Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Việt kiều có thể giữ quốc tịch Việt Nam

“Luật pháp Việt Nam có cho phép công dân Việt Nam có hai quốc tịch không? Tuy là Việt kiều sống ở Mỹ song tôi vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam, vậy phải làm thủ tục gì?” (Trọng Nguyên, Mỹ).

Trả lời:

Pháp luật Việt Nam áp dụng nguyên tắc một quốc tịch. Vì vậy, Nhà nước chỉ công nhận công dân Việt Nam có quốc tịch Việt Nam.
Theo Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 20/5/1998, công dân Việt Nam sống ở nước ngoài vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, trừ các trường hợp mất quốc tịch như: bị tước hay được thôi quốc tịch Việt Nam... Trong khi đó theo luật pháp Mỹ, người nước ngoài nhập quốc tịch Mỹ không buộc phải mất quốc tịch nước ngoài. Vì vậy, về nguyên tắc công dân Việt Nam đã nhập quốc tịch Mỹ vẫn giữ (chưa mất) quốc tịch Việt Nam.
Theo Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam, để có bằng chứng vẫn còn giữ quốc tịch Việt Nam, bạn làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định xin cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam. Trong đơn phải ghi rõ mục đích xin cấp giấy chứng nhận. Kèm theo đơn là bản photo giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng. Nếu không có hai loại giấy này, phải nộp bản sao có chứng thực của một trong các loại giấy tờ như: giấy xác nhận đăng ký công dân do cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam cấp; giấy khai sinh; giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam của cha, mẹ... Đơn xin và các giấy tờ kèm theo phải lập thành hai bộ hồ sơ.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam. Theo quy định, thời gian giải quyết là 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thu lệ phí. Trường hợp phức tạp, thời hạn cứu xét có thể lên đến 60 ngày.
Luật sư Trương Thị Hòa, Tuổi Trẻ .

0 nhận xét:

Đăng nhận xét