tạo dòng Tên, Rhodes đã xuyên tạc sự thật, cũng có thể là ngu đần không biết đến sự thật, nên đã viết cuốn Phép Giảng 8 Ngày.... trong đó ông mạ lỵ cả ba tôn giáo lớn ở Việt Nam là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo, cũng như mạ lỵ những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
      Rhodes đã thành công trong ý định xâm chiếm Việt Nam bằng võ lực của mình, nhưng thành công nhất là Rhodes đã để lại cho giáo dân Việt Nam một nền đạo lý mà giáo sư sử Nguyễn Mạnh Quang, trong cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư, 1954-1963, (1998), gọi là nền đạo lý Thiên La - Đắc Lộ.  Nền đạo lý Thiên (Chúa Giáo) La (Mã) - Đắc Lộ này, theo định nghĩa của Giáo sư Quang, là "sự tổng hợp của sách lược truyền đạo tàn bạo, cường quyền thắng công lý, của giáo hội Công giáo và sự cuồng tín, gian manh, xuyên tạc, cùng cách dùng ngôn từ hạ cấp của giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes)."
    Thật là khó hiểu, một giáo sĩ ngoại quốc thuộc loại cuồng tín, đạo đức kém cỏi, đã hai lần bị trục xuất khỏi Việt Nam vì những hành động gián điệp, phá hoại, mạ lỵ tôn giáo và nền văn hóa Việt Nam như vậy mà ngày nay vẫn còn những người có đầu mà không có óc muốn tôn vinh ông, dựng bia đá tượng đồng thờ phụng, đặt tên ông trên đường phố cùng hàng với tên của các danh nhân lịch sử Việt Nam, những anh hùng liệt sĩ Việt Nam đã bỏ mình vì nước.  Với một tâm cảnh cuồng tín, vọng ngoại, nô lệ như vậy, thử hỏi những người này làm sao có thể tạo một chỗ đứng trong lòng đại khối dân tộc?
   Nối nghiệp Alexandre de Rhodes là hai Giám mục Francois  Pallu  và Lambert  de  la  Motte,  được  Giáo hoàng bổ nhiệm  cai quản hai địa phận truyền giáo đàng ngoài và đàng trong tại Việt Nam, năm 1658.  Theo tài liệu trong cuốn Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân tại Việt Nam của Cao Huy Thuần và cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm của Linh mục Trần Tam Tĩnh thì hai Giám mục Pallu và Lambert đã quan tâm nhiều đến việc thành lập các công ty buôn bán, ngụy trang giáo sĩ dưới dạng lái buôn,  để xúc tiến việc rao giảng "tin mừng Phúc Âm" qua "tham vọng và óc xâm lăng của các nhà truyền giáo muốn bành trướng, xây dựng các hãng buôn khắp nơi, nhất là ở Bắc Kỳ để thiết lập các phái bộ truyền giáo của họ"; Cao Huy Thuần, Sđd., trg. 49.)
    Trong cuốn Việt Nam: Một Lịch Sử Chính Trị (Vietnam: A Political History), Joseph Buttinger viết:
  "Đặc biệt, Francois Pallu, một thừa sai, là một tên chủ mưu chính trị đã đi quá những huấn thị trao cho hắn. Người ta có thể gọi hắn là người sáng chế ra thủ đoạn thực dân tạo chính sách ở Paris bằng phương pháp "đặt chính quyền Pháp trước sự đã rồi." 7 
   Xét lịch sử, chúng ta có thể nói, Ca-tô Rô-maGiáo chỉ phát triển mạnh ở Việt Nam từ khi Giám Mục Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, và sau đó, các giáo sĩ thừa sai Pháp thuyết phục thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam.  Sau đây, tôi sẽ trình bày phần nào chi tiết vai trò của các Giáo sĩ thừa sai xâm nhập Việt Nam để truyền đạo, thường được các giáo sĩ và đám nô lệ bản địa cho rằng để rao giảng "tin mừng Phúc Âm" cùng khai sáng, văn minh hóa dân tộc Việt Nam, kể từ Giám mục Bá Đa Lộc trở về sau.
    Trước hết, chúng ta hãy xét đến bản chất của Giám mục Bá Đa Lộc qua vài tài liệu sau đây:
 1.  Helen B. Lamb, Ibid., trg. 63:
        "Bá đa Lộc biết rõ rằng người mà hắn bao che giúp đỡ (Nguyễn Ánh) không được sự ủng hộ của dân chúng.  Năm 1791 Giám mục viết: "Hiện nay hắn (Nguyễn Ánh) đã chồng chất trên dân tộc hắn gánh nặng thuế má và cưỡng bức lao động, và có vẻ như đám dân nghèo khổ quá đau khổ bởi đói kém này mong muốn sự tiến tới của nhà Tây Sơn.
   Giám mục đã góp những gì cho cuộc chiến thắng sau cùng của Nguyễn Ánh?  Ông ta là một chiến thuật gia giỏi với một kiến thức sâu rộng về binh bị và một tinh thần kiên trì, và ông ta đã xin được tiền của các thương gia Viễn Đông để cung cấp cho Nguyễn Ánh những tàu chiến, vũ khí, và vài trăm lính đánh thuê Tây phương, hầu hết là dân Pháp."  8
 2.   Harry Hass & Nguyen Bao Cong trong Vietnam: The Other Conflict, trg. 3:
    "Năm 1787 Giám mục thừa sai (Bá Đa Lộc), nhân danh Nguyễn Ánh, ký một hiệp ước ở Versailles, theo đó Pháp hứa sẽ dùng những lợi thế thương mại để giúp (Nguyễn Ánh).  Khi những lời hứa của triều đình Pháp chỉ là những lời hứa suông, Giám mục Bá Đa Lộc đã vận dộng những thương gia Pháp ở Mauritius và Pondicherry giúp đủ tiền để ông thành lập một đoàn quân lính đánh thuê nhỏ.  Những tên lính đánh thuê và cố vấn này đã giúp Nguyễn Ánh rất nhiều trong việc đánh bại nhà Tây Sơn.
   Một tác giả người Anh đã gọi cái xí nghiệp này là "bộ truyền  giáo quân sự  Tây phương  đầu tiên,  chỉ  huy bởi một Giám mục Ca Tô."
  ..Cũng cần phải nói thêm rằng một loại trợ giúp quân sự khác của các nhà truyền giáo cho các phe đánh nhau ở Việt Nam là: súng ống và nghệ thuật chế tạo cùng sử dụng chúng."  9
 3.   Hal Dareff trong The Story of Vietnam, trg. 28:
   "Điều đặc biệt là vị hoàng tử 16 tuổi, Nguyễn Ánh, đang chạy trốn nhà Tây Sơn và được Giám mục Gia Tô Bá Đa Lộc che trở, cung cấp cho chỗ ăn chỗ ở.  Kể từ khi Giám mục có hành động ban ơn huệ này, đời sống của vị hoàng tử trẻ tuổi đã thay đổi và có một ý nghĩa mới.  Đứng về một  phe trong  một cuộc nổi loạn  là một hành động chính trị, và Bá Đa Lộc hiểu rõ như vậy. Ông đã chọn đứng về phe Nguyễn Ánh và bây giờ ông phải tiếp tục dù thắng hay bại.  Có một khía cạnh cá nhân trong quyết định của Bá Đa Lộc, vì Giám mục,  một người với nhiều tham vọng, có những kế hoạch riêng để chinh phục môt vương quốc.  Suốt 20 năm còn lại của cuộc đời, ông đã theo đuổi hai mục tiêu chính: giúp cho Nguyễn Ánh lên làm vua, và chiếm Nam Kỳ cho nước Pháp.
   Những thành quả của Bá Đa Lộc thật là đáng kể, nhưng ông đã thất bại trong mưu đồ thực hiện hai điều mà ông mong muốn nhất: thiết lập một vương quốc cho Pháp và làm cho Nguyễn Ánh cải đạo theo Ki Tô Giáo, do đó Nam kỳ sẽ đặt dưới quyền cai trị của một ông Vua theo đạo Gia Tô.
.. Thật là khôi hài khi chúng ta thấy rằng, dưới những triều Nguyễn xây dựng bởi Nguyễn Ánh khi ông thực sự lên làm Vua, những tín đồ Gia Tô lại bị bạo hành dữ dội như chưa bao giờ từng bị như vậy."  10
    Qua những tài liệu vừa trích dẫn, chúng ta không thể không tự hỏi: Cái thứ Giám mục Gia Tô như Bá Đa Lộc ở trên là thứ Giám mục gì vậy?  Bá Đa Lộc là một Giám mục, nhưng bản chất của ông, cũng như của nhiều giáo sĩ thừa sai khác, là một tên lính đánh thuê chuyên nghiệp (professional mercenary).  Ông biết Nguyễn Ánh không được lòng dân, và đám dân nghèo đang chịu đựng những cảnh bất công trong xã hội, nhưng ông lại gây quỹ, tuyển mộ lính đánh thuê để giúp Nguyễn Ánh, đi ngược lại lòng dân.  Vậy ông đến Việt Nam để "giải thoát" người nghèo,  như các "sử gia" Gia Tô  thường ca tụng, hay là mưu đồ dựng lên một vị Vua theo Gia Tô Giáo để dễ dàng việc truyền đạo, dù vị vua đó không được lòng dân?
   Sau Giám mục Bá Đa Lộc là những Linh mục, Giám mục tới Việt Nam với mục đích rõ rệt là phá hủy nền văn hóa Việt Nam, và vận động chính phủ Pháp xâm chiếm Việt Nam, biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp.  Trong số này chúng ta phải kể đến những Giám mục Huc, Retord, Pellerin, Gauthier, Puginier v..v.. Tất cả đều có những hoạt động gián điệp với sự tiếp tay của một số không nhỏ tín đồ Gia Tô bản xứ.  Hiện nay, những sử liệu về hoạt động gián điệp và gian ác thế tục của họ không thiếu.  Sau đây tôi chỉ đưa ra vài tài liệu để cho chúng ta thấy bộ mặt thật của những người đi rao giảng "tin mừng Phúc Âm" .
    Trong cuốn Vietnam's Will to Live, trg. 79, Helen B. Lamb viết châm biếm như sau:
   "Những công tác của những giáo sĩ như là Cha Retord gồm có thu thập tin tức về vùng bờ biển, sông ngòi, và  sự phòng vệ Huế.  Ngoài  việc là một nguồn tin tức chủ yếu cho hải quân Pháp, những giáo sĩ còn làm những xách-động viên, nhân danh 450,000 giáo dân mà họ tuyên nạp vào giữa thế kỷ thứ 19, sẵn sàng đưa một quốc gia 10 triệu người vào vòng chết chóc và tàn phá toàn diện - lẽ dĩ nhiên là để cứu quốc gia này."  11
     Trong cuốn Việt Nam Pháp Thuộc Sử,  Giáo sư Phan Khoang viết:
    "Những người đề xướng cuộc chinh phục nước Nam là mấy sĩ quan hải quân của hạm đội Pháp ở biển Trung Quốc..nhưng hoạt động hăng hái hơn cả để làm cho chính phủ Pháp quyết định là các giáo sĩ, nhứt là giáo sĩ  Huc, Giám mục Retord, Giáo sĩ Libois và Giám Mục Pellerin..
   Vậy thì, những lời hoa mỹ như "rao giảng tin mừng Phúc Âm", "văn minh hóa" dân tộc mọi rợ Việt Nam v...v... của các giáo sĩ thừa sai chẳng qua chỉ là những lời tuyên truyền giả dối để che đậy thực chất nhơ bẩn, đồi bại của những kẻ cuồng tín mà lịch sử đã chứng minh rằng, một tay cầm cuốn Thánh Kinh, còn tay kia cầm gươm giáo hoặc súng ống để "thuyết phục" những người đần độn , thường thuộc giai cấp cùng đinh, đầu óc mù mịt, tin theo những điều hoang đường nhất trong những điều hoang đường, như những nhà nghiên cứu tôn giáo đã chứng minh.
   Sau đây, tôi sẽ đi vào vấn đề cấm đạo và bách hại giáo dân mà các giáo sĩ  thừa sai  và  những  "tôi tớ hèn mọn" của họ thường xuyên tạc, phóng đại để thuyết phục chính phủ Pháp xâm chiếm Việt Nam.
 
2. Vấn Đề Cấm Đạo và Bách Hại Giáo Dân.
 
   Không ai có thể phủ nhận sự kiện lịch sử là ở Việt Nam có hiện tượng cấm đạo và bách hại những người theo đạo Gia Tô, từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh cho tới hết triều Tự Đức, khi mà Pháp đã dùng vũ lực hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam.
   Luận cứ của các giáo sĩ thừa sai Gia Tô và những tay sai bản địa là: sở dĩ có những cuộc bách hại giáo dân là vì, từ Vua tới quan cho tới hàng sĩ phu và dân thường ở Việt Nam đều thuộc loại ngu dốt, không chịu chấp nhận "tin mừng Phúc Âm", nghĩa là chấp nhận làm tôi tớ hèn mọn cho Chúa Giê-su, một người Do Thái đã khẳng định rằng: "Ta được sai đến đây để cứu giúp đàn chiên đi lạc của nhà Israel (nghĩa là dân Do Thái) mà thôi - chứ không phải để lo cho người nước ngoài" (Mã-Thi 15: 24, Thánh Kinh, Cựu Ước và Tân Ước, Nguồn Sống, 1994),  nhưng thực ra chỉ làm tôi tớ hèn mọn cho Tòa Thánh Vatican, cho Giáo  hoàng và các Giám mục,  Linh mục, những kẻ tiếm vị Chúa trên trần, tự cho mình những thần quyền hoang đường phi lý như đại diện của Chúa trên trần, hay “Chúa thứ hai”, có quyền thay Chúa để tha tội cho con chiên... trong khi lịch sử đã chứng minh trong số những Giáo hoàng, Giám mục, Linh mục này không thiếu gì những kẻ sát nhân, vô luân, vô đạo đức, trí tuệ đần độn,  tư cách hèn hạ v...v...  Luận cứ này phản ánh những tâm cảnh cuồng tín, trí tuệ kém cỏi, kiến thức hẹp hòi, xuyên tạc sự thật và không có gì xa sự thật hơn.
   Chúng ta biết rằng, việc cấm đạo dưới thời Tây Sơn không phải vì lý do tôn giáo.  Trước khi đi sâu vào vấn đề cấm đạo với nhiều chi tiết đầy đủ hơn, tôi muốn đưa ra dây hai nhận định điển hình.
     Ông Lý Chánh Trung, một nhà trí thức Gia Tô, trong cuốn Tôn Giáo và Dân Tộc nhận định rằng:
 "Tuy nhiên lịch sử đã cho thấy rằng từ khi Giáo hội (La Mã) đã trở thành quốc giáo thì cây gươm tinh thần của Thánh Phao-Lồ đã luôn luôn bị cám dỗ để biến thành cây gươm thép thực sự.  Kể từ dạo ấy, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, giáo hội đã không ngần ngại để dùng thế lực tiêu diệt các tôn giáo khác, đập phá các đền thờ "Tà Thần", đốt sách vở ngoại đạo, và đốt luôn bọn người bị xem là "lạc đạo" nếu không chịu sửa sai.
...Ngày nay mọi người đều đồng ý rằng việc cấm đạo dưới các Vua  triều Nguyễn  là một  hành động bất nhân và sai lầm.  Nhưng nếu chúng ta tự đặt mình vào địa vị các vị Vua ấy, và cái khung cảnh tâm lý thời đó, thì có lẽ chúng ta khó có thể làm khác hơn"  (Ông Lý Chánh Trung đã không xét đến những khung cảnh xã hội, chính trị đã tạo ra cái khung cảnh tâm lý đó. So với những hành động cấm đạo, diệt đạo rất quyết liệt và tàn nhẫn của Nhật Bản thì sự cấm đạo ở Việt Nam không thể gọi là bất nhân hay sai lầm.  Đó là biện pháp cực chẳng đã để đối phó với những kẻ phản bội quốc gia và rất là nhân nhượng vì các triều Nguyễn luôn luôn chủ trương giáo dục trước khi dùng đến bạo hành như những tài liệu trong một phần sau chứng tỏ.  TCN)
    Và, Tiến sĩ Cao Huy Thuần cũng viết trong cuốn Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân tại Việt Nam, trg. 502, như sau:
   "... cái gọi là "đàn áp tôn giáo" đó sự thực chỉ là những biện pháp tự vệ mà mọi nước bị ngọai xâm và nội loạn đe dọa đều bị buộc phải dùng đến nếu không muốn nhận chịu nguy cơ sụp đổ.  Nếu đạo Thiên Chúa Việt Nam bị bài xích, thì việc đó, chính yếu là do các người đại diện cho đạo.  Những người này, bằng những hoạt động tai hại và ý muốn thống trị của họ, rút cục đã làm cho người Việt Nam thấy Chúa Christ là tay sai của xâm lăng thuộc địa và văn hóa".
    Nhận định của ông Lý Chánh Trung cho chúng ta biết sách lược truyền đạo man rợ của Gia Tô La Mã Giáo, và nhận định của Tiến sĩ Cao Huy Thuần cho chúng ta thấy những biện pháp tự vệ của Việt Nam trước sách lược truyền đạo trên.  Xét theo bối cảnh lịch sử thế giới trong những thế kỷ 16-19 thì chúng ta phải nói rằng, căn bản căm phẫn của các giáo sĩ thừa sai ngoại quốc và tay sai bản địa về việc  cấm đạo  và  bách hại  giáo dân ở  Việt Nam thật là yếu ớt một cách lố bịch: "Vì chính trong những khoảng thời gian này, Gia Tô Giáo đang tàn sát những tín đồ Tin Lành ở Netherlands, tra tấn hàng ngàn dân Huguenots ở Pháp, và Văn Phòng Thánh Xử Dị Giáo (Holy Office of the Inquisition = Cơ Quan Chỉ Đạo các Tòa Hình Án xử dị giáo) còn đang bận thiêu sống những kẻ dị giáo từ Granada tới Goa." (Dennis Bloodworth)
   Như vậy, căn bản căm phẫn của họ thực ra là đặt trên cái lý lẽ đầy bất công và man rợ của kẻ mạnh, mạnh vì gươm giáo, súng ống, chứ không phải mạnh về tinh thần hay đạo đức: là con Chúa thì có quyền đi tra tấn, tàn sát, thiêu sống người ngoại đạo vì họ không có cùng một niềm tin như các con Chúa, còn người ngoại đạo thì không có quyền đụng tới con Chúa ngay cả khi những con Chúa này thuộc loại phản quốc.
   Sau đây chúng ta hãy thử phân tích vấn đề cấm đạo và bách hại giáo dân ở Việt Nam qua một số tài liệu.  Một trong những tài liệu có tính cách tổng hợp về sự du nhập của Gia Tô Giáo vào Việt Nam là của Helen B. Lamb, trong cuốn Vietnam's Will to Live.  Sau đây là vài đoạn trong đó, xin độc giả để ý đến những lời văn châm biếm rất ý nhị của tác giả..
    "Những sự giao tiếp giữa Pháp và Việt Nam từ thế kỷ 17 trở đi đều theo một mô thức cổ điển xâm nhập Á Châu của Tây phương.  Mới đầu là các thừa sai và con buôn.  Rồi các nhà ngoại giao đến can thiệp,  nhân  danh cả hai, và cuối cùng,  quân  lính tiến vào,  áp đặt sự  thống trị  của  ngoại quốc - lẽ dĩ nhiên là để làm tốt cho dân bản xứ.
   Động cơ chính để một nước đi chiếm thuộc địa và những vùng ảnh hưởng là sự chiếm hữu một cái gì đó, quyền lực, uy tín, của cải, hay những thứ cưỡng đoạt được...Trong trường hợp nước Pháp, họ đặt nặng vấn đề tôn giáo.  Là những người cầm đuốc soi sáng cho những người khác về chủ thuyết Gia Tô, người Pháp đã lao mình vào một cuộc Thánh chiến để mang tới cho dân Việt Nam món quà vô giá, cơ hội để sống đời đời, bất tử.
   Chỉ khi nước Pháp trở thành thế tục hơn trong thế kỷ 19, họ mới đặt nặng chiêu bài "nhiệm vụ văn minh hóa" - trong những quốc gia mà niềm tự hào  về nền văn minh cổ của họ rất là chính đáng.
...Dù các con buôn bị đối đãi lạnh nhạt đến đâu thì các thừa sai Tây phương còn bị nghi ngờ hơn nữa.  Sau năm 1645, khi Alexandre de Rhodes bị bắt cầm tù và rồi bị trục xuất, theo những con buôn người Anh tới giao thương ở Việt Nam thì các thừa sai phải ngụy trang dưới dạng con buôn.
...Một triết gia Đông phương hiện đại, khi giải thích về sự đối kháng của Á Châu đối với những nhà rao bán Phúc Âm Ki Tô Giáo (truyền giáo), đã nhấn mạnh đến thái độ kiêu căng điển hình của thừa sai Ki Tô như sau:
   "Cái óc Tây phương của các ông thường quá bị ám ảnh bởi ý tưởng chinh phục và chiếm hữu, cái thói quen dụ người khác vào đạo đã ăn sâu trong đầu óc các ông cũng là một hình thức chinh phục và  chiếm hữu...  Rao giảng về giáo thuyết của các ông chẳng phải là một sự hi sinh, mà là đắm mình trong một sự xa xỉ nguy hiểm hơn mọi xa xỉ vật chất rất nhiều.  Nó nuôi dưỡng trong tâm các ông một ảo tưởng là các ông đang làm bổn phận - rằng các ông khôn ngoan hơn và giỏi hơn đồng loại của các ông.."
...Ngay cả khi chính quyền Việt Nam cho ra những đạo dụ chống sự truyền đạo Gia Tô, họ vẫn cho phép những Thánh nhân Phật giáo từ Trung Hoa vào truyền đạo ở Việt Nam.  Điều này chứng tỏ giới quan lại không chống đối bản thân sự truyền đạo.
   Sự phỉ báng tất cả những gì của Á Châu được thấy rõ, ngay từ lúc đầu, trong thái độ của những thừa sai Pháp đối với những tôn giáo ở Việt Nam, như chúng ta đã thấy trong những thư từ liên lạc và tác phẩm của họ.
...Trước khi những người Ki Tô Giáo tới, Việt Nam có ba tôn giáo lớn: Phật Giáo, Lão Giáo, và Khổng Giáo.  Ba tôn giáo của Việt Nam này sống chung hòa bình với nhau hầu như trong suốt giòng lịch sử.  Theo một mức độ nào đó, các tôn giáo này hòa hợp làm một, một nơi thờ tự tôn giáo có thể được dựng lên để thờ cả ba vị giáo chủ của ba đạo sống khác nhau.  Về vấn đề tôn giáo, Việt Nam là một xã hội đa tôn giáo, điều này có thể giải thích sự kiện các thừa sai Tây phương thành công ở Việt Nam hơn là ở những nơi khác tại Đông Nam Á.
...Bất kể là những sự khác biệt giữa các tôn giáo ở Việt Nam như thế nào, chúng thật không đáng kể so với cái vực thẳm ngăn cách những tôn giáo này với giáo hội hiếu  chiến  Gia Tô..  Các Vua Việt Nam  coi chủ thuyết Gia Tô như là một sự đe dọa đến quyền hành của họ, và coi những người Việt Nam theo đạo như thuộc hạng chót trong một hệ thống quyền lực tôn giáo chặt chẽ dưới quyền những giám mục ngoại quốc. (Bị ngoại nhân hoàn toàn thống trị đến độ giáo hội Gia Tô Việt Nam không có một giám mục Việt Nam nào được bổ nhiệm cho tới thập niên 1930, 400 năm sau khi những giáo sĩ thừa sai Gia Tô đầu tiên tới Việt NamỞ trên những giám mục ngoại quốc là một giáo hoàng ngoại quốc ở tận La Mã xa xôi, và những tín đồ Việt Nam này trung thành và tuân lệnh giáo hoàng thay vì hoàng đế Việt Nam.
   Những thừa sai thì hoàn toàn xa lạ với Việt Nam và với ý tưởng hòa hợp giữa các lý tưởng tôn giáo khác nhau.  Đối với dân ngoan đạo Gia Tô thời đó thì chỉ có hai quan điểm đối ngược, hoặc đúng hoặc sai, không thể có một sự thỏa hiệp hay đối thoại nào giữa hai quan điểm trên.  Các thừa sai coi thường tín ngưỡng và cách hành đạo địa phương, cho chúng là sai lầm...
   Nhiều bản báo cáo thời đó mô tả sự việc các thừa sai đã mang vào Việt Nam một số lượng lớn Âu dược chữa bệnh cho dân chúng để "chiếm lòng họ." (Linh mục de Courtaulin, trích trong tác phẩm của Taboulet, trg. 42).  Nhưng trong những hoạt động dụ người vào đạo,  các thừa sai Gia Tô đã khai thác sự sợ hãi và hi vọng của đám dân ngu dốt và nhẹ dạ cả tin.  Những kẻ tân tòng coi Ki Tô Giáo như là một hệ thống ma thuật mới. Nước thánh Gia Tô được dùng với hi vọng có thể đuổi được quỷ ám,  cứu  người chết sống lại, làm cho người mù sáng mắt trở lại v...v..  
   Tin vào sự không thể sai lầm của Gia Tô Giáo, những hội viên trong Hội Truyền Giáo Hải Ngoại đã tấn công Phật Giáo, coi Phật Giáo như là vô thần và thờ hình tượng, và chỉ trích nặng nề Khổng giáo về tục lệ thờ cúng tổ tiên.
...Đối với những nhà lãnh đạo Việt Nam, toàn thể giáo thuyết Ki Tô bị coi là không thực.  Theo quan điểm của Nho gia thì bản chất con người là tốt; chỉ cần được huấn luyện cho tốt để có thể sử dụng lý trí của mình mà phân biệt giữa tốt và xấu.  Con người không cần phải được "cứu rỗi" bởi sự can thiệp  của Chúa Ki Tô với Thượng-đế,  và nếu cho rằng Chúa Ki Tô có khả năng như vậy thì đối với giới Nho sĩ, đó cũng không khác gì một sự mê tín.
   Giáo điều Ki Tô, ngoài tính chất thô thiển và không hợp lý, còn bị coi như là thật sự nguy hiểm, vì nó làm cho con người xa cách với gia đình để tìm sự giải thoát cho riêng mình.
... Bằng sự đe dọa hỏa ngục và sự đày đọa đời đời, các giáo sĩ thừa sai bắt buộc những đàn chiên Việt Nam của họ phải theo đuổi ly rượu Thánh cho sự sống đời đời của mình trong một thế giới sau thay vì làm những bổn phận hiếu thảo trong đời này.  Những nhà cấm quyền Việt Nam đặc biệt lo ngại về giáo điều xưng tội của Gia Tô Giáo, coi đó như là một cách áp đặt quyền lực trên giáo dân. (Không những thế, đây cũng là một cách lấy tin tức tình báo quân sự rất hữu hiệu. TCN).
   ...Như là một sự thách đố đối với  thiên tài của  Khổng giáo trong việc hòa hợp các tín ngưỡng khác nhau, Gia Tô Giáo đã chứng tỏ là một tôn giáo hoàn toàn không thể tiêu hóa nổiTrong bốn thế kỷ, Gia Tô Giáo vẫn còn như là một lực lượng chia rẽ trong xã hội Việt Nam.  Để tăng cường cái vực thẳm ý thức hệ giữa những tín dồ Gia Tô và đại khối dân tộc, những tín đồ Gia Tô thường sống trong những làng mạc riêng biệt, dưới quyền thống trị của các linh mục, y như những làng mạc trong thời Trung Cổ ở Âu Châu cách đây 500 năm. [Linh Mục Trần Tam Tĩnh đã gọi những làng mạc riêng biệt này là những “ốc đảo ngu dốt”]
   Về mặt văn hóa cũng vậy, những người Việt Nam tân tòng Gia Tô trở thành cô lập với nền văn hóa chủ đạo.  Để phổ biến giáo lý Gia Tô, các thừa sai đã nghĩ ra một dạng chữ mới theo mẫu tự La Mã gọi là Quốc Ngữ, một cách phiên âm tiếng Việt họ dùng để dạy những đàn chiên của họ.  Họ dịch những sách cầu nguyện hay kinh sách Gia Tô khác ra loại chữ mới này, nhưng không dịch văn chương Việt Nam.  Điều này có nghĩa là những tín đồ Gia Tô Việt Nam, vì không còn học ở các trường làng do các thầy Nho dạy, không thể đọc được tiếng Việt, gọi là chữ Nôm, hay chữ Hán được dùng trong mọi văn kiện công cộng.  Chữ Quốc Ngữ là một trong vài đóng góp có ảnh hưởng lâu dài vào nền văn minh Việt Nam của Tây phương,  nhưng ảnh hưởng tức thời của nó là chia rẽ quốc gia và đánh thẳng vào gốc rễ văn hóa của Việt Nam.
   Đối với một quốc gia mà lý tưởng là sự hòa đồng trong cộng đồng và lối sống theo những qui định giao thiệp giữa con người với nhau, sự xâm nhập của Gia Tô Giáo biểu thị cho sự xáo trộn và bất hòa trong xã hội.
   Ngay từ ngày đầu, những người xây dựng Gia Tô Giáo ở Việt Nam đã cố ý coi thường chính quyền Việt Nam và đã dùng đến phương cách hối lộ và gian lận để đạt được những mục đích của họ."  12
    Trên đây chỉ là một cái nhìn đại cương về một vài khía cạnh của vấn đề Ca-Tô Rô-maGiáo xâm nhập vào Việt Nam.  Muốn biết rõ thực chất của sự xâm nhập này, chúng ta cần đi thêm vào một số chi tiết để tìm ra nguyên nhân của việc cấm đạo ở Việt Nam. 
   Các nhà khảo sử không ai phủ nhận việc cấm đạo và chính sách khắc nghiệt của các triều Nguyễn đối với Gia Tô Giáo, nhưng tất cả đều đồng ý ở một điểm: Việt Nam là một dân tộc hiền hòa, hiếu khách, dễ dãi, và có tinh thần khoan dung tôn giáo rất cao, do đó không có truyền thống cấm đạo hay bách hại giáo dân vì lý do tôn giáo.  Điều này chúng ta có thể thấy rõ trong tài liệu của Helen Lamb vừa trích dẫn ỏ trên, và trong vài tài liệu sau đây.
    Trong cuốn “L'Empire Vietnamien Face à la France et à la Chine", bản dịch ra tiếng Việt của Nguyễn Đình Đầu, Yoshiharu Tsuboi viết như sau:
    "...lập luận ấy đã cho biết sự thật lịch sử: tại Việt Nam, nơi mà tinh thần hòa đồng tôn giáo đã thấm sâu vào xã hội, không có lý do gì,  nhất là khi vẫn có trật tự xã hội,  lại đi bách hại đạo công giáo với tính cách là một đạo giáo."
    Trong cuốn French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam, 1857-1914.  A Documentary Survey, Patrick J. N. Tuck nhận xét như sau, trg. 28:
    "Động cơ của sự bách hại đạo Ki Tô ở Việt Nam chưa bao giờ vì những vấn đề siêu hình (tôn giáo).  Truyền thống tôn giáo Việt Nam thường mang đặc tính chiết trung (không bị thu hẹp vào một nguồn tư tưởng nào; TCN) và chấp nhận rộng rãi các tín ngưỡng khác.
   Xét về toàn bộ, truyền thống tôn giáo Việt Nam là một truyền thống dễ hấp thụ, pha trộn, để cho con người có thể theo nhiều con đường khác nhau đi đến chân lý."  13
    Vậy tại sao lại xẩy ra chuyện cấm đạo và bách hại giáo dân?  Tất nhiên những biện pháp khắc nghiệt, trái với truyền thống khoan nhượng tôn giáo của Việt Nam, phải có nguyên nhân.  Những  nguyên  nhân  này không bao giờ được các nhà viết sử thực dân hay tay sai Gia-Tô bản địa nhắc tới.  Những nguyên nhân này là gì, hiện nay tài liệu có khá đầy đủ,  tôi có thể tóm tắt những nguyên nhân đó trong ba điều sau đây:
    i). Các giáo sĩ thừa sai Gia Tô Giáo khi tới Việt Nam truyền đạo đã không giữ đúng vai trò truyền giáo thuần túy của mình.  Họ có những thái độ ngạo mạn, khinh rẻ chính quyền địa phương vì tự cho là văn minh tiến bộ trong khi bản chất của họ, ít ra là về phương diện tâm linh, luân lý, và đạo đức, thật là hẹp hòi và chậm tiến. Với tâm cảnh cuồng tín, tổng hợp của ngu dốt và huênh hoang, cộng với sự kiêu căng lố bịch, cho rằng đạo của mình là đạo "thiên khải" chân thật duy nhất, họ đã dùng những phương pháp truyền đạo gian xảo, xuyên tạc sự thật để mạ lỵ, xâm phạm tới toàn bộ tín ngưỡng, đạo đức, và cấu trúc văn hóa truyền thống của xã hội Việt Nam.  Họ đã trắng trợn can thiệp vào chính trị nội bộ của Việt Nam và trong nhiều trường hợp đã xúi dục nội loạn và gây nên sự chia rẽ, bất hòa, xáo trộn trong xã hội Việt Nam.
   ii). Các giáo sĩ thừa sai Gia Tô đã giữ những vai trò then chốt trong việc thực hiện âm mưu phá hủy nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, vận động chính quyền Pháp xâm lược Việt Nam, tích cực đóng góp cho việc xâm lược Việt Nam,  và đào tạo một  đạo quân thứ  5 bản địa, biến những kẻ  tân tòng đần độn trong tầng lớp cặn bã của xã hội Việt Nam thành một đám nô lệ cho Vatican, coi thường luật lệ quốc gia và không ngần ngại phản bội quê hương.
   iii).  Bản chất của các giáo sĩ thừa sai và các linh mục bản xứ họ tạo nên phần lớn là vô đạo đức tôn giáo, tham lam, thích vơ vét tài sản của cải, lạm quyền để ăn cướp hay phá hủy chùa chiền làm đất xây nhà thờ, điển hình là nhà thờ lớn Hà Nội, nhà thờ La Vang, nhà thờ Đức Bà ở Saigon v..v… đều được xây trên những đất ăn cướp của Chùa.  Sách lược này theo đúng lời dạy trong Cựu ước:  “Ngươi không được thờ thần nào khác, phải phá hủy tượng thần của dân gian.” Một số tài liệu trong phần sau sẽ chứng minh điều này.
   iv)  Một số không nhỏ giáo dân Việt Nam đã hợp tác, tiếp tay với thực dân Pháp, đem nước ta vào vòng nô lệ Pháp để được hưởng những quyền lợi đặc biệt tôn giáo của một thiểu số cam phận làm thân trâu ngựa, phục tùng tuyệt đối các giáo sĩ ngoại quốc, bất kể đến sự đau thương của cả một dân tộc bị nô lệ ngoại bang.
   v) Chúng ta hãy đọc “Kiến nghị của các sĩ phu do thượng thư bộ hình, dâng lên vua Minh Mạng, Huế, tháng 8 năm 1826.”  để thấy rõ bản chất của Gia Tô Giáo là như thế nào:
   Đạo này giả dối và trái với đạo lý đích thực. Nó dụ dỗ nhân dân và lạm dụng lòng chất phác của họ, nó dùng hoả ngục và cực hình để doạ dẫm những người yếu vía, và hạnh phúc thiên đàng để lôi kéo những người khác. Nó đã lộng hành đến mức dám in ra lịch riêng và còn có cả toà án riêng để xét xử… Từ khi đạo này vào nước ta, hàng ngàn người đã đến khắp cả các tỉnh tuyên xưng về đạo. Những người bị tiêm nhiễm giáo lý của đạo này trở nên cuồng nhiệt đến độ mê muội và rảo khắp nơi như người điên.
  Tín đồ này không tôn trọng tinh thần trong sáng: Họ không thờ cúng tổ tiên. Họ ngày càng đông đảo và liên tục xây thêm nhà thêm nhà thờ mới. Đó chính là lý do khiến chúng tôi ngước mắt lên xin hoàng thượng chấn chỉnh lại những việc sai trái này. (L.E.Louvet, La Cochinchine religious (2 tập, Paris, 1885), tập 2 trang 504-505).
    Đó là những gì mà các thừa sai Gia Tô La Mã Giáo đã mang đến cho dân tộc Việt Nam với kết quả là, sau khi chế độ thực dân cáo chung, là để lại cho dân tộc Việt Nam một di sản nghi kỵ nhức nhối giữa đại khối dân tộc và khoảng 7% dân số theo Gia Tô Giáo, trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu, từ Công trường Phê-rô đến Bolsa ở Little Saigon, một di sản không biết tới bao giờ mới xóa sạch được, như linh mục Kim Dịnh đã nhận định.  Di sản này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang gọi là “Di sản của nền đạo lý Thiên-La Đắc-Lộ, nền đạo lý Thiên (Chúa Giáo) La (Mã) - Đắc Lộ này, theo định nghĩa của Giáo sư Quang, là "sự tổng hợp của sách lược truyền đạo tàn bạo, cường quyền thắng công lý, của giáo hội Công giáo và sự cuồng tín, gian manh, xuyên tạc, cùng cách dùng ngôn từ hạ cấp của giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes).".
   Sau đây là phần chứng minh 3 nhận định nêu trên qua các tài liệu. 
   Chúng ta đã biết sách lược truyền đạo thiếu văn hóa của giáo sĩ Alexandre de Rhodes, chúng ta đã biết việc dính vào chính trị nội bộ của Việt Nam cùng việc tuyển mộ, chỉ huy một đoàn quân lính đánh thuê để giúp Nguyễn Ánh của Giám mục Bá Đa Lộc, và chúng ta cũng đã biết những hoạt động gián điệp của các Giám mục Gauthier, Retord, Huc, Pellerin, Puginier v..v..  Những tài liệu sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ thực chất những hoạt động "truyền giáo" của các thừa sai Gia Tô ngoại quốc, tâm cảnh và hoạt động tiếp tay cho giặc của những giáo dân Việt Nam, và từ đó chúng ta có thể suy ra những nguyên nhân cấm đạo hay bách hại giáo dân.
 1.  Trong cuốn “L'Empire Vietnamien Face à la France et à la Chine", bản dịch ra tiếng Việt, Nước Đại Nam Đối Diện Với Pháp và Trung Hoa, của Nguyễn Đình Đầu, Yoshiharu Tsuboi viết như sau:
    "Linh mục Louvet gợi lại việc phái bộ Montigny đã tới Đà Nẵng năm 1847 để diệu võ dương oai rồi thảm bại rút lui để lại bao khó khăn cho thừa sai và tín hữu.  Theo Louvet, phái bộ Montigny đã gây chuyển hướng trong tính cách của sự bách hại như sau: "...từ phạm vi tôn giáo chuyển sang phạm vi chính trị, người công giáo không chỉ nguyên thuần là một kẻ theo tà đạo, tự mình tách rời ra khỏi đời sống công dân và gia đình do chối từ việc thờ cúng tổ tiên, mà còn là bạn bè của người ngoại quốc, là kẻ phản bội và phản nghịch từng kêu gọi quân xâm lăng đến chiếm lĩnh nước mình."  Sự thật Louvet chỉ nhắc lại một lập luận mà giám mục Pellerin đã quảng diễn từ trước...
   Một  lập  luận  như vậy đánh dấu thật  rõ ràng sự thay đổi trong não trạng các thành viên hội Thừa Sai của Paris, vì lập luận ấy đã cho biết sự thật lịch sử: tại Việt Nam, nơi mà tinh thần hòa đồng tôn giáo đã thấm sâu vào xã hội, không có lý do gì, nhất là khi vẫn có trật tự xã hội, lại đi bách hại đạo công giáo với tính cách là một đạo giáo.  Đã từ lâu, điều làm cho người ta e ngại là sự hiện diện và hoạt động của các thừa sai bị coi như là những điệp viên của Tây phương có nhiệm vụ phá hại nền đạo đức và chính trị của nước Việt Nam.  Chúng tôi đã xem xét kỹ hoạt động của các thừa sai, bởi vì chúng tôi tin là hội thừa sai Paris và các giáo sĩ của hội này đã là những kẻ "dẫn đường" chính cho chính quyền Pháp tại Việt Nam"
 2. Trong cuốn Những Hội Truyền Giáo Hải Ngoại và Sự Xâm Nhập của Pháp Vào Việt Nam (Les Missions Étrangères et la Pénétration Francaise au Viet-Nam), Nicole-Dominique Lê viết:
    "Theo quan điểm của những nhà lãnh đạo Việt Nam  thì các thừa sai đã phạm tội thúc đẩy giáo dân bất tuân luật lệ quốc gia.  Từ bỏ những thờ phượng tôn giáo, những giá trị xã hội đã khiến cho họ sống ở ngoài lề của xã hội truyền thống.  Nhưng nghiêm trọng hơn là, người ta trách cứ các giáo sĩ và giáo dân đã tạo nên sự phân chia quốc gia thành 2 khối tôn giáo đối nghịch nhau." 14
    "Được thành lập một cách cuồng tín, những người Ki Tô Giáo Việt Nam đã có một ý thức giai cấp; họ tự cảm thấy tách biệt khỏi đại khối dân tộc, khác biệt và cao quý hơn, vì họ đã nhận được "ánh sáng của Thượng Đế."  Họ khinh miệt những người phi-Ki Tô, những người đã theo những nghi lễ "mọi rợ và mê tín".  Nhưng những người phi-Ki Tô cũng khinh miệt không kém những kẻ theo đạo, thường là xuất thân từ giai cấp hạ tiện, những người chẳng mất mát gì khi theo một tôn giáo khác, một tôn giáo từ chối gia tài của xứ sở.  Nhất là giai cấp văn thân càng ghét họ hơn, vì, không những họ từ bỏ những truyền thống tổ tiên, mà tệ hơn nữa, kêu gọi ngoại nhân đến với họ, xin ngoại nhân che trở và cho họ việc làm, hầu hạ và phục tùng ngoại nhân như là các ông chủ duy nhất.  Về phía Gia-Tô giáo, họ không làm gì để xóa bỏ hay ít ra là làm giảm bớt cái tiếng xấu của họ, trái lại, khi chắc rằng người Pháp sẽ ngự trị ở ngoài Bắc, và tin rằng thời cơ của họ đã tới, họ đã phạm nhiều sự lạm dụng không thể tha thứ được."  15
 3. Trong cuốn Trung Kỳ - Bắc Kỳ 1885-1896 (Annam-Tonkin 1885-1896), Charles Fourniaux viết:
    "Căn bản của lực lượng này (với mục đích đồng hóa toàn phần dân chúng để tạo một "Đông Dương của Pháp", bằng cách phá hoại văn minh cổ truyền và những văn thân gìn giữ nền văn minh này) nằm trong 600,000 giáo dân Thiên Chúa Giáo mà các thừa sai là những ông chủ tuyệt đối.  Họ sống trong các làng mạc hoặc phần làng mạc riêng biệt, vì các thừa sai nhất định bảo vệ họ để khỏi bị ảnh hưởng xấu của người "Lương" và người Âu châu.  Nhưng nhất là vì niềm tin và tác phong của họ đã làm cho đồng bào của họ coi họ như là  những kẻ  bội giáo và phản bội quốc gia.  Họ không còn trung thành với sự thờ cúng tổ tiên, không tôn trọng những lễ lạc cổ truyền và phong tục tập quán.  Thật vậy, có phải là từ những năm 70 họ đã chẳng là những "nội ứng của Pháp", làm tình báo cho kẻ thù và giúp đỡ kẻ thù, và cung cấp đa số trợ quân cùng những kẻ phản bội quốc gia khát máu như tên Trần Bá Lộc?16
     (Trần Bá Lộc là tên tay sai Gia-Tô đắc lực nhất của Pháp trong sự đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở miền Nam, nổi tiếng là tàn bạo và tham lam.  Leo từ lính cơ của Pháp lên tới tri phủ (1886) hắn đã "chặt nhiều đầu" kháng chiến quân, chính hắn viết như thế, và còn bắt bớ những người có liên hệ với kháng chiến để tống tiền dưới hình thức "bồi thường", được Pháp khen thưởng Bắc Đẩu Bội Tinh hạng 3: theo tài liệu A30 (75), hộp 19, Thư Khố Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại.)
 4. Trong cuốn Việt Nam Chiến Sử, tác giả Phạm Văn Sơn viết:
    "Dưới mắt Vua Minh Mạng các tu sĩ Tây phương ngoài việc truyền giáo còn là những gián điệp lợi hại nhất của  đế quốc và các tàu buôn cùng sứ thần của họ cũng có những công tác bí mật, vậy "kính nhi viễn chi" là hơn."
 5. Trong cuốn The Vietnam Response to French Intervention, 1862-1874 của  Mark W. McLeod, chúng ta có thể đọc được những đoạn sau đây:
       "Nguyên tắc của Vua Minh Mạng để đối phó với những người Gia Tô Việt Nam  như sau: trước hãy giáo dục sau mới dùng đến hình phạt.  Như vậy, các viên chức trước hết phải khuyên hóa những người Gia Tô để cho họ tỉnh ngộ và hối cải những tội ác của họ.."  "Sau đó, những đạo dụ khắc nghiệt hơn được ban hành mỗi khi Vua Tự Đức phải đối diện với bằng chứng là các giáo sĩ Gia Tô và các giáo dân dính líu vào những cuộc nội loạn hay đứng về phía một quyền lực ngoại quốc." 17
  6. Trong cuốn La Place du Catholicisme dans les Relations Entre la France et le Vietnam, de 1851 à 1870, nhà trí thức Gia Tô Étienne Võ Đức Hạnh viết:
    "Dưới triều Vua Tự Đức, một số lớn tín đồ Gia Tô Việt Nam làm tình báo cho Pháp...Dưới triều Tự Đức, do sự xúi dục của các giáo sĩ, người Ki Tô Giáo và phi-Ki Tô, âm thầm hoặc công khai, chống đối lại vị Vua tại vị hơn là nhà Nguyễn vì nhiều lý do...Chỉ có một điều khác biệt: người Ki Tô Giáo có cùng chung mục tiêu với nước Pháp, còn người phi- Ki Tô thì không."  18
 7. Trong cuốn French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam,  1857-1914,  Patrick J. N. Tuck viết, trg. 28:
    "Xét về toàn bộ, truyền thống tôn giáo Việt Nam là một truyền thống dễ hấp thụ, pha trộn, để cho con người có thể theo nhiều con đường khác nhau đi đến chân lý.
   Đối ngược với điều trên, những  điều tự nhận của Ki Tô Giáo về một tâm linh duy nhất thật là phi lý  và kỳ cục đối với người Việt Nam.  Ngoài ra, chiến thuật dụ người vào đạo của các thừa sai có tính cách xâm nhập độc chiếm.  Ảnh hưởng xã hội và chính trị của sự truyền đạo này có tính cách  phá hại cao độ.  Chính điều này đã gây nên thái độ thù nghịch trong giới sĩ phu cũng như trong đại chúng"
   "Theo quan điểm của người Việt Nam, những sự tàn sát tín đồ Ki Tô Giáo không chỉ là một biểu thị của sự hoang mang  chính trị.   Nó  có một  mục đích  thực tế là đánh thẳng vào một chiều kích đáng kể trong nỗ lực quân sự của Pháp.  Về phần Pháp, sau những do dự ban đầu (Tài liệu 106), đã tận dụng những tín đồ Ki Tô Việt Nam như là các trợ quân trong cuộc chiến.  Những tín đồ Ki Tô Việt Nam được sử dụng làm cu-li, thông ngôn và lính chiến đấu; và giáo dân Việt Nam đã góp tiền tổ chức những lực lượng riêng thí dụ như "đoàn quân Joseph" khoảng 7000 người..  Thật vậy, như Giám mục Puginier đã vạch rõ, Giáo dân rất hữu dụng trong việc lấy tin tức tình báo quân sự về những sửa soạn của kháng chiến quân Việt Nam và về sự chuyển quân của quân Trung Hoa (Tài liệu 116).  Một đạo luật chống Ki Tô mà Thuyết (Tôn Thất) ban ra năm 1885 xác nhận là chính cái nhiệm vụ lấy tin tức tình báo này của những cộng đồng Ki Tô mới thật là đáng sợ (Tài liệu 113)."  19
    Những tín đồ Gia Tô Việt Nam hợp tác và làm tay sai cho quân xâm lăng Pháp, ngay từ ngày đầu cho tới ngày cuối,  nay đã là những sự kiện lịch sử không ai có thể phủ nhận.  Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong cuốn viết về giai đoạn lịch sử Việt Nam trên của Mark L. McLeod, Ibid., trg. 45-47:
    "Vai trò của những tín đồ Gia Tô trong cuộc xâm lược của liên quân Pháp - Tây Ban Nha là gì?..Sự thực là, theo những tài liệu lưu trữ trong văn khố Pháp thì, ngay từ tháng 9, 1858, nhiều toán tín đồ Gia Tô Việt Nam đã tới liên lạc với những đoàn quân chiến đấu của Tây phương.  Rigauld de Genouilly (tướng chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha ở Đà Nẵng; TCN) đã họp họ lại thành hai chi đội và huấn luyện họ trong một doanh trại ở Tiên Trà.  Một trong hai chi đội trên  chiến đấu sát cánh với quân Pháp - Tây Ban Nha ở Đà Nẵng, còn chi đội kia di chuyển xuống miền Nam, dự phần chiếa đấu trong cuộc xâm lược "lục tỉnh" và họ đã dự trận Kỳ Hòa.  Sau trận Kỳ Hòa, những lính chiến đấu Gia Tô Việt Nam đã phục vụ những người Tây phương ở Đà Nẵng tiếp tục phục vụ người Pháp, làm lính chiến, thông ngôn, cu-li và thám báo,  trong  những vùng chiếm được ở miền NamVì những dịch vụ này, họ được Đô Dốc - Toàn Quyền  de la Grandière ban thưởng cho một số đất quanh vùng Sài-gòn.
   Trong cuộc xâm lược của liên quân Pháp - Tây Ban Nha từ 1858 đến 1862, những biện pháp cấm đạo của Vua Tự Đức càng ngày càng khắc nghiệt và dễ hiểu.  Đó chính là vì Triều đình Huế tin rằng những tín đồ Gia Tô Việt Nam đã hỗ trợ những đoàn quân xâm lăng.  Những đạo Dụ trong thời chiến này thường nhằm mục đích ngăn cản những tín đồ Gia Tô Việt Nam liên lạc với những lực lượng Pháp - Tây Ban Nha.  Thí dụ, một đạo Dụ ban hành vào tháng 5, 1859, nêu rõ rằng, khi nghe tin thành Saigon thất thủ, những tín đồ Gia Tô Việt Nam ở miền Nam đã lợi dụng tình thế để khủng bố người "lương" hay "tốt" (nghĩa là, người phi- Gia Tô) và đi làm "tay sai và mật thám cho Tây Dương "
.. Theo quan niệm của Vua Tự Đức thì sự khắc nghiệt của những đạo Dụ cấm đạo trong thời chiến  rất là chính đáng, vì những tín đồ Gia Tô Việt Nam "đã mang người Tây Dương vào trong xứ sở."
...Với những tài liệu hiện hữu, chúng ta chỉ có thể kết luận là triều đình nhà Vua tin rằng những tín đồ Gia Tô đã giúp đỡ quân đội Pháp và Tây Ban Nha, và triều đình không hẳn là hoàn toàn sai lầm trong nhận thức này. Do đó, những đạo Dụ chống Gia Tô quá khắc nghiệt của Vua Tự Đức trong thời chiến chỉ nhằm mục đích ngăn ngừa tín đồ Gia Tô bản xứ khỏi phối hợp cới những lực lượng xâm lược."  20
    Đọc lại lịch sử Việt Nam trong giai đoạn Francis Garnier chiếm thành Hà Nội và các tỉnh lân cận như Phủ Lý, Nam Định, Hải Dương v..v.. chúng ta sẽ thấy sự thực về vai trò cộng tác, tiếp tay, hỗ trợ của giáo dân Gia Tô Việt Nam cho những đoàn quân xâm lăng ngoại quốc như thế nào.  Mark W. McLeod, Ibid.,  trg. 114-122:
    "Bản chất và mức độ hỗ trợ những đoàn quân viễn chinh Pháp của những tín đồ Gia Tô là như thế nào?
   Những thư từ liên lạc và phúc trình của Balny và Harmand. được Garnier phái đi chinh phục nhiều tỉnh lỵ và những điểm trọng yếu trong miền đồng bằng, cho chúng ta thấy một kiểu hỗ trợ đáng kể của những tín đồ Gia Tô bao gồm - nhưng không chỉ giới hạn ở - những nhiệm vụ hành chánh và quân sự.  Những nguồn tài liệu này  cũng cho chúng  ta thấy một  kiểu xoay sở lẫn nhau giữa các sĩ quan Pháp và các thừa sai Gia Tô với kết quả là những kẻ "tình nguyện" thường cũng được lợi bằng hay hơn những sĩ quan Pháp.
... Để giúp chúng ta hiểu rõ hơn, chúng ta hãy xét tới những hành động của Balny tại Phủ Lý và Hải Dương và của Harmand ở Nam Định, và nhấn mạnh đến sự liên hệ giữa Bộ Truyền Giáo Gia Tô và các lực lượng quân sự Pháp.  Sự phân tích những hành động này cho thấy, trong những cuộc tấn công vào những cứ điểm của chính quyền Việt Nam, quân đội Pháp đã nhận được một mức độ hỗ trợ rất đáng kể từ những thừa sai và những tín đồ Gia Tô Việt Nam.  Hơn nữa, những phương pháp mà các sĩ quan Pháp và những cộng tác viên Gia Tô dùng tuyệt đối không thể coi là có đạo đức cao theo những tiêu chuẩn đương thời của ngay chính họ, vì những phái bộ truyền giáo Gia Tô đã dùng sức lao động (của tín đồ Gia Tô bản xứ; TCN), tài nguyên, và tin tức tình báo, đổi lấy hậu thuẫn của Pháp để thực hiện sự tàn sát liên miên người "lương", mạo phạm những công trình xây dựng của Phật Giáo, thiêu hủy những làng mạc phi-Gia Tô, và cướp bóc những thành phố của nhà Vua.  Sự cộng tác với chủ nghĩa đế quốc Pháp của những tín đồ Gia Tô thường không được các sử gia nhận biết đầy đủ, nhưng đó chính là một yếu tố đáng kể góp phần thắng lợi cho Pháp ở Bắc Kỳ."  21
   Trong cuốn sách của Mark W. McLeod và trong nhiều cuốn khác, có rất nhiều chi tiết về sự cộng tác của những tín đồ Gia Tô Việt Nam với đầy đủ tài liệu. Tôi không thể đưa hết vào trong cuốn sách này vì nó quá chi tiết và dài, cho nên chỉ có thể đưa ra những nét đại cương.  Tuy nhiên, chúng ta có thể nêu ra đây một thí dụ điển hình: nguyên nhân thất thủ trung tâm kháng chiến Ba Đình, do Linh Mục Trần Tam Tĩnh viết trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm:
     "Cho tới khi chết ngày 25 tháng 4/1892, giám mục Puginier đã hoạt động không ngưng nghỉ ngày nào để củng cố địa vị của nước Pháp tại xứ ông đã nhận là quốc gia mới.  Người ta còn giữ được mấy chục bản ghi chú và những tin tức tình báo có mang chữ ký của ông trong những Văn Khố của Bộ Thuộc Địa.  Một phần nhờ vào các tin tức tình báo của giám mục mà quân Pháp có thể dẹp tan quân đội kháng chiến của Việt Nam.  Trung tâm kháng chiến khốc liệt nhất là ở Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng.  Đó là một làng được tăng cường bởi một vòng đai lũy tre, những ụ kháng chiến, những hầm trú ẩn, và một hệ thống hầm giao thông được xếp đặt một cách tinh vi.  Để "bình định" làng này, quân đội Pháp đã kéo tới 2,250 binh sĩ với 25 khẩu đại bác, 4 tàu chiến dưới sự chỉ huy của đại tá Metzinger.  Cuộc tấn công của Pháp ngày 18 tháng 12/1886 bị đẩy lui.  Quân Pháp bao vây  để  tìm  kiếm  một chiến thuật mới.  Sung sướng thay cho họ, một sĩ quan trẻ, đại úy Joffre (sau này trở thành thống chế nổi tiếng của Pháp trong đệ nhất Thế Chiến), đã nghĩ đến việc cầu sự trợ giúp của Trần Lục, cha xứ Phát Diệm và là Phó Tướng đặc trách bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tịnh.  Trần Lục, được giám mục Puginier ban phước lành, và mang 5000 giáo dân Gia Tô  đến giúp quân Pháp.  Và Ba Đình bị thất thủ."
     Từ những tài liệu dẫn chứng ở trên, chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa là, nếu không có những hành động nội ứng, tiếp tay với một mức độ đáng kể của tín đồ Gia Tô Việt Nam thì chưa chắc Pháp đã lập nổi nền đô hộ ở Việt Nam trong gần 100 năm.  Điều này, chúng ta có thể thấy rõ ràng trong một văn kiện có tính cách  khẳng định sau đây của chính Giám mục Puginier, được trích dẫn trong cuốn Catholicisme et Sociétes Asiatiques của  Alain Forrest và Yoshiharu Tsuboi:
   "Giám Mục Puginier viết rằng: "Không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gẫy hết càng.  Thí dụ như vậy, tuy tầm thường mộc mạc nhưng không kém phần chính xác và mạnh mẽ.  Thật vậy, không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo, người Pháp sẽ bị bao vây bởi toàn là kẻ thù; họ sẽ không thể tin cậy vào một ai; họ sẽ chỉ nhận được những tin tức tình báo sai lầm, cung cấp với ác ý để phá hoại tình thế của họ; họ sẽ bị đẩy vào  tình trạng không  thể hoạt động  được gì và sẽ phải hứng chịu những thảm họa thực sự một cách nhanh chóng.  Địa vị của họ ở đây sẽ không giữ nổi được nữa, và họ sẽ bị buộc phải rời khỏi xứ, nơi đây quyền lợi và ngay cả sự hiện diện của họ sẽ bị nguy hại."  22
    Trên đây chỉ là vài tài liệu trong kho tàng tài liệu rất phong phú hiện hữu.  Từ những tài liệu trích dẫn  trên chúng ta có thể thấy rõ nguyên nhân của việc cấm đạo trong thế kỷ thứ 19 tại Việt Nam, tuyệt đối không phải vì lý do tôn giáo, không phải vì những tín đồ Gia Tô Việt Nam theo một đạo mới, mà cũng chẳng phải vì Vua, Chúa cùng các sĩ phu ganh ghét hay đố kỵ những thừa sai Gia Tô  ngoại quốc hay những kẻ  tân tòng bản địa.  Một số trí thức Gia Tô luôn luôn có luận điệu cho rằng các Vua triều Nguyễn đã bách hại những tín đồ Gia Tô chỉ vì họ đã theo một cái đạo cao quý, hoặc những người ngoại đạo ganh ghét hay đố kỵ Gia Tô La Mã Giáo.  Thí dụ, Linh mục Phan Phát Huồn, viết cuốn Việt Nam Giáo Sử với tất cả những sự gian manh trong đó mà ngay từ 1993, Karen Bui đã phê bình cuốn Gian Sử trên như sau trên diễn đàn SCV, ngày 10 tháng 8, 1993:
    LM Phan Phát Huồn viết quyển sách này chẳng với một chủ đích nào khác là xuyên tạc lịch sử để chạy tội đã giúp quân Pháp xâm chiếm Việt Nam của các thừa sai Pháp và Giáo hội Thiên chúa giáo Việt Nam.
   Bằng giọng điệu hận thù, ganh ghét, ngạo mạn, kiêu căng, LM Huồn đã nhục mạ Vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, vu khống bôi nhọ các tu sĩ Phật Giáo và đồng bào lương giáo, lên án phong trào “Bình Tây Sát Tả” của giới sĩ phu Văn Thân, xuyên tạc cuộc cách mạng của những anh hùng áo vải Tây Sơn
   Kể lại hàng trăm câu chuyện người TCG bị bách hại, nhiều chỗ còn bi thảm hóa câu chuyện đến độ khó tin, nhưng tuyệt nhiên không hề tiết lộ một mảy may những hành động phản quốc của người TCG, đã cấu kết với thực dân Pháp, bán nước cho giặc ngoại xâm, áp bức dân lành, mở mang nước Chúa một cách hung hãn, nô lệ hóa cả dân tộc dưới bàn chân sắt của quân viễn chinh Pháp hòng thực hiện tham vọng biến Việt Nam thành một nước TCG, con dân nước Pháp tại phương Đông.
    Đọc lịch sử Gia Tô Giáo xâm nhập Việt Nam và bản chất những người Việt Nam theo Gia Tô Giáo, chúng ta thấy những lời phê bình trên không sai một mảy may.  Những tài liệu trích dẫn trong một phần sau sẽ chứng minh điều này..
    Theo sự phê bình của Giáo sư sử học Mark W. McLeod trong cuốn The Vietnam Response to French Intervention, 1862-1874 thì cuốn Việt Nam Giáo Sử của Linh Mục Phan Phát Huồn hoàn toàn dựa theo những nhà viết sử thực dân và những giáo sĩ thừa sai chuyên xuyên tạc, phóng đại và bi thảm hóa vấn đề cấm đạo dưới Triều Nguyễn cho nên chứa nhiều chi tiết sai hẳn sự thực.  Lẽ dĩ nhiên, cuốn sử của  Phan Phát Huồn thì không thể kể là có giá trị nào đáng kể,  vì những sự kiện và quan niệm cá nhân viết trong đó chỉ có giá trị khi chúng không thể bị phản bác bởi những công cuộc khảo cứu hiện đại của nhiều người khác về cùng những vấn đề.  Chúng ta hãy lấy một thí dụ. 
   Theo McLeod, trang 89-90, thì Linh Mục Phan Phát Huồn đã ngụy tạo ra một chiếu chỉ của Vua Tự Đức cho rằng nhà Vua thú nhận là đã bị các quan đại thần chống đạo lừa dối [He had been the dupe of the anti-Catholic mandarins] và ngỏ ý hối tiếc và tỏ lòng kính ngưỡng những người Gia Tô Giáo [In about 1865, Phan Phát Huồn asserts, Tu Duc issued an edict in which he declared his admiration for the Vietnamese Catholics’ fidelity both to their religion and to the Vietnamese State].  Giáo sư McLeod phê bình:
     Sự chính xác của tài liệu đó thật là khả nghi vì nó không phù hợp với thái độ của Vua Tự Đức trong những chiếu chỉ đích thực của nhà Vua trước cuộc chiến và trong cuộc chiến [uncharacteristic of the Tu Duc Emperor’s attitudes as they can be seen in pre-war and wartime documents of his certain authorship].  Điều này làm cho Phan Phát Huồn phải mang một gánh nặng để chứng minh.  Nhưng ông ta đã không chứng minh được; ông ta không nêu lên một nguồn xuất xứ nào của tài liệu đó [This he does not do; he cites no source for the document]  McLeod còn phân tích một số thành ngữ dị thường (linguistic anomalies) mà Phan Phát Huồn dùng không hợp với thời đại.  Trong văn kiện đó tác giả Phan Phát Huồn gọi đạo Gia Tô là “Công giáo” và người Gia-Tô là “người Công giáo” .  Chúng ta biết rằng, các Vua triều Nguyễn đều coi Gia Tô Giáo là một tà giáo, cho nên không có chuyện gọi Gia Tô Giáo là Công giáo trong thế kỷ 19.  Sau khi phân tích ý nghĩa của từ “Công giáo”, Giáo sư McLeod nhận định:  Do đó, “Công giáo” là một từ ngữ mới tự gọi, dùng bởi những người Gia Tô Việt Nam và những người có thiện cảm với họ; từ miệng của một ông Vua Việt Nam trong thế kỷ 19 là một sự sai niên đại vô nghĩa [Therefore, Cong giao is a modern self-appellation employed by Vietnamese Catholics and those sympathetic to them; in the mouth of a 19th century Vietnamese emperor the term is an absurd anachronism].
    Chúng ta hãy đọc một tài liệu của Patrick J. N. Tuck về ngôn từ của Vua Tự Đức trong một chiếu chỉ để thấy rằng LM Phan Phát Huồn đã gian manh như thế nào khi đặt vào miệng Vua Tự Đức những lời ca tụng giáo dân “Công giáo” [sic]:
 Tuck, trang 23:  Vua Tự Đức: Chiếu chỉ cấm đạo Kitô 30 tháng 3 năm 1851:
Chiếu chỉ
   Giáo lý của Giêsu có nguồn gốc từ những người Châu Âu. Nó ngăn cấm sự thờ cúng tổ tiên và thần linh. Để làm người ta lạc hướng và u mê, nó nói về Trời và nước Thánh. Biết rõ luật pháp của nước ta không dung thứ được giáo lý độc ác ấy, những kẻ sản sinh nó đã đưa ra hình ảnh một Giêsu bị hành hình, là thầy của họ, để dụ dỗ những kẻ ngu muội và làm cho họ đối đầu với cái chết mà không sợ sự sợ hãi, ăn năn. Thật là một ảo tưởng tệ hại! Thật là một nỗi ám ảnh lạ kì.
    Chúng ta thấy rõ sự gian manh của Linh mục Phan Phát Huồn khi viết cuốn Việt Nam Giáo (Gian) Sử.  Để chứng minh thêm, sau đây chúng ta hãy phân tích một  câu của Linh mục Phan Phát Huồn trong cuốn Việt Nam Giáo (Gian) Sử với mục đích hạ thấp những bậc xuất gia trong Phật Giáo như sau, trg. 220:
    "Người Công giáo lúc ấy lại được tự do hành đạo, nên nhiều người nghèo khó cũng như giàu sang theo đạo công giáo.  Phong trào theo đạo ấy đã làm cho các thày Sư ghen tuông các linh mục, các thày xúi người lương ghét đạo."
    Viết như vậy Linh mục Phan Phát Huồn đã để lộ một tâm cảnh cuồng tín, tổng hợp của đần độn và huênh hoang, phản ánh một kiến thức nghèo nàn về chính đạo của ông và lẽ dĩ nhiên, một sự hiểu biết rất hạn hẹp về Phật Giáo.  Những tài liệu từ Văn Khố Hải Ngoại Pháp cho thấy tầng lớp tân tòng Việt Nam thuộc hạng cặn bã trong xã hội, và các giáo sĩ thừa sai cũng là những tên thực dân vô đạo đức như một số tài liệu sau đây sẽ chứng tỏ.  Người Lương ghét đạo không phải là bị các sư sãi xúi, mà là vì thấy những người theo Gia Tô Giáo là những tên Việt gian phản quốc, làm tay sai cho thực dân Pháp, dựa thế Pháp và các giáo sĩ thừa sai để làm nhưng hành động bất lương, phi luật pháp, không thể chấp nhận được.
    Thật vậy, nhận xét trên sẽ được chứng minh trong sự  phân tích đại cương vấn đề để xem Linh mục Huồn dùng từ "ghen tuông" có khớp không? Ghen tuông hay đố kỵ có nghĩa là ghen ghét vì mình không bằng người ta, thèm muốn những cái người ta có mà mình không có được.  Vậy thì, người Phật tử, Tăng cũng như tục nói riêng, Phật Giáo nói chung, đố kỵ người GiaTô hay GiaTô La Mã Giáo ở chỗ nào?  Muốn xét về một tôn giáo thì người ta thường xét đến tư cách của Giáo Chủ, giáo lý,  thành phần tín đồ,  và những  phúc lợi  mà  tôn giáo đó đã đem tới cho nhân loại.
    Về tư cách của giáo chủ thì chúng ta hãy đọc lời sau đây của Bertrand Russell, một thiên tài toán học và triết lý, đã được giải thưởng Nobel năm 1950:
    "Xét về trí tuệ hay đức hạnh tôi không thể nào cho rằng Đức Ki-Tô cũng cao cả như vài người khác được biết trong lịch sử.  Tôi nghĩ rằng, về trí tuệ hay đức hạnh, tôi phải đặt Đức Phật và Socrates lên trên Đức KiTô."  23
    Nếu tôi đọc những chuyện trong Thánh Kinh về cách Đức KiTô đối xử với cha mẹ, anh chị em, về những lời nguyền rủa của Đức KiTô đối với những người không tin theo ngài là sinh ra từ đồ rắn độc, dạy đệ tử mang họ ra giết ngay trước mặt ngài, và ngay cả lời nguyền rủa  một cây sung vô tri vô giác để cho nó chết héo queo chỉ vì cây không ra trái lúc trái mùa để cho ngài sơi cho đỡ khát, và gọi một người đàn bà không phải là dân Do Thái là chó khi bà này đến khẩn nài ngài chữa bệnh cho con gái v...v..., thì tôi bắt buộc phải đặt Đức KiTô dưới hàng triệu người khác về vấn đề đạo đức.
   Vậy, về vấn đề giáo chủ, có gì để Phật Giáo phải đố kỵ với GiaTô Giáo?  Ngày nay, chúng ta đã biết là các học giả Tây phươngnghiên cứu Tân Ước đã kết luận là: “Giê-su chẳng qua chỉ là một người thường, sống với một hoang tưởng, tự cho mình là đấng cứu tinh của dân tộc Do Thái, chỉ dân tộc Do Thái mà thôi”.  Họ đã dạy cho giới linh mục, mục sư điều này nhưng những vị chăn chiên này vẫn dấu kín sự kiện trên trước đám tín đồ thấp kém ở dưới để duy trì những quyền lợi vật chất cũng như tinh thần trước đám tín đố.  Cho nên, trong thực tế, những người không phải là Do Thái, thí dụ như người Việt Nam, mà tin vào Giê-su là tin vào “một cái bánh vẽ trên trời”, từ của Mục sư Ernie Bringas: A-Pie-In-The-Sky.
    Về phương diện giáo lý thì ai cũng biết giáo lý bắt nguồn từ kinh điển của mỗi tôn giáo.  Ki-Tô Giáo thì có cuốn Thánh Kinh gồm Cựu Ước và Tân Ước.  Phật Giáo thì có Thiên Kinh Vạn Quyển.  Kinh điển Phật Giáo thì nhiều và rộng vô chừng nhưng tất cả đều nhất quán, dẫn dắt con người bằng những con đường khác nhau nhưng cùng đi tới mục đích tối hậu là giác ngộ qua sự tu tập bản thân bằng bi, trí, dũng.  Đặc biệt là trong kinh điển Phật Giáo ta không hề thấy những chuyện tàn ác, giết chóc, dâm loạn v..v...  Trái lại trong cuốn được gọi là Thánh Kinh thì đầy rẫy những chuyện ác độc, vô luân, chiến tranh, chém giết, tàn sát tập thể và những giáo lý mâu thuẫn cùng cực v..v.., như đã được trình bày trong Chương V, ngoài những chuyện hoang đường “không thể tin được” của thời bán khai.
    Vậy về vấn đề giáo lý, có gì để Phật Giáo phải đố kỵ với GiaTô La Mã Giáo?
     Về phương diện hành trì giáo lý thì chúng ta đã biết lịch sử của GiaTô LaMã Giáo đã mang tới bao nhiêu bất hạnh cho nhân loại qua 1000 năm của thời kỳ đen tối (Dark Ages) ở Âu Châu với 9 cuộc Thánh Chiến, 400 năm của các tòa án xử dị giáo, và mang tới cho các dân tộc ở Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh, Nam Mỹ, Á Châu qua chính sách thực dân đế quốc, trong khi sự bành trướng  của Phật Giáo  trên thế giới  từ 25 thế  kỷ  trước, qua phương pháp truyền đạo hòa bình và chuyển hóa,  không hề làm đổ một giọt máu . 
   Vậy về phương diện hành trì có gì Phật Giáo phải đố kỵ với GiaTô LaMã Giáo?
    Về phương diện tín đồ, theo nhận xét của Malachi Martin, nguyên giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh ngay tại Vatican, trong cuốn The Keys of This Blood thì:
    "Tự bao giờ, Gia Tô Giáo chỉ nảy nở trong đám dân chúng nghèo khổ và ít học."  24
    Cùng một ý tưởng, Adrian Pigott viết trong cuốn Freedom's Foe - The Vatican:
    "Họ (giáo dân) được nuôi nấng trong cái mà Tiến Sĩ Barnado gọi là "Bóng tối dày đặc của ý thức hệ La Mã".. Thất học luôn luôn thịnh hành trong các nước theo Gia Tô La Mã Giáo - nhờ đó mà tập đoàn linh mục có thể nảy nở"  25
 và  Toàn Quyền  Đông Dương J. L. de Lanessan,  cách đây hơn 100 năm, trong cuốn Les Missions et leur Protectorat, trích dẫn bởi Patrick J. N. Tuck, cũng đưa ra một nhận xét như sau:
    "Thật ra, trong hơn 2 thế kỷ mà các Hội Truyền Giáo Gia Tô hoạt động ở Trung Hoa và bán đảo Đông Dương, có lẽ họ không cải đạo được quá 10 học giả.  Toàn thể giới cầm quyền có học của dân chúng đã tránh né sự truyền đạo của họ.  Đại cương thì các nhà truyền giáo chỉ tuyển mộ được tín đồ trong những giai cấp thấp nhất, và phần lớn là những kẻ, vì lý do này hay lý do khác, đã bị xã hội An-Nam ruồng bỏ.26
    Vậy về phương diện thành phần và khả năng hiểu biết của những tín đồ, Phật giáo có gì mà phải ghen tuông với Gia Tô La Mã Giáo?  Gia Tô La Mã Giáo có nên cảm thấy hãnh diện vỉ những tín đồ của mình thuộc thành phần nào trong xã hội không?
   Phải chăng những tín đồ Gia Tô như Phan Phát Huồn chỉ là những người ngu đạo, nhắm mắt tin theo những lời tuyên truyền giả dối hoàn toàn sai sự thực của Giáo hội, và Gia Tô La Mã Giáo quả nhiên đã chỉ nảy nở nơi những người mà đầu óc không có bao nhiêu suy luận. 
   Để có một cái nhìn chính xác về tư cách đạo đức của các giáo sĩ thừa sai, các “Chúa thứ hai”, và của các con chiên Việt Nam, chúng ta hãy đọc thêm vài tài liệu.
    Trong cuốn French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam,  1857-1914,  Patrick J. N. Tuck viết, trang 179:
 Camille Paris: "Nô lệ của Chúa Giêsu" 14 tháng ba 1907
Tất cả hai mươi thiếu niên người Annam này đều xuất thân từ một trường đào tạo nô lệ tên là Thánh Hài đồng Gò Thị, nằm ở ngoại ô Qui Nhơn... (Chúng được lập thành một đoàn để gởi lên miền núi Giarai). Ở đó chúng bị coi như những tội nhân khổ sai và phải làm ruộng cho các ông chủ là các vị thừa sai và khi thân xác bé nhỏ mệt  mỏi và đau khổ của chúng cuối cùng tìm được sự yên nghỉ trong cái chết, sau khi  đã bị bệnh sốt rét hành hạ, thì cha Salomé, Giám đốc trường Thánh Hài đồng Gò Thị, đồng thời cũng là người quản lý cái nhà xác này, sẽ tuyển vào đó các trẻ em khác.
Chính nhờ những kẻ còn sống sót trong con đường tuyển mộ người đáng xấu hổ này, mà trong ba mươi năm qua, Nhà Chung Công giáo tại Trà Ngao, với đại bản doanh ở Kontum, đã có được 2000 nông nô dưới quyền mười tám linh mục người Pháp.
Như thế Hội Truyền giáo tại Kontum hiện đang nô lệ hoá khoảng 2000 người, do người của hội mua hoặc đánh cắp được trong số những người man rợ, mà họ vẫn thường giao dịch buôn bán nô lệ. Những người này được dùng để mở  rộng điền sản của Hội. Thế mà chính quyền chưa bao giờ can thiệp để chặn đứng cái việc "từ thiện" tội lỗi này. Và cả các đồng bào chúng ta ở Pháp, những người có thể bất bình, khi một công dân bình thường đánh đòn một đứa bé giúp việc, lại vẫn im lặng trước các tội ác cố tình này, chỉ vì những người phạm tội là linh mục... Cần có một viên chức khôn ngoan, hăng say, có tư tưởng tự do và tận tuỵ với nhiệm vụ to lớn là tổ chức lại vùng đất man di và giải phóng dân ấy cư ngụ tại Kontum, ngay trung tâm sào huyệt này của các Thừa sai và trực tiếp nằm quyền quản trị, các cộng đoàn công giáo, nhân danh một nước cộng hoà, đến giải phóng, và nhân danh nhân quyền, những điều còn cao cả hơn nhiều so với Kitô giáo... (Camillé Paris, Les Négriers de Jésus, Le Courier d'Haiphong, 14 tháng ba 1907)
    Trang 180: Ông Loye, Hội trưởng chi hội Tam điểm (Réveil d"Orient) tại Sài Gòn, gởi Hội trưởng Tổng hội Đồng phương. Sài Gòn ngày 26 tháng năm 1907:
 Hội truyền giáo đang hoạt động nhằm nắm quyền chủ động tại thành phố và nơi nào cũng có điệp viên của họ. Kết quả của cuộc bầu cử hội đồng thành phố Sài gòn, cũng sẽ y như kết quả cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới, vì thế chúng ta có thể có lý do để lo ngại. Hội truyền giáo hiện rất giàu có, thế mà chúng tôi chỉ có lắm thiện chí và lòng nhiệt thành của người đảng viên Cộng hoà. Nhưng điều đó không đủ, hãy giúp đỡ chúng tôi. (Đính kèm).
Biên bản cuộc họp long trọng của chi hội Tam điểm (Réveil d'Orient) tại Sài Gòn vào ngày 4 tháng 5 năm 1907.
Kiến nghị như sau:
Rằng thật đau lòng mà phải nhắc lại một lần nữa sau nhiều lần đã lớn tiếng cảnh giác, không những về sự vô ích và nguy hiểm của những người mặc áo đen hiện diện tại xứ này, mà còn về mối nguy hiện nay của việc không áp dụng các đạo luật bài giáo  sĩ như ở tại nước Pháp. Bằng điều đầu sao cũng cần thiết và cấp bách   phải nói và lập lại, là hội Thừa sai ở Đông dương sở hữu các ruộng lúa tốt nhất và các khoảnh đất màu mỡ nhất, với số lượng rất lớn các tài sản như vậy, và số lợi tức không lô do đất đai mang lại, ngoài chi phí lao động rất nhỏ, đều chui vào ngân quĩ đen của Vatican để nuôi dưỡng đội quân thù địch chống nước Cộng hoà thân yêu của chúng ta và sự tiến bộ...
Rằng... Chính phủ tại xứ   thuộc địa Đông dương hãy tước bỏ quyền hạn mà vị Giám mục và cha sở Sài gòn, cũng như hết thảy các cha sở và các Nhà chung khác trong xứ với một tình trạng giống nhau hiện đang được hưởng, đồng thời chuyển các quyền hạn ấy sang cho thuộc địa hoặc các thôn làng, để sử dụng như thế nào cho cho có vẻ thoả đáng. (Thư viện quốc gia, Paris Fonds Maconni que. Fonds du Grand, Rés. FM2142. "Sài gòn Réveil d'Orient")
   Trích bài diễn văn do hiền huynh Serres, Hội trưởng Tổng Hội Đông phương La libre pensée d'Annam đọc ngày 12 tháng mười 1907.:
 
Thế nhưng quí bạn có thể hỏi, làm thế nào mà các Nhà chung đã chiếm được số tài sản và số dự trữ (tư bản) có vẻ như để yểm trợ cho Giáo hội ở Pháp và các quan chức của Vatican?
Làm thế nào ư? Thật đơn giản. Chỉ trừ một ít trường hợp ngoại lệ, còn tất cả các Thừa sai đều có dính líu đến nông nghiệp và cho người bản xứ vay tiền. Vì thế để tạo ra một mớ hổ lốn không ai hiểu nổi, mỗi linh mục khi đến thuộc địa này, đều lấy một tên theo tiếng bản xứ và mọi giao dịch thương mại của linh mục ấy đều được thực hiện bằng cái tên này, hoặc bằng tên của một trong các con chiên của mình. Người linh mục bản xứ, khi nhập dòng sẽ bán hết tài sản của mình và nộp tiền cho Nhà chung. Các tân tòng đều tới xin Nhà chung giúp đỡ. Khỏi cần nói thì ai cũng biết, là họ phải trả lại hơn một trăm lần cho sự giúp đỡ ấy bằng lao động làm phu, hoặc khuân vác ở bên sông. Chính quyền cũng không biết rằng Nhà nhung còn thu địa tô đối với tất cả số đất giao cho giáo dân, như là để bồi thường, mỗi khi ta chiến đấu với nước Annam và chả cần phải nói thêm rằng, hầu hết đất đai ấy là của Nhà chung, mặc dù về mặt pháp - lý chúng là của ông X, ông Y. Về những thuận lợi mà hầu hết các thừa sai vẫn được hưởng do những thu hoạch từ đất đai và các thứ thuế khác, thì thật ngoài sức tưởng tượng.
    Trên đây chỉ là vài nét về các giáo sĩ thừa sai, những người tự cho là đến để “rao giảng tin mừng Phúc Âm” và để khai hóa “dân tộc mọi rợ Annam” trong khi bản chất của họ không khác gì những quân mọi rợ.  Và do đó, họ đã đào tạo được một đám tân tòng cũng mọi rợ không kém như vài tài liệu sau đây chứng tỏ:
    Tuck, trang 111: 73. Phúc trình của bác sĩ Harmand, Tổng đốc thành Nam Định, gởi cho thiếu tá Philastre, tư lệnh đoàn quân viễn chinh ở Bắc kỳ:
Hà nội ngày 15 tháng giêng 1874.
Giờ đây, tôi vẫn không ngớt tiếp khách đến gặp: Đúng là một hàng dài ở ngoài cửa từ bảy giờ sáng đến tối. Tôi buộc phải tiếp đám người này ngay cả trong lúc ăn. Họ là những người đã tập trung người khác lại (theo như lời công bố của F.Garnier sau khi chiếm thành) và đến để xin vũ khí và tình nguyện làm sĩ quan, hoặc ngay cả đến để xin được làm quan huyện hay quan phủ. Hầu hết họ đều là người Kitô giáo và một số lớn được các linh mục gởi tới từ Ninh Bình. Lúc nào các người Kitô giáo này cũng tỏ ra tham lam quá mức, lại vừa thiếu khả năng, vừa kiêu ngạo. Vì lợi ích của họ, tôi luôn luôn làm dịu lòng nhiệt thành của họ. Tôi muốn đề cử càng nhiều dân ngoại hơn giáo dân càng tốt, chủ yếu là cốt tránh sự bất mãn tự nhiên trong vùng, nhưng cũng bởi vì giáo dân, hầu hết đều thuộc tầng lớp thấp kém bị chính phủ Annam bỏ rơi không thông thạo công việc, và hoàn toàn xa lạ với việc cai trị. Hơn nữa, họ ít khi biết chữ. Bởi vì tôi biết chắc điều này, nên tôi phải nói công khai và không thành kiến. Điều chắc chắn là giáo dân đã phục vụ chúng ta và giúp cho công việc của chúng ta được dễ dàng hơn, nhưng họ đã làm tôi lo ngại nhiều. Đứng về phía chúng ta thấy cần thiết phải trông cậy độc nhất vào họ. Nhưng họ đã tỏ ra quá kém cỏi vụng về. Họ coi việc chúng tôi tới đây như một tín hiệu để trả thù và họ đã làm điều ấy quá lộ liễu. Nếu các thừa sai có dặn dò họ một cách kỹ lưỡng đi nữa, họ cũng chẳng để ý lắm. Tôi đã phải nói đi nói lại hai mươi lần một ngày: “ Các ông nghĩ chúng tôi đến đây để gây ra một cuộc chiến tranh tôn giáo hay sao? Chúng tôi đến chỉ vì lý do thương mại. Các ông có là người Trung Hoa, Kitô giáo hay ngoại giáo cũng vậy thôi. Chắc chắn là chúng tôi sẽ được sung sướng được giúp đỡ người Kitô giáo. Nhưng chúng tôi tiến cử một vài người vào các nhiệm sở quan trọng thì bởi vì đó là điều cần thiết cho trật tự công cộng vì các nhiệm sở ấy không thể để trống và vì chúng tôi muốn làm yên lòng người Kitô giáo. Nhưng nếu các quan lại cũ đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ sung sướng chứng tỏ cho họ thấy là chúng tôi không thiên vị. Đâu có phải người Pháp nào cũng theo Kitô giáo”.
Thật là một luận cứ làm cho họ khá hoang mang. Một lần có một linh mục người bản xứ vô cớ đốt một ngôi chùa. Lần khác, một thừa sai người Pháp ngây ngô đến nỗi đứng đầu một nhóm 300 người và đi gây chiến. Vị linh mục bản xứ bị tôi giữ trong thành vài ngày, và vị thừa sai đã được tôi hỏi chuyện và thân mật khuyên nhủ chứng minh cho ông thấy rằng hành động của ông ta có hại cho chính tôn giáo của mình như thế nào, vì đó là cách tốt nhất để gởi lại những lời ta thán cũ, tạo ra những thù ghét mới, và gây bất ổn triền miên trong một xứ cần được bình định hơn cả. Tôi không biết tương lai sẽ dành những gì cho một vùng đất vừa trù phú vừa bất hạnh như vậy. Tôi không cố tò mò, hoặc đưa ra lời khuyên nào, nhưng nếu diễn biến tự nhiên đưa đất ấy vào tay chúng ta, chúng ta sẽ phải thật kiên nhẫn với các vấn đề tế nhị ấy và tôi thành thật thương hại những người được kêu gọi ra cai quản các tổng vừa có giáo dân vừa có dân ngoại sống chung. Nơi đây sẽ khó khăn hơn ở Nam kỳ rất nhiều và sẽ gây ra nhiều va chạm …
(Kho lưu trữ văn khố hải ngoại. Aix Đông dương Amiraux, 11. 689/32).
Sau đây là một số hành động man rợ của các giáo sĩ thừa sai và các giáo dân Việt Nam.
   Trong Luận Án Tiến Sĩ “Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam (1857-1914)”, Cao Huy Thuần viết, trg. 595-600:
    Các giáo sĩ thừa sai đã biến những nông dân nổi loạn thành những tín đồ Gia Tô giáo cuồng tín, từ chối không chấp nhận uy quyền nào khác hơn là uy quyền của những người lãnh đạo tinh thần của họ, không chấp nhận nước nào khác hơn là nước Chúa.  Họ tụ tập trong các cộng đồng riêng biệt, tạo nhiều quốc gia trong một Quốc Gia, trong đó, họ có luật pháp riêng và một lối sống riêng.  Được xúi giục và nâng đỡ bởi các giáo sĩ thừa sai – là những kẻ trở thành toàn năng nhờ sự thiết lập nền đô hộ Pháp - , họ không chịu đóng thuế cũng không nghe theo mệnh lệnh của các quan, và gây nên vô số rắc rối với những láng giềng không Gia Tô giáo của họ qua những vụ chiếm đoạt đất đai.
   Phải viết cà một quyển sách để trình bày lối cải đạo bằng mọi cách của những giáo sĩ thừa sai tại Việt Nam, khuynh hướng xâm lấn, thái độ ngạo mạn và chuyên chế của các linh mục người bản xứ và các con chiên của họ trong các làng hỗn hợp.  [Tham chiếu báo cáo của Brière, Khâm sứ tại Trung Kỳ. gởi Toàn Quyền, 24/8/1896 và 16/9/1896, Thư khố Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, A (43), Hộp 8].
   Chúng tôi chỉ trưng dẫn ra đây vài thí dụ tiêu biểu nhất để hiểu rõ hơn tinh thần nội chiến nguy hiểm mà những thừa sai đã đưa vào trong lòng một dân tộc rất hiếu hòa..
   Tự cho mình là những người được Chính phủ thuộc địa bảo vệ đặc biệt, các tín đồ Gia Tô giáo cũ và mới tin rằng họ được phép làm mọi chuyện, và, vì chắc chắn được sự ủng hộ của các giáo sĩ thừa sai, họ không ngại làm những việc sai trái mang tính chất phản loạn chống uy quyền hợp pháp [Điều này vẫn còn đúng cho tới ngày nay.  Người Gia Tô giáo, bị xúi giục bởi các bề trên như TGM Ngô Quang Kiệt và một số linh mục ở trong nước cũng như một số linh mục ở ngoài nước, họ vẫn tưởng rằng Vatican sẽ bảo vệ họ như các giáo sĩ thừa sai khi xưa dưới chế độ thuộc  địa của Pháp, nên họ đã có những hành động phản loạn chống uy quyền hợp pháp, điển hình là vụ án Nguyễn Văn Lý, và các vụ “cầu nguyện xin-cho” đầy tính cách bạo loạn ở Tòa Khâm Sứ, Ấp Thái Hà và Tam Tòa.  TCN] …
   Những tranh chấp đất đai giữa giáo dân và lương dân xảy ra như cơm bữa, và các phủ huyện, trong hoàn cảnh bị “phái bộ Gia Tô thống trị cả xứ”, không dám lấy những quyết định thuận lợi cho lương dân, nạn nhân của lòng tham không đáy của những giáo sĩ thừa saiNhững giáo sĩ này không ngần ngại ra lệnh bắt giữ các chủ đất, rồi cùm cổ họ, đánh đập họ, tra tấn họ cho đến khi họ chịu ký nhượng một cái ao hay một khoảnh ruộng. [Xem báo cáo của Công sứ ở Vinh, 22/4/1891, và báo cáo của Toàn quyền Bideau, 29/5/1891, A (35) hộp 7].
   Trong mùa gặt hái, các vụ lạm dụng tái diễn đều đặn.  Không chịu mót lúa, các băng đảng [Gia Tô] thực sự đến cướp gần trọn hoa lợi.  Họ không vừa lòng với việc lượm các gié lúa mà người gặt bỏ sót, mà đợi cho người gặt bó được bó nào lấy bó nấy.  Các chủ lúa để mặc cho chúng cướp và không dám khiếu nại, vì các viên chức hàng xã và các quan cấp dưới không chịu nghe lời họ, sợ gặp phải khó khăn với phái bộ [Báo cáo của Khâm sứ Trung Kỳ, 5/11/1896, đã nêu]
   (Vậy thực chất của phái bộ truyền giáo Gia Tô là một đảng cướp, ăn cướp tài vật và đất đai, cùng huấn luyện các giáo dân thành những quân ăn cướp, và được phái bộ bảo vệ.  TCN)
   Các tín đồ Gia Tô giáo cũng lợi dụng mùa gặt để tìm cách thỏa mãn, một cách bất hợp pháp, các yêu sách của họ trong các vụ tranh chấp.  Về việc này họ được các thừa sai ủng hộ và nhất là được các linh mục người bản xứ khuyến khích.
   Gần như chắc chắn không bị trừng phạt, họ tìm cách biến thành luật lệ, thành chủ thuyết, một biện pháp mà người bản xứ trước kia chỉ dùng trong những trường hợp hiếm hoi và rất nguy hiểm.  Cách đó là thuê người đến nằm vạ trong đất đai đang tranh chấp hay trong nhà những người đang kiện cáo với mình.  Ý đồ của họ là buộc các quan phải đến ngay tại chỗ mỗi khi họ thuê người nằm vạ, hay, trầm trọng hơn, họ dùng bạo lực để cướp hoa mầu trước khi pháp luật phán xử.  Đó là những lề lối mà tín đồ Gia Tô rất thường sử dụng trong mùa gặt, nguyên nhân thường xuyên của những rối loạn ở nông thôn.  “Chắc chắn họ không dám lao mình vào những cuộc biểu dương lực lương như vậy, không dám phạm những hành vi đồi bại như vậy, tóm lại, không dám đe dọa dân chúng đã khiếp họ, nếu họ không cảm thấy được che chở bởi thế lực của một số giáo sĩ thừa sai Pháp; các giáo sĩ này đã phạm lỗi lầm lớn là nghe họ và tin theo lời nói của họ.” [Như trên: Báo cáo chính trị tháng 11 & 12, 1896 của Khâm sứ Trung Kỳ, A 20, (48) Hộp 8]
   Sau đây là một vài thí dụ khác:
   Một giáo sĩ thừa sai không biết do đâu nắm được trong tay các chứng từ sở hữu của một nông dân giàu có đã bị án tù và tịch thu tài sản; ông không chịu nộp các chứng từ đó cho chính quyền địa phương dù đã được yêu cầu.  Đến mùa thu hoạch, được vị giáo sĩ này xúi giục, các tín đồ Gia Tô giáo kéo đến gặt các đám ruộng mà tòa án đã cho phép làng tạm giữ.  Kết quả: ẩu đả, xô xát. [Báo cáo chính trị thàng 11 & 12, 1896 của Khâm sứ Trung Kỳ, A 20, (48) Hộp 8]
   Một thừa sai khác nổi tiếng tham lam và ham muốn tất cả những gì dính líu tới sở hữu ruộng đất, đã gây khiếp đảm đến nỗi những người không theo Gia Tô giáo phải tìm cách tránh gặp ông ta trên đường và vội vã chạy trốn khi thoáng thấy ông ta. [Như trên đã dẫn: Báo cáo chính trị tháng 11 & 12, 1896 của Khâm sứ Trung Kỳ, A 20, (48) Hộp 8].
   Một thừa sai khác nữa đã can thiệp vào một vụ buôn lậu thuốc phiện bằng cách ngăn trở không cho nhân chứng ra làm chứng trước tòa án bản xứ.  Những người mới học đạo, liên can đến một vụ khác, để tránh bị truy tố, đã vào trốn trong phái bộ, tại đó họ được hưởng “quyền tị nạn” thực sự. [Như trên]
   Không làm sao trích dẫn hết được những vụ việc tương tự.  Brière, Khâm sứ Trung Kỳ viết: “Các sự cố này là rất tiêu biểu và cho thấy khá rõ tầm vóc của ảnh hưởng cá nhân và trực tiếp của các giáo sĩ thừa sai trên các tín đồ Gia Tô giáo.  Bởi vì phương pháp của Phái bộ truyền giáo, cách xử thế của Phái bộ ở đâu cũng đồng nhất, ở đâu cũng giống nhau.” [Như trên]
   Một cơn lốc cải đạo triệt để thổi vào mọi giáo khu, các vụ cải đạo diễn ra một cách nhanh, nhiều và lắm khi tập thể.  Thế nhưng các vụ mới cải đạo này, ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt hiếm hoi, đều xảy ra nơi những người có rắc rối về tiền bạc, hoặc vì các lý do khác không lấy gì làm cao quý.  Những giáo sĩ thừa sai và các linh mục bản xứ được đánh giá tùy theo số người cải đạo mà họ thực hiện được; vì thế họ ít ngần ngại trong việc lựa chọn các phương cách [Như trên]
   Chúng tôi chọn hai ví dụ tiêu biểu nhất:
   Giữa lúc rối loạn, viên Chánh Tổng ở Thương Lôi (hà Tĩnh) bị các “kẻ làm loạn” ám sát tại tư gia.  Các hương chức đã không làm gì cả để ngăn chận các “kẻ làm loạn” vào làng, vì họ sợ bị truy tố.  Độ một phần ba dân làng cải đạo, và do sự can thiệp của Phái bộ, làng khỏi bị trừng phạt.  Nhưng dù các thừa sai đã hết sức cô gắng, số dân còn lại vẫn không muốn theo Gia Tô giáo.  Thấy rằng các cố gắng của mình vô ích, linh mục Magat, người điều khiển giáo khu huyện Thach Hà, muốn lấy về cho mình ít nhất ba ngôi Chùa trong làng.  Ông ta ra lệnh cho con chiên triệt hạ hai trong ba ngôi Chùa và đốn hết cây chung quanh, các vật liệu lấy được thì mang về xây nhà thờ Chúa [thật đẹp mặt Chúa. TCN] cùng nhà ở cho thầy giảng.  Viên tri huyện không dám chống đối công trình phá hoại này do lệnh của các giáo sĩ thừa sai, và đã hợp thức hóa việc làm đó bằng một bản án. [Báo cáo của Khâm sứ Brière, 5/11/1896, đã nêu]
   Vụ sau đây do viên Công sứ ở Vinh (Nghệ An) kể lại, trong thư đề ngày 22 tháng 4 năm 1891 gởi cho Giám mục Pineau, đại diện Tòa Thánh tại vùng Nam Bắc Kỳ:
   “Chúng tôi đến từ Lương đến Yên Trạch ngày thứ ba 31 tháng 3.  Rời Lương khoảng nửa giờ, chúng tôi gặp dân làng Kim Liên đợi chúng tôi trên đường, vừa khóc lóc vừa trình cho chúng tôi các lời khiếu nại chống linh mục Klinger.
   “Một ngôi Chùa thật đẹp, được dựng lên từ hơn một thế kỷ, nằm ở ven đường, năm ngoài đã bị rào kín và từ khi đó bị biến thành đồn bót của Gia Tô Giáo.  Hình như một vài tín đồ Gia Tô có yêu cầu linh mục Klinger đến lập đồn bót tại làng.  Họ ép buộc những người khác trong làng phải cải đạo như họ, phải nhường ngôi Chùa để làm đồn bót; đồn bót này có thể dựng lên nơi khác nếu linh mục Klinger có một tí tôn trọng lòng sùng kính tôn giáo của những Phật tử.  Hiện nay chỉ còn có bốn người trong làng theo Gia Tô giáo.  Tất cả những người khác đều nói với tôi rằng họ không muốn theo, họ đã theo chỉ vì họ bị ngược đãi và bị đe dọa đuổi ra khỏi làng bởi những người đã cầu viện vị thừa sai này..
   Tôi đến viếng ngôi Chùa, vài phần đã bị đập phá, và tại đó tôi thấy có những cái cùm; dân làng xác nhận với tôi là họ thường bị cùm ở đó theo lệnh của vị thầy giảng và của các tín đồ mới theo ở Kim Liên hay ở Bảo Nham: đó là những người đòi họ phải cải đạo, phải nhường ngôi Chùa và đất của Chùa, phải nộp các đồ tịch thu và lương thực.  Vị thầy giảng có mặt tại chỗ và không giải thích được gì với tôi cả, chỉ một mực trả lời rằng ông ta chỉ là người thụ ủy của linh mục Klinger”.
   Rất đông dân làng Xuân Sơn, Yên Long, Trung Hậu, và nhiều làng khác: Sơn La, Văn Lâm, Lưu Sơn, Lệ Nghĩa, Bột Đa, Kiều Liên, Thọ Lão, Yên Lãng … cũng đón đợi viên Công sứ và đệ trình cho ông ta những khiếu nại tương tự như thế khi ông đi qua” [Thư Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, A 20 (35), Hộp 7.]
Từ những tài liệu trên, trích dẫn những văn kiện của các viên chức Pháp lưu trữ trong Văn Khố Phái Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, chúng ta đã thấy bộ mặt thật của Gia Tô La Mã Giáo, của các giáo sĩ thừa sai, và của những linh mục bản xứ và các giáo dân Việt Nam
   .  Các bậc trí thức trong Gia Tô Giáo ở Việt Nam cần phải biết đến những sự thật này và hãy nên dè dặt trong việc khoa trương tôn giáo của mình.  Ngày nay, những tài liệu về sự xâm nhập của Gia Tô Giáo vào Việt Nam, về tư cách của những giáo sĩ thừa sai v..v… không thiếu, cho nên không ai có thể bưng bít được mãi mãi những sự thật về Gia Tô Giáo.  Bất kể Gia Tô Giáo ở Việt Nam ngày nay khoa trương về những chiêu bài bác ái từ thiện của Giáo hội như thế nào, những sự kiện lịch sử ở trên đã dứt khoát làm sụp đổ những bình phong che đậy một chiều đó.
 
       Cho nên, Linh mục Phan Phát Huồn viết rằng Phật Giáo ganh ghét, đố kỵ GiaTô La Mã Giáo là viết ngược chiều, vì những người được đào tạo từ cái lò Gia Tô Giáo có biết gì khác đâu ngoài những lời "giáo hội dạy rằng" mà thực chất chỉ là những lời tuyên truyền sai sự thực để gò ép những đầu óc kế thừa loại đầu óc Phê-rô phải nhắm mắt nhắm mũi mà tin, không cần biết, không cần hiểu. Những loại  đầu  óc như vậy thì có gì để mà tự hào?  Ở đây, tôi không muốn nhắc đến chuyện GiaTô Giáo đã làm những gì đối với quốc gia dân tộc so với Phật Giáo.  Cho nên, tôi nghĩ rằng, không chỉ các Thày Sư mà cả những người Lương cũng coi thường và tội nghiệp cho các linh mục và giáo dân thì đúng hơn là ghen tuông..
   Không coi thường sao được khi mà ngay trong nước Pháp, một nước trước đây được coi như là trưởng nữ của Giáo hội Gia Tô La Mã, Léon Gambetta, một chính trị gia lỗi lạc của Pháp, trong cuộc hô hào đoàn kết quốc gia, đã phải hét lên một lời tuyên chiến: "Đặc quyền của giới giáo sĩ, đó chính là kẻ thù" (Un cri de guerre: Le Cléricalisme, voilà l'ennemi); và Émile Combes, một nghị sĩ đã phát biểu giữa nghị trường Pháp: "Không phải là chúng ta đả kích tôn giáo mà là những linh mục, những người muốn lợi dụng tôn giáo làm một công cụ thống trị" (Ce n'est pas à la religion que nous nous attaquons, c'est à ses ministres, qui veulent s'en faire un instrument de domination); và Jean Bossu, khi tranh đấu cho nền dân chủ của Pháp đã tuyên bố: "Chống đặc quyền của giới giáo sĩ  là nền tảng căn bản của tinh thần dân chủ.  Đối với chúng ta, đó chính là Giáo hội, chính là Gia Tô Giáo mà từ trước tới nay luôn luôn  đối nghịch với mọi thứ tự do." (L'anti-cléricalisme est la base fondamentale de l'esprit démocratique.  Pour nous, le cléricalisme, c'est l'église, c'est le Catholicisme, qui a toujours été l'adversaire de toute liberté); và nhà đại văn hào Victor Hugo đã nhận định: "Nền văn minh , ánh sáng này, có thể bị tắt đi bởi hai cách bị chìm đắm; hai sự xâm lăng làm  phương hại  đến nền văn minh này: sự xâm lăng của các quân lính và sự xâm lăng của các linh mục.  Sự xâm lăng của quân lính đe dọa mẹ chúng ta: Tổ Quốc; sự xâm lăng của linh mục đe dọa con chúng ta: Tương Lai" (La civilisation, cette lunière, peut être éteinte par deux modes de submersion; deux invasions lui sont dangereuses, l'invasion des soldats et l'invasion des prêtres.  L'une menace notre mère: La Patrie; l'autre menace nos enfants: l'Avenir.)
   Chắc hẳn các thừa sai Gia Tô Pháp, trong việc đào tạo các linh mục Việt Nam, không bao giờ nhắc đến những câu nói thời danh đã đi vào lịch sử này, cho nên các linh mục bản xứ vẫn tin tưởng là cái hình ảnh linh mục của mình là cao quý, đẹp đẽ lắm, ai cũng phải hoặc kính trọng, hoặc ghen tuông, trong khi sự thật lại ngược hẳn.     Victor Hugo viết rằng: "Chỉ có hai tội phạm: César và Phê-rô (Peter).  César thì giết người (hủy diệt thân xác), Phê-rô thì nói láo (hủy diệt tinh thần).  Người Linh mục bị, hoặc có thể bị thuyết phục và thành thật. Chúng ta có nên trách họ không? Không!  Chúng ta có nên chống họ không? Nên!" (Il n'y a que deux coupables: César et Pierre.  César qui tue, Pierre qui ment.  Le prêtre est, ou peut être, convaincu et sincère.  Doit-on le blâmer? Non!  Doit-on le combattre? Oui!)
    Trong tập sách nhỏ này tôi sẽ không bàn tới vấn đề Gia Tô Giáo đã mang lại những bất hạnh như thế nào cho dân tộc  sau khi Pháp  đặt nền  đô hộ ở Việt Nam,  trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp trở lại Việt Nam, và trong hai nền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam.  Quý độc giả quan tâm đến những chi tiềt liên hệ tới những giai đoạn lịch sử trên có thể tìm đọc những tác phẩm như Những Hoạt Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo Trong Thời Kỳ Kháng Chiến: 1945-1954 của Quang Toản và Nguyễn Hoài, Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam (1857-1914) của Cao Huy Thuần, Thập Giá và Lưỡi Gươm của Linh Mục Trần Tam Tĩnh, Việt Nam Máu Lừa Quê Hương Tôi của Đỗ Mậu, Việt Nam Dệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư: 1954-1963 của Nguyễn Mạnh Quang, Những Bí Ẩn Lịch Sử Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm của Lê Trọng Văn, 9 Năm Máu Lửa Dưới Chế Độ Gia-Đình-Trị Ngô Đình Diệm của Nguyệt Đam & Thần Phong, Đảng Cần Lao của Chu Bằng Lĩnh v..v...
    Tuy nhiên, để cho cuốn sách tạm gọi là đầy đủ về nội dung, tôi xin trích dẫn sau đây hai tài liệu chứng tỏ đường lối tiếp tay và làm nội ứng cho giặc ngoại xâm cùng hại nước hại dân của Giáo hội Gia Tô Việt Nam không hề thay đổi cho tới khi nước nhà thống nhất năm 1975.
  Theo Linh Mục Trần Tam Tĩnh trong cuốn Dieu et César thì:
    "Cuối năm 1945, Việt Nam giành lại được độc lập từ tay  người Pháp,  lòng yêu nước  của người  Gia  Tô  VN bùng lóe lên với những cuộc biểu tình của hàng chục ngàn giáo dân mang biểu ngữ và hô khẩu hiệu "Giáo Hoàng Muôn Năm",  "Giáo Hội Việt Nam của Người Việt Nam", "Việt Nam Độc Lập Muôn Năm" (Vive le Pape, L'Église Vietnamienne aux Vietnamiens, Vive le Vietnam Indépendant.)
      Nhưng rồi  Linh mục Tĩnh viết:
    "Vậy, với các giám mục và linh mục dẫn đầu, tín đồ Gia Tô muốn phá bỏ hình ảnh của một giáo hội đã cộng tác với quân xâm lăng, một giáo hội phục vụ nước Pháp, một giáo hội đã sống ngoài lề sự tranh đấu cho chủ quyền và tự do của dân tộc.  Một trang sử đã lật qua nhưng khốn thay chẳng được bao lâu"  27
     Tại sao?  Vì theo một sắc lệnh của Giáo Hoàng Pius XII ban hành ngày 1 tháng 7 năm 1949, tuyên bố "tuyệt  thông" bất cứ người nào cộng tác với Cộng sản, tuyên truyền cho CS, đọc sách báo CS v...v.. nên giáo hội Gia Tô Việt Nam  lại hợp tác với quân đội Pháp,  được  Pháp trang bị vũ khí để lập những chiến khu "tự trị" như Bùi Chu, Phát Diệm..., lại đứng ngoài lề công cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập mới thu hồi của dân tộc Việt Nam. 
    Cùng một nhận xét, dựa trên những sự kiện lịch sử, Cao Huy Thuần viết trong cuốn Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam, trg. 547-548:
    "Sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập vào tháng 8-1945, những tín đồ Thiên Chúa, trong một tình yêu nước nồng nhiệt mới mẻ hoàn toàn, đã xác định rõ rệt và long trọng lòng tha thiết với độc lập và quyền lợi dân tộc.
   "Các con chiên Việt Nam, tờ Kỷ Yếu các phái bộ viết, biết rằng tương lai của tôn giáo họ được nêu lên.  Nếu họ chứng tỏ được lòng yêu nước ra dưới mắt của cả nước, chắc chắn họ sẽ lấp được cái hố còn ngăn cách họ với đồng bào phi-Thiên Chúa của họ.  Nếu họ khước từ, họ làm cho cái hố đó không vượt qua được.  Vì thế không còn gì phải nghi ngờ về bổn phận nữa, chỉ còn phải theo đó mà hành động.  Đa số con chiên đã lựa chọn.  Được các giám mục của giống nòi họ soi sáng và ủng hộ, họ không còn muốn phạm lỗi lầm của những người trước trong thế kỷ vừa qua.  Họ cương quyết không chịu làm lại tín ngưỡng mình bằng cách dính líu với chính quốc.  Họ muốn bảo vệ sự độc lập của đạo Thiên Chúa bằng cách cùng làm việc với đồng bào phi-Thiên Chúa  của  họ cho xứng nghĩa của nền độc lập của tổ quốc." (Giibal, Les Catholiques en Vietnam.  Buổi diễn thuyết tại Trung Tâm Nghiên Cứu Á-Phi, Paris, 1953.)
   Và vì thế bốn Giám mục Việt Nam lập tức lựa chọn lấy mấy lập trường vào ngày 23-9-1945, họ đã viết thư cho Giáo hoàng Piô XII nhân danh "dân tộc Việt Nam" để yêu cầu "sự ban phước lành, lòng đại lượng cùng các lời cầu nguyện để ủng hộ nền độc lập mà nó vừa mới thu hồi được và bảo vệ bằng mọi giá." (Ibid.)
   Đó là lần đầu tiên mà đạo Thiên Chúa Việt Nam chịu hòa mình trong cộng đồng dân tộc và gắn liền quyền lợi của họ vào quyền lợi đất nước.  Nhưng than ôi!  Tia lửa yêu nước vụt tắt ngay mấy tháng sau, Pháp đổ quân vào Việt Nam, chiến tranh Đông Dương bùng nổ và tín đồ Thiên Chúa lại hợp tác với ngoại bang."
    Đọc hai đoạn văn trên của Linh mục Trần Tam Tĩnh và Tiến sĩ Cao Huy Thuần, tôi cho rằng cả hai vị đều đánh giá quá cao "lòng yêu nước bùng lóe lên nhưng rồi lại tắt ngấm" của những tín đồ Gia Tô Việt Nam trong thời kỳ nước nhà mới thu hồi nền độc lập.
   Thứ nhất, một người Việt Nam yêu nước thực sự thì không bao giờ cần đến sự ban phước lành của Giáo hoàng cho nền độc lập của nước nhà, bởi vì Giáo hoàng và Giáo hội Gia Tô La Mã đã đóng vai chủ chốt trong việc xâm chiếm nước Việt Nam, đặt Việt Nam dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, điều này đã được  chứng  minh  rõ ràng  trong những  tài  liệu  đã trích dẫn ở trên. Chưa kể  là phép lành của Giáo hoàng thì có giá  trị gì  đối với hơn 90% dân chúng Việt Nam phi-Gia Tô,  đó chỉ là một thứ thần quyền tự nhận của Giáo hoàng để ngự trị đám tín đồ thấp kém ở dưới?  Lịch sử Công Giáo ghi không thiếu gì những giáo hoàng vô đạo đức, là kẻ loạn dâm, sát nhân v...v...
   Thứ nhì, bốn giám mục không thể nhân danh "dân tộc Việt Nam" để mà quỵ lụy trước Giáo hoàng và Tòa Thánh Vatican, xin xỏ ân huệ "ban phước lành" không cần thiết và vô giá trị cho nền độc lập của Việt Nam.  Nền độc lập của Việt Nam là một thực thể tuyệt đối, được xây dựng bằng công ơn của tổ tiên và xương máu của những người dân Việt yêu nước, không dính dáng gì tới một tôn giáo mà thực chất "không thể tiêu hóa nổi" trong xã hội Việt Nam.  Nếu các giám mục nhân danh con chiên của họ, vào khoảng 8% dân số Việt Nam thì đó là quyền của họ, nhưng họ không thể nhân danh "dân tộc Việt Nam" được.  Dân tộc Việt Nam cương quyết từ khước "phép lành" của Giáo hoàng nếu thực sự ngài kém cỏi đến độ nghe theo lời cầu xin của bốn giám mục Việt Nam và cưỡng ban phép lành trên đầu dân tộc Việt Nam.
          Qua những tài liệu trong tập sách nhỏ này, chúng ta có thể thấy ngay rằng, ngay từ buổi đầu, Giáo hội Gia Tô Việt Nam đã tự tạo cho mình một hình ảnh không mấy tốt đẹp trong lòng đại khối dân tộc Việt Nam.  Dù vậy, người Việt Nam luôn luôn chủ trương "dĩ hòa vi quý" và mong muốn có sự hòa hợp tôn giáo trong đại khối dân tộc. Nhưng sự hòa hợp này chỉ có thể thực hiện với một số điều kiện.  Vài đề nghị, coi như là để gợi ý, trong phần kết luận, hi vọng sẽ đóng góp được phần nào trong mục đích tạo sự hòa hợp tôn giáo này.
 
Kết Luận:
 
   Những tín đồ Gia Tô Giáo Việt Nam thường được dạy là họ ở trong một “hội thánh”.  Vì thiếu hiểu biết nên họ tin như vậy mà không biết rằng tín ngưỡng Gia Tô ở Việt Nam bị vướng vào bốn thế kẹt.
    Thế kẹt thứ nhất là lịch sử bành trướng của Giáo hội Gia  Tô  La  Mã  trong  2000  năm  nay,  một lịch sử tàn bạo, đẫm máu của khoảng 200 triệu con người, kể cả phụ nữ và con nít..  Bởi vậy, ngày 12 tháng 3, năm 2000, tại quảng trường Phê-rô, Giáo Hoàng John Paul II đã cùng với Bộ Tham Mưu của ông, trong đó có Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận của Việt Nam, xưng thú cùng thế giới 7 núi tội ác của Giáo hội Gia tô đối với nhân loại. Giáo hội đã phạm quá nhiều tội ác đối với nhân loại nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng.  Dù các tín đồ Gia Tô được đào tạo, khuyến khích trong một tâm cảnh ích kỷ: "Tôi chỉ cần tin Chúa là được Chúa cứu rỗi", không cần biết đến ai khác, nhưng họ không thể vứt bỏ được cái lịch sử đen tối của Giáo hội Gia Tô La Mã trong 2000 năm nay.  Họ không thể nói, thí dụ như, Giáo hoàng không phải là Gia Tô Giáo, vì Giáo hoàng là “đại diện của Chúa trên trần”, là vị chủ chăn của Gia Tô Giáo.  Họ cũng không thể nói, Giáo Hội không phải là Gia Tô Giáo, vì họ không thể phủ nhận sự lệ thuộc của họ vào Giáo hoàng, vào Giáo hội, và cấu trúc của Giáo hội.  Trong Gia Tô Giáo, các con chiên chỉ có quyền độc nhất là quyền để cho giáo hội dẫn dắt, và tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của những kẻ chăn chiên. Cho nên, ngày nào mà các con chiên còn chưa phá bỏ được cái hàng rào quyền lực của Gia Tô Giáo thì ngày đó họ còn vướng vào cái lịch sử nhơ nhớp của Gia Tô Giáo, chỉ đạo bởi Giáo hội và Tòa Thánh Vatican.
    Thế kẹt thứ hai là quyển Thánh Kinh, Cựu Ước và Tân Ước.  Những tín đồ Gia Tô thường không đọc Thánh Kinh nên vẫn tin những lời "Giáo hội dạy rằng":  Quyển Thánh Kinh là những lời mặc khải của Thượng đế đọc cho các Thánh tiên tri chép, do đó không thể sai lầm.  Với trí tuệ của con người hiện nay thì quyển Thánh Kinh chứa rất nhiều điều sai lầm về khoa học cũng như về Thần học, chưa kể là trong đó còn có những chuyện tàn ác,  dâm loạn, loạn luân v…v…, những chuyện hoang đường mê tín vô lý không thể  chấp nhận được theo sự hiểu biết của con người ngày nay về vũ trụ nhân sinh, và những chuyện không thể chấp nhận được theo những tiêu chuẩn luân lý, đạo đức ngày nay.
    Thế kẹt thứ ba là lịch sử thành lập Giáo hội Gia Tô Việt Nam bởi những thừa sai Gia Tô ngoại quốc mà thực chất là những gián điệp thực dân, trí tuệ kém cỏi, truyền đạo gian dối mê hoặc quần chúng thấp kém, điển hình là những chuyện hoang đường trong cuốn Hành Trình Truyền Giáo của giáo sĩ thừa sai thực dân gián điệp Alexandre de Rhodes và lịch sử hợp tác, làm tay sai cho những lực lượng xâm lăng ngoại quốc  trong cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, trong cuộc kháng chiến chống Pháp trở lại Việt Nam, và trong mưu đồ Gia Tô hóa miền Nam của Ngô Đình Diệm với sự phụ giúp đắc lực của giáo hội và giáo dân.
    Thế kẹt thứ tư là sự lệ thuộc hoàn toàn vào Tòa Thánh Vatican, và đây chính là yếu tố phi-dân tộc quan trọng nhất.  Gần đây, có người trong giáo hội cho rằng người Gia Tô  Giáo cũng có tinh thần dân tộc.  Bằng chứng là, ngày nay nhiều người Gia Tô cũng thờ cúng tổ tiên, cũng ăn giỗ ăn Tết, cũng lấy người ngoài đạo Gia Tô mà không có sự ép buộc người hôn phối phài theo đạo v...v..  Nhưng chính những điều này lại nói rõ hơn gì hết tinh thần nô lệ Tòa Thánh Vatican của Giáo hội Gia Tô Việt Nam.
    Thật vậy, từ trước tới nay, giáo hội Gia Tô Việt Nam đã nổi tiếng là nhất cử nhất động đều tùy thuộc Vatican.  Khi Giáo Hoàng cấm thờ cúng tổ tiên thì giáo hội dẹp bỏ hay xếp bàn thờ tổ tiên vào xó.  Sau mấy trăm năm, từ 1533 đến thập niên 1960, khi công đồng Vatican II cho phép thờ cúng tổ tiên lại, thì giáo hội, tuy không khuyến khích vì gần đây vẫn còn có vị Linh mục gọi đó là "làm chay cúng ruồi", nhưng cũng không  ngăn cấm  việc thờ  cúng tổ  tiên nữa.   Khi Giáo Hoàng bắt phải làm lễ bằng tiếng La Tinh thì giáo hội vẫn thản nhiên làm lễ bằng tiếng La-Tinh.  Sau vài trăm năm, khi giáo hoàng cho phép làm lễ bằng tiếng địa phương thì các lễ mới được chuyển một phần sang tiếng Việt.  Như vậy, đâu có phải là tinh thần dân tộc, vì tinh thần dân tộc thì đâu có cần phải chờ lệnh của Tòa Thánh.  Giáo hội chỉ làm theo lệnh của Giáo hoàng chứ đâu có phải là thành tâm và đứng trên cương vị dân tộc, vì nếu thành tâm và đặt dân tộc trên hết thì những chuyện này đã phải làm từ lâu rồi đâu cần chờ lệnh của Giáo hoàng?
     Chúng ta cũng đã biết Giáo Hoàng John Paul II đã khuyên các con chiên phải ăn năn thống hối về những bất hạnh mà Giáo hội Gia Tô đã mang đến cho nhân loại.  Xét cho cùng, chuyện sám hối hay lãnh trách nhiệm về những lầm lỗi của giáo hội Gia Tô trong quá khứ là chuyện nội bộ của Giáo hội.   Vả chăng, về phương diện lý luận, nếu Giáo hội hiện tại tự cho cái tư cách đại diện các Giáo hội trong quá khứ để sám hối và xin lỗi các quốc gia đã bị Giáo hội xâm lăng, tàn sát, và phá hủy các nền văn hóa và tôn giáo của những quốc gia này, thì ai là những người có đủ tư cách để đại diện cho bao nhiêu triệu người chết, người bị tra tấn, thiêu sống, người bị cưỡng bách cải đạo v...v... trong những cuộc Thánh Chiến, trong 400 năm xử dị giáo với những tòa hình án, trong những chính sách thực dân diệt chủng diệt nền văn hóa địa phương  v...v... để mà  nhận lời sám hối hay tha tội cho Giáo hội? 
       Trong bốn thế kẹt ở trên, tôi cho rằng, dù với một nỗ lực phi thường, Giáo hội Gia Tô Việt Nam cũng chỉ có thể gỡ được nhiều nhất là hai: đó là cố gắng xóa bỏ cái hình ảnh không mấy tốt đẹp của Giáo hội từ thuở ban đầu cho tới ngày nay, và dứt khoát từ bỏ sự lệ thuộc vào Giáo hoàng và Tòa Thánh Vatican.
   Rất có thể Giáo hội Gia Tô sẽ có một chỗ đứng trong lòng dân tộc nếu họ dứt khoát với quá khứ và thực sự đi vào con đường phục vụ dân tộc, bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói.  Người Việt Nam vốn tính dễ dãi, không hay nuôi hận thù, nên dễ dàng quên quá khứ để đổi lấy sự hòa hợp tôn giáo trong đại khối dân tộc.  Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu họ có một bảo đảm nào đó.
     Cho nên vấn đề ngày nay không phải là ở chỗ ăn năn thống hối ngoài mặt về những sai lầm trong quá khứ,  mà là đưa ra một đường lối bảo đảm không tái phạm những sai lầm quá khứ nữa.  Sự hòa hợp tôn giáo ở Việt Nam chỉ có thể xảy ra khi những người phi-Gia Tô được bảo đảm bằng những hành động cụ thể của Giáo hội Gia Tô Việt Nam về tính cách độc lập của Giáo hội trên thế giới và với điều tiên quyết là đặt tổ quốc lên trên hết.
  Nếu Giáo hội Gia Tô Việt Nam thực sự muốn chứng tỏ là một giáo hội yêu nước, một giáo hội đặt quyền lợi Tổ Quốc  trên  hết,  một Giáo hội  của  người  Việt, thì  việc trước tiên phải làm  là họ phải dứt khoát từ bỏ tinh thần nô lệ Giáo Hoàng và Tòa Thánh Vatican.  Đây chính là truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam, không chịu làm nô lệ cho ngoại bang dưới bất cứ hình thức nào.  Họ phải tuyên  bố  độc  lập  với  Tòa Thánh Vatican,  giành quyền tổ  chức Giáo hội Việt Nam sao cho hợp với dân tộc tính, giành quyền bổ nhiệm linh mục, giám mục riêng v..v.. Mối liên hệ giữa Giáo hội Gia Tô Việt Nam và Tòa Thánh Vatican nhiều nhất là liên lạc trên căn bản bình đẳng với Tòa Thánh về những vấn đề liên hệ đến niềm tin tôn giáo.
   Nếu Giáo hội Gia Tô Việt Nam ra thông cáo chính thức tuyên bố đặt quyền lợi quốc gia trên hết, nêu cao khẩu hiệu "Giáo hội Gia Tô Việt Nam của người Việt Nam", khẳng định sự độc lập của giáo hội, bình đẳng đối với mọi giáo hội Gia-Tô trên thế giới, kể cả đối với Tòa Thánh Vatican, và chính thức tuyên cáo rộng rãi trong khắp các giáo xứ,  bỏ những đòi hỏi phi lý như bắt phải học đạo trong vấn đề hôn phối, bắt đứa con sinh ra  phải rửa cái tội không hề có, và  theo đạo  Gia Tô v...v.., chấm dứt xuyên tạc lịch sử,  chấm dứt những âm mưu xuyên tạc và phá ngầm Phật Giáo cũng như các tôn giáo khác ở Việt Nam v...v...thì lo gì mà không có sự hòa hợp tôn giáo ở Việt Nam.  Người Việt Nam bản chất vốn hiền hòa và dễ tha thứ, trừ trường hợp phải đối  phó với  sự xâm lăng  của ngoại bang và  với những người theo gót ngoại bang, phản bội dân tộc.  Lịch sử đã chứng minh như vậy.
   Nếu Giáo hội thành tâm ăn năn thống hối, theo lời dạy của Giáo hoàng John Paul II, thì Giáo hội phải chính thức xưng tội cùng dân tộc, cũng như Vatican đã chính thức xưng thú tội ác với thế giới, vì đã phản bội quốc gia trong thời thực dân Pháp xâm lăng Việt Nam trước đây, vì đã dâng nước Việt Nam cho một người đàn bà Do Thái, Maria, đối tượng tín ngưỡng của 7 % người Gia Tô chứ không phải của cả dân tộc Việt Nam.
   Có như vậy, Giáo hội Gia Tô Việt Nam mới có thể gọi là một giáo hội yêu nước, có tinh thần dân tộc.
    Để kết thúc, tôi nghĩ rằng có lẽ đoạn sau đây trong cuốn Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam của Cao Huy Thuần, trg. 548, thích hợp nhất:
    "Đã biết bao lần người Việt Nam phi-Thiên Chúa đã cho đồng bào Thiên Chúa của họ hiểu rằng họ tôn trọng tôn giáo của Chúa Christ như tôn giáo họ (nếu tôn giáo của Chúa Christ trở thành một tôn giáo của Việt Nam, mang đặc tính Việt Nam, và không lệ thuộc bất cứ thế lực tôn giáo nào; TCN), rằng sự cuồng tín tôn giáo là điều tuyệt đối xa lạ với tinh thần Việt Nam và rằng đạo Thiên Chúa Việt Nam chỉ thật sự có tính cách dân tộc - điều mà mọi người hết lòng mong muốn - khi nào nó đóng góp phần mình cho độc lập và thịnh vượng đất nước - dù có phải vì thế mà chịu thiệt - chứ không làm cho đất nước nô lệ như trong dĩ vãng."
     Như vậy, con đường trước mặt của Giáo Hội Gia Tô Việt Nam đã rõ ràng, "không còn gì phải do dự và nghi ngờ về bổn phận nữa, chỉ còn phải theo đó mà hành động." 
   Theo như thế nào?   Tôi tin rằng Giáo hội Gia Tô Việt Nam có đủ khôn ngoan và trí tuệ để chọn cho mình một con đường dân tộc thích hợp, thay cho con đường nô lệ đã không còn thích hợp trong thế giới văn minh, hiện đại.  Nhưng cho tới nay, chúng ta chưa thấy một dấu hiệu nào về thiện chí của Giáo hội Gia Tô Việt Nam trên con đường trở về với dân tộc.  Những vụ việc ở Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, và Tam Tòa gần đây đã cho thấy, vì sự cuồng tín tôn giáo, điều tuyệt đối xa lạ với tinh thần Việt Nam, Giáo hội Gia Tô tại Việt Nam vẫn quay mặt đi đối với dân tộc, và như vậy, như Linh mục Lương Kim Định đã từng viết, vấn đề nghi kỵ Lương – Giáo xem ra không sao xóa sạch được.


 
Chú Thích:  
1.  Historiographical essays by Milton Osborne and Jean Chesneaux have described the growth of a tradition of French scholarship on Vietnam that is characterized by a "Franco-centric bias".  This bias can be considered in terms of the values that inspire and permeate the historical study, the focus of primary subject of the work, and the selection of source material.  The values of the French authors, especially those who treated the 19th century, were influenced by the prevalent, self-reinforcing colonial attitudes about European cultural superiority and the concomitant "civilizing mission" of France.  Brilliant exceptions such as Charles Maybon and Leopold Cadière aside, the French soldiers, colonial administrators, and missionaries who initiated Western historical investigation of Vietnam generally made themselves the focus of their own histories.
...As in other recently decolonized countries, a renaissance of historical writing followed political independence in Vietnam.  Although Vietnam's extended post-colonial political division produced two antagonistic historical schools, which may conveniently be termed those of "Hanoi" and "Saigon", the new Vietnamese historians are unanimous in rejecting the "Franco-centric bias" that had dominated and still characterizes much French historical writing on Vietnam.  These Vietnamese historians initiated a critical questioning of the colonial values of the early French authors; they emphasized the "Asia-centric" approach to Vietnamese history; and they based their research on indigenous as well as French source.  Some French and other Western scholars have followed the Vietnamese historians in this new orientation.
...The present study seeks to provide a partial corrective for the problems of historical interpretation resulting from the neglect by modern Western scholars of this decisive period in Vietnamese history.  The focus is the official Vietnamese response to French intervention during the years 1862-1874, that is, the period during which the French established a foothold in Southern Vietnam (1862, 1867) and extended their protectorate over the North and Center (1873-1874). The study counters the "French-centric bias"  of  French  missionaries, colonial officials and authors, and subsequent Western scholars by confronting their interpretation with evidence from primary Vietnamese documentation, most of which has yet to be utilized by Western researchers for a history of this period.  The works of two Vietnamese Catholic authors - Phan Phat Huon and Nicole-Dominique Le - are likewise to be criticized when it is evident that their reliance on the French missionary source and/or their failure to critically evaluate them has led to a reiteration of the errors of the early French authors; this occurs most noticeably when they discuss the question of Hue's treatment of the Catholics after the signing of the 1862 treaty.
2. Whereas other Oriental peoples hold the Europeans in abomination and flee from them when they come, in Cochinchina it is just the opposite.  The people want to talk to us and are full of curiosity, asking us many questions.  With great courtesy and civility they invite us to their me to dine with them.  Because of this natural grace and customary ease of association, it is possible to communicate with these people as if they were one's own kith and kin.  This is so even before knowing them well.
3. Father Alexandre de Rhodes, another Jesuit missionary, has also left a record for posterity; his account tells of his experiences in the North (called Tonkin by Westerners) as well as in Cochinchina in the 17th century.  Being of a seemingly practical turn of mind, he was impressed by other things than the grace of the people.  He was amazed by the amount of trade carried on in Vietnamese towns, and gave the following explanations: "They are very rich because the land there is fertile.  It is watered by twenty-four rivers, which are marvellously convenient for traveling by water to all places in the country, and this serves to facilitate trade and travel.
4. Père Alexandre de Rhodes, a Jesuit, arrived in Indochina about 1610, and only a decade later he was able to send a very accurate description of the possibilities of Annam and Tonkin.  French Jesuits were promptly recruited and were sent to help him in his double work of converting those nations to the Catholic faith and of exploring the commercial potentialities of these regions for the French crown.  These tasks, in the eyes of both Rome and Paris, could not separated, being the two most important stepping-stones which would lead eventually to the political and military occupation of these countries.
5.  J'ai cru que  la France,  écrivait  il,  étant le plus pieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l'Orient, que j'y trouverais moyen d'avoir des évêques qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Églises.  Je suis sorti de Rome à ce dessein, le 11 Septembre 1652.
6. Alexandre de Rhodes annonce, vers 1650, que les Vietnamiens se convertissent au rythme de 15000 par an, chiffre que, quelque vingt années plus tard, les missionaires francais jugeront exagéré, ne comptant quant à eux qu'environ 60 000 chrétiens au lieu de 200 000 annoncés par les jésuites.
7. Francois Pallu, a missionary, in particular was a political schemer who went far beyond his instructions.  He might be called the inventor of the colonial practice of shaping policy in Paris by the method of "fait accompli".
8. Pigneau  de  Béhaine  became  acutely  aware that his protégé did not really command Vietnamese support.  In 1791 the Bishop wrote: "He (Nguyen Anh) has overwhelmed his people at this moment with taxes and forced labors, and the poor people are so tormented by famine that they desire, it seems, the arrival of the Tay Son."
   What did the Bishop contribute to the final victory of Nguyen Anh?  He was a good strategist with an extensive knowledge of the military arts and an indomitable spirit, and he raised money from Far Eastern traders to provide Nguyen Anh with ships, arms, and a few hundred European mercenaries, mostly French.
9. In 1787 the missionary Bishop (Behaine) signed a treaty in Versailles on behalf of his client (Nguyen Anh), which promised aid from the commercial advantages for France.  When the Court's favor proved to be empty promises, Bishop Pigneau de Béhaine obtained help from French merchants at Mauritius and Pondicherry, enabling him to raise a small mercenary army.  Mercenaries and advisers were of great help to Prince Nguyen Anh in defeating his adversary.
   A British author called his enterprise the first Western military mission, commanded by a Catholic Bishop...
   ...Something has to be said here about another sort of military aid which was provided by Missionaries to warring Vietnamese dynasties: guns and the art of using and making them.
10. ...The one exception was the 16-year old Prince Nguyen Anh, who in that same year fled the avenging Tay Son and found sanctuary with the Catholic Bishop Pigneau de Béhaine.  Pigneau took the young prince in and gave his shelter.  From the very moment he performed this act of mercy, the life of the youthful prelate changed and took on new meaning.  To take sides in a revolt is a political act, and Pigneau understood this very well.  He had made his choices now he  would  have  to stand  or fall by it.  There was a personal side as well to Pigneau de Béhaine's decision, for the Bishop, a man of large ambition, had plans for his own for conquest an empire.  The remaining 20 years of his life would be spent in pursuit of two main goals - to make his young prince an emperor and to win Cochinchina for France.
...Pigneau's accomplishments had indeed been noteworthy, but he had failed at two things he wanted most to achieve - to carve out an empire for France and to convert Nguyen Anh to Christianity so that Cochinchina would be ruled by its first Catholic emperor.
   It is therefore ironic to note that under the dynasty founded by Nguyen Anh when he did become emperor, Catholics were more violently persecuted than they had ever been before.
11. The labors of such missionaries as Father Retord had included intelligence on coastal areas, rivers, and the defense of Hue.  Besides being a vital source of information for the French navy, the missionaries played the role of outside agitators who, in the name of 450,000 Vietnamese converts they claimed by the mid-19th century, were willing to plunge a country of 10 million people into wholesale death and destruction - in order, of course, to save it.
12. Franco-Vietnamese relations from the 17th century on followed the classic pattern of Western penetration of Asia.  First came the missionaries and traders.  In time, diplomats arrived to intercede on behalf of both and, in the end, soldiers marched in to impose foreign rule - for the subject people's own good, of course.
 A country's chief motive in acquiring colonies and spheres of influence would seem to be acquisition - to get something, be it  power, prestige, wealth, or plunder...In the French case the chief emphasis was on religion.  As the torchbearers of Catholicism, the French were engaged in a religious crusade to give the people of Vietnam that most priceless of gifts, the opportunity to achieve immortality.  Only when France became more secular in the 19th century did it place emphasis on its "civilizing mission" - in countries justly proud of their ancient civilization.
...However unwelcome the traders were, Western missionaries were even more suspect.  After 1645, when Alexandre de Rhodes was first imprisoned and then expelled, missionaries had to disguise themselves as traders, according to English merchants who came to Vietnam to open up trade channels.
...A modern Eastern philosopher, in attempting to explain Asia's antagonism toward Christian evangelists, stressed the arrogance of the typical Christian missionary:
  "You Western mind is too much obsessed with the idea of conquest and possession, you inveterate habit of proselytism is another form of it.. Preaching your doctrine is no sacrifice at all - it is indulging in a luxury far more dangerous than all luxuries of material living.  It breeds an illusion in your mind that you are doing your duty - that you are wiser and better than your fellow-beings..."
...Yet even while these Vietnamese authorities were passing edicts against Catholic proselytizing, they allowed Buddhist holy men to enter Vietnam from China and seek converts among the Vietnamese.  This would suggest that the mandarins did not oppose evangelism per se.
   A denigration of everything Asian is implicit in the attitudes of early French missionaries toward the religions they found in Vietnam, as can be seen in their correspondence and writings.
...There were three world-famous religions in Vietnam prior to the arrival of the Christians: Buddhism, Taism, and Confucianism...Vietnam's three religions coexisted, leaving peacefully side by side most of the time.  The a certain extent they were even fused into one, with the same religious temple built to honor collectively the founders of all three ways of life under one roof...
Vietnam was, in religious terms, a pluralistic society, which may help account for the greater success of Christian missionaries in Vietnam than in other parts of Southeast Asia.
...Whatever the difference between Vietnam's various religions, they were minor compared with the gulf separating them from the militant Catholic Church.. Vietnamese emperors regarded Catholicism as a threat to their authority and the local Vietnamese converts as the bottom rung of a tight religious hierarchy under foreign bishops. (So completely dominated by foreigners was the Vietnamese Catholic Church that there were no Vietnamese bishops appointed until the 1930s, almost 400 years after the first Catholic missionaries arrived in Vietnam.)  Above the foreign bishops was the foreign pope in far-off Rome, and they owned their loyalty and obedience to him rather than to the Vietnamese emperor.
    The missionaries were totally alien to Vietnam and to the very idea of mutual accomodation between different religious viewpoints.  To the Catholic faithful of this period there was truth and error, with no possibility of compromise or "dialogue" between the two.  Missionaries looked down on local beliefs and practices, calling them false. 
...Early reports describe how a large quantity of Western medicines was brought to Vietnam so that the missionaries could administer them "in order to win the hearts of these peoples" (Father de Courtaulin, quoted in Taboulet, p.42).  But in their proselytizing activities many Catholic missionaries exploited the fears and hopes of the ignorant and the credulous.  Christianity was regarded by those who adopted it as a new system of magic.  Catholic holy water was used, hopefully, to exorcise devils, raise the dead, and restore sight to the blind...
   True to their belief in Catholic infallibility, members of the Society of Foreign Mission attacked Buddhism as both atheistic and idolatrous and excoriated Confucianism because of its rites of ancestor worship.
...To Vietnam's rulers, the entire Christian doctrine was suspect.  In the Confucian view, man is essentially good; all he needs is good training and the use of his reasoning powers to ascertain the difference between good and evil.  He does not have to be "saved" by Christ's intercession with God, and the supposition that he did, struck the educated Confucian as just so much superstitious.
   Besides being considered crude and implausible, Christian dogma was viewed as positively dangerous, since it alineated a person from his family by emphasizing individual salvation. 
   The missionaries enjoined their Vietnamese flocks, under the threat of hell fire and damnation, to pursue the Holy Grail of personal immortality in the next world instead of fulfilling the duties of filial piety in this one.  The Vietnamese authorities were particularly alarmed over the Catholic confessional as a  means of  exercising power over people.
...As if challenging the Confucian genius for merging and tempering alien creeds, Catholic proved to be completely indigestible.  For four centuries the Catholic faith has remained a divisive force in the society.  Reinforcing the ideological gulf between Vietnamese Catholics and the rest of the population, Christian converts have tended to live apart in separate villages dominated by their priests, much as the villages of medieval Europe were dominated five hundred years ago.
   In a cultural sense, too, Vietnamese converts to Catholicism became isolated from the mainstream.  In order to dissiminate Christian teachings in Vietnam, the missionaries worked out a new form of Romanized script called Quoc Ngu, a phonetic rendering of Vietnamese which they taught their flocks.  They translated prayer books and religious tracts into this new script, but no Vietnamese literature.  This meant that Vietnamese Catholics, who no longer attended village schools run by Confucian scholars, could read neither the Vietnamese script, called "Nom", nor the Chinese characters used  for all public documents.  The Romanized script was one of the few lasting Western contributions to Vietnamese civilization, but its immediate effect was to divide the nation and strike at the roots of Vietnamese culture.
   For a nation whose ideal was a harmonious community  living  according  to  well -  defined  human relationships, this Catholic intrusion represented disorder and dissension..
     From the start the Church fathers in Vietnam had been willing to defy Vietnamese authority and resorted to bribery and fraud to gain their ends.
13. ...The persecution of Christianity in Vietnam was never motivated by purely metaphysical issues.  Vietnamese religious tradition was usually eclectic and broadly tolerant of other beliefs.
   Overall, Vietnamese religious tradition was absorbant and syncretic, allowing for the pursuit of many paths to the Truth.
14. Les missionaires, selon l'optique des dirrigeants Vietnamiens, étaient coupables  de pousser les Chrétiens à rejeter les lois de leur pays.  Rejet des cultes religieux, des valeurs sociales qui les faisaient vivre en marge de la société traditionnelle.  Mais chose plus grave, on reprochait aux prêtres et aux chrétiens la scission du pays en deux clans religieux opposés.
15. Formés fanatiquement, les chrétiens Vietnamiens ont acquis une conscience de classes; ils se sentaient à part du reste de la nation, différents et supérieurs, car ils avaient recu la lumière du Dieu.  Ils méprisaient les non-chrétiens,   qui    pratiquaient    des    rites    barbares   et superstitieux.  Mais les non-catholiques ne méprisaient pas moins les convertis qui, le plus souvent de basse extraction, n'avaient rien à perdre en suivant une autre religion qui niait à elle seule l'héritage du pays.  La classe lettrée surtout les détestait car, non seulement ils reniaient leurs traditions ancestrales, mais pire encore, ils appelaient à eux les étrangers, leur demandant protection et emploi, les servant et leur obéissant comme à des maitres incontestés.  Du côté catholique, rien ne fut entrepris pour effacer ou tout au moins atténuer la mauvaise réputation qui leur était faite.  Bien au contraire, lorsqu'ils furent certains que la France allait désormais s'installer au Nord, ils commirent d'impardonable abus, croyant leur heure est arrivée.
16. La base de cette force (visant à l'assimilation complète de la population pour construire une "France Indochinoise", en détruisant la civilisation traditionnelle et ses gardiens que sont les Lettrés) réside dans les 600,000 chrétiens sur lesquels règnent en maitres absolus les missionnaires.  Ils vivent en villages ou quartiers de villages séparées, car les missionnaires tiennent à les protéger des influences néfastes des "paiens" et des européens.  Mais surtout leur foi et leur comportement les fait apparaitre à leurs compatriotes comme des rénégats et des traitres.  Ils sont infidèles aux pratiques du culte des ancêtres, ne respectent ni les fêtes traditionnelles ni les coutumes.  Enfin n'ont-ils pas été depuis le début des années 70 les "Francais de l'intérieur", renseignent et aident l'ennemi, fournissant le gros des recrues de forces supplétives et des traitres sanglants comme Trần Bá Lộc?
17. Minh Menh's principle for dealing with the Vietnamese Catholics was the following: "first we must educate; only afterward do we punish".  Accordingly, officials were first to "advise and instruct" the Catholics so that they would "awaken" and repent their crimes.
   Subsequent, more severe edicts were issued whenever Tu Duc was confronted with evidence that the Catholic missionaries or the indigeneous Catholics were involved in internal rebellions or were in league with a foreign power.
18. Sous Tu Duc, un grand nombre de catholiques Vietnamiens sont d'intelligence avec les Francais... Au jours de Tu Duc, Chrétiens et non-chrétiens, à l'instigation des missionnaires, résistent ici sourdement, là ouvertement au roi régnant mieux à la dynastie des Nguyen pour plusieurs motifs.. Une seule différence: les chrétiens  font  cause  commune avec la France, les non-chrétiens les combattent.
19. Overall, Vietnamese religious tradition was absorbant and syncretic, allowing for the pursuit of many paths to the Truth.  In contrast with this, the exclusive spiritual claims of Christianity seemed irrational and eccentric to the Vietnamese.  However, missionaries strategies of conversion were exceptionally intrusive.  The social and political effects of their proselytism could be highly disruptive.  It was this which aroused popular as well as elite hostility.
...From a Vietnamese point of view, the massacres of Christians were not merely an expression of political frustration.  It served a practical purpose in striking at a significant dimension of French military effort.  For the French, after initial hesitations (Doc. 106), were making considerable use of Vietnamese Christians as axiliaries in the war.  Christian Vietnamese were employed as coolies, interpreters and miliciens; and Vietnamese Christians also financed and organized privates forces such as the "armée Joseph", a body of about 7000 irregulars..  Above all, as Bishop Puginier pointed out, Christians were useful in gathering field intelligence on Vietnamese   resistance   preparations  and   on  Chinese force deployments (Doc. 116).  A later anti-Christian decree of Thuyet, issued in 1885, confirms that it was the intelligence gathering function of the Christian communes that was particularly feared (Doc. 113).
20. What was the role of the Vietnamese Catholics during the Franco-Spanish invasion?... In fact,  French  archival sources show clearly that, as early as September 1858, groups of Catholics began to reach the embattled European armies.  Rigauld de Genouilly formed the men into two indigenous detachments and trained them at a camp at Tien Cha.  One of these detachments fought alongside the Franco-Spanish soldiers at Da-nang; the other went southward to participate in the invasion of the "luc tinh" and fought in the battle of Ky Hoa.  After the battle of Ky Hoa, the indigenous Catholics militamen who entered the service of the Europeans at Da nang continued to serve the French in the occupied south as soldiers, interpreters, coolies, and guides.  They were rewarded for their services by Admiral-Governor de la Grandière, who granted them concessions of land in the Saigon area.
   During the Franco-Spanish invasion of 1858-1862, the Tu Duc Emperor's interdictions of Catholicism grew increasingly severe and comprehensive.  This was primarily because the Hue court believed that the Vietnamese Catholics supported the invading armies.  The wartime edicts were thus largely directed to the problem of preventing the Vietnamese Catholics from communicating with the Franco-Spanish forces.  An edict of May 1859, for example, stated that, upon hearing of the fall of the Saigon citadel, the Vietnamese Catholics of the south were taking advantage of the situation in order to terrorize the "luong" or "good" (that is, non-Catholics) people and to serve as "lackeys and spies for the Westerners". 
... The severity of the wartime edicts was justified, in the emperor's opinion, because the Catholics had "brought the Westerners into the country."
...With the existing documentation it can only be concluded that the imperial court believed that the Catholics were aiding the French and Spanish troops and that the court was not entirely wrong in this perception.  Accordingly, the Tu Duc Emperor's wartime anti-Catholic edicts reached new extremes of severity primarily in order to keep the indigenous Catholics from linking with the invading forces.
21. What was the nature and extent of the assistance that the Catholics brought to the French expedition?
 The correspondence and reports of Balny and Harmand, who were dispatched by Garnier to obtain the submission of many of the provincial citadels and strongpoints of the delta, reveal pattern of significant Catholic assistance that included - but not limited to - formal administrative and military duty.  These sources further reveal a pattern of mutual manipulation by French officers and Catholic missionaries in which the "volunteers" often had as much or more to gain from the relationship as did the French officers.
...It is useful to consider Balny's actions at Phu Ly and Hai-duong and Harmand's at Nam-dinh with an emphasis on the relationship between Catholic Missions and the French forces.  The analysis reveals that the French were far from alone in their attacks on the loci of Vietnamese authority because the invaders received a significant level of support from the missionaries and the Vietnamese Catholics.  Moreover, the methods of the French officers and their Catholic collaborators could hardly be considered as evidence of a superior morality even by their own contemporary standards, for the Catholic Missions exchanged labor, resources, and information in return for French assistance in perpetuating summary executions, desecreations of Buddhist religious edifices, burning of non-Catholic villages, and pillaging of imperial citadels.  This Catholic collaboration with French imperialism has not been adequately recognized by historians, but it was a significant contributing factor to the French success in Tonkin.
22. Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes.  La comparaison, pour être triviale, ne manque pas de justesse et de force.  En effet, sans les missionnnaires et les chrétiens, les Francais se verraient entourés d'ennemis; ils ne pouraient se fier à personne; ils ne recevraient que de faux renseignements, méchamment donnés pour compromettre leur situation; ils se trouveraient donc réduits à l'impossibilité d'agir et seraient rapidement exposés à des vrais désastres.  Leur position ici ne serait plus tenable, et ils ne verraient forcés de quitter un pays où leurs intérêts et leur existence même serait compromis.
23. I cannot myself feel that either in the matter of wisdom or in the matter of virtue Christ stands as high as some other people known to history - I think I should put Buddha and Socrates above him in those respects.
24. Catholicism has always flourished only in poor population of low educational quality.
25. They have been brought up in what Dr. Barnado called "The thick darkness of Romanism".. Illiteracy is always prevalent in Romanist countries - to enable Priestcraft to flourish.
26. In fact during the two centuries and more that the Catholic Missions have been operating in China and the Indochinese peninsula they have probably not converted more than ten scholars in all.  The entire educated and governing class of the population has evaded their proselytism.  In general Catholic missionaries only recruit from among the lowest classes, and mainly among those who, for various reasons have been rejected by Annamese society.
27. Ainsi, avec les évêques et les prêtres en tête, les catholiques voulaient détruire l'image d'une église collaboratrice avec les agresseurs, d'une église au service de la France, d'une église qui avait vécu en marge d'un peuple en lutte pour sa souvenaineté et sa liberté.  Une page est tournée.  Mais, malheureusement pas pour longtemps.)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét