Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014
Cách phân biệt tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139) và tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140) Bộ luật hình sự?
08:14
Hoàng Phong Nhã
No comments
Câu hỏi
Xin cho hỏi, cách phân biệt tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139) và tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140) Bộ luật hình sự?
Trả lời:
Bộ luật hình sự quy định:
Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…"
Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
Dấu hiệu để phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139) và tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140) chính là hành vi khách quan của tội phạm:
Cả 2 tội trên người phạm tội đều có thủ đoạn "gian dối" và hành vi "tự nguyện giao tài sản" (dựa trên sự tín nhiệm) của nạn nhân. Tuy nhiên, thời điểm xuất hiện thủ đoạn gian dối là khác nhau:
- Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139): Thủ đoạn gian dối xuất hiện ngay từ đầu, người phạm tội cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin đó là sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản. (Xuất hiện trước hành vi chiếm đoạt).
- Đối với tội lạm dụng tín nhiệm (Điều 140): Việc giao và nhận hoàn toàn ngay thẳng dựa trên hợp đồng (vay, mượn, thuê..) và sự tín nhiệm (người quen biết..). Sau khi có được tài sản mới xuất hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn bỏ trốn hoặc đánh tráo, hoặc gian dối là bị mất…Không trả lại tài sản do không có khả năng hoàn trả vì đã sử dụng vào mục đích bất hợp pháp như đánh bạc, cầm đồ…
Xin cho hỏi, cách phân biệt tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139) và tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140) Bộ luật hình sự?
Trả lời:
Bộ luật hình sự quy định:
Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…"
Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
Dấu hiệu để phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139) và tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140) chính là hành vi khách quan của tội phạm:
Cả 2 tội trên người phạm tội đều có thủ đoạn "gian dối" và hành vi "tự nguyện giao tài sản" (dựa trên sự tín nhiệm) của nạn nhân. Tuy nhiên, thời điểm xuất hiện thủ đoạn gian dối là khác nhau:
- Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139): Thủ đoạn gian dối xuất hiện ngay từ đầu, người phạm tội cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin đó là sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản. (Xuất hiện trước hành vi chiếm đoạt).
- Đối với tội lạm dụng tín nhiệm (Điều 140): Việc giao và nhận hoàn toàn ngay thẳng dựa trên hợp đồng (vay, mượn, thuê..) và sự tín nhiệm (người quen biết..). Sau khi có được tài sản mới xuất hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn bỏ trốn hoặc đánh tráo, hoặc gian dối là bị mất…Không trả lại tài sản do không có khả năng hoàn trả vì đã sử dụng vào mục đích bất hợp pháp như đánh bạc, cầm đồ…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét