Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO XÂM PHẠM UY TÍN: KIỆN DO NÓI XẤU DOANH NGHIỆP TRÊN MẠNG
08:20
Hoàng Phong Nhã
No comments
HOÀNG YẾN
Đối tác cũ rêu rao trên mạng rằng tập đoàn X. kinh doanh không có đạo đức, không chữ tín, hàng bị rỉ sét, bị tẩy chay…
TAND TP.HCM chuẩn bị xét xử vụ tập đoàn X., trụ sở tại Singapore, có thương hiệu nổi tiếng về các sản phẩm nội thất bếp, bản lề… được bảo hộ trên toàn cầu, kiện doanh nghiệp trong nước vì nói xấu, hạ uy tín họ trên mạng…
Từ hợp tác chuyển sang nói xấu
Theo đơn khởi kiện, từ năm 2003, tập đoàn X. bán nhiều sản phẩm, thiết bị cho công ty T. Năm năm sau, hai bên chấm dứt mọi quan hệ, giao dịch. Nhưng cũng từ lúc đó, công ty T. liên tục đưa ra thông tin không trung thực về X. trên một số trang thông tin điện tử… Chẳng hạn, công ty T. cho đăng hình ảnh các sản phẩm bị rỉ sét của X. gây hoang mang cho người tiêu dùng trong khi sản phẩm của X. rất chất lượng, bảo hành trọn đời sản phẩm.
Hay như công ty T. cho đăng tải các bài viết có những đánh giá chủ quan, không có căn cứ, chỉ trích, cho rằng X. đã “qua cầu rút ván”, “kinh doanh thiếu văn hóa”, “thiếu đạo đức trong kinh doanh”, “tàn nhẫn và thủ đoạn” và “không có chữ tín”, “không đáng tin cậy”…
Công ty T. còn cho đăng nhiều “Phiếu thu thập ý kiến khách hàng”, trong đó có nội dung phê phán việc chấm dứt mối quan hệ mua bán giữa X. và T. Tổ chức dàn dựng chụp hình ảnh nhãn hiệu, logo của X. kèm theo hình ảnh một số đối tượng có hành động biểu tượng chỉ tay phản đối, tẩy chay sản phẩm X., phát tán rộng khắp…
Chấm dứt việc hạ uy tín
Theo tập đoàn X., việc phát tán các thông tin sai sự thật trên các phương tiện truyền thông và chuyển tiếp cho khách hàng, đối tác của X. trong một thời gian dài chính là nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín và gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của X. tại Việt Nam.
Việc làm này gây hậu quả là không những đã gây nhầm lẫn và làm lệch lạc nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu X. mà còn trực tiếp làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh của nguyên đơn. Đồng thời ảnh hưởng xấu đối với hình ảnh thương hiệu và uy tín kinh doanh của X.
Do vậy, X. đã đàm phán với công ty T. yêu cầu chấm dứt các hành vi trên. Nhưng công ty này đòi phải thanh toán 180.000 euro, trong đó có 20.000 euro trả cho việc lấy lại tên miền có liên quan thương hiệu X.; 160.000 euro bồi thường cho công ty T. vì chi phí họ đã đầu tư vào thời điểm còn hợp tác với X.
Các yêu cầu trên của công ty T. không có cơ sở nên tập đoàn X. đề nghị tòa buộc công ty T. phải chấm dứt các hành động trên ngay lập tức và vô điều kiện.
Có thể bị cảnh cáo đến xử lý hình sự
Ở đây sẽ không bàn tới nội dung vụ án bởi tới đây, tranh chấp sẽ được TAND TP.HCM phán quyết. Điều quan tâm là luật của Việt Nam hiện quy định như thế nào với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nói xấu, hạ uy tín sản phẩm, doanh nghiệp nói chung.
Thạc sĩ Châu Huy Quang, luật sư hãng luật LCT Lawyers, cho biết hành vi “gièm pha, gây rối hoạt động của doanh nghiệp khác”, hoặc “quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh” bị xem là vi phạm pháp luật, có thể xử lý theo Luật Cạnh tranh…
Cụ thể, bên vi phạm có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền; bị phạt bổ sung như thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép (ví dụ giấy phép sử dụng tên miền), tịch thu tang vật, phương tiện (các trang web, các hàng hóa được sử dụng làm công cụ, phương tiện trong quá trình vi phạm); phải có biện pháp khắc phục hậu quả; bồi thường thiệt hại… Ngoài ra, Điều 94 Luật Cạnh tranh cũng cho phép khởi tố hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm.
Tuy nhiên, theo luật sư Quang, Luật Cạnh tranh và vấn đề kiểm soát hành vi cạnh tranh cũng như xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở chúng ta vẫn còn ở những bước khởi đầu. Chế tài áp dụng đối với hành vi “gièm pha doanh nghiệp khác” hoặc “quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh” mức phạt tiền quá thấp (nhẹ nhất 500.000 đồng, nặng nhất 10 triệu đồng. Các hành vi khác nặng nhất cũng chỉ 100 triệu đồng) nên chưa đủ răn đe.
“Việc nâng mức chế tài xử lý nghiêm hành vi vi phạm là điều cần thiết phải làm trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần có cách hành xử đúng mực, tránh những khúc mắc lại vướng vào các thủ tục tố tụng tòa án, tố tụng cạnh tranh vừa tốn công vừa tốn của” – luật sư Quang đề xuất.
Các nước phạt nặng hành vi nói xấu…
Doanh nghiệp làm ăn ở các thị trường châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc… nếu có hành vi tương tự có thể bị xử phạt nặng hơn. Đặc biệt ở Hoa Kỳ thì mức phạt và bồi thường cho hành vi tương tự rất nghiêm khắc. Như vụ Công ty CollegeNet, một doanh nghiệp cung cấp trực tuyến dịch vụ đăng ký cho các trường đại học tại Mỹ, khởi kiện Công ty Xap, một doanh nghiệp cũng hoạt động trong lĩnh vực này. Tòa án đã yêu cầu Xap phải bồi thường 4,5 triệu USD bao gồm cả phí luật sư cho CollegeNet vì hành vi “quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh”. Tuy nhiên, Xap vẫn được xem là may mắn vì không bị tòa án áp dụng hình phạt bổ sung tước một phần doanh thu cho năm tài chính có xảy ra hành vi vi phạm.
Ở Trung Quốc, với hành vi vi phạm trên, bên vi phạm cũng có thể bị phạt đến 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 2,7 tỉ đồng Việt Nam).
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM
Đối tác cũ rêu rao trên mạng rằng tập đoàn X. kinh doanh không có đạo đức, không chữ tín, hàng bị rỉ sét, bị tẩy chay…
TAND TP.HCM chuẩn bị xét xử vụ tập đoàn X., trụ sở tại Singapore, có thương hiệu nổi tiếng về các sản phẩm nội thất bếp, bản lề… được bảo hộ trên toàn cầu, kiện doanh nghiệp trong nước vì nói xấu, hạ uy tín họ trên mạng…
Từ hợp tác chuyển sang nói xấu
Theo đơn khởi kiện, từ năm 2003, tập đoàn X. bán nhiều sản phẩm, thiết bị cho công ty T. Năm năm sau, hai bên chấm dứt mọi quan hệ, giao dịch. Nhưng cũng từ lúc đó, công ty T. liên tục đưa ra thông tin không trung thực về X. trên một số trang thông tin điện tử… Chẳng hạn, công ty T. cho đăng hình ảnh các sản phẩm bị rỉ sét của X. gây hoang mang cho người tiêu dùng trong khi sản phẩm của X. rất chất lượng, bảo hành trọn đời sản phẩm.
Hay như công ty T. cho đăng tải các bài viết có những đánh giá chủ quan, không có căn cứ, chỉ trích, cho rằng X. đã “qua cầu rút ván”, “kinh doanh thiếu văn hóa”, “thiếu đạo đức trong kinh doanh”, “tàn nhẫn và thủ đoạn” và “không có chữ tín”, “không đáng tin cậy”…
Công ty T. còn cho đăng nhiều “Phiếu thu thập ý kiến khách hàng”, trong đó có nội dung phê phán việc chấm dứt mối quan hệ mua bán giữa X. và T. Tổ chức dàn dựng chụp hình ảnh nhãn hiệu, logo của X. kèm theo hình ảnh một số đối tượng có hành động biểu tượng chỉ tay phản đối, tẩy chay sản phẩm X., phát tán rộng khắp…
Chấm dứt việc hạ uy tín
Theo tập đoàn X., việc phát tán các thông tin sai sự thật trên các phương tiện truyền thông và chuyển tiếp cho khách hàng, đối tác của X. trong một thời gian dài chính là nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín và gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của X. tại Việt Nam.
Việc làm này gây hậu quả là không những đã gây nhầm lẫn và làm lệch lạc nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu X. mà còn trực tiếp làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh của nguyên đơn. Đồng thời ảnh hưởng xấu đối với hình ảnh thương hiệu và uy tín kinh doanh của X.
Do vậy, X. đã đàm phán với công ty T. yêu cầu chấm dứt các hành vi trên. Nhưng công ty này đòi phải thanh toán 180.000 euro, trong đó có 20.000 euro trả cho việc lấy lại tên miền có liên quan thương hiệu X.; 160.000 euro bồi thường cho công ty T. vì chi phí họ đã đầu tư vào thời điểm còn hợp tác với X.
Các yêu cầu trên của công ty T. không có cơ sở nên tập đoàn X. đề nghị tòa buộc công ty T. phải chấm dứt các hành động trên ngay lập tức và vô điều kiện.
Có thể bị cảnh cáo đến xử lý hình sự
Ở đây sẽ không bàn tới nội dung vụ án bởi tới đây, tranh chấp sẽ được TAND TP.HCM phán quyết. Điều quan tâm là luật của Việt Nam hiện quy định như thế nào với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nói xấu, hạ uy tín sản phẩm, doanh nghiệp nói chung.
Thạc sĩ Châu Huy Quang, luật sư hãng luật LCT Lawyers, cho biết hành vi “gièm pha, gây rối hoạt động của doanh nghiệp khác”, hoặc “quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh” bị xem là vi phạm pháp luật, có thể xử lý theo Luật Cạnh tranh…
Cụ thể, bên vi phạm có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền; bị phạt bổ sung như thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép (ví dụ giấy phép sử dụng tên miền), tịch thu tang vật, phương tiện (các trang web, các hàng hóa được sử dụng làm công cụ, phương tiện trong quá trình vi phạm); phải có biện pháp khắc phục hậu quả; bồi thường thiệt hại… Ngoài ra, Điều 94 Luật Cạnh tranh cũng cho phép khởi tố hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm.
Tuy nhiên, theo luật sư Quang, Luật Cạnh tranh và vấn đề kiểm soát hành vi cạnh tranh cũng như xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở chúng ta vẫn còn ở những bước khởi đầu. Chế tài áp dụng đối với hành vi “gièm pha doanh nghiệp khác” hoặc “quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh” mức phạt tiền quá thấp (nhẹ nhất 500.000 đồng, nặng nhất 10 triệu đồng. Các hành vi khác nặng nhất cũng chỉ 100 triệu đồng) nên chưa đủ răn đe.
“Việc nâng mức chế tài xử lý nghiêm hành vi vi phạm là điều cần thiết phải làm trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần có cách hành xử đúng mực, tránh những khúc mắc lại vướng vào các thủ tục tố tụng tòa án, tố tụng cạnh tranh vừa tốn công vừa tốn của” – luật sư Quang đề xuất.
Các nước phạt nặng hành vi nói xấu…
Doanh nghiệp làm ăn ở các thị trường châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc… nếu có hành vi tương tự có thể bị xử phạt nặng hơn. Đặc biệt ở Hoa Kỳ thì mức phạt và bồi thường cho hành vi tương tự rất nghiêm khắc. Như vụ Công ty CollegeNet, một doanh nghiệp cung cấp trực tuyến dịch vụ đăng ký cho các trường đại học tại Mỹ, khởi kiện Công ty Xap, một doanh nghiệp cũng hoạt động trong lĩnh vực này. Tòa án đã yêu cầu Xap phải bồi thường 4,5 triệu USD bao gồm cả phí luật sư cho CollegeNet vì hành vi “quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh”. Tuy nhiên, Xap vẫn được xem là may mắn vì không bị tòa án áp dụng hình phạt bổ sung tước một phần doanh thu cho năm tài chính có xảy ra hành vi vi phạm.
Ở Trung Quốc, với hành vi vi phạm trên, bên vi phạm cũng có thể bị phạt đến 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 2,7 tỉ đồng Việt Nam).
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét