Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Xây dựng Luật Trọng tài thương mại: Cần có một chương riêng về trọng tài thương mại có yếu tố nước ngoài

Tiếp thu ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc nên đưa phần Trọng tài thương mại (TTTM) có yếu tố nước ngoài ra thành một chương riêng, Ban soạn thảo Luật TTTM (do Hội Luật gia Việt Nam chủ trì) đang gấp rút hoàn thiện Dự thảo Luật TTTM để trình Quốc hội trong kỳ họp tới.

Tham gia góp ý với Ban soạn thảo, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng cần làm rõ khái niệm "thế nào là yếu tố nước ngoài?" vì làm rõ được khái niệm này, chúng ta mới có thể liệt kê ra được trọng tài thương mại có yếu tố nước ngoài là những ai. Theo TS. Nguyễn Minh Chí - Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế tại Việt Nam, TTTM được coi là có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau: Tại thời điểm ký kết thoả thuận trọng tài, các bên tham gia thoả thuận trọng tài có trụ sở hoạt động ở các nước khác nhau; hoặc một trong những địa điểm mà các bên có trụ sở hoạt động đặt ở ngoài quốc gia nơi tiến hành trọng tài được xác định theo thoả thuận trọng tài; hoặc một trong những địa điểm mà các bên có trụ sở hoạt động đặt ở ngoài quốc gia nơi mà phần chủ yếu của các nghĩa vụ của các bên được thực hiện, hoặc nơi mà nội dung tranh chấp có quan hệ mật thiết nhất; hoặc các bên đã có thoả thuận rõ ràng rằng vấn đề chủ yếu của thoả thuận trọng tài liên quan đến nhiều nước.
Qua thảo luận, các Đại biểu Quốc hội có 2 loại ý kiến khác nhau về trọng tài có yếu tố nước ngoài. Đa số ý kiến của Đại biểu Quốc hội đề nghị Dự thảo Luật cần có một Chương riêng quy định về trọng tài thương mại có yếu tố nước ngoài. Quy định như vậy sẽ phù hợp với xu thế hội nhập của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Loại ý kiến thứ hai lại cho rằng, không cần có Chương riêng trong Dự thảo quy định về trọng tài có yếu tố nước ngoài. Vì trong thời kỳ hội nhập, bất kỳ tổ chức nào hoạt động tại Việt Nam cũng phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Được biết, Thường trực Uỷ ban Tư pháp Quốc hội và Hội Luật gia Việt Nam tán thành với ý kiến đa số của Đại biểu Quốc hội về việc cần thiết phải quy định về trọng tài thương mại có yếu tố nước ngoài. Các cơ quan trên cho rằng, Dự thảo Luật TTTM mới chỉ có một số quy định chung về hoạt động của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam là chưa đầy đủ, còn nhiều nội dung liên quan đến trọng tài có yếu tố nước ngoài nói chung chưa được quy định trong Dự thảo Luật. Ví dụ như: Thẩm quyền của trọng tài nước ngoài; các hình thức trọng tài nước ngoài; điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập và hoạt động của trọng tài nước ngoài; cơ quan có thẩm quyền cấp phép đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; điều kiện, trình tự, thủ tục giải quyết vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài; việc thi hành phán quyết của trọng tài trong trường hợp có yếu tố nước ngoài... Theo luật sư Hồng Hải - Đoàn Luật sư TP Hà Nội, quy định hoạt động của trọng tài thương mại có yếu tố nước ngoài trong Dự thảo Luật là cần thiết. Tham khảo Luật Luật sư năm 2006 cũng có một chương riêng quy định về hành nghề của tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Hơn nữa, Điều 342 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành quy định: "Quyết định của trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của trọng tài nước ngoài do các bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại, lao động". "Như vậy, Bộ luật Tố tụng Dân sự đã xác định các trường hợp được coi là quyết định của trọng tài nước ngoài. Cho nên cần có một chương riêng về trọng tài thương mại có yếu tố nước ngoài trong Luật TTTM", luật sư Hồng Hải nhấn mạnh.
Thiên Long(ĐS&PL)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét