Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014
World Cup, sự bất lực từ vị trí bên lề và một mỹ học khác về Tổ quốc
Nguyễn Hoàng Văn
Không phải là người cuồng nhiệt với bóng
đá nên tôi vẫn thường theo dõi World Cup một cách tuỳ hứng, cầm chừng,
hoàn toàn không dính vào mấy trò cá cược, cho đến World Cup năm nay. Chú
ý hơn, tôi còn hồi hộp như một tay cá cược hạng nặng đã vung hết vốn
liếng và ngày mai vào đường bay bất định của trái bóng, thế nhưng ấn
tượng sâu đậm nhất, day dứt như một ám ảnh, đã không đến từ hướng bóng
bất ngờ, những bàn thắng bàn thua nghẹt thở bất ngờ. Cái làm tôi chú ý
là hình ảnh thẫn thờ hay chờ chực nổ tung của những nhà huấn luyện, trái
tim và linh hồn của trận đấu nhưng bó tay, bất lực bên lề một trận đấu.
Tôi săm soi...
Những hứa hẹn Viễn Đông: Tại sao Washington phải tập trung vào châu Á
Kurt M. Campbell và Ely Ratner
Trần Ngọc Cư dịch
Hoa
Kỳ đang bước vào giai đoạn đầu của một đề án quốc gia quan trọng: tái
định hướng chính sách đối ngoại của mình để dồn thêm quan tâm và nguồn
lực vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việc trình bày lại một cách có
hệ thống các ưu tiên của Mỹ đang diễn ra trong một giai đoạn mà Mỹ khẩn
thiết đánh giá lại các vấn đề chiến lược, sau hơn một thập kỷ lún sâu
vào khu vực Nam Á và Trung Đông. Việc này đặt cơ sở trên quan niệm cho
rằng lịch sử của thế kỷ 21 phần lớn sẽ được viết tại châu Á-Thái Bình
Dương, một khu vực sẵn sàng đón chào sự lãnh đạo của Mỹ và sẽ tưởng
thưởng cho sự tham...
Báo Trung Quốc: 4 Lý Do Không Thể Thắng Việt Nam Bằng Chiến Tranh
Cần biết Mafia Cộng Sản Quốc Tế suy nghĩ gì về “cuộc chiến huynh đệ” tương tàn nếu có.
Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com)
ngày 3/7 có bài viết cho rằng với 4 lý do cốt tử, gần như chắc chắn
Trung Quốc sẽ phải gánh chịu thất bại nếu gây chiến với Việt Nam.
Căng
thẳng trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay trên Biển
Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc càng trở nên căng thẳng hơn thì những
lời kêu gọi gây chiến không chỉ đến từ các cấp lãnh đạo cao nhất của
Trung Quốc, mà còn bởi một bộ phận người Trung Quốc thiếu hiểu biết,
mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc “Đại...
Francis Fukuyama: Khi “Lịch Sử Chấm Dứt” Dân Chủ Vẫn Còn Đó
Khi “Lịch Sử Chấm Dứt” Dân Chủ Vẫn Còn Đó
Hai mươi lăm năm sau Sự Cố Thiên An Môn và Sự Sụp Đổ Của Bức Tường Berlin, chế độ dân chủ mở vẫn không có đối thủ.
Francis Fukuyama
6 Tháng 6, 2014 2:52PM ET
Nguồn: http://online.wsj.com/articles/at-the-end-of-history-still-stands-democracy-1402080661
Hai
mươi lăm năm về trước, tôi đã viết bài “Sự Chấm Dứt Của Lịch Sử?” cho
một tạp chí nhỏ có tên là “National Interest” (Quyền Lợi Quốc Gia”).
Lúc đó là vào mùa Xuân năm 1989 và với chúng tôi, những người đã bị cuốn
hút vào những tranh luận chính trị và thức hệ lớn của Chiến Tranh Lạnh,
thời khoản đó thật không thể tưởng tượng được. Bài...