17 tháng 4, 2011 |
của quyền lực Thánh Kinh
Trong một hội nghị đặc biệt vào năm 1999, các giám mục Âu châu tuyên bố rằng các dân tộc trong toàn lục địa Âu châu đã quyết định sống “như là Thiên Chúa không hề hiện hữu.
(John Cornwell, in Breaking Faith: The Pope, The People, and The Fate of Catholicism: At a special synod in 1999, the bishops of Europe declared that the peoples of the entire continent had decided to live “as though God did not exist.)
Theo những tin tức trên báo chí trên thế giới và cả trên tờ thông tin chính thức của Vatican, tờ L’Osservatore Romano, vào những ngày 27, 28 tháng 7, 2005, thì Giáo hoàng Benedict XVI đã lên tiếng phàn nàn như sau:
“Thật là khác lạ trong thế giới Tây Phương, một thế giới mệt nhọc với chính văn hoá của mình, một thế giới mà con người càng ngày càng tỏ ra không cần đến Thiên Chúa, mà cũng chẳng cần gì đến Chúa Giêsu nữa. Những Giáo Hội gọi là 'truyền thống' xem ra như đang chết dần.” Theo một phúc trình mới đây của Vatican thì trong một số nước phát triển, Giáo dân đi dự lễ ngày Chủ Nhật chỉ còn khoảng 5%. Ngài nói thêm: Tuy nhiên không phải chỉ có đạo Công Giáo bị như vậy mà Giáo Hội Tin Lành cũng bị ảnh hưởng nặng hơn nữa trong thời điểm lịch sử này. Không thấy có giải pháp nào mau chóng và thần diệu cả để cứu vãn giúp Giáo Hội chúng ta cả. (6)
S.T. Joshi đã giải thích trong cuốn “Những Người Bảo Vệ Thiên Chúa: Họ Tin Những Gì Và Tại Sao Họ Sai Lầm” [God’s Defenders: What They Believe and Why They Are Wrong”, Prometheus Books, New York, 2003, p.14]:
Điều rõ ràng trong trường hợp của nhiều người được cho là thông minh, là đầu óc và cảm xúc của họ đã bị tê liệt từ nhỏ bởi một số tín lý trong tôn giáo cho nên trên thực tế đã làm cho sự phân tích hợp lý không có ảnh hưởng vào những quan niệm về thần thánh của họ được. (7)
S. T. Joshi |
Chúng ta có thể thấy ngay là nội dung của cuốn sách không phải là viết về “Lịch sử Thiên Chúa”, Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, mà là chống vô thần, cố chứng minh là có Thiên Chúa, Thiên Chúa thực sự hiện hữu, với những luận cứ đã lỗi thời của Công Giáo. Đối với người vô thần, Thiên Chúa chỉ là Thần của dân tộc Do Thái như được viết trong cuốn Thánh Kinh của Do Thái mà sau này Ki Tô Giáo lấy làm Thần của Ki Tô Giáo và người Việt gọi là Thiên Chúa. Khi người Ki Tô Giáo dùng từ “vô Thần” và năng nổ chống vô thần thì họ đã tự thú nhận là Thiên Chúa của họ cũng chỉ là một vị Thần, không hơn không kém, trong số hàng trăm các Thần khác trên thế giới. [Xin đọc A History of God của nữ tu Công giáo Karen Armstrong, hoặc A World Full of Gods của Keith Hopkins, hoặc Mythology: An Illustrated Encyclopedia, Edited by Richard Cavendish..] Vậy thì từ thích hợp nhất không phải là Thiên Chúa mà là “Thần Ki Tô” (Christian God). Nhưng chúng ta chẳng cần chấp nhất, cứ thoải mái dùng từ Thiên Chúa để cho những người Ki Tô Giáo hài lòng, tuy nhiên với ý niệm rõ rệt trong đầu chúng ta là chẳng có cái gì có thể gọi là Thiên Chúa.
Tác giả là một tín đồ Công giáo, và cũng như nhiều trí thức Công giáo khác, Đức hay Việt, chưa thoát ra được cái ngục tù thuốc phiện tâm linh của Giáo hội mà không ít trí thức đã tỉnh thức và thoát ra được, cho nên chúng ta vẫn thấy tác giả bám vào những luận cứ đã lỗi thời của Công giáo để chứng tỏ là có một Thiên Chúa và Thiên Chúa này thực sự hiện hữu dù rằng những luận cứ này đã không còn mấy giá trị trong giới trí thức hiểu biết, ở trong cũng như ở ngoài Giáo hội Công giáo. Đọc những tác phẩm của một số nhà thần học hiện đại, bậc lãnh đạo trong Công giáo như Giám mục, Linh mục v…v… hoặc của một số học giả chuyên gia nghiên cứu tôn giáo chúng ta thấy rõ điều này.
Tác giả là một bác sĩ tâm lý, chuyên chữa trị những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần. Nhưng tác giả lại không nhận ra được là chính mình cũng mắc phải một bệnh tâm thần nặng hơn ai hết, đó là sống trong thế kỷ 21 mà niềm tin tôn giáo lại thuộc thời Trung Cổ. Do đó, nội dung cuốn sách không ngoài điều hoang tưởng là mọi người trên thế gian đều phải bận tâm về câu hỏi là Thiên Chúa có thực sự hiện hữu hay không, đồng thời ra sức chống vô thần, ngụy biện bác bỏ mọi lý luận trái với đức tin Công giáo của tác giả.
Viết cuốn sách này tác giả đã phạm phải rất nhiều sai lầm trong phương pháp luận với nhiều mâu thuẫn, và nhất là trong lãnh vực học thuật, đưa ra một loạt những nhận xét chọn lọc (selective observation) về một mặt của vũ trụ và thiên nhiên, bỏ qua mặt đối ngược. Người Mỹ gọi lối nhận xét này là “chỉ kể những cái trúng, bỏ qua những cái trật” (counting the hits, ignoring the misses), nghĩa là những cái gì hay, đẹp thì cho đó là vì có Thiên Chúa, còn những gì xấu, ác thì bỏ qua, tuy rằng theo lý luận thần học của Công Giáo thì Thiên Chúa đã sáng tạo ra vũ trụ muôn loài.. Hơn nữa tác giả còn đưa ra nhiều khẳng định vu vơ, không có cơ sở, tiếng Pháp gọi là “affirmation gratuite” [affirmation gratuite est sans fondement].
Mặt khác, tác giả đã viết lạc đề rất nhiều, viết ra những vấn đề chẳng liên quan gì đến “Lịch sử Thiên Chúa”, thí dụ như về nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc v…v… và qua những lãnh vực như vậy, dựa theo sự hiểu biết và cảm tính riêng của tác giả, tác giả luôn luôn mơ tưởng đến vai trò của Thiên Chúa đàng sau mọi sự. Tệ hơn nữa, tác giả, cũng giống như Alexandre de Rhodes ở thế kỷ 17, đã phê bình về Đức Phật, Lão Tử và Khổng tử một cách rất tiêu cực, tuy không hạ cấp như Alexandre de Rhodes trong Phép Giảng 8 Ngày, thái độ không khác gì của của các thừa sai Tây phương khi xưa, với kiến thức về Phật Giáo không thể gọi là kiến thức.
Những nhận xét tổng quát trên sẽ được chứng minh trong phần Nhận Xét Chi Tiết. Trước khi sang phần này tôi muốn nói vài lời với dịch giả Phạm Hồng Lam. Trong phần giới thiệu bản dịch, dịch giả viết là đã đưa bản dịch cho 6 người đọc và nhận xét gồm có: một trợ lý nha sĩ, một nhân viên hãng bảo hiểm, một du sinh cao học về văn chương, , một cựu dược sĩ, một Linh mục du sinh cao học về Triết, và một cựu đốc sự hành chánh. Hiển nhiên 6 người này đều là Công giáo. Nhận xét chung của 6 người này là: “Nội dung rất hay, nhưng không dễ đọc lắm đối với độc giả Việt Nam bình thường, vì phải đối diện với nhiều tên nhân vật lạ và một số ý kiến chuyên môn”. Đối với người Công giáo Việt nam thì tất nhiên sách của người Công giáo Đức viết là phải hay rồi tuy rằng có phần chắc là họ, kể cả dịch giả, chẳng hiểu tác giả viết cái gì, đúng hay sai.
khi ông báo cáo cho biết có nhiều đọc giả tin.
Nguồn: http://www.droemer-knaur.de/magazin/Papstaudienz+von+Manfred+L%C3%BCtz.414290.html
Cuối cùng tôi không thấy phần Tài Liệu Tham Khảo, không hiểu là trong bản gốc không có hay là dịch giả bỏ sót. Nếu thực sự không có phần này thì cũng dễ hiểu, vì tác giả viết phần lớn là vu vơ theo cảm tính của mình nên không cần đến tài liệu tham khảo và như vậy thì đối với người đọc dĩ nhiên là không có tính cách thuyết phục. Tác giả bàn luận rất nhiều về Thiên Chúa nhưng chính tác giả lại không cho độc giả biết định nghĩa rõ ràng của Thiên Chúa là cái gì và quan niệm về Thiên Chúa của tác giả là như thế nào, có Thiên Chúa thì sao, Thiên Chúa có ích gì cho nhân loại v…v…
DẪN NHẬP
I- ÂM NHẠC & NGHỆ THUẬT – ELTON JOHN & THẦN VỆ-NỮ KHOẢ THÂN
II -TÂM LÝ HỌC VÀ THIÊN CHÚA CHUYỆN MỘT ANH TÍ HON THẬP THÒ BÊN LỖ TAI
III - CÂU HỎI – NHỮNG CHUYẾN HÀNH TRÌNH BĂNG QUA SUỐI LỬA
IV - THIÊN CHÚA CỦA NGƯỜI VÔ THẦN – MỘT PHẢN KHÁNG TUYỆT DIỆU
V - THIÊN CHÚA CỦA NGƯỜI VÔ THẦN – MỘT PHẢN KHÁNG TUYỆT DIỆU
VI - THIÊN CHÚA CỦA CÁC TRẺ EM VỀ LẼ ĐƯƠNG NHIÊN CỦA HẠNH PHÚC
VII - THIÊN CHÚA CỦA THẦY CÔ DẠY GIÁO LÍ – MỘT ÂM MƯU KHÓ HIỂU
VIII - THIÊN CHÚA CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC – GA-LI-LÊ, DARWIN, EINSTEIN VÀ SỰ THẬT
IX - THIÊN CHÚA CỦA CÁC TRIẾT GIA - TRẬN CHIẾN LỚN CỦA LÝ TRÍ THUẦN TÚY
X - THIÊN CHÚA CỦA ÁP-RA-HAM, ISAAC VÀ JAKOB – BÍ ẨN TRONG GẤU ÁO CHOÀNG
XI - CÂU TRẢ LỜI – MỘT BIẾN CỐ XÚC ĐỘNG
XII - HÔM SAU NGÀY ĐÓ CÁC GIÁ TRỊ, SỰ THẬT VÀ HẠNH PHÚC
XIII - NHỮNG GIAO THOA GIỮA THIÊN CHÚA VÀ TÂM LÍ
XIV - CẢM NHẬN CHÂN LÝ
Đọc đầu đề này tôi hi vọng tác giả sẽ cho người đọc biết Thiên Chúa từ đâu mà có, đã làm những gì trong giòng thời gian, đã giúp ích được những gì cho nhân loại, đã đi về đâu, và có thể thực hiện được những gì được cho là tích cực, giúp ích cho nhân loại trong tương lai. Nhưng tất cả những điểm quan trọng này về “Lịch sử Thiên Chúa” đều không có. Nội dung cuốn sách hoàn toàn không viết gì về lịch sử Thiên Chúa mà chỉ là những chủ đề chẳng liên quan gì đến lịch sử Thiên Chúa, và phần lớn chỉ là chống “vô thần”.
Thật ra thì lịch sử Thiên Chúa của Ki Tô Giáo nằm trong cuốn sách của người Do Thái mà về sau Ki Tô Giáo nhận làm Kinh Thánh của Ki Tô Giáo, thêm thắt và sửa lại rất nhiều. Lịch sử đó đầy đủ và tất cả những gì chúng ta cần biết về Thiên Chúa đều nằm trong cuốn gọi là Kinh Thánh đó. Lịch sử Thiên Chúa chấm dứt khi con ông ta, Giê-su, chết trên cây thập giá. Người ta không hề biết là hiện nay hai cha con ông ta ở đâu. Có người bảo rằng ở trên trời, nhưng ở chỗ nào trên trời, khi mà trái đất di chuyển liên tục trong không gian xung quanh mặt trời với vận tốc khoảng 108000 cây số trong một giờ, và tự quay trên trục Nam Bắc khoảng 1600 cây số trong một giờ. Chúng ta tưởng rằng chúng ta thực sự ngồi yên trên trái đất, nhưng trong thực tế chúng ta đang điên đảo, đảo điên trong không gian, và lẽ dĩ nhiên đối với chúng ta thì Thiên Chúa, nếu có, ở trên trời cũng phải điên đảo, đảo điên. Đây là kết quả nghiên cứu ngoạn mục của khoa học về chuyển động của trái đất trong vũ trụ.
Theo sách National Catholic Almanac, 1968, trang 360, của Công Giáo, chúng ta có một Thiên Chúa với 23 thuộc tính (23 attributes):
“Phép tắc vô cùng, vĩnh hằng, thánh thiện, bất diệt, bao la mênh mông, không bao giờ thay đổi, không thể hiểu được, không thể mô tả được, vô tận, vô hình, công chính, thương yêu, nhân từ, cao nhất, khôn ngoan nhất, toàn năng, toàn trí, có mặt khắp nơi, nhẫn nại, toàn hảo, cung cấp tinh thần và vật chất cho con người, tối cao, chân thật” (8)
Như vậy, chúng ta thấy rõ là tất cả những gì con người viết về Thiên Chúa ngoài cuốn Kinh Thánh chỉ là những suy diễn hoang tưởng hay đoán mò về một cái gì đó vô hình, chẳng ai hiểu được, chẳng ai biết là cái gì vì không thể mô tả được.. Do đó khi tác giả viết Thiên Chúa là đấng vĩ đại nhất thì đó chỉ là một hoang tưởng vu vơ cá nhân chứ không thể thuyết phục được bất cứ ai.
Mặt khác tác giả cũng không nói rõ “vĩ đại nhất” là vĩ đại như thế nào, so với cái gì v…v… Nếu tác giả viết: “Thiên Chúa – Một chút lịch sử của đấng mà tôi cho là vĩ đại nhất” thì chắc chắn không ai có thể phê bình vì đó là tự do tư tưởng. Nhưng khi tác giả muốn mọi người đều phải nuốt trọn cái tư tưởng cá nhân của tác giả thì tác giả đã vấp phải một sai lầm trầm trọng. Thật vậy, trong lãnh vực học thuật, đã có nhiều quan điểm của một số nhân vật có tên tuổi về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo dựa trên những gì viết trong cuốn Kinh Thánh.
Trong bài này, tôi không bàn đến vấn đề Thiên Chúa có hiện hữu hay không. Đối với đầu óc có một thói xấu “vô thần” [Voltaire: Atheism is the vice of a few intelligent people, vô thần là thói xấu của một số ít người thông minh] như tôi thì tôi không quan tâm mấy đến chuyện Thiên Chúa có hiện hữu hay không, mà chỉ quan tâm đến vấn đề Thiên Chúa của Ki-Tô-Giáo như được viết trong cuốn Bible là cái chi chi, có đáng để cho những con người có đôi chút đầu óc tin và tôn thờ hay không.
1) Tổng Thống Thomas Jefferson của Mỹ, sau khi đọc cuốn “Thánh Kinh”, đã nhận định về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo là “một nhân vật có tính tình khủng khiếp – độc ác, ưa trả thù, đồng bóng, và bất công” [Thomas Jefferson describes The God of Moses as “a being of terrific character – cruel, vindictive, capricious and unjust].
2) James A. Haught: Qua luận lý, chúng ta có thể thấy quan niệm của giáo hội về một Thiên Chúa ở trên trời với lòng “quá thương yêu thế gian” không đứng vững. Nếu có một đấng thần linh sáng tạo ra mọi thứ hiện hữu thì ông ta đã làm ra ung thư vú cho phái nữ, bệnh hoại huyết cho trẻ con, bệnh cùi, bệnh AIDS, bệnh mất trí nhớ (Alzheimer), và hội chứng Down (khuyết tật tinh thần). Ông ta ra lệnh cho những con cáo cắn xé nát những con thỏ ra từng mảnh, những con báo giết những hươu nai. Không có một con người nào độc ác đến độ hoạch định những sự khủng khiếp như vậy. Nếu một đấng siêu nhiên làm như vậy, ông ta là một con quỷ, không phải là một người cha nhất mực nhân từ. (9)
3) Giám mục John Shelby Spong: Cuốn Thánh Kinh đã làm cho tôi đối diện với quá nhiều vấn đề hơn là giá trị. Nó đưa đến cho tôi một Thiên Chúa mà tôi không thể kính trọng, đừng nói đến thờ phụng. [ John Shelby Spong, Rescuing The Bible From Fundamentalism, p. 24: A literal Bible presents me with far more problems than assets. It offers me a God I cannot respect, much less worship.]
4) Linh mục Công giáo James Kavanaugh viết về “Huyền Thoại Cứu Rỗi” trong cuốn Sự Sinh Ra Của Thiên Chúa (The Birth of God), xin đọc: http://sachhiem.net/TCNtg/TCN36.php :
Nhưng đối với con người hiện đại. chuyện hi sinh của Giê-su chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ khi hắn đã bị reo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời (But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Linh mục James Kavanaugh), đó là một huyền thoại “cứu rỗi” của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ [Thiên Chúa], chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai (It is a primitive tale of unbelievable cruelty).
5) Khoa học gia vô thần Richard Dawkins, trong cuốn “The God Delusion”, ấn bản 2008, đã đưa ra tới 16 nhận định về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo rất đáng để chúng ta nghiên cứu để tìm hiểu sự thật. Mở đầu Chương 2, trang 51, về “Giả Thuyết Về Thiên Chúa” [The God Hypothesis], tác giả Richard Dawkins viết:
Không cần phải bàn cãi gì nữa, Thiên Chúa trong Cựu Ước là nhân vật xấu xa đáng ghét nhất trong mọi chuyện giả tưởng: ghen tuông đố kỵ và hãnh diện vì thế; một kẻ nhỏ nhen lặt vặt, bất công, có tính đồng bóng tự cho là có quyền năng và bất khoan dung; một kẻ hay trả thù; một kẻ khát máu diệt dân tộc khác; một kẻ ghét phái nữ, sợ đồng giống luyến ái, kỳ thị chủng tộc, giết hại trẻ con, chủ trương diệt chủng, dạy cha mẹ giết con cái, độc hại như bệnh dịch, có bệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng [megalomaniacal], thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm [sadomasochistic], là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường. (10)
Đến đây chúng ta cần đặt một câu hỏi: Một Thiên Chúa như trên thì có thật sự vĩ đại không, vĩ đại đối với ai, và có ích gì cho nhân loại, và dù Thiên Chúa đó có hiện hữu đi chăng nữa thì tại sao chúng ta phải tin và thờ phụng một Thiên Chúa như vậy. Các đây hơn một thế kỷ, nhà tư tưởng tự do “vĩ đại nhất” trong lịch sử nước Mỹ, Robert G. Ingersoll, đã cho chúng ta câu trả lời:
“Những Thiên chúa thì có ích gì cho con người?
Không phải là câu trả lời khi cho rằng có một thiên chúa nào đó tạo nên thế giới, lập ra một số luật, rồi quay đi làm việc khác, để cho những con cái của mình yếu ớt, ngu dốt và không được giúp đỡ, vật lộn với đời sống. Không phải là một giải pháp khi tuyên bố rằng cái ông thiên chúa này sẽ mang hạnh phúc đến cho một số ít, hoặc ngay cả cho tất cả những thuộc hạ của ông ta. trong một thế giới nào khác...
Thế giới có đầy những sự bất toàn.
Phải chăng là một thiên chúa vô cùng thông thái, thánh thiện và toàn năng, có ý định sản xuất ra con người, lại bắt đầu từ những dạng sống thấp nhất; với những cơ thể sinh vật đơn giản nhất mà người ta có thể tưởng tượng được, và rồi trong những thời kỳ lâu dài không thể đo được, tiến triển chậm đến nỗi không thể nhận ra được, từ lúc ban đầu thô thiển cho đến khi tiến hóa thành con người? [Tác giả đã mô tả phần nào nguồn gốc của con người theo quá trình tiến hóa. TCN]
Phải chăng vô số những thời đại đã bị phí phạm để sản xuất ra những dạng sống nguy hiểm, sau đó lại bỏ đi? [Tác giả muốn nói nhiều chủng loại sinh vật đã được sinh ra rồi lại bị tiêu diệt, biến mất trên thế gian, dựa trên những sự kiện trong môn cổ sinh vật học. TCN]
Có thể nào sự thông minh của con người thấy được chút ít khôn ngoan nào (của Thiên chúa) trong việc phủ đầy trái đất với những con vật gớm ghiếc, chỉ sống trên sự đau đớn và những cảm xúc đau đớn của những con vật khác? Ai là người có thể ghi ơn lòng nhân từ (của Thiên chúa) đã dựng lên một thế giới mà súc vật ăn thịt lẫn nhau (có con người trong này), mỗi một cái miệng là một lò sát sinh, mỗi một dạ dầy là một nấm mồ? Có thể thấy được chăng sự thông minh và lòng thương yêu vô cùng (của Thiên chúa) trong sự tàn sát ở khắp nơi và không bao giờ chấm dứt?
Chúng ta nghĩ thế nào về một người cha, muốn ban cho con cái mình một nông trại, nhưng trước khi trao quyền sở hữu nông trại cho chúng, ông ta đã trồng trên đó hàng ngàn loại cây độc địa; chất trong đó những con thú dữ tợn, những loài bò sát độc hại; đặt một số sình lầy ở bên để nuôi dưỡng bệnh sốt rét; xếp đặt vật chất sao cho thỉnh thoảng đất lại mở ra để nuốt chửng một số con cái thân yêu của ông ta; và ngoài ra, còn lập lên những núi lửa gần bên để bất cứ lúc nào cũng có thể làm con cái của ông ta ngập trong những dòng sông lửa? Giả thứ ông cha này đã bỏ mặc không nói cho các con mình biết là loại cây nào độc; là những rắn rết thì độc địa; không nói gì về động đất, giữ núi lửa là một điều bí mật; chúng ta phải gọi ông ta là một thiên thần hay là một tên ác ôn?
Và đấy chính là những gì mà Thiên chúa (của Ki-tô giáo) đã làm.
Và chúng ta được kêu gọi để thờ phụng (và hết lòng, hết sức, hết linh hồn thương yêu. CTN) một Thiên chúa như vậy; phải quỳ xuống để mà ca tụng ông ta là tốt, là nhân từ, là công chính, là đầy lòng thương yêu. Chúng ta được đòi hỏi là phải dập tắt tình cảm cao quý của chúng ta, phải trà đạp dưới chân tất cả những điều ngọt ngào từ ái trong tim của chúng ta. Vì chúng ta từ chối không tự phủ nhận – từ chối không trở thành những người nói láo – chúng ta bị tố cáo, ghét bỏ, vu khống, và khai trừ trong đời sống này, và cũng cùng cái ông Thiên chúa này đe dọa sẽ hành hạ chúng ta trong ngọn lửa vĩnh hằng lúc chết để cho ông ta hung hăng vồ lấy những linh hồn của chúng ta.
Cứ để cho họ (những người Ki-tô) ghét, cứ để cho Thiên chúa đe dọa – Chúng ta sẽ giáo dục họ, và chúng ta sẽ khinh miệt và coi thường bất chấp Thiên chúa.
Khi mà con người còn thờ phụng một tên bạo chúa ở trên trời thì trên trái đất này chẳng còn mấy tự do.
Chúng ta không muốn được tha thứ, nhưng chúng ta muốn những người Ki-tô Giáo phải xử sự làm sao để chúng ta không phải tha thứ cho họ. [Ki-tô Giáo, Ca-tô cũng như Tin Lành, đều đã xưng thú tội lỗi đối với nhân loại và xin được tha thứ. TCN]
Những nhà thần học đã chết không biết gì hơn những nhà thần học còn đang sống. Không có gì cần phải nói thêm nữa. Về thế giới này chúng ta chỉ biết chút ít. – về thế giới khác, chúng ta không biết gì hết.
Những thượng phụ của chúng ta lý luận bằng những hình cụ tra tấn. Họ tin vào lô-gic của những ngọn lửa và lưỡi gươm. Họ ghét lý trí. Họ khinh khi tư tưởng – Họ sợ tự do.
Sống cho Thiên Chúa đã làm cho thế giới ngập đầy máu lửa. Có một lối sống khác. Hãy sống cho con người, cho thế giới này. Hãy phát triển trí óc và văn minh hóa tấm lòng. Hãy khẳng định những điều kiện của hạnh phúc và rồi sống theo đó. Hãy làm tất cả những gì có thể làm được để triệt hạ sự ngu si, nghèo khổ và tội ác. Hãy cố làm hết sức để phục vụ nhu cầu chính đáng của thân xác, để thỏa mãn cái đói của trí óc, để khẳng định những bí mật của thiên nhiên.
Hãy để cho các thiên chúa lo cho nhau. Chúng ta hãy sống cho con người. Chúng ta hãy nhớ rằng những người tìm kiếm sự thật thiên nhiên chưa từng bạo hành đồng loại. Những nhà thiên văn học và hóa học chưa từng rèn những xiềng xích, xây những ngục tù tăm tối. Những nhà địa chất học chưa từng phát minh ra những hình chụ tra tấn. Những triết gia chưa từng chứng minh sự thật về những lý thuyết của mình bằng cách thiêu sống con người. [Chúng ta nên nhớ: Bạo hành đồng loại, rèn xiềng xích, xây ngục tù tăm tối, phát minh hình cụ tra tấn, thiêu sống con người... tất cả đều là những sản phẩm đặc thù của Ki-tô Giáo trong lịch sử các tôn giáo nhân loại. TCN] Những người vĩ đại không theo đạo, những tư tưởng gia, [là những người] đã sống cho phúc lợi của con người.” (11)
Trong Lời Đầu tác giả viết:
Câu hỏi về Thiên Chúa đã ám ảnh tuổi thanh xuân tôi… Tôi muốn cuốn sách này là một cuộc trao đổi về Thiên Chúa với một người đương thời bình thường, nhưng không gàn dở. Chắc chắn đây không là chuyện thuần lí thuyết, nhưng câu hỏi về Thiên Chúa, đối với tất thảy mọi người, là một vấn nạn sống chết.
Rất có thể là câu hỏi về Thiên Chúa vẫn ám ảnh tác giả cho đến ngày nay khiến cho tác giả phải cất công viết một cuốn sách về lịch sử Thiên Chúa mà chẳng phải là lịch sử Thiên Chúa. Tác giả cho rằng câu hỏi về Thiên Chúa cũng ám ảnh hết thảy mọi người và đó là vấn nạn sống chết đối với hết thảy mọi người. Chỉ một câu trên chúng ta cũng có thể thấy tác giả đã mắc bệnh tâm thần nặng như thế nào. Thật vậy, trên thế gian ngày nay có khoảng 5 tỷ người phi-Ki Tô (non-Christians) trên tổng số gần 7 tỷ người không hề bận tâm về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo nên không có vấn đề phải đặt câu hỏi về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Những người đã để tâm nghiên cứu về Ki Tô Giáo thì họ đã biết rõ là Thiên Chúa trong Kinh Thánh chỉ là sản phẩm tưởng tượng của người Do Thái để giải thích và hi vọng một chiều hướng cho lịch sử của dân tộc Do Thái trong thời bán khai. Ki Tô Giáo đã lấy ông Thần của Do Thái này, dùng lý luận thần học để biến đổi ông ta thành Thiên Chúa của cả nhân loại, và mê hoặc bán Chúa cho quần chúng thấp kém, mục đích không ngoài truyền đạo, tạo quyền lực cho Giáo hội, và vơ vét của cải thế gian như lịch sử Ki Tô Giáo đã chứng tỏ.
Tôi cũng tin rằng tuyệt đại đa số giáo dân Công giáo cũng chẳng có ai buồn đặt câu hỏi về Thiên Chúa. Họ không đủ trình độ để phân tích phê bình những luận cứ thần học để chứng minh là có Thiên Chúa, thí dụ như Luận Cứ Về Bản Thể (Ontological Argument) của St. Anselm và René Descartes, Luận Cứ Vũ Trụ hay Nguyên Nhân Đầu Tiên (Cosmological Argument) của Thomas Aquinas, Luận Cứ Cứu Cánh (Teleological Argument) hay Thiết Kế (Design Argument) của William Paley, Luận Cứ Đạo Đức (Moral Argument) v..v.., và gần đây, luận cứ “thiết kế thông minh” (Intelligent Design) dựa vào khoa học của những tổ chức “Khoa học sáng tạo” (Creation Science). Nhưng tất cả những luận cứ thần học này đều đã bị dứt khoát bác bỏ trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại. [Xin đọc vài cuốn điển hình như “Critiques of God: Making The Case Against Belief In God”, Prometheus Books, New York, 1997, do Chủ Biên Peter A. Angeles biên tập; “The Case Against God”, Prometheus Books, New York, 1989, của George H. Smith; Atheist Universe: The Thinking Person’s Answer To Christian Fundamentalism, Ulysses Press, Berkeley, 2006, của David Mills [Sử dụng lô-gíc giản dị, thẳng thắn, cuốn sách này bác bỏ mọi lý luận dùng để “chứng minh” là có God (This book rebuts every argument that claims to “prove” God’s existence)] Đó là lý do tại sao Ki-tô Giáo đang suy thoái ở phương trời Âu Mỹ, cái nôi của Ki-tô Giáo trước đây, vì trong những quốc gia văn minh, tân tiến, sự tiến bộ trí thức đi kèm với những tác phẩm nghiên cứu sâu rộng và nghiêm chỉnh về Ki Tô Giáo và cuốn Kinh Thánh không cho phép con người tiếp tục “mù lòa tin bướng tin càn” nữa. Tuyệt đại đa số giáo dân chỉ nghe các bề trên nói về Thiên Chúa rồi tin là có Thiên Chúa chứ đâu có thắc mắc gì mà đưa ra câu hỏi về Thiên Chúa.]
Và đây là câu hỏi nghiêm chỉnh: Cái gì minh chứng cho sự hiện hữu hay không hiện hữu của Thiên Chúa? Là vì, nếu không có Thiên Chúa, thì mọi chuyện đều được phép làm“ (Dostojewski, Anh em nhà Karamasow). Hay không phải vậy?
Một cuốn sách viết về Thiên Chúa, muốn được con người thời nay nghiêm chỉnh đón nhận, phải nêu bật lên được những câu hỏi từ cuộc sống cụ thể, những câu hỏi mà bất cứ một anh, một chị, một em bé nào cũng phải đối diện. Bởi vì rõ ràng: Ai thật sự tin Chúa, người đó sống khác hơn kẻ không tin Chúa.
Ki Tô Giáo thường cấy vào đầu tín đồ ý niệm là Thiên Chúa của họ rất mực nhân từ, vô cùng đạo đức (trái hẳn với những gì viết về Thiên Chúa trong cuốn Kinh Thánh), nhưng Thiên Chúa cũng sẽ trừng phạt những kẻ xấu và tưởng thưởng cho những kẻ tốt. Những người vô thần, vì không tin vào Thiên Chúa, không sợ sự trừng phạt của Thiên Chúa, nên có thể làm bất cứ điều xấu ác, vô đạo đức nào. Và để phù hợp với sách lược chống CS của Công Giáo, họ thường thổi phồng những gì CS làm để làm luận cứ chống vô thần vì cho rằng CS là vô thần. Bất cứ người nào có đôi chút kiến thức cũng phải hiểu rằng: CS là một hệ thống chính trị xã hội – kinh tế (Communism is a socio-economic political system) trong khi Vô Thần là một lập trường đối với các tôn giáo (thần giáo), đặc biệt là Ki Tô Giáo (Atheism is a position taken in respect to religion, especially Western religion.), và Vô Thần đã có từ trên 2000 năm nay, trong khi Cộng sản mới chỉ ra đời cách đây trên 100 năm. Họ không cần biết là những gì CS làm đều thuộc các lãnh vực chính trị và xã hội và kinh tế chứ chẳng liên quan gì đến chuyện vô thần hay hữu thần.
Luận cứ đạo đức của Ki Tô Giáo đặt trên tiền đề là Ki Tô Giáo tất nhiên phải tốt, đạo đức, Công giáo tự nhận là duy nhất, thánh thiện, tông truyền, các tín đồ Ki Tô Giáo, vì tin vào sự thưởng phạt của Thiên Chúa nên có đời sống lành thiện đạo đức hơn những người không tin Chúa. Đó là ý của câu: Bởi vì rõ ràng: Ai thật sự tin Chúa, người đó sống khác hơn kẻ không tin Chúa. Nhưng xét theo lịch sử của Công giáo thì quả nhiên những người thật sự tin Chúa có sống khác hơn những người không tin Chúa, những không như tác giả hoang tưởng. Sống khác như thế nào?
- Người tin Chúa luôn luôn sống trong cơn mê sảng tâm linh, mơ tưởng đến một cái bánh vẽ trên trời mà họ hi vọng được ăn sau khi chết.
- Các Giáo hoàng tự nhận là đại diện của Chúa trên trần tất nhiên phải tin Chúa vào bậc nhất. Nhưng chúng ta hãy đọc lịch sử một số Giáo hoàng để xem các đại diện của Chúa sống khác người không tin như thế nào: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN20.php
- Các Linh mục đều tự nhận là Chúa thứ hai, có quyền tha tội cho con chiên, biến một mẩu bánh bằng bột thành thân thể thực sự của Chúa để cho con chiên ăn, nhưng chúng ta hãy đọc http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN97_2.php để biết đạo đức của hơn 5000 linh mục can tội loạn dâm và được Giáo hoàng Benedict XVI và Tòa Thánh bao che cho đến khi bị báo chí phanh phui và người dân Anh đòi bắt bỏ tù Giáo hoàng.
- Chúng ta hãy nhìn vào các cuộc Thánh chiến, những tòa hình án xử dị giáo, những cuộc săn lùng, tra tấn và thiêu sống phù thủy, và những người mà Giáo hội Công giáo cho là lạc đạo, tất cả đều do các Giáo hoàng phát động cho đó ý của Thiên Chúa để thấy tập đoàn những người tin Chúa đã sống khác với người không tin Chúa như thế nào.
- Chúng ta hãy nhìn vào những hình cụ tra tấn khủng khiếp nhất nhân loại mà những bộ óc thông minh nhất của Công giáo đã phát minh ra, nhìn vào Hitler, người Công giáo tuyên bố là “Tôi chỉ thực hiện những gì giáo hội mong muốn trong hơn ngàn năm nay mà chưa thực hiện được”, nhìn vào các linh mục ở Croatia làm chủ trại giam, cắt cổ giết người Chính Thống Giáo và Gypsies, phụ nữ, trẻ con, cưỡng bác người Chính Thống phải cải đạo vào Công giáo v…v.. [Xin đọc The Vatican Holocaust của Bá Tước Avro Manhattan] thì sẽ thấy những người tin Chúa đã sống khác người không tin như thế nào.
- Thật ra thì, trên thực tế, người theo Ki Tô Giáo, vì tin Chúa nên có thể làm bất cứ điều gì miễn là để vinh danh Chúa, thí dụ như đốt Chùa, cướp Chùa, giết người ngoại đạo, cưỡng bách cải đạo v…v… Những vụ này hiện đang xẩy ra ở Thái Lan, Nam Hàn, và Việt Nam.
Hình
cụ tra tấn này sau khi đâm vào miệng, hậu môn, âm hộ rồi vặn cho nó nở ra dần. | Một Hình Cụ Tra Tấn |
Có lẽ các tín đồ Công giáo Việt Nam không tin là cái giáo hội của mình lại tàn bạo như vậy. Có thể là họ không biết là chính Giáo hoàng và Vatican đã thú nhận cái mặt đen tối của Giáo hội mà Giáo hội đã bưng bít trước đám tín đồ chỉ biết theo đức vâng lời.
1994: Trong một mật thư gửi cho các hồng y, về sau bị lộ ra cho báo chí Ý, giáo hoàng John Paul II đặt câu hỏi: "Làm sao mà chúng ta có thể tiếp tục yên lặng trước nhiều hình thức bạo tàn mà giáo hội đã phạm phải nhân danh đức tin - chiến tranh tôn giáo, những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo và những hình thức vi phạm nhân quyền khác?" (12)
1995: Giáo hoàng John Paul II thúc giục Giáo Hội Ca Tô Rô Ma hãy nắm lấy cơ hội "đặc biệt thuận lợi" của một thiên niên kỷ mới để ghi nhận "cái mặt đen tối của lịch sử giáo hội (Công giáo)" (Ibid.,: Pope John Paul II had urged the Roman Catholic Church to seize the "particularly propitious" occasion of the new millennium to recognize "the dark side of its history").
Rồi đến ngày 12 tháng 3 năm 2000, trong một cuộc “thánh lễ” công cộng tại “thánh đường” Phê-rô, Giáo hoàng cùng một số hồng y, tổng giám mục, trong đó có tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận, đại diện cho “hội thánh” Công giáo, đã chính thức “xưng thú 7 núi tội ác” đối với nhân loại của Công giáo. 7 núi tội ác này, qua gần 20 thế kỷ, đã đưa đến những thảm họa to lớn cho nhân loại như “thập ác chinh” (thường được gọi một cách sai lầm là “thánh chiến” vì bản chất những cuộc chiến này rất man rợ, bạo tàn chứ chẳng có gì là “thánh” cả), tòa hình án xử dị giáo, bách hại dân Do Thái, kỳ thị phái nữ, liên kết với thực dân để truyền đạo với sách lược xâm lăng văn hóa, mưu toan thống trị và có thái độ thù nghịch với các tôn giáo khác v..v..
Hành động “xưng thú 7 núi tội ác” này đã làm cho những lời tự nhận của giáo hội mà giáo hội thường nhồi nhét vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, rằng Công giáo là tôn giáo “thiên khải duy nhất”, “thánh thiện”, “mầu nhiệm”, “tông truyền”, “hôn thê của Chúa”, “cao quý”, “ánh sáng của nhân loại”, bác ái”, “dân chủ” v..v.., trở thành những lời nói láo vĩ đại nhất trong lịch sử các tôn giáo của loài người. Một khi mà những lời nói láo không còn có hiệu lực và không còn thuyết phục được ai, thì tất nhiên con người sẽ không còn tin vào chúng nữa. Và ngày nay, ở Tây phương cũng như ở nhiều nơi trên thế giới, tín đồ bỏ đạo hàng loạt là vì họ không còn muốn dính dáng gì đến một giáo hội đầy tội lỗi thế gian, và trình độ người dân ngày nay đã cao, không còn có thể tin vào những điều thuộc loại hoang đường mê tín nữa. Chính các học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-Tô đã khai sáng cho họ qua những tác phẩm nghiên cứu nghiêm chỉnh về Ki Tô Giáo. Vậy người Công giáo Việt Nam nghĩ sao về những sự thật lịch sử của Giáo hội Công Giáo mà mình tin tưởng là thánh thiện? Có phải là mình đã bị lừa bịp bởi một cái bánh vẽ trên trời không? Người Công giáo có còn dám thốt ra câu có tính cách dè bỉu người ngoại đạo: “Người Lương hỉ” mà không cần biết Lương chính là lương thiện. Người Công giáo có còn dám ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào mắt những người ngoại đạo không, và hãnh diện vì cái “hội thánh” cao quý của mình nữa không?
Nhìn vào những sự kiện lịch sử trên, chúng ta có thể khẳng định rằng Thiên Chúa tuyệt đối không phải là căn nguyên đạo đức của nhân loại. Thật vậy, nếu chúng ta đọc cuốn Kinh Thánh của Ki Tô Giáo, Cựu Ước và Tân Ước, thì chúng ta sẽ thấy bộ mặt đạo đức của hai cha con Thiên Chúa là như thế nào. Cuối thế kỷ 19, Robert G. Ingersoll đã đưa ra nhận xét:
Ngày nay, nếu một người làm theo những lời dạy trong Cựu Ước [của Thiên Chúa] thì hắn ta là một tên phạm tội ác. Nếu hắn theo sát những lời dạy trong Tân ước [của con Thiên Chúa, Giê-su] thì hắn là một tên điên. (13)
Khoa học ngày nay đã chứng tỏ là đạo đức con người đã phát triển và tiến hóa qua nhiều thời đại song song với đà tiến hóa của xã hội, của tư duy và nhận thức của con người chứ không phải là của Thiên Chúa đặt ra. Các hệ thống pháp luật trên thế giới đã cho chúng ta thấy rõ điều này hơn gì hết. John Remsburg đã viết trong cuốn False Claims: “Ngày nay Giáo hội Công giáo không còn giết người được nữa, vì những thanh gươm (để giết người) và bó củi (để thiêu sống người) đã bị tước khỏi những bàn tay đẫm máu của Giáo hội”. Đó là vì sự tiến bộ trí thức và đạo đức của nhân loại đã văn minh hóa Công giáo, không cho phép Công giáo được tàn bạo giết người vô tội như trong thời Trung Cổ, chứ không phải là Công giáo chịu ảnh hưởng đạo đức của Thiên Chúa. Nhìn kỹ lịch sử chúng ta thấy Công giáo phạm phải những tội ác vô tiền khoáng hậu chính là vì tin vào Thiên Chúa và theo sát những gì Thiên Chúa dạy trong cuốn Kinh Thánh. Dù vậy, căn bản vô đạo đức của Công giáo và Tin Lành vẫn còn sót lại ngày nay qua sách lược cải đạo phi đạo đức tôn giáo, và đạo đức của một số không nhỏ Giáo hoàng, kể cả Giáo hoàng tiền nhiệm John Paul II và Giáo hoàng đương nhiệm Benedict XVI, và giới linh mục, mục sư vẫn là những dấu hỏi lớn đối với người ngoại đạo cũng như người trong đạo.
Lẽ dĩ nhiên, những sự kiện lịch sử trên là nói về tập thể tôn giáo chứ không phải là về tất cả các cá nhân trong tôn giáo mà tôi tin chắc rằng có rất nhiều người lành thiện đạo đức không thua kém gì những người không tin Chúa. Thật là thú vị, qua những sự kiện lịch sử về Ki Tô Giáo, cộng đồng của những người tin Chúa, những người đã nhân danh Thiên Chúa đi làm những chuyện độc ác mà trời không dung, đất không tha như trên, cho nên Chet Raymo, giáo sư hồi hưu danh dự (Emeritus Professor), trường đại học Công giáo Stonehill, MA., đã viết cuốn “Khi Không Còn Thiên Chúa Nữa (thì) Mọi Sự Đều Thánh Thiện” [When God Is Gone: Everything Is Holy, Sorin Books, Indiana, 2008).
Những người vô thần nướng thời giờ quý báu cho những suy tư vô lí, và họ sống đôi khi như là có Thiên Chúa thật. Còn kẻ tin vào Thiên Chúa thì sống hoang phí đa phần thời gian đời mình như là chẳng có Thiên Chúa.
Chúng ta thấy, tác giả vẫn bám chặt vào luận cứ đạo đức ở trên, nghĩa là có một Thiên Chúa rất mực đạo đức, nắm quyền thưởng phạt con người, và người Công giáo sống vô đạo đức là người sống như là không có Thiên Chúa, và người vô thần đôi khi sống đạo đức là sống như là có Thiên Chúa. Phần phân tích ở trên và những hình ảnh đặc thù trong lịch sử Công giáo đã chứng minh ngược lại: người tin Chúa thường sống vô đạo đức hơn là người không tin.
Tác giả lại đưa ra một nhận định vu vơ, không cho độc giả biết những suy tư vô lý của những người vô thần là những suy tư như thế nào. Phải chăng những suy tư của Christopher Hitchens trong cuốn God Is Not Great: How Religion Poisons Everything, hay của Richard Dawkins trong cuốn The God Delusion, hay của Douglas Lockhart trong cuốn The Dark Side of God, hay những tác phẩm của Sam Harris, Steven Weinberg, Paul Davies, Paul Kurzt, Carl Sagan, Stephen Hawking và vô số người khác đều chứa những suy tư vô lý? Hiện nay trên nước Mỹ có khoảng 14-16% người “vô thần”, nhiều hơn tổng số người Do Thái trên thế giới. Trong số gần 50 triệu người này phần lớn là ở trong giới khoa học và giới hiểu biết. Sau đây là những suy tư vô lý của một người vô thần: Albert Einstein.
Einstein đã nướng thời gian quý báu của mình cho những suy tư vô lý để lập ra thuyết Tương Đối mà cả thế giới phải cúi đầu kính phục. Einstein không tin là có một Thiên Chúa nắm quyền thưởng phạt con người và can thiệp vào những chuyện thế gian, và chính thuyết Tương Đối đã cho phép một số khoa học gia đi ngược thời gian trở lại khởi điểm của thuyết Big Bang, một thuyết về nguồn gốc vũ trụ, và dù không phải là ý định của các khoa học gia, thuyết Big Bang cũng như thuyết Tiến Hóa đã làm cho thuyết Thiên Chúa sáng tạo ra vũ trụ muôn loài của Ki Tô Giáo trở thành trò cười cho đa số trên thế giới chưa bị nhồi sọ, nhiễm độc bởi những giáo lý hoang đường của Ki Tô Giáo.
Người Ki Tô Giáo thường dùng nửa vời một câu của Einstein: Khoa học mà không có tôn giáo thì què quặt (Science without religion is lame) để chứng minh là Einstein tin vào tôn giáo, lẽ dĩ nhiên đây là Ki Tô Giáo chứ không phải là Do Thái giáo dù Einstein là người Do Thái. Thực sự họ không hiểu Einstein muốn nói gì. Nhưng nhận xét của Einstein đầy đủ gồm có hai phần:
Khoa học mà không có tôn giáo thì què quặt. Tôn giáo mà không có khoa học là mù quáng. (Science without religion is lame. Religion without science is blind)
Nhận định này chỉ có nghĩa là: Khoa học mà không có sự mở mang trí tuệ để hướng đến tính thiện (mục đích chính của tôn giáo) thì không đầy đủ, và tôn giáo mà không được kiểm chứng bởi những sự kiện hiển nhiên đã chứng minh bởi khoa học thì chỉ là mù lòa tin bướng tin càn. Các tín đồ Ki Tô Giáo, đạo của đức tin, thử nghĩ xem đạo của mình có được kiểm chứng bởi những sự kiện hiển nhiên đã chứng minh bởi khoa học không, và các khoa học gia chuyên phát minh ra những vũ khí giết người tàn bạo như Bom Áp Nhiệt, bom nguyên tử v…v…thử nghĩ xem mình có đáng mặt là khoa học gia hay không?
Mặt khác không phải là những người tin Chúa đã hoang phí thời gian cho cuộc sống vô đạo đức như là không có Thiên Chúa mà họ đã hoang phí quá nhiều thời gian vào niềm tin Thiên Chúa, ngày đêm cầu nguyện để mong được một Thiên Chúa vô hình, chẳng ai hiểu được chiếu cố, cho họ lên thiên đường (mù), cái mồi của Giáo hội để mê hoặc những đầu óc yếu kém. Nhưng đã từ hơn ngàn năm nay rồi, có ai thấy gì đâu. Mẹ Teresa suốt đời cầu nguyện, cuối cuộc đời cũng phải thú nhận là “chẳng thấy gì”, nghĩa là cầu nguyện không được đáp ứng và sự thật đau lòng là đã hoang phí thời gian quá nhiều.
Thời còn học Thần học, chúng tôi thích nhất câu này: “Một Thiên Chúa hiện hữu, thì chẳng hiện hữu gì cả“.
Ngay sau đó, ông ta viết:
Tôi sẽ không bỏ sót một lí chứng thông dụng phủ nhận Thiên Chúa nào, cũng như sẽ trình bày mọi lập luận đầy thuyết phục về sự hiện hữu của Người.
Như vậy là ông ta sẽ trình bày mọi lập luận đầy thuyết phục về sự chẳng hiện hữu gì cả của Thiên Chúa.
Một thí dụ khác, tác giả viết:
Khi nhà toán học và triết gia lớn Blaise Pascal mất, người ta khám phá ra một mẩu giấy được khâu nơi viền áo choàng, mẩu giấy đã trở thành «kỉ vật» nổi tiếng của Pascal. Trên đó có một hàng chữ vụng về: «Thiên Chúa của Áp-ra-ham, I-sa-ác và Gia-cóp, chứ không phải của các triết gia và khoa học gia.»
Điều này chứng tỏ là theo quan điểm của Pascal thì Thiên Chúa chỉ là Thiên Chúa của vài nhân vật trong Cựu Ước chứ các triết gia và khoa học gia như Pascal thì không quan tâm đến Thiên Chúa đó. Nhưng sau đó thì tác giả lại viết đến cuộc đánh cá của Pascal (Pascal’s wager) [tin Thiên Chúa mà không có Thiên Chúa thì chẳng mất mát gì (mất cả đời chứ), còn nếu không tin và nếu có Thiên Chúa thì mất tất cả (chẳng mất gì cả vì Thiên Chúa chỉ cứu những người Do Thái)] và đưa ra một nhận định vu vơ, vô căn cứ: “Cho tới nay, sau hơn 300 năm, đánh cuộc của Pascal vẫn thuyết phục được những con người hoài nghi”. Vậy tại sao những người Công Giáo không hoài nghi lại bỏ đạo hàng loạt ở Âu Châu, ở ngay trên nước Đức của tác giả, hay ở chính ngay nơi sinh của Giáo hoàng Benedict XVI. Có phải là tác giả viết chỉ để mà viết, chẳng hiểu là mình đã viết những gì. Điều này chúng ta cũng thấy trong những bài viết của một số trí thức Công giáo Việt Nam.
Tác giả có rất nhiều hoang tưởng nhưng đoạn sau đây chứng tỏ rõ ràng hơn gì hết là sự hoang tưởng của tác giả bắt nguồn từ một tâm cảnh ngu đạo và nghiện đạo đồng thời chứng tỏ là tác giả đã đọc một cách chọn lọc Kinh Thánh về những điều mà tác giả tin. Tác giả viết ra toàn những lời mê sảng bắt nguồn từ sự tin vào những chuyện hoang đường trong Kinh Thánh mà không cần biết tất cả những gì tác giả viết đã đều bị bác bỏ bởi chính Giáo hội và nhiều bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo:
Và rồi điều gì tới đã tới. Thiên Chúa gởi con của Người là Giê-su Ki-tô xuống trần. Như vậy, Thiên Chúa đã trở thành người. Chính Người trực tiếp đi tới với con người… Thiên Chúa của Cựu Ước rốt cuộc hiện thân là một Thiên Chúa yêu thương. Như một Thiên Chúa của tình yêu bao dung, đáng cậy và kiên nhẫn. Ta được gọi Người là Cha chúng con, Chúa Giê-su còn kính cẩn gọi Người là Abba, người cha nhỏ. Và những gì Thiên Chúa nói – Người nói khá nhiều – không quan trọng bằng những gì Người làm, bằng những gì Chúa Giê-su làm.
Chúa Ki-tô sinh ra trong nghèo khó. Trong một chuồng súc vật. Người loan truyền sự hiện diện Vương quốc giải thoát của Thiên Chúa. Người nói, Thiên Chúa không muốn con người tỏ ra cao ngạo kiêu căng, nhưng hãy trở nên vị tha. Người nói, cách hay nhất con người tôn vinh Thiên Chúa là hãy yêu thương đồng loại như chính mình. Và Người còn nói điều thật khó tin, đó là con người có thể gặp chính Thiên Chúa trong người bên cạnh mình, trong người nghèo, người bệnh, người đau khổ, người cô đơn, người hấp hối.... Chính Người đã tự nguyện chấp nhận cái chết vô tội trên thập giá. Một chuyện thật khó tin: Thiên Chúa treo nhục nhã trên khổ giá. Điều chẳng có trong bất cứ một tôn giáo nào khác. Người đã đi tới cùng tình yêu của Người. Nhưng Người đã không chết thất bại như những cái chết vô tội khác: đức Giê-su đã chỗi dậy từ cõi chết vào ngày thứ ba, để cho con người hay rằng, cả họ nữa, nếu tin theo Chúa, họ cũng sẽ được cứu chuộc và sẽ đạt được cuộc sống vĩnh cửu.
Thiên Chúa đã làm những gì, đọc Cựu Ước sẽ thấy Thiên Chúa đã làm những gì? Thiên Chúa yêu thương của tác giả đã giết tất cả là 2,301,417 (2 triệu 300 lẻ 1 ngàn và 417 người) trong khi Satan chỉ giết có 10 người và được Thiên Chúa chấp thuận trong một cuộc thách thức với Satan trong vụ gia đình ông Job.[http://dwindlinginunbelief.blogspot.com/2009/01/who-has-killed-more-satan-or-od.html.] Đó là con số có thể đếm được. Giê-su đã làm những gì? Giê-su đã nguyền rủa một cây sung cho chết héo queo vì khi trái mùa không có trái cho ông ta ăn khi ông ta đói. Giê-su đã đuổi con quỷ nhập từ một người bị quỷ ám để nhập vào một đàn 2000 con heo và bắt cả đàn nhào xuống sông chết đuối hết. Giê-su đã phán: “Ta xuống đây không phải để mang hòa bình mà mang gươm giáo, để con chống cha, mẹ chống nàng dâu, anh em chống nhau v..v.. trong gia đình”. Giê-su đã dạy: “Hãy mang những kẻ không tin ta ra mà giết ngay trước mặt ta”. Giê-su gọi mẹ là “Người đàn bà kia”. Giê-su tự nguyện chấp nhận cái chết vô tội trên thập giá, nhưng sao lại thất vọng và than: “Chúa ơi! Chúa ơi! Sao Ngài lại lìa bỏ con?” Tác giả có hiểu là mình viết cái gì không?
Mặt khác, chính Giáo hoàng John Paul II của tác giả đã chấp nhận thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc nhân loại, và phủ nhận sự hiện hữu của thiên đường và hỏa ngục, vậy thì Giê-su cứu chuộc cái quái gì khi không còn tội tổ tông, và cuộc sống vĩnh cửu ở đâu khi không có thiên đường. Chúng ta thấy rõ là trong đầu óc của tác giả có một điểm mù tôn giáo, một loại đầu óc cũ kỹ lỗi thời (an astrolabe mind), dùng từ của Mục sư Ernie Bringas. Hơn nữa, có vẻ như tác giả không biết đến những nghiên cứu nghiêm chỉnh của các nhà thần học Công giáo như John P. Meier, hay Uta Ranke-Heinemann v…v..
Thực chất của Ki Tô Giáo đã được các học giả nghiên cứu kỹ trong vòng 200 năm gần đây, bác bỏ mọi huyền thoại mà Ki Tô Giáo dựng lên, những chuyện thuộc loại hoang đường, mê tín cổ xưa đó bắt buộc phải ra khỏi đầu óc của con người, nhường chỗ cho những sự kiện khoa học và những thực tế xã hội.. Một cuốn sách điển hình về hiện tượng giải hoặc Ki Tô Giáo này là của Uta Ranke-Heinemann, người phụ nữ duy nhất trên thế giới chiếm được ngôi vị giáo sư thần học Công giáo của giáo hội Công giáo [the first woman in the world to hold a chair of Catholic theology], cuốn “Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con” (Putting Away Childish Things, HarperCollins, 1995). Những chuyện trẻ con nào? Đó là những tín lý căn bản của Ca-Tô Giáo: “Tư cách thần thánh của Chúa Ki Tô”; “Sinh ra từ một nữ trinh”; “ngôi mộ trống”; “Ngày Thứ Sáu tốt đẹp”; “Phục sinh”; “Thăng Thiên”; “Bị hành quyết để chuộc tội”; “Hỏa ngục” [The divinity of Christ, The Virgin mother, Good Friday, Easter, Resurrection, Ascension, Redemption by execution, Hell].
Tác giả trích dẫn câu 1 Corinthians 13:11 ở ngay đầu cuốn sách: “Khi tôi còn là một đứa trẻ, Tôi nói như một đứa trẻ, tôi hiểu như một đứa trẻ, tôi nghĩ như một đứa trẻ; Nhưng khi tôi trở thành một người trưởng thành, tôi dẹp bỏ những chuyện của trẻ con” [When I was a child, I spoke as a child, I understood as a child, I thought as a child; But when I became an adult, I put away childish things.] Tất cả những gì tác giả Mansfred Lutz viết ở trên đều thuộc loại chuyện cho trẻ con cần phải dẹp đi.
Với sự tái khám phá phương pháp khoa học trong thế kỷ 16 ở Âu Châu và sự tiến triển tiếp theo của thời đại Khai sáng trong thế kỷ 18, một sự phân tích Thánh Kinh một cách thuần lý hơn là điều không thể tránh được. Trong một thế giới đang trở thành hướng theo tinh thần khoa học, những mô tả về Chúa đi trên sóng, về ma quỷ, thiên thần, những câu chuyện về sự sống lại của Chúa, và nhiều hiện tượng khác, càng ngày càng khó có thể chấp nhận như là những sự thực lịch sử.
Trong những năm 1835-1836, cuốn "Khảo Sát Cặn Kẽ Về Đời Sống của Giê-su" (The Life of Jesus Critically Examined) của D. F. Strauss đã quy một số chuyện trong Tân Ước là "huyền thoại" và định nghĩa những câu chuyện phi lịch sử như trên là sự biểu thị của một chuỗi những ý tưởng tôn giáo. Ngày nay, kết quả những cuộc nghiên cứu phân tích tiếp tục hỗ trợ và xác nhận sự khẳng định này. Đa số các học giả coi những chuyện trong Tân Ước và bảy giáo lý giáo hội đưa ra sau đây đều là huyền thoại:
1. Đức Mẹ đồng trinh
2. Hiện thân của Chúa (Thượng đế hiện thân thành người, nghĩa là, Thượng đế là Giê- su.)
3. Nhiệm vụ chuộc tội của Chúa [kế hoạch cứu rỗi]
4. Sự sống lại của Chúa.
5. Sự thăng thiên của Chúa (Thân xác Chúa bay lên trời 40 ngày sau khi sống lại)
6. Chúa trở lại trần (để làm sống lại những người chết cho ngày phán xét cuối cùng)
7. Ngày phán xét cuối cùng (Thiên Chúa phán xét mọi người khi Giê su trở lại trần thế) (14)
Đúng vậy, Phật Giáo là đạo của trí tuệ nên không mê tín đến độ có thể tin vào một Thiên Chúa rất mực ác ôn, như được mô tả rõ ràng trong Kinh Thánh, sáng tạo ra vũ trụ muôn loài. Đức Phật đã khẳng định như vậy. Do đó Phật Giáo là một hệ thống triết lý và đạo đức vô thần. Phật Giáo rất hãnh diện là một tôn giáo vô thần, vì vô thần phản ánh sự sáng suốt của trí tuệ. Những người ngày nay còn tiếp tục dùng từ “vô thần” để bài bác chỉ chứng tỏ một tâm cảnh cuồng tín của Ki Tô Giáo đã lỗi thời. Ngoài ra nó còn chứng tỏ một trình độ hiểu biết thấp kém, vì đối với các giới trí thức trong những xã hội tân tiến Âu Mỹ, “Vô Thần” là một biểu hiện của tự hào, của danh dự (A badge of honor). James A. Haught đã coi những người vô thần như thuộc đoàn thể của những vĩ nhân. (They are in the company of giants). Vô thần khác hữu thần ở chỗ nào. Ở những gì vô thần hay hữu thần đã làm đối với nhân loại.
Xét theo lịch sử thì trong sự bành trướng để truyền đạo, Công giáo là tôn giáo tàn bạo đẫm máu chưa từng có trên thế gian, mang trên bờ vai, theo một thống kể, khoảng 200 triệu xác chết của những nạn nhân vô tội gồm nam, nữ, già, trẻ, lớn, bé. Ki Tô Giáo có ba hệ phái chính: Công giáo, Tin Lành, Chính thống, cùng thờ một Chúa, nhưng thẳng tay chém giết lẫn nhau không ngơi nghỉ, kéo dài cho tới ngày nay ở một vài địa phương. Trái lại, Phật Giáo vô thần, trong quá trình truyền đạo trước Công giáo ít ra là 800 năm (kể đến thời Constantine), và trong suốt chiều dài lịch sử hơn 2500 năm, chưa hề làm đổ một giọt máu của bất cứ ai, chưa hề dùng tiền bạc, vật chất để mua tín đồ, chưa hề cưỡng bách bất cứ ai theo Phật Giáo. Phật Giáo có nhiều Tông phái nhưng thường học hỏi lẫn nhau, bổ túc cho nhau, không hề chém giết lẫn nhau. Vậy thì tin Thiên Chúa hay tin Phật có ích hơn cho nhân loại. Hỏi tức là đã trả lời.
Hiện nay Phật Giáo là tôn giáo đang phát triển mạnh trên thế giới dù rằng Phật Giáo không hề có sách lược đi mua tín đồ, mà có mua cũng không được, vì Phật Giáo nghèo lắm, hay cải đạo người khác. Tại sao vậy? Hữu xạ tự nhiên hương. Người ta tìm đến Phật Giáo vì Phật Giáo là một tôn giáo chân thật, từ bi, hòa bình. Phật Giáo đã được công nhận là tôn giáo hòa bình của thế giới. Liên Hiệp Quốc cũng đã công nhận Lễ Tam Hợp (Đản sinh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn) của Phật Giáo là lễ hội văn hóa, hòa bình của quốc tế. Cho nên chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy Ki Tô Giáo hoảng sợ. Công giáo đã thú nhận Phật Giáo là mối lo nhất của Công giáo, ngoài Hồi Giáo. Trong tâm cảnh hoảng sợ này, tác giả Mansfred Lutz đã cố tình xuyên tạc, hạ thấp ảnh hưởng của Phật Giáo. Ông viết:
Tuy nhiên, Phật giáo nói tới ở đây là thứ Phật giáo chính hiệu được trồng tại gốc, chứ không phải là loại phó sản của phương tây, được chế biến do nhu cầu thương mại, chứ nội dung tôn giáo thì chẳng có gì cả. Dù vậy, thị trường phi lí vẫn rộ nở, và không hiểu sao vẫn có những người đầu óc rất mực lí sự, làm những nghề rất trí thức, và xem ra chẳng có dấu hiệu gì khả nghi về tâm trí cả, vậy mà họ cứ chạy theo những thứ tôn giáo đồ hộp bày bán nơi các cửa tiệm của môn phái huyền hoặc.
Hiện nay có thứ Phật giáo đồ hộp made in Âu châu này, nhưng nó ở tầm tri thức thấp lẹt đẹt. Trên các kệ sách đầy dẫy những loại tác phẩm lẩn thẩn đó.
Tuy nhiên, khi các tác phẩm „tôn giáo“ buồn cười trên không hẳn viết ra vì thương mại, nhưng chứa đựng kinh nghiệm sống thật, thì chúng không còn là trò đùa nữa, mà sẽ dẫn tới hậu quả thảm nạn. Những hiện tượng như thế ta cũng đã gặp trong các giai đoạn lịch sử xuống cấp khác, chẳng hạn như trong giai đoạn cuối thời Đế-quốc Rô-ma. Thời đó, vào thế kỉ thứ 2 và 3, giới thượng lưu không ngừng mang về từ Ai-cập hoặc Si-ri những mớ sách đạo dẻ rách. Mà những thứ đạo thiếu đứng đắn đó làm sao trụ được trước những trận gió đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy, ở thế kỉ thứ 3, niềm tin vào thần linh như là những hiện tượng tôn giáo đứng đắn của thời cổ đã biến mất từ lâu. Sự đầu hàng của tôn giáo cổ thời, ngoài ra, đã giúp cho đạo Ki-tô trẻ trung dễ dàng phổ biến giáo huấn mình nơi những người thực tâm tìm kiếm.
Một số phận như thế cũng sẽ xẩy ra, nếu ngày nay, chỉ vì mục đích thương mại, ta vội vàng nhổ các tôn giáo phương đông ra khỏi môi trường văn hoá đặc thù của chúng, để cố cắm vào đất phương tây thiếu gốc rễ. Chúng sẽ chết khô như những bó hoa thiếu nước.
Việc có những nhà khoa học giỏi giang đi theo các lạc hướng ấy nói lên một thực tế, là nỗi sợ Hư vô không loại trừ ai cả. Khi Thiên Chúa chẳng còn là đề tài của lí trí thường là hạn hẹp của mình nữa, người ta quay ra đi tìm Người trong những nơi khác, trong cái phi lí, trong cái huyền hoặc, trong cái chống lại hữu lí.
Tôi dám chắc là tác giả chẳng có đọc tác phẩm Phật Giáo nào mà tác giả cho là lẩn thẩn. Những tác phẩm của Đức Đạt Lai Lạt Ma, của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, và của nhiều bậc xuất gia Tây phương mà tôi không thể kể ra hết, được bán ở những tiệm sách lớn ở Mỹ như Borders, Barnes & Noble v..v.., phải chăng chỉ là những tác phẩm lẩn thẩn. Khi Giáo hoàng nói gì ở nơi công cộng thì chỉ có con chiên đến nghe. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma hay Thiền sư Nhất Hạnh thuyết Pháp ở đâu thì phần lớn thính chúng lại không phải là Phật tử. Sáng tối đã rõ ràng. Từ đầu đến cuối, về mọi lãnh vực, tác giả chỉ đưa ra toàn những ý kiến cá nhân vu vơ, không có cơ sở mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào để hỗ trợ cho những ý kiến của mình. Ở đây, chúng ta thấy rõ tâm thần hoảng hốt của tác giả trước bản chất siêu việt của Phật Giáo đối với Công Giáo đang hiện rõ trong phương trời Tây phương. Vì vậy tác giả mới viết nhảm nhí một cách vô liêm sỉ, bất lương trí thức như trên. Dùng ngay quan điểm của tác giả thì đối với Đông phương, nếu Tây phương nhổ các tôn giáo phương Tây ra khỏi môi trường văn hoá đặc thù của chúng, để cố cắm vào đất phương Đông thiếu gốc rễ. Chúng sẽ chết khô như những bó hoa thiếu nước. Điều này đã thật rõ ràng ở Á Châu. Qua bao nhiêu thế kỷ năng nổ truyền đạo mà Ki Tô Giáo không chiếm nổi 2% người dân ở Á Châu [Trung Quốc 0.75%, Nhật 0.4%, Thái Lan 0.4%, Bắc Hàn 0.017% v..v..]. Nhưng Phật Giáo lại đang nở rộ ở Tây phương khiến cho tác giả phải lo sợ. Tệ hơn nữa, tác giả đã viết láo về sử vì tác giả chẳng biết gì về lịch sử tội ác của Công giáo đối với các nền văn hóa phi Ki Tô, cho rằng các tác phẩm văn học triết lý của Ai Cập, Syria chỉ là những sách đạo dẻ rách Sau đây là vài tài liệu, tuy dài nhưng cần thiết để cho tác giả và dịch giả biết về một bài học lịch sử:
Trong cuốn The Dark Side of Christian History, Helen Ellerbe viết, pp. 46, 48, 50:
Khi Giáo hội Công giáo nắm thêm quyền lực, người Công giáo đã đóng cửa các trung tâm giáo dục và đốt sách vở cũng như toàn thể các thư viện. Giáo hội đốt một số rất lớn những tài liệu văn học. Năm 391, người Công giáo thiêu rụi một trong những thư viện lớn nhất hoàn cầu ở Alexandria. được biết là chứa 700000 tác phẩm. Tất cả những sách của hệ phái Tự Ngộ, 36 cuốn của Porphyry, những tác phẩm của 27 học phái huyền bí, và 270000 tài liệu cổ xưa thu thập bởi Ptolemy Philadelphus đều bị đốt sạch. Giáo dục cho người ở ngoài Giáo hội bị cấm. Những trung tâm giáo dục cổ xưa đều bị đóng cửa.
Giáo hội chống học văn phạm và tiếng La-Tinh. Giáo hoàng Gregory I chống học văn phạm, ông ta còn lên án giáo dục nào không phải là giáo dục cho giới giáo sĩ là điên rồ và xấu xa. Ông ta cấm tín đồ không được đọc Kinh Thánh, ra lệnh đốt thư viện Palatine Apollo để những văn học thế tục không làm lãng trí tín đồ trong việc chiêm ngưỡng thiên đường.
Sau nhiều năm các tín đồ Công giáo đi phá hủy sách vở và thư viện, Thánh John Chrysostom, Giáo Phụ nổi tiếng của Giáo hội, hãnh diện tuyên bố, “Mọi dấu vết về văn học và triết lý cổ của thời trước đã biến mất khỏi mặt trái đất.”
“Giáo hội Công giáo đã có những tác động tàn phá trên xã hội. Khi Giáo hội nắm được vai trò lãnh đạo, hoạt động trong những ngành y khoa, kỹ thuật, khoa học, giáo dục, lịch sử, nghệ thuật và thương mại đều sụp đổ. Âu Châu đi vào những Thời Đại Hắc Ám. Tuy Giáo hội vơ vét được một tài sản to lớn trong những thế kỷ đó, hầu hết những gì định nghĩa cho văn minh đã biến mất.” (15)
Trong cuốn "Những dối trá và huyền thoại của Thánh Kinh" ("Deceptions and Myths of the Bible", trg. 444) LLoyd M. Graham đã viết như sau:
"Sự hủy diệt mọi chứng tích về phái Tự Ngộ và những nguồn tài liệu về đa thần là "việc làm đầu tiên" của Công giáo. Chính các nhà truyền giáo đã khởi sự, ở Antioch, như được nói đến trong sách "Công Vụ các Sứ đồ" (Acts).. Do lệnh của giáo hội Công giáo, tất cả kinh sách của những người ủng hộ phái Tự Ngộ đều bị đốt, cũng như 36 cuốn của Porphyry (Porphyry là một triết gia (232-305) chủ trương triết lý là phương tiện giải thoát và nhấn mạnh đến lối tu khổ hạnh để tinh khiết hóa con người; TCN). Giáo hoàng Gregory VII đốt thư viện Apollo chứa đầy kiến thức cổ xưa. Hoàng đế Theodosius đốt sạch 270000 tài liệu về học phái huyền bí vì những tài liệu này chứa những căn bản giáo lý của ngũ Kinh.
Sự hủy diệt văn hóa này vẫn tiếp tục sau khi những nhà lập giáo đã qua đời; những tín đồ cuồng tín mà họ đào tạo ra tiếp tục công việc này: đoàn Thập Ác quân đốt tất cả sách vở mà họ có thể kiếm ra được, kể cả những cuộn nguyên bản Thánh thư Do Thái. Năm 1233 những tác phẩm của Maimonides (một triết gia Do Thái xuất sắc, 1135-1204; TCN) bị đốt đi cùng với 12000 cuốn của Kinh Talmud (Thánh kinh của Do Thái Giáo. TCN). Năm 1244, 18000 cuốn sách đủ mọi loại bị hủy. Theo Draper, Hồng Y Ximenes đã đốt 80000 bản văn của Ả Rập ở công trường Granada. Ở Tân Thế Giới, toàn bộ kiến thức cổ xưa bị những người Công giáo Tây Ba Nha phá hủy cùng với đền đài chứa đựng những kiến thức này.
Sau khi đã phá hủy mọi chứng tích, những nhà lập giáo Công giáo đầu tiên đã có thể thay thế những kiến thức cổ xưa này bằng những điều vô nghĩa của họ. Và để chứng minh những điều vô nghĩa này, họ đã thay đổi lời lẽ và gài vào đó những câu không có trong những nguyên bản... Về cùng một chủ đề này, Massey viết như sau: "Trong bốn thế kỷ đầu, họ đã hủy bỏ những tài liệu quan trọng nhất về mọi sự hiểu biết trung thực về nguồn gốc thực của sự mê tín trong Công giáo. Những huyền thoại được viết và in ra như là lịch sử nhân loại, mọi tư tưởng khác đều bị dẹp bỏ hay cưỡng bách phải chấp nhận sự gian dối"...
Theo giáo lý của họ thì "máu của Chúa Ki Tô đã rửa sạch tội lỗi của thế giới," nhưng tội lỗi vẫn còn với chúng ta ngày nay. Cái mà thực sự bị rửa sạch chính là sự lành mạnh của thế giới. Với thời gian, giáo lý của họ đã làm tâm thức Tây phương mê mẩn đến nỗi Agibard ở Lyons phải viết như sau: "Cái thế giới bất hạnh này nằm dưới sự chuyên chế điên rồ, những điều mà người Công giáo tin, thực ra là những điều vô nghĩa đến độ từ xưa tới nay không ai có thể làm cho người ngoại đạo tin được". Nếu độc giả không tin và muốn có một thí dụ thì chúng tôi xin cống hiến một chuyện trong Công giáo về Thánh John trong phúc âm. Theo lịch sử các Thánh thì John, khi đã rất già, làm cho hoàng đế Domitian giận. Để trừng phạt John, Domitian sai người ném John vào một cái vạc chứa dầu và nhựa thông. Và khi người ta châm lửa, dầu bắt đầu sôi thì đám đông ở ngoài nghe một tiếng hát trong ngọn lửa. Khi vạc dầu sôi cạn hết thì John vẫn còn sống và không hề hấn gì. Jerome, Eusebius, Tertullan, tất cả đều kể lại cái phép lạ này và những điều hoang đường trong đó. Và nay, nếu những tín đồ Công giáo xuất sắc có thể tin được sự vô lý này thì họ có thể tin bất cứ cái gì, ngay cả các sách Phúc Âm." (16)
Sau đây là một tài liệu khác về một số những hành động của giáo hội Ca-tô Rô-MaGiáo khi giáo hội nắm được quyền lực thế gian (Joseph D. Daleiden, The Final Superstition, trg. 60):
"Không có một trích dẫn thống kê đơn thuần nào có thể nói lên vô lượng những sự ác ôn mà giáo hội Ca-tô Rô-maGiáo đã làm nhân danh Thượng đế. Từ khi mà các triều đại giáo hoàng cấu kết quyền lực với chính quyền trong thế kỷ 5 cho tới công cuộc Phục Hưng, cái áo vô minh và mê tín đã phủ lên Âu Châu. Ánh sáng tự do đã tắt ngấm, Dân La Mã cổ xưa (không phải là dân La Mã dưới quyền thống trị của Giáo hội Ca-tô Rô-maGiáo. TCN) đã có những thư viện chứa 500000 cuốn sách, thời kỳ từ năm 500 tới năm 1000 ở Âu Châu dưới quyền lực KiTô không có một thư viện nào có được hơn 600 cuốn sách. Sự tiến bộ khoa học, đặc biệt là về y học, hoàn toàn ngưng trệ. Văn hóa con người thoái hóa đến mức tàn bạo.
Thật là mỉa mai, chính những cuộc Thánh chiến chống dân Hồi giáo đã rọi một tia sáng trí thức qua cái mờ tối của vô minh và mê tín. Không như những dân KiTô tìm cách tiêu diệt mọi kiến thức không hợp với thần thuyết của họ, những người theo Hồi giáo đã gìn giữ trí tuệ của dân Hi Lạp cổ xưa. Hơn nữa, họ đã có nhiều tiến bộ đáng kể về toán học, triết học, và khoa học. Khi những thập ác quân của Giáo hội Ca-tô Rô-maGiáo trở về từ miền Đông họ đã mang về cùng với những chiến lợi phẩm những hạt giống kiến thức mà sau này đưa đến công cuộc Phục Hưng. Song song với hàng đống những đồ cướp đoạt được và những thánh tích giả mạo, những thập ác quân cũng mang về theo nghệ thuật và văn học của cổ Hi Lạp. Những tác phẩm của các triết gia Hi Lạp mà giáo hội Ca-tô Rô-maGiáo đã dẹp đi từ nhiều thế kỷ trước, nay lại xuất hiện. Một vài triết gia như Plato và Aristotle được đưa vào trong giáo thuyết của giáo hội. Thật vậy, những tác phẩm của Thomas Aquinas, đặc biệt là những chứng minh về sự hiện hữu của Thượng đế, căn bản là của Aristotle được sửa lại thành mới. Nhưng quan trọng hơn là, về sau này, triết lý nhân bản của Hi Lạp đã nảy nở trong đầu óc của những người đau lòng mà nhận ra sự vô ích của những suy đoán thần học cùng sự xấu ác của những tín điều mà giáo hoàng đưa ra. Kết quả là, chính cái nền tảng trí thức và độc tài về đạo đức của Giáo hội bắt đầu lung lay." (17)
Và Robert G. Ingersoll đã nhận định như sau (Ingersoll: The Magnificent, Lewis, trg. 125):
"Khi Ca-tô Rô-maGiáo có được quyền lực thì tôn giáo này phá hủy mọi tượng thần mà nó có thể đặt những bàn tay vô minh của nó lên trên. Nó hủy hoại và xóa bỏ mọi họa phẩm, phá hủy mọi công sự đẹp đẽ, đốt sạch những tác phẩm Hi Lạp và La Tinh, triệt tiêu mọi lịch sử, thơ phú, triết lý và thiêu rụi mọi thư viện mà nó có thể đốt được. Kết quả là, màn đêm Trung Cổ đã phủ lên nhân loại. Nhưng vì tình cờ, vì may mắn, vì bỏ sót, một vài tác phẩm đã thoát được sự ác liệt của cuồng nhiệt tôn giáo, và những tác phẩm này trở thành cái nhân mà quả của nó là nền văn minh của chúng ta ngày nay." (18)
Nhà vật lí thiên văn Steven Hawking (1942- ) viết trong cuốn sách đáng đọc Một Câu Chuyện Ngắn (Brief là vắn tắt chứ không phải là ngắn. TCN) về Thời Gian của ông rằng, thuyết Nổ vũ trụ đương nhiên không hợp với lối suy nghĩ ki-tô giáo. Ông còn quả quyết, giáo chủ Gio-an Phao-lô đã nói như thế trong buổi gặp gỡ các tham dự viên của một hội nghị khoa học ở Rô-ma, trong đó có ông tham dự. Vì tôi không tin điều ông nói, nên tôi đã nhất tâm tìm hiểu: Giáo chủ đã không nói như thế. Và trên thực tế, thuyết Nổ vũ trụ, sau một thời gian dài, lần đầu tiên đã trở nên hợp hơn với niềm tin tạo dựng của Ki-tô giáo, dù rằng một số nhà khoa học tự nhiên có tiếng ngày nay vẫn có quan điểm ngược lại một cách phi lí, vì họ còn bị ám ảnh bởi cuộc xung đột lâu dài giữa Giáo hội và khoa học.
Steven Hawking là thành viên của Viện Hàn Lâm Giáo Chủ Về Khoa Học. Dù với bất đồng trên, ông cho biết, ông rất cảm kích về cuộc gặp gỡ Giáo chủ, và cho hay các nhà khoa học vô thần hoặc theo thuyết bất khả tri khác cũng muốn tiến gần lại với Giáo hội.
Tôi đã đọc cuốn A Brief History of Time của Stephen Hawking từ lâu và nay xem lại không có chỗ nào mà Stephen Hawking còn quả quyết, giáo chủ Gio-an Phao-lô đã nói như thế: thuyết Nổ vũ trụ đương nhiên không hợp với lối suy nghĩ ki-tô giáo như tác giả viết. Tôi chỉ thấy Stephen Hawking viết như sau:
Từ năm 1981, tòa thánh Vatican đã mời một số chuyên gia đến để cố vấn cho tòa thánh về vũ trụ học. Cuối cuộc hội thảo, các chuyên gia được giáo hoàng John Paul II tiếp kiến. Ông ta nói với các khoa học gia là “cứ tự nhiên nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ sau sự nổ lớn (big bang), nhưng không nên tìm hiểu về chính lúc nổ vì đó là lúc sáng tạo, do đó là tác phẩm của Thiên Chúa.” (Stephen Hawking, A Brief History of Time, p. 116: He told us that it was all right to study the evolution of the universe after the big bang, but we should not inquire into the big bang itself because that was the moment of Creation and therefore the work of God)
Giáo hoàng John Paul II nói vậy cũng như Giáo hoàng Benedict XVI ngày nay nói rằng chính Thiên Chúa của ông ta đã sáng tạo ra Big Bang, mà không đưa ra bất cứ một bằng chứng nào. Nhưng nếu vậy thì sách Sáng Thế trong Cựu Ước các ông đó vứt đi đâu? Nhưng thật là thú vị, vì từ nhiều năm trước tôi đã đọc được câu sau đây của S. T Joshi: “Bao giờ ta cũng có thể quả quyết rằng chính Thiên Chúa đã tạo ra Big Bang, nhưng sự hiện hữu của Thiên Chúa phải được thiết lập một cách độc lập trước khi chúng ta có thể cho rằng Thiên Chúa đã làm nổ Big Bang.” [S.T. Joshi, God’s Defenders: Whay They Believe and Why They Are Wrong, Prometheus Books, New York, 2003, p. 17: It could always be asserted that God himself caused the Big Bang, but God’s existence must be established independently before one can assume that he triggered the Big Bang.] Hiển nhiên là nền thần học Ki Tô Giáo chưa thể chứng minh được sự hiện hữu của Thiên Chúa, một cái gì vô hình (invisible), không ai biết được (unknowable), không ai hiểu được (incomprehensible), 3 trong 23 thuộc tính (attributes) mà Ca-tô Rô-ma Giáo đã đưa ra để mô tả Thiên Chúa của họ. Trước khi chúng ta biết rõ Thiên Chúa là cái gì, có thực sự hiện hữu không, thì tất cả những gì nói về Thiên Chúa của Giáo hoàng hay của các tín đồ đều vô nghĩa, chỉ là đoán mò theo sự tưởng tượng hay hoang tưởng trong đầu óc rất giới hạn của mỗi người, hoàn toàn vô giá trị trong lãnh vực học thuật.
Tác giả còn viết là Stephen Hawking cho hay (cho ai hay?) các nhà khoa học vô thần [các nhà khoa học vô thần nào] hoặc theo thuyết bất khả tri khác cũng muốn tiến gần lại với Giáo hội [tiến gần đến giáo hội để làm gì?]. Tác giả viết cuốn “Lịch sử Thiên Chúa” [sic] trên vào năm 2007, không ngờ rằng cuối năm 2010, Stephen đã xuất bản cuốn The Grand Design trong đó nhà khoa học lừng danh này đã khẳng định là “Thiên Chúa không sáng tạo ra vũ trụ mà “Sự Nổ Lớn” (Big Bang) là hậu quả tất yếu của định luật vật lý.”
Mở đầu tác giả viết:
Vô thần, theo nghĩa chung chung ngày nay, là phủ nhận có sự hiện hữu của một Đấng tạo dựng trời đất toàn năng, vị này tiếp tục giữ gìn tạo vật trong tay, và đến “ngày sau cùng“ sẽ phán xét con người, tách biệt người lành kẻ dữ, người lành sẽ được thưởng phúc thiên đàng, kẻ dữ bị luận phạt hoả ngục.
Trên căn bản, người vô thần phủ nhận Thiên Chúa, vì thế, một cách nào đó họ phải đưa ra một hình ảnh về cái mà họ phủ nhận, nghĩa là hình ảnh về Thiên Chúa theo họ nghĩ.
Rồi tác giả viết lung tung tràng giang đại hải về những người rơm vô thần trong đầu tác giả, rốt cuộc cũng không cho độc giả biết hình ảnh về Thiên Chúa mà người vô thần nghĩ là cái gì. Căn bản thì câu đầu trong đoạn trên mô tả đúng người vô thần. Đó là hình ảnh Thiên Chúa mà Giáo hội Công giáo cấy vào đầu các tín đồ. Vô thần không có Thiên Chúa, Thiên Chúa đó là của Ki Tô Giáo như được viết trong cuốn Kinh Thánh. Đó chính là Thiên Chúa mà người vô thần không tin vì không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ thực sự có sự hiện hữu của Thiên Chúa có thể khiến cho người vô thần tin. Đơn giản có vậy. Người vô thần không tạo ra một Thiên Chúa theo họ nghĩ để mà chống đối hay phủ nhận. Cho nên chúng ta không cần phải bận tâm về những gì tác giả viết về “Thiên Chúa của người vô thần”. Nhưng có vài điểm trong đó cần phải sáng tỏ.
Chúng ta hãy đọc vài đoạn vu vơ rất kém cỏi từ cái đầu óc bấn loạn của tác giả mà không cần phải để tâm phê bình dài, chỉ cần ghi vài nhận xét ngắn. Đọc để mà biết con người của tác giả.
Những mâu thuẫn trong Kinh Thánh, mà hàng ngàn năm trước các giáo phụ với đầu óc vô cùng cởi mở đã giải quyết [những đoạn mâu thuẫn nào và giả quyết như thế nào? TCN] và đã giúp ta hiểu sâu vào những đoạn Kinh Thánh đó [hiểu sâu như thế nào? TCN], giờ đây được đem ra [ai đem ra] xào nấu lại với một trình độ tri thức thấp kém hơn.
Tóm lại, Vô thần đầu thời Mới là tập hợp của những tay hài hước thảm thương, những nô bộc tình cảm cao cấp của triều đình và những đầu óc tự do bướng bỉnh; họ tự coi mình một cách nào đó trội vượt hơn thiên hạ hoặc là coi mình là những tay nổi loạn ương ngạnh nhưng chẳng đưa ra được lí lẽ gì cho ra hồn, chẳng hạn như Giordano Bruno [sic]. Ông này mãi về sau này được người ta tô chuốt lên thành một thứ nạn nhân của khoa học, nhưng chẳng người đương thời nào đã quan tâm tới thuyết vũ trụ ngàn đời linh thiêng của ông. [Vậy những người đời sau thì sao? TCN]
Ngoại trừ trường hợp Ga-li-lê, một trường hợp mang nhiều yếu tố tâm lí và tuyên truyền và nhất là có dẫn tới nhiều hậu quả, chứ xét chung, quan hệ giữa Giáo hội và khoa học tương đối vẫn hài hoà. [Hài hòa như thiêu sống Bruno và giam Galilei tại gia cho đến chết? TCN]
Leibniz cho rằng, Thiên Chúa là vị kiến trúc đã dựng nên một thế giới tốt đẹp nhất. [Một thế giới tốt đẹp nhất đầy những thiên tai, bão lụt, núi lủa, động đất, sóng thần hay Thiên Chúa, những sinh vật rắn rết gớm ghiếc, những quái thai trong nhà thương, những siêu vi trùng gây đủ thứ bệnh, người mù, người điếc và muôn vàn sự hỗn loạn xấu xa khác. Tác giả mắt mù. TCN]
Họ đã dùng phương tiện lí trí con người để nặn ra một Thiên Chúa hợp lí … Điều này rõ ràng: Thiên Chúa nhân tạo đó hoàn toàn xa lạ với hình ảnh Thiên Chúa của Ki-tô giáo. [Vậy thì Thiên Chúa của tác giả là Thiên Chúa phi lý trí, chỉ là những hoang tưởng đoán mò phi lý trí của từng cá nhân, tác giả là một. Kinh Thánh do người viết hay Thiên Chúa viết? Thiên Chúa mạc khải cho Moses? Nhưng Moses đâu có phải là tác giả của Ngũ Kinh? Tác giả mù tịt về nguồn gốc, xuất xứ của Thánh Kinh. TCN]
Luận cứ sai lầm nhất của những người Ki Tô Giáo chống vô thần là đồng nhất hóa vô thần với Cộng Sản. Tác giả viết:
Dù sao thì Liên-xô này, một cánh hoa vô thần nở muộn bệnh hoạn, đã chết già vào năm 1991 ở tuổi 74. Và í thức hệ mác-xít, chất nuôi sống cánh hoa “chủ nghĩa xã hội hiện thực”, đã cùng rữa theo như một xác ướp lâu ngày gặp phải không khí.
Tất cả những điều trên xem ra quá tải đối với Vô thần, và không phải không có lí do mà thế kỉ 20 đã chứng kiến cảnh hấp hối của chủ nghĩa Vô thần hiện thực.
Và nhà sinh vật Jacques Monod thì bảo rằng, người ta chẳng còn lại gì ngoài việc ôm nỗi sợ vào mình. Ngay Minois cũng thú nhận sự sụp đổ của hệ thống tổ chức Vô thần, nó teo lại thành từng nhóm nhỏ mang tính chất giáo phái, làm ta liên tưởng tới các nhóm ái hữu văn hoá dân gian, chuyên ngồi tán gẫu với nhau về những chuyện cổ trái mùa.
[Đây là những người rơm vô thần trong đầu tác giả. Chủ nghĩa Marx không phải là chủ nghĩa vô thần. Marx đã nhân danh Thiên Chúa để chống Thiên Chúa [Xin đọc nhà thần học Linh mục John Courney Murray trong cuốn “The Problem of God”]. Không làm gì có chủ nghĩa vô thần hay hệ thống tổ chức vô thần. Vô thần là lập trường cá nhân đối với Thiên Chúa. Tác giả viết bậy chỉ để hạ thấp vô thần. Jim Walker đã đưa ra một thách đố cho những người kết hợp CS với vô thần trong bài “Những Huyền Thoại Về Cộng Sản & Vô Thần” trên trang nhà http://www.nobeliefs.com/facts.htm: Tôi cho các người một thách đố. Chắc chắn là nhà “đại vô thần Karl Marx” phải có những quan niệm về vô thần ở đâu đó, vậy các người hãy tìm ra một bài báo hay một bài tiểu luận mà Karl Marx giải thích hay viết về chủ nghĩa vô thần, hoặc là một triết lý, hoặc là một hệ thống tín ngưỡng. Tốt hơn nữa là hãy kiếm ra ở đâu mà ông ta thú nhận chủ nghĩa vô thần của ông ta, dù chỉ trong một câu chữ. [Better yet, find where he admits his atheism even in one sentence.TCN]
Đa số bà con đã không thực sự hiểu được, tại sao toà nhà Vô thần sụp đổ… Họ lượm những mảnh vụn của ngôi đền Hư vô cổ xưa, đẽo đục thành những tấm bùa hộ mệnh. Một khi đã không tin gì nữa cả, thì người ta đâm ra tin đủ thứ. Lúc này không còn là thời đại của Vô thần, nhưng là thời của nỗi hoang mang bao trùm…
[Tác giả sống trong ngục tù tâm linh của Công giáo nên mờ mắt không nhìn thấy bên ngoài. Cách đây 30 năm, rất ít người Mỹ dám nhận mình là người vô thần. Nhưng ngày nay vô thần đã công khai lộ diện và tỷ số người vô thần đã lên tới 14-16%, khoảng 40-50 triệu người. Tác giả không hề biết là bản tin BBC ngày 22 tháng 3, 2011 cho biết: “Một cuộc nghiên cứu những dữ kiện kiểm tra từ 9 quốc gia chứng tỏ tôn giáo ở những quốc gia đó có thể theo con đường của các con khủng long: tuyệt chủng. Kết quả được báo cáo trong cuộc hội thảo ở Dallas của Hội Vật Lý Hoa Kỳ cho thấy tôn giáo sẽ cùng nhau chết dần trong những quốc gia sau đây: Úc, Áo, Gia Nã Đại, Cộng Hòa Tiệp Khắc, Phần Lan, Ái Nhĩ Lan, Hà Lan, Tân Tây Lan và Thụy Sĩ.” [http://www.bbc.co.uk/news/science-environment-12811197]. Vậy thì tòa nhà vô thần tưởng tượng của tác giả sụp đổ hay là tòa nhà thực của Ki Tô Giáo đang sụp đổ? TCN]
Sau khi bài bác vô thần bất kể sự thật, tác giả bèn quảng cáo cho sự vững mạnh của Giáo hội, Giáo hội đã không sụp đổ trước bao giông tố: Nhưng tôn giáo đã không sụp đổ. Xem ra nó vẫn vững như bàn thạch, và Ki Tô Giáo đã bừng lên như chưa từng thấy ở Âu Châu.. Tại sao người ta còn tin vào Thiên Chúa… Chúng ta không cần phải đi vào chi tiết những nhận định thuộc loại thiên kiến tự an ủi của tác giả, vì chúng ta đã biết câu trả lời từ lâu:
Cuối thế kỷ 19, Robert G. Ingersoll đã đưa ra một nhận định về đạo Công giáo:
Tại sao đạo Công giáo vẫn tồn tại? Điều này chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ là quần chúng thì ngu muôi [stupid] và các linh mục thì xảo quyệt (cunning).
[Catholicism dies hard. What does that prove? It proves that the people are stupid and the preachers cunning.]
Và năm 2003, S.T. Joshi viết trong cuốn “Những Người Bảo Vệ Gót: Họ Tin Những Gì Và Tại Sao Họ Sai Lầm” [God’s Defenders: What They Believe and Why They Are Wrong”, Prometheus Books, New York, 2003, p.14]:
Câu hỏi chính đã trở thành không phải tại sao tôn giáo [Joshi viết về Ki Tô Giáo] không chết đi mà tại sao nó tiếp tục tồn tại trước hàng núi bằng chứng trái ngược (với những gì Ki Tô Giáo rao giảng). Đối với tôi, câu trả lời có thể tóm gọn trong một câu: Quần chúng thì ngu muội.
[The dominant question thus becomes not why religion [i.e. Christianity] has not died away but why it continues to persist in the face of monumental evidence to the contrary. To my mind, the answer can be summed up in one straightforward sentence: People are stupid.]
Và Linh mục Georges Las Vergnas viết trong cuốn Tại Sao Tôi Bỏ Giáo Hội Rô-Ma:
Tôi cho rằng tất cả “lòng mộ đạo” Công giáo chỉ là tập hợp những trò lừa bịp và cách thức để biến đổi linh mục thành một tên “lang băm” và tín đồ thành kẻ đần độn.
Linh mục biết rõ sự đần độn của con người là vô tận: họ khai thác điểm này.
Georges Las Vergnas, Pourquoi J’ai Quitté L’Église Romaine, p. 51: J’en dis d’ailleurs autant de toute la “piété” catholique, assemblage de trucs et de recettes qui transforment le prêtre en charlatan et le fidèle en imbécile.. Le prêtre sait que la bêtise humaine est inepuisable: il en profite.
Cuối cùng tôi muốn tặng tác giả cũng như dịch giả một đoạn của James A. Haught trong cuốn “2000 Years of Disbelief: Famous people with the Courage to Doubt”, trang 11-14, về lịch trình phát triển “vô thần” ở Tây phương:
“Những người thông minh, có học thức, thường không tin là có đấng siêu nhiên. Cho nên chẳng lấy gì làm ngạc nhiên nếu chúng ta thấy một tỷ lệ cao những người nghi ngờ tôn giáo (tây phương) trong số những tư tưởng gia, khoa học gia, văn gia, những nhà cải cách, học giả, tiền phong trong dân chủ, và những nhà thay đổi thế giới – những người thường được gọi là danh nhân.
Sự tiến triển của nền văn minh Tây phương đã là một phần của câu chuyện chiến thắng từ từ trên tôn giáo đàn áp (KiTô giáo). Sự nổi giậy của thuyết nhân bản đã chuyển trọng tâm của xã hội ra khỏi sự tuân phục các giám mục và vua chúa để đi tới những quyền của cá nhân và điều kiện sinh sống của con người. Phần lớn sự tiến bộ này đã được thúc đẩy bởi những con người, nam cũng như nữ, không cầu nguyện Thiên chúa, không quỳ trước bàn thờ trong những nhà thờ, không đi hành hương các thánh địa của Ki Tô Giáo, không đọc những Kinh Tin Kính.
Nền văn hóa Tây phương đã đi theo một hành trình thất thường. Hi Lạp và La Mã cổ xưa đã đồng hành với sự tìm hiểu trí thức giữa quan niệm tôn giáo đa thần. Thế rồi Thời Đại Đức Tin của Ki Tô Giáo đã mang lại sự tối tăm trong nhiều thế kỷ. Thời đại Phục Sinh đã làm sống lại chủ thuyết cá nhân và quyền suy tư tự do, bay bổng lên trong Thời Đại Lý Trí và Thời Đại Khai Sáng. Với sự nở rộ của khoa học trong thế kỷ 19, nhiều tư tưởng gia đã cho rằng tôn giáo huyền bí (tức Ki Tô Giáo) sẽ phải tan biến, và đại cương thì điều này đã xảy ra trong giới trí thức.
Dần dần, lối suy nghĩ khoa học tiến triển, và tôn giáo thoái lui, quyền tự do không tin đã nhô lên ở Tây phương..
Cuối cùng, quyền không tin đã được thiết lập. Tự do suy tư nở rộ trong giới trí thức Âu Châu và Mỹ, đạt tới thời vàng son vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Những người không tin như Robert Ingersoll đã thực hiện những chuyến du thuyết thách đố chủ thuyết siêu nhiên (Ki Tô Giáo). Những nhà báo như H. L. Mencken công khai tấn công “sự mê tín” (của Ki Tô Giáo).
Thật là một điều mâu thuẫn lạ lùng: một phần đáng kể dân chúng khắp thế giới vẫn còn thờ phụng những thiên chúa không ai nhìn thấy, đôi khi còn giết người cho những thiên chúa này – trong khi hầu hết những tư tưởng gia, khoa học gia, văn gia, và những giới trí thức khác thường là đã loại bỏ đấng siêu nhiên.
Đối với bất cứ ai duyệt qua quá khứ và quan sát thế giới ngày nay, hầu như không thể nào tìm ra được một người có tiếng tăm – ngoại trừ đối với các giáo hoàng, tổng giám mục, vua chúa và các nhà cầm quyền đi kiếm hậu thuẫn của quần chúng - lại có thể nói rằng mục đích của đời sống con người là được “cứu rỗi” bởi một Giê-su vô hình và lên một thiên đường vô hình. Nhưng thật là dễ dàng tìm được rất nhiều người không tin cái tín lý căn bản này trong số những danh nhân.” (19)
Một Lời Kết Rất Ngắn: Nhưng tiếng nói lạc lõng lỗi thời của Mansfred Lutz để chống vô thần trong cuốn Thiên Chúa – Một Chút Lịch Sử Của Đấng Vĩ Đại Nhất sẽ chẳng bao giờ thành công.
Chắc chắn là tác giả không đọc bài này nhưng không sao. Đối tượng của tôi trong bài phê bình này là người Lương để họ nhận rõ bộ mặt thật của Công giáo, và có thể một số người Công giáo Việt Nam có đủ can đảm để đọc bài này.
Gần Ngày 30 Tháng Tư
(2) The human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution...Fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis).
(3) Is evolution a theory, a system or a hypothesis? It is much more: it is a general condition to which all theories, all hypotheses, all systems must bow and which they must satisfy henceforth if they are to be thinkable and true. Evolution is a light illuminating all facts, a curve that all lines must follow...)
(4) The theory of evolution is among the most elegant and fruitful structures of human thought... All scientific disciplines continue to support and verify the concept of evolution. The theory of evolution, like the theory of relativity, is no longer a "theory" in the popular sense, but a scientific principle based on considerable, indisputable evidence.
(5) ROME (Reuters, July 27, 2005) - Mainstream churches in the West appear to be dying as societies that are increasingly secular see less need for God, Pope Benedict said in comments published on Wednesday.
His outlook was even glummer than that of his predecessor John Paul, who lamented the decline of faith in the developed world and said it explained the Catholic Church's struggle with falling attendance in the West in recent years.)
(6) (ROME (Reuters, July 27, 2005): It is different in the Western world, a world which is tired of its own culture, a world which is at the point where there’s no longer evidence for a need of God, even less of Christ," he told a meeting of clergy in the Italian Alps.
"The so-called traditional churches look like they are dying," he said, according to a text published by Vatican daily L’osservatore Romano.
Participation at Sunday Mass in some developed countries was as low as 5 percent, a recent Vatican report said.
"The Catholic Church is not doing as badly as the big Protestant Churches but naturally it shares the problem of this moment in historỵ" "There’s no system for a rapid change.”)
(7) What has clearly happened in the case of many otherwise intelligent people, is that childhood crippling of their brains and emotions in favor of some dogmatic religion has for all practical purposes made their theistic views impervious to logical analysis.
(8) almighty, eternal, holy, immortal, immense, immutable, incomprehensible, ineffable, infinite, invisible, just, loving, merciful, most high, most wise, omnipotent, omniscient, omnipresent, patient, perfect, provident, supreme, true.)
(9) [Haught, James A., 2000 Years of Disbelief: Famous People with the Courage to Doubt, p. 324: Through logic, you can see that the church concept of an all-loving heavenly creator doesn't hold water. If a divine Maker fashioned everything that exists, he designed breast cancer for women, childhood leukemia, leprosy, AIDs, Alzheimer's disease, and Down's syndrome. He madated foxes to rip rabbits apart and cheetahs to slaughter fawns. No human would be cruel enough to plan such horrors. If a supernatural being did so, he's a monster, not an all-merciful father.]
(10) [The God of the Old Testament is arguably the most unpleasant character in all fiction: jealous and proud of it; a petty, unjust, unforgiving control-freak; a vindictive, bloodthirsty ethnic cleanser; a misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal, filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully.]
(11) (Joseph Lewis, Ingersoll: The Magnificient, pp. 151-153: Of what use have the gods been to man?
It is no answer to say that some god created the world, established certain laws, and then turned his attention to other matters, leaving his children weak, ignorant and unaided, to fight the battle of life alone. It is no solution to declare that in some other world this god will render a few, or even all, his subjects happy...
The world is filled with imperfections...
Would an infinite wise, good and powerful god, intending to produce man, commence with the lowest possible forms of life; with the simplest organisms that can be imagined, and during immeasurable periods of time, slowly and almost imperceptibly improve upon the rude beginning, until man was evolved?
Would countless ages thus be wasted in the production of awkward forms, afterwards abandoned?
Can the intelligence of man discover the least wisdom in covering the earth with crawling, creeping horrors, that live upon the agonies and pangs of others?
Who can appreciate the mercy of so making the world that all animals devour animals; so that every mouth is a slaughter-house, and every stomach a tomb?
Is it possible to discover infinite intelligence and love in universal and eternal carnage?
What would we think of a father, who should give a farm to his children, and before giving them possession sholud plant upon it thousands of deadly srubs and vines; should stock it with ferocious beasts, and poisonous reptiles; should take pains to put a few swamps in the neiborhood to breed malaria; should so arrange matters, that the ground would occasionally open and swallow a few of his darlings, and besides all this, should establish a few volcanoes in the immediate vicinity, that might at any moment overwhelm his children with rivers of fire? Suppose that this father neglected to tell his children which of the plants were deadly; that the reptiles were poisonous; failed to say anything about the earthquakes, and kep the volcano business a profound secret; would we pronounce him angel or fiend?
And yet this is exactly what the orthodox god has done...
And we are called upon to worship such a god; to get upon our knees and tell him that he is good, that he is merciful, that he is just, that he is love. We are asked to stifle every noble sentiment of the soul, and to trample under foot all the sweet charities of the heart. Because we refuse to stultify ourselves – refuse to become liars – we are denounced, hated, traduced and ostracized here, and this same god threatens to torment us in eternal fire the moment death aloows him to fiercely clutch our naked helpless souls. Let the people hate, let the god threaten – we will educate them, and we will despise and defy him...
There can be little liberty on earth while men worship a tyrant in heaven.
We do not wish to be forgiven, but we wish Christians to so act that we will not have to forgive them.
The theologians dead, knew no more than the theologians now living. More than this cannot be said. About this world little is known – about another world, nothing.
Our fathers reasoned with instruments of torture. They believed in the logic of fire and sword. They hate reason. They despised thought. They abhorred liberty...
Living for god has filled the world with blood and flame.
There is another way. Let us live for man, for this world. Let us develop the brain and civilize the heart. Let us ascertain the conditions od happiness and live in accordance with them. Let us do what we can for the destruction of ignorance, poverty and crime. Let us do our best to supply the wants of the body, to satisfy the hunger of the mind, to ascertain the secrets of nature. Let the gods take care of themselves. Let us live for man. Let us remember that those who have sought for the truths of nature have never persecuted their fellowmen. The astronomers and chemists have forged no chains, built no dungeons. The geologists have invented no instrument of torture. The philosophers have not demonstrated the truth of their theories by burning their neighbors. The great infidels, the thinkers, have lived for the good of man.)
(12)(Chicago Tribune, June 5, 1995: In a 1994 confidential letter to cardinals which was later leaked to the Italian Press, Pope John Paul II asked: "How can one remain silent about the many forms of violence perpetrated in the name of faith - wars of religion, tribunals of the Inquisition and other forms of violations of the rights of persons?")
(13) [If a man would follow, today, the teachings of the Old Testament, he would be a criminal. If he would follow strictly the teachings of the New, he would be insane.]
(14) (With the rediscovery of the scientific method in 16th-century Europe and the subsequent evolvement of the Enlightenment during the 18th-century, it was inevitable that a more rational analysis of Scripture would occur. In a world becoming scientifically oriented, descriptions of walking on water, of demons, angels, resurrection stories, and other phenomena grew increasingly unacceptable as historical realities.
In 1835-1836, The Life of Jesus Critically Examined, by D. F. Strauss, referred to some NT narratives as "myth" and defined those unhistorical elements as expressing a series of religious ideas. Today, analytical studies continue to support and confirm this assertion. The majority of scholars regard the following NT accounts and Church-developed doctrines as myth:
1. The virgin birth
2. The Incarnation (God in human form; that is, God as Jesus)
3. The work of Atonement (plan for salvation)
4. The resurrection
5. The ascension (Jesus' bodily ascent into heaven 40 days after the resurrection)
6. The Second Coming (the return of Jesus to raise the dead and to summon all to the Last Judgment)
7. The Last Judgment (the judgment of all by God at Christ's Second Coming)
(15) As the Church grew more powerful, Christians closed academies and burned books as well as whole libraries. The Church burned enormous amounts of literature. In 391 Christians burned down one of the world’s greatest libraries in Alexandria, daid to have housed 700000 rolls. All the books of the Gnostic Basilides, Porphyry’s 36 volumes, papyrus rolls of 27 schools of the Mysteries, and 270000 ancient documents gathered by Ptolemy Philadelphus were burned. Ancient academies of learning were closed. Education for anyone outside the Church came to an end.
The Church opposed the study of grammar and Latin. Pope Gregory I objected to grammatical study. He also condemned education for all but the clergy as folly and wickedness. He forbade laymen to read even the Bible. He had the library of the Palatine Apollo burned “lest its secular literature distract the faithful from the contemplation of heaven.
After Christians had spent years destroying books and libraries, St. John Chrysostom, the preeminent Greek Father of the Church, proudly declared, “Every trace of the old philosophy and literature of the ancient world had vanished from the face of the earth.
The Catholic Church had devastating impact upon society. As the Church assumed leadership, activity in the fields of medicine, technology, science, education, history, art and commerce all but collapsed. Europe entered the Dark Ages. Although the Church amassed immense wealth during these centuries, most of what defines civilization disappeared.
(16) The destruction of all evidence of Christianity's gnostic and pagan source was "the first work." It was the evangelists themselves who started it, in Antioch, as stated in Acts... By order of the Church the books of the Gnostic Basilides were burned, likewise Porphyry's thirty-six volumes. Pope Gregory VII burned the Apollo library filled with ancient lore. Emperor Theodosius had 27,000 schools of the Mysteries paprus rolls burned because they, contained the doctrinal basis of the Gospels.
Nor did the destruction end with the Founders; the fanatics they made carried on the work: the Crusaders burned all the books they could find, including original Hebrew scrolls. ln 1233 the works of Maimonides were burned along with twelve thousand volumes of the Talmud. In 1244 eighteen thousand books of various kind were destroyed. According to Draper, Cardinal Ximenes "delivered to the flames in the square of Granada eighty thousand Arabic manuscripts." On finding similar lore in the New World, the Spanish Christians destroyed it and the temples that contained it.
All evidence of source destroyed, the Christian Fathers coulld now substitute their own absurdities. And to substantiate them they altered words and inserted verses that did not exist in the original texts... On this same subject Massey wrote thus: "..They had almost reduced the first four centuries to silence on all matters of the most vital importance for any proper understanding of the true origins of the Christian superstition. The mythos having been at last published as a human history, everything else was suppressed or forced to support the fraud."
According to their teaching "the blood of Christ washed away the sins of the world," still with us. What it actually washed away was the sanity of the world. In due time its doctrines so bedeviled the Western mind that Agobard of Lyons wrote thus "The wretched world lies now under the tyranny of foolishness; things are believed by Christians of such absurdity as no on ever could aforetime induce the heathen to believe." Should the skeptical reader wish a sample, we offer another tale of Christian martyrdom, this time about the precursor of the curse, lohn of the Gospels. According to the saints, John, when very old, incurred the anger of the Emperor Domitian. To punish him, the latter had this holy man thrown into a caldron of oil and resin. A fire was lit, and when the liquid began to boil the jeering crowd heard a voice singing in the flames - the Christian Shadrach, etc. When the caldron boiled dry, there was John still alive and quite unharmed. Jerome, Eusebius, Tertullian all relate this miracle and practically all hagiographies contain it. And now if these eminent Christians could believe this absurdity, they could believe anything even the Gospels.
(17)No mere recitation of statistics can convey the immeasurable evil that the Roman Catholic Church dispensed in God's name. From the time that the papacy cemented its power with the state in the fifth century until the Renaissance, the cloak of ignorance and superstition was draped over Europe. The light of freedom was extinguished. It is no longer fashionable to call them the Dark Ages, but indeed they were. The ancient Romans had libraries of 500,000 volumes, there was not a library of over 600 volumes in Christian Europe the period 500 to 1000. Scientific advance, especially in medicine, came to a screeching halt. Human culture regressed to a more brutal level.
Ironically, it was the initiation of the Crusades against the Muslims that shed a ray of intellectual light through the gloom of ignorance and primitive superstitions. Unlike the Christians who sought to destroy all knowledge that contradicted their theology, the Muslims had preserved the wisdom of the ancient Greeks. Moreover, they had made significant advances in Mathematics, philosophy, and science. When the Crusaders returned from the East they brought with their spoils of war the seeds of knowledge which, eventually, gave birth to the Renaissance. Along with the pile of plundered Eastern artifacts and phony relics, the Crusaders also brought back the art and literature of ancient Greece. The writings of the Greek philosophers, which the Church had suppressed centuries before, reappeared. Some of the philosophers such as Plato and Aristotle were accornmodated in Church doctrine. Indeed, the writings of Thomas Aquinas, especially his demonstrations for the existence of God, were basically a rehash of Aristotle. But more importantly in the long run, Greek humanistic philosophy found fertile ground in the minds of those who were painfully aware of the futility of theological speculation and the evil of papal dogmatism. As a result, the very foundation of the Church's intellectual and moral despotism would begin to shake.
(18) When Christianity came in power it destroyed every statue it could lay its ignorant hands upon. It defaced and obliterated every painting; it destroyed every beautiful building; it burned the manuscripts, both Greek and Latin; it destroyed all the history, all the poetry, all the philosophy it could find, and reduced to ashes every library that it could reach with its torch. And the result was, that the night of the Middle Ages fell upon the human race. But by accident, by chance, by oversight, a few of the manuscripts escaped the fury of religious zeal; and these manuscripts became the seed, the fruit of which is our civilization today.
(19) (Intelligent, educated people tend to doubt the supernatural. So it is hardly surprising to find a high ratio of religious skeptics among major thinkers, scientists, writers, reformers, scholars, champions of democracy, and other world changers – people usually called great.
The advance of Western civilization has been partly a story of gradual victory over oppressive religion. The rise of humanism slowly shifted society’s focus away from obedience to bishops and kings, onto individual rights and improved living conditions. Much of the progress was impelled by men and women who didn’t pray (to God), didn’t kneel at altars (in churches), didn’t make pilgrimages (to holy places), didn’t recite creeds.
Western culture has traveled an erratic journey. Ancient Greece and Rome teamed with intellectual inquiry, amid polytheism. Then the Christian Age of Faith brought darkness for centuries. The Renaissance revived individualism and free thingking, which soared in the Age of Reason and the Enlightenment. With the flowering of science in the nineteenth century, many thinkers assumed that mystical religion would vanish. Among intellectuals, it largely has done so..
Slowly, as scientific thinking grew and religion retreated, freedom of doubt emerged in the West..
Eventually, the right to disbelieve was established. Freethought blossomed among intellectuals in Europe and America, reaching a heyday at the end of the nineteenth century and the beginning of the twentieth. Doubters such as Robert Ingersoll conducted speaking tours to challenge supernaturalism. Newspaper writer such as H. L. Mencken openly assailed “superstition”...
It is a strange contradiction: A good part of people around the globe still still worship unseen gods, and sometimes even kill for them – yet most Western thinkers, scientists, witers, and other intellectuals generally reject the supernatural.
For anyone scanning the past and surveying the current world scene, it is nearly impossible to find any oustanding person – except for popes, archbishops, kings and other rulers seeking popular support – who says the purpose of life is to be saved by an invisible Jesus and to enter an invisible heaven. But ist is easy to find many among the great who doubt this basic dogma...)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét