Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ: ĐI KIỆN THAY, BỊ KIỆN NGƯỢC

HOÀNG YẾN

Giúp thắng kiện nhưng lại bị kiện đòi trả lại thù lao. Nguyên đơn đã được hưởng lợi lớn trên thành quả lao động của bị đơn mà không phải chịu một khoản chi phí nào nên phải trả tiền thù lao còn thiếu cho bị đơn.
Mấy năm trước, Công ty D. đã ủy quyền cho Công ty H. kiện ra Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam đòi một đối tác phải tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và bồi thường thiệt hại. Thù lao là 12.500 USD, đưa trước 9.500 USD.
Chưa kịp vui đã buồn
Một năm sau, trọng tài quốc tế đã buộc đối tác phải trả cho Công ty D. hơn 25.000 USD. Từ thắng lợi này, phía Công ty H. đã đánh tiếng yêu cầu Công ty D. phải thanh toán hết thù lao (3.000 USD).
Tuy nhiên, kiểm tra lại, Công ty D. phát hiện Công ty H. không có chức năng kinh doanh dịch vụ pháp lý. Do vậy, Công ty D. không trả mà khởi kiện, yêu cầu tòa tuyên bố hợp đồng vô hiệu, buộc Công ty H. phải trả lại số tiền đã nhận trước. Nguyên đơn sẽ hoàn trả cho bị đơn hơn 22 triệu đồng đã nộp phí trọng tài.
Xử sơ thẩm tháng 7-2007, TAND quận 11 (TP.HCM) đã tuyên bác yêu cầu của nguyên đơn. Đồng thời, tòa buộc nguyên đơn phải tiếp tục thanh toán cho bị đơn 3.000 USD còn lại như thỏa thuận ban đầu. Theo tòa, hợp đồng giữa hai bên được ký kết chặt chẽ và đã hoàn thành nên buộc các bên phải tuân theo.
Hợp đồng vô hiệu
Tuy nhiên, xử phúc thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên sửa án, buộc hủy hợp đồng do vô hiệu bởi Công ty H. không chức năng kinh doanh dịch vụ pháp lý. Bị đơn phải hoàn trả thù lao đã nhận làm dịch vụ.
Tháng 12-2008, Tòa Kinh tế TAND Tối cao xử giám đốc thẩm, nhận định Công ty H. không có chức năng kinh doanh dịch vụ pháp lý. Cấp phúc thẩm xác định hợp đồng giữa hai bên vô hiệu là chính xác. Nhưng việc tuyên buộc Công ty H. trả lại toàn bộ số tiền dịch vụ đã nhận là chưa hợp lý. Bởi để có kết quả thắng kiện tại trung tâm trọng tài, phía này đã phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định… Do vậy, tòa hủy cả hai bản án, giao về xét xử lại.
Phải trả thù lao còn thiếu
Mới đây, TAND quận 11 xử lại đã nhận định hợp đồng của hai bên dù có tên gọi “Hợp đồng dịch vụ tư vấn” nhưng nội dung thỏa thuận thỏa mãn đầy đủ các điều kiện của hợp đồng dịch vụ pháp lý. Trong khi đó, việc kinh doanh các ngành, nghề trong lĩnh vực pháp lý đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề nhưng Công ty H. đã không đăng ký.
Mặt khác, trước khi ký kết hợp đồng các bên đã thông tin, trao đổi với nhau rất rõ ràng về ngành, nghề hai bên nhưng vẫn ký kết. Do đó, cả hai bên đều có lỗi khi hợp đồng vô hiệu. Hai bên đều phải tự gánh chịu hậu quả pháp lý của mình và phải tự chịu thiệt hại nếu có. Phần nguyên đơn đã được hưởng lợi lớn trên thành quả lao động của bị đơn mà không phải chịu một khoản chi phí nào… Vì vậy, tòa bác yêu cầu đòi Công ty H. hoàn trả số tiền thù lao đã nhận, chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty H., buộc nguyên đơn phải tiếp tục trả số tiền dịch vụ còn thiếu. Ngược lại, tòa không chấp nhận việc Công ty H. yêu cầu Công ty D. trả lãi, chi phí luật sư, lệ phí thi hành án và tiền thưởng…
Phản tố vì làm đúng
Trong vụ, Công ty H. đã cho rằng hợp đồng giữa hai bên là hợp đồng dịch vụ tư vấn chứ không phải hợp đồng dịch vụ pháp lý. Sau đó công ty cũng không đứng ra thực hiện việc kiện tụng mà đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với một luật sư để đeo đuổi vụ kiện cho đến khi hoàn tất tại trung tâm trọng tài. Công ty hoàn toàn có đủ chức năng, tư cách pháp lý để thực hiện việc này sau khi thừa ủy quyền chứ không như phán xét của tòa.
Do vậy, công ty phản tố, buộc nguyên đơn thanh toán 3.000 USD tiền phí dịch vụ còn lại, phải trả lãi, chi phí luật sư, lệ phí thi hành án và hơn 78 triệu đồng tiền thưởng …
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM

0 nhận xét:

Đăng nhận xét