Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014
Phân biệt khái niệm “kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự” với các khái niệm liền kề
08:17
Hoàng Phong Nhã
No comments
Tạp chí Tạp chí số 5/2007 > Phát hành năm 2007 > Trao đổi Nghề luật
Cụm từ “kiểm sát việc tuân theo pháp luật” lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta tại Hiến pháp năm 1959, sau đó là Hiến pháp năm 1980, được cụ thể hóa trong các văn bản luật: Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1981, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1992, Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988. Đến thời điểm năm 2001, đã xuất hiện cụm từ “kiểm sát các hoạt động tư pháp” - Điều 137 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) quy định: “Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”. Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiếm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”. Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 lại tiếp tục sử dụng cụm từ “kiểm sát việc tuân theo pháp luật”. Như vậy, trong lĩnh vực tố tụng hình sự, tồn tại đồng thời hai thuật ngữ rất dễ bị nhầm lẫn: “kiểm sát việc tuân theo pháp luật” và “kiểm sát các hoạt động tư pháp”. Để làm rõ khái niệm “kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự”, trước hết, cần phân biệt với khái niệm “kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự”. Câu hỏi đặt ra là: “kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự” và “kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự” có khác nhau hay không, nếu có thì khác nhau ở điểm nào và mối quan hệ giữa hai khái niệm này là như thế nào. Đi tìm câu trả lời, theo chúng tôi, cần xuất phát từ các khái niệm tố tụng hình sự (TTHS), hoạt động TTHS, hoạt động tư pháp và hoạt động tư pháp trong TTHS, liệu các hoạt động TTHS có phải là các hoạt động tư pháp hay không.
Theo pháp luật TTHS Việt Nam, TTHS là toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự, từ khởi tố, điều tra, truy tố đến xét xử và thi hành án. Nói cách khác, “tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội nhằm giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật”1, các hoạt động TTHS bao gồm:
- Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự: là hoạt động của các cơ quan: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án. Đây là các cơ quan có vai trò chủ đạo trong việc giải quyết các vụ án hình sự.
- Hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện thông qua hoạt động của* người tiến hành tố tụng. Người tiến hành tố tụng là những công chức trong cơ quan tiến hành tố tụng, được bổ nhiệm vào các chức danh tố tụng, có thẩm quyền thực hiện những hoạt động tố tụng nhất định trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó nhằm góp phần giải quyết vụ án hình sự.
- Hoạt động của những người tham gia tố tụng: Bao gồm hoạt động của người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan); hoạt động của người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; hoạt động của người tham gia tố tụng nhằm giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật vụ án (người làm chứng, người giám định, người phiên dịch).
- BLTTHS còn quy định cả nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, các cơ quan, tổ chức và công dân trong việc thực hiện một số biện pháp ngăn chặn, thi hành bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng... Như vậy, trong một chừng mực nhất định, đây cũng là các hoạt động TTHS.
Tất cả các hoạt động nêu trên đều phát sinh trong lĩnh vực TTHS, có thể coi là các hoạt động TTHS, do đó, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS là kiểm sát tất cả các hoạt động nêu trên, của các chủ thể nêu trên.
Về khái niệm “hoạt động tư pháp”, hiện có nhiều ý kiến khác nhau, loại ý kiến thứ nhất cho rằng, hoạt động tư pháp là hình thức thực hiện những thẩm quyền tương ứng do luật định của hệ thống Toà án mà thông qua đó các chức năng của nhánh quyền lực thứ ba trong Nhà nước pháp quyền biến thành hiện thực2. Loại ý kiến thứ hai khẳng định: hoạt động tư pháp là hoạt động xét xử của Toà án và hoạt động của các cơ quan khác của Nhà nước và các tổ chức khác được Nhà nước cho phép thành lập, trực tiếp liên quan hoặc phục vụ cho việc xét xử của Toà án. Toà án sử dụng công khai các kết quả hoạt động điều tra, truy tố, bào chữa, giám định tư pháp, áp dụng các thủ tục tư pháp theo luật định để nhân danh Nhà nước đưa ra phán quyết cuối cùng. Hoạt động tư pháp cần được hiểu là hoạt động của các Cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, Cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức liên quan hoặc bổ trợ cho công tác xét xử của Toà án3.
Như vậy, cả hai loại ý kiến trên hoặc khẳng định chủ thể của hoạt động tư pháp chỉ là Toà án, hoặc lại mở rộng phạm vi chủ thể của hoạt động này tới cả các các cơ quan, tổ chức liên quan hoặc bổ trợ cho công tác xét xử của Toà án. Quan điểm của chúng tôi tương đồng với cách hiểu tương đối phổ biến hiện nay: hoạt động tư pháp là các hoạt động do cơ quan tư pháp thực hiện và một số hạn chế hoạt động do các cơ quan được giao một số thẩm quyền tư pháp thực hiện, mang tính quyền lực nhà nước, được thực hiện trong quá trình tố tụng, được điều chỉnh bằng pháp luật tố tụng, trực tiếp liên quan tới quá trình giải quyết các vụ án. Và do đó, hoạt động tư pháp trong TTHS là các hoạt động do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện, mang tính quyền lực nhà nước, được thực hiện trong quá trình TTHS, được điều chỉnh bằng pháp luật TTHS, trực tiếp liên quan tới quá trình giải quyết các vụ án hình sự.
Từ các phân tích nêu trên về hoạt động TTHS và hoạt động tư pháp trong TTHS, có thể thấy kiểm sát hoạt động tư pháp trong TTHS về căn bản khác với kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS ở phạm vi, đối tượng kiểm sát, cụ thể:
Thứ nhất, hoạt động tư pháp trong TTHS là hoạt động chỉ do các cơ quan tư pháp và các cơ quan được giao thực hiện một số thẩm quyền tư pháp chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện. Đây là những hoạt động có tính quyền lực nhà nước. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS hay kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động TTHS không chỉ là kiểm sát các hoạt động tư pháp trong TTHS mà còn bao gồm cả những hoạt động của các cơ quan, tổ chức không phải là các cơ quan tư pháp, hoạt động của những người tham gia tố tụng, không mang tính quyền lực Nhà nước.
Thứ hai, hoạt động tư pháp trong TTHS bao gồm những dạng thực hiện pháp luật4 ở mức độ cao: áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật - do các dạng thực hiện pháp luật này gắn với chức năng, nghề nghiệp của những người tiến hành tố tụng. Trong khi đó, những hoạt động tuân theo pháp luật trong TTHS bao gồm cả các dạng thực hiện pháp luật ở mức độ thấp, gắn với nghĩa vụ, trách nhiệm công dân của những người tham gia tố tụng (tuân thủ pháp luật - kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm, chấp hành pháp luật - thực hiện nghĩa vụ một cách tích cực).
Như vậy, khái niệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS rộng hơn khái niệm kiểm sát các hoạt động tư pháp trong TTHS, phạm vi kiểm sát các hoạt động tuân theo pháp luật trong TTHS bao trùm phạm vi kiểm sát các hoạt động tư pháp trong TTHS.
Kiểm sát là một dạng giám sát đặc thù chỉ gắn với duy nhất một loại chủ thể kiểm sát - Viện kiểm sát, với quyền năng kiểm sát và phương thức kiểm sát riêng biệt. Tuy nhiên, “kiểm sát”, ở tầng nghĩa phổ thông, là “kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Nhà nước”5. Nếu theo cách hiểu như vậy, trong TTHS, còn có rất nhiều chủ thể khác cũng có quyền và nghĩa vụ “kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Nhà nước” và có thể coi là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS hay không.
Pháp luật thực định chỉ quy định một loại chủ thể thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, đó là Viện kiểm sát. Điều 23 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định: “…Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này”.
Tuy nhiên, tham gia “kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Nhà nước” trong TTHS không chỉ có Viện kiểm sát mà còn các chủ thể khác như người tham gia tố tụng, các cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử, cá nhân công dân và toàn thể xã hội nói chung. Quyền của các chủ thể khác được “kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Nhà nước” trong lĩnh vực TTHS xuất phát từ những chế định quan trọng của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức bộ máy Nhà nước và địa vị pháp lý cơ bản của công dân. Điều 56 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992 khẳng định: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội”. Điều 8 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy định: “Cơ quan Nhà nước, Uỷ ban Mặt trận trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra...”.* Về bản chất, các hoạt động của những chủ thể này như: theo dõi, yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng báo cáo tình hình hoạt động, yêu cầu trả lời lý do ra các quyết định, yêu cầu chấm dứt, khắc phục vi phạm... cũng hướng tới việc “phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật” và “loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân” trong TTHS. Dù vậy, không thể coi đây là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS mà chỉ là các hoạt động giám sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS. Sự khác nhau giữa hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát và hoạt động giám sát của các chủ thể khác chính là một số quyền mà pháp luật cho phép chỉ có Viện kiểm sát mới có khi thực hiện hoạt động kiểm sát, các quyền này cũng đồng thời là nghĩa vụ của Viện kiểm sát, tạo nên sự khác biệt về phương thức thực hiện hoạt động kiểm sát mà các chủ thể khác không có. Quyền của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS được thể hiện cụ thể qua các quyền của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên. Căn cứ vào các quy định tại Điều 23, 36, 37, 113, 339… Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, Điều 4, 14, 18, 24, 27… Luật Tổ chức VKSND, có thể phân loại các quyền này thành những nhóm sau:
- Nhóm các quyền nhằm phát hiện vi phạm pháp luật, đó là các quyền kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra, hoạt động xét xử, hoạt động tạm giữ, tạm giam, quản lý vào giáo dục người chấp hành án phạt tù, hoạt động thi hành án hình sự (kiểm tra, giám sát việc tiến hành những hoạt động tố tụng cụ thể, tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, yêu cầu cung cấp thông tin về vi phạm của Điều tra viên, thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, yêu cầu thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam, quản lý vào giáo dục người chấp hành án phạt tù… ). Thực hiện hoạt động giám sát, các chủ thể khác chỉ có một số lượng hạn chế và mức độ hạn chế các quyền nhằm phát hiện vi phạm và không có những quyền như kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra, có mặt trong các hoạt động điều tra quan trọng, thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam…
- Nhóm các quyền nhằm khắc phục, xử lý vi phạm:
* Quyền yêu cầu khắc phục các vi phạm;
* Quyền yêu cầu xử lý nghiêm minh Điều tra viên và những người có thẩm quyền khác đã vi phạm pháp luật;
* Quyền kiến nghị, kháng nghị nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện vi phạm pháp luật;
* Quyền yêu cầu ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra, trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo...
Tương ứng với các quyền năng pháp lý của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS là nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể bị kiểm sát trong việc thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát. Điều 114 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định: “Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát…”. Điều 6 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy định: “Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện những yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật TTHS”. Các chủ thể khác không tham gia vào TTHS (các cơ quan dân cử, báo chí, tổ chức chính trị xã hội…) hoặc có tham gia vào TTHS nhưng chỉ trong một hoặc một số giai đoạn tố tụng và giám sát việc tuân theo pháp luật là các hoạt động mang tính phát sinh từ địa vị pháp lý và các quyền tố tụng của họ. Giám sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS chủ yếu là những hoạt động được pháp luật ghi nhận dưới dạng các quyền. Tùy vào vị trí và sự quan tâm của từng chủ thể, họ sẽ không sử dụng hoặc sử dụng các quyền này ở những mức độ khác nhau. Đối với Viện kiểm sát, chỉ có Viện kiểm sát mới có thể tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS một cách trực tiếp, cụ thể, liên tục do có đủ các cơ sở, điều kiện cần thiết (vị trí pháp lý đặc biệt với chức năng, quyền lực, bộ máy, cơ sở vật chất…). Viện kiểm sát có quyền và nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết để tác động trực tiếp tới các đối tượng bị kiểm sát nhằm đảm bảo cho hoạt động giải quyết vụ án được theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất trong quá trình giải quyết vụ án.
Các quyền và nghĩa vụ nêu trên của Viện kiểm sát, đặt trong mối quan hệ tổng thể, tạo ra một phương thức kiểm sát đặc trưng, cho phép phân biệt dễ dàng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát với hoạt động giám sát việc tuân theo pháp luật từ những người tham gia tố tụng, báo chí, cơ quan dân cử (bao gồm cả ủy ban Tư pháp của Quốc hội). Phương thức kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS thể hiện ở việc kiểm tra, giám sát một cách liên tục - cụ thể - trực tiếp đối với các hoạt động tố tụng. Tính liên tục thể hiện ở chỗ: trong toàn bộ quá trình giải quyết một vụ án hình sự, Viện kiểm sát có quyền và nghĩa vụ có mặt tại tất cả các giai đoạn từ khởi tố - điều tra - truy tố - xét xử và thi hành án, từ khi một công dân mới là đối tượng bị tình nghi cho tới khi người đó được xóa án tích. Tính cụ thể của phương thức kiểm sát chính là việc Viện kiểm sát có quyền giám sát chi tiết, tỉ mỉ các hoạt động cụ thể: khám nghiệm hiện trường, hỏi cung, lấy lời khai, thực nghiệm điều tra…* Viện kiểm sát kiểm sát một cách trực tiếp đối với các hoạt động tố tụng thể hiện ở việc có mặt, theo sát, nhắc nhở kịp thời khi các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động giải quyết vụ án.
Tính trực tiếp, cụ thể, liên tục của phương thức kiểm sát không nên hiểu là Viện kiểm sát phải có mặt, theo dõi và giám sát mọi hoạt động, mọi lúc, mọi nơi. Tuỳ vào điều kiện thực tế về nhân sự, số lượng vụ án và tính chất từng loại án mà Viện kiểm sát sẽ quyết định khi nào phải tiến hành kiểm sát trực tiếp diễn tiến của một hoạt động tố tụng và khi nào chỉ cần kiểm sát thông qua kết quả của hoạt động tố tụng (sau khi hoạt động tố tụng đó được thực hiện). Ví dụ: trong quá trình chuẩn bị xét xử, Viện kiểm sát không thể kiểm sát trực tiếp việc Toà án giao quyết định đưa vụ án ra xét xử và cũng không cần kiểm sát trực tiếp việc giao quyết định này. Bởi vì, chỉ cần qua kiểm sát phần thủ tục bắt đầu phiên toà, Viện kiểm sát cũng sẽ nhận biết được việc Toà án đã giao quyết định hay chưa. Trong khi đó, đối với hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, Viện kiểm sát phải kiểm sát trực tiếp, tại chỗ hoạt động khám nghiệm. Trong quá trình giải quyết một vụ án cụ thể, các Kiểm sát viên phải xác định được hoạt động nào phải kiểm sát trực tiếp, hoạt động nào chỉ cần kiểm sát gián tiếp.
Từ các so sánh nêu trên giữa khái niệm “kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự” với khái niệm “kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự”, khái niệm “giám sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự”, có thể nhận diện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự là một phương diện hoạt động của Viện kiểm sát, có nội dung là giám sát liên tục, cụ thể, trực tiếp việc tuân theo pháp luật các hoạt động phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, kiểm sát việc tuân theo pháp luật có ý nghĩa như thế nào trong TTHS; theo yêu cầu của cải cách tư pháp, ngoại diên của khái niệm này cần được thu hẹp hay mở rộng; mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS khi Viện kiểm sát được định hướng chuyển đổi thành Viện công tố… vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau và chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục bàn về những vấn đề mang tính thời sự này trong thời gian tới.
1. Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia, 2005.
2. Kỷ yếu đề tài cấp Bộ: “Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”, Hà Nội, 2002-2003, trang 11-12.
3. Kỷ yếu đề tài cấp Bộ: “Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”, Hà Nội, 2002-2003, trang 14
4. Theo lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, thực hiện pháp luật được chia thành nhiều dạng khác nhau theo tính chất, mức độ ý thức của chủ thể thực hiện: áp dụng pháp luật, sử dụng (vận dụng) pháp luật, thi hành (chấp hành) pháp luật, tuân thủ pháp luật.
5. Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 2002, trang 523.<br>Nguon: Tap Chi Nghe Luat - Hoc Vien Tu Phap
Cụm từ “kiểm sát việc tuân theo pháp luật” lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta tại Hiến pháp năm 1959, sau đó là Hiến pháp năm 1980, được cụ thể hóa trong các văn bản luật: Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1981, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1992, Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988. Đến thời điểm năm 2001, đã xuất hiện cụm từ “kiểm sát các hoạt động tư pháp” - Điều 137 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) quy định: “Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”. Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiếm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”. Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 lại tiếp tục sử dụng cụm từ “kiểm sát việc tuân theo pháp luật”. Như vậy, trong lĩnh vực tố tụng hình sự, tồn tại đồng thời hai thuật ngữ rất dễ bị nhầm lẫn: “kiểm sát việc tuân theo pháp luật” và “kiểm sát các hoạt động tư pháp”. Để làm rõ khái niệm “kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự”, trước hết, cần phân biệt với khái niệm “kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự”. Câu hỏi đặt ra là: “kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự” và “kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự” có khác nhau hay không, nếu có thì khác nhau ở điểm nào và mối quan hệ giữa hai khái niệm này là như thế nào. Đi tìm câu trả lời, theo chúng tôi, cần xuất phát từ các khái niệm tố tụng hình sự (TTHS), hoạt động TTHS, hoạt động tư pháp và hoạt động tư pháp trong TTHS, liệu các hoạt động TTHS có phải là các hoạt động tư pháp hay không.
Theo pháp luật TTHS Việt Nam, TTHS là toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự, từ khởi tố, điều tra, truy tố đến xét xử và thi hành án. Nói cách khác, “tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội nhằm giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật”1, các hoạt động TTHS bao gồm:
- Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự: là hoạt động của các cơ quan: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án. Đây là các cơ quan có vai trò chủ đạo trong việc giải quyết các vụ án hình sự.
- Hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện thông qua hoạt động của* người tiến hành tố tụng. Người tiến hành tố tụng là những công chức trong cơ quan tiến hành tố tụng, được bổ nhiệm vào các chức danh tố tụng, có thẩm quyền thực hiện những hoạt động tố tụng nhất định trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó nhằm góp phần giải quyết vụ án hình sự.
- Hoạt động của những người tham gia tố tụng: Bao gồm hoạt động của người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan); hoạt động của người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; hoạt động của người tham gia tố tụng nhằm giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật vụ án (người làm chứng, người giám định, người phiên dịch).
- BLTTHS còn quy định cả nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, các cơ quan, tổ chức và công dân trong việc thực hiện một số biện pháp ngăn chặn, thi hành bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng... Như vậy, trong một chừng mực nhất định, đây cũng là các hoạt động TTHS.
Tất cả các hoạt động nêu trên đều phát sinh trong lĩnh vực TTHS, có thể coi là các hoạt động TTHS, do đó, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS là kiểm sát tất cả các hoạt động nêu trên, của các chủ thể nêu trên.
Về khái niệm “hoạt động tư pháp”, hiện có nhiều ý kiến khác nhau, loại ý kiến thứ nhất cho rằng, hoạt động tư pháp là hình thức thực hiện những thẩm quyền tương ứng do luật định của hệ thống Toà án mà thông qua đó các chức năng của nhánh quyền lực thứ ba trong Nhà nước pháp quyền biến thành hiện thực2. Loại ý kiến thứ hai khẳng định: hoạt động tư pháp là hoạt động xét xử của Toà án và hoạt động của các cơ quan khác của Nhà nước và các tổ chức khác được Nhà nước cho phép thành lập, trực tiếp liên quan hoặc phục vụ cho việc xét xử của Toà án. Toà án sử dụng công khai các kết quả hoạt động điều tra, truy tố, bào chữa, giám định tư pháp, áp dụng các thủ tục tư pháp theo luật định để nhân danh Nhà nước đưa ra phán quyết cuối cùng. Hoạt động tư pháp cần được hiểu là hoạt động của các Cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, Cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức liên quan hoặc bổ trợ cho công tác xét xử của Toà án3.
Như vậy, cả hai loại ý kiến trên hoặc khẳng định chủ thể của hoạt động tư pháp chỉ là Toà án, hoặc lại mở rộng phạm vi chủ thể của hoạt động này tới cả các các cơ quan, tổ chức liên quan hoặc bổ trợ cho công tác xét xử của Toà án. Quan điểm của chúng tôi tương đồng với cách hiểu tương đối phổ biến hiện nay: hoạt động tư pháp là các hoạt động do cơ quan tư pháp thực hiện và một số hạn chế hoạt động do các cơ quan được giao một số thẩm quyền tư pháp thực hiện, mang tính quyền lực nhà nước, được thực hiện trong quá trình tố tụng, được điều chỉnh bằng pháp luật tố tụng, trực tiếp liên quan tới quá trình giải quyết các vụ án. Và do đó, hoạt động tư pháp trong TTHS là các hoạt động do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện, mang tính quyền lực nhà nước, được thực hiện trong quá trình TTHS, được điều chỉnh bằng pháp luật TTHS, trực tiếp liên quan tới quá trình giải quyết các vụ án hình sự.
Từ các phân tích nêu trên về hoạt động TTHS và hoạt động tư pháp trong TTHS, có thể thấy kiểm sát hoạt động tư pháp trong TTHS về căn bản khác với kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS ở phạm vi, đối tượng kiểm sát, cụ thể:
Thứ nhất, hoạt động tư pháp trong TTHS là hoạt động chỉ do các cơ quan tư pháp và các cơ quan được giao thực hiện một số thẩm quyền tư pháp chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện. Đây là những hoạt động có tính quyền lực nhà nước. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS hay kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động TTHS không chỉ là kiểm sát các hoạt động tư pháp trong TTHS mà còn bao gồm cả những hoạt động của các cơ quan, tổ chức không phải là các cơ quan tư pháp, hoạt động của những người tham gia tố tụng, không mang tính quyền lực Nhà nước.
Thứ hai, hoạt động tư pháp trong TTHS bao gồm những dạng thực hiện pháp luật4 ở mức độ cao: áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật - do các dạng thực hiện pháp luật này gắn với chức năng, nghề nghiệp của những người tiến hành tố tụng. Trong khi đó, những hoạt động tuân theo pháp luật trong TTHS bao gồm cả các dạng thực hiện pháp luật ở mức độ thấp, gắn với nghĩa vụ, trách nhiệm công dân của những người tham gia tố tụng (tuân thủ pháp luật - kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm, chấp hành pháp luật - thực hiện nghĩa vụ một cách tích cực).
Như vậy, khái niệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS rộng hơn khái niệm kiểm sát các hoạt động tư pháp trong TTHS, phạm vi kiểm sát các hoạt động tuân theo pháp luật trong TTHS bao trùm phạm vi kiểm sát các hoạt động tư pháp trong TTHS.
Kiểm sát là một dạng giám sát đặc thù chỉ gắn với duy nhất một loại chủ thể kiểm sát - Viện kiểm sát, với quyền năng kiểm sát và phương thức kiểm sát riêng biệt. Tuy nhiên, “kiểm sát”, ở tầng nghĩa phổ thông, là “kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Nhà nước”5. Nếu theo cách hiểu như vậy, trong TTHS, còn có rất nhiều chủ thể khác cũng có quyền và nghĩa vụ “kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Nhà nước” và có thể coi là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS hay không.
Pháp luật thực định chỉ quy định một loại chủ thể thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, đó là Viện kiểm sát. Điều 23 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định: “…Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này”.
Tuy nhiên, tham gia “kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Nhà nước” trong TTHS không chỉ có Viện kiểm sát mà còn các chủ thể khác như người tham gia tố tụng, các cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử, cá nhân công dân và toàn thể xã hội nói chung. Quyền của các chủ thể khác được “kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Nhà nước” trong lĩnh vực TTHS xuất phát từ những chế định quan trọng của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức bộ máy Nhà nước và địa vị pháp lý cơ bản của công dân. Điều 56 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992 khẳng định: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội”. Điều 8 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy định: “Cơ quan Nhà nước, Uỷ ban Mặt trận trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra...”.* Về bản chất, các hoạt động của những chủ thể này như: theo dõi, yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng báo cáo tình hình hoạt động, yêu cầu trả lời lý do ra các quyết định, yêu cầu chấm dứt, khắc phục vi phạm... cũng hướng tới việc “phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật” và “loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân” trong TTHS. Dù vậy, không thể coi đây là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS mà chỉ là các hoạt động giám sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS. Sự khác nhau giữa hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát và hoạt động giám sát của các chủ thể khác chính là một số quyền mà pháp luật cho phép chỉ có Viện kiểm sát mới có khi thực hiện hoạt động kiểm sát, các quyền này cũng đồng thời là nghĩa vụ của Viện kiểm sát, tạo nên sự khác biệt về phương thức thực hiện hoạt động kiểm sát mà các chủ thể khác không có. Quyền của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS được thể hiện cụ thể qua các quyền của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên. Căn cứ vào các quy định tại Điều 23, 36, 37, 113, 339… Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, Điều 4, 14, 18, 24, 27… Luật Tổ chức VKSND, có thể phân loại các quyền này thành những nhóm sau:
- Nhóm các quyền nhằm phát hiện vi phạm pháp luật, đó là các quyền kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra, hoạt động xét xử, hoạt động tạm giữ, tạm giam, quản lý vào giáo dục người chấp hành án phạt tù, hoạt động thi hành án hình sự (kiểm tra, giám sát việc tiến hành những hoạt động tố tụng cụ thể, tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, yêu cầu cung cấp thông tin về vi phạm của Điều tra viên, thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, yêu cầu thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam, quản lý vào giáo dục người chấp hành án phạt tù… ). Thực hiện hoạt động giám sát, các chủ thể khác chỉ có một số lượng hạn chế và mức độ hạn chế các quyền nhằm phát hiện vi phạm và không có những quyền như kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra, có mặt trong các hoạt động điều tra quan trọng, thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam…
- Nhóm các quyền nhằm khắc phục, xử lý vi phạm:
* Quyền yêu cầu khắc phục các vi phạm;
* Quyền yêu cầu xử lý nghiêm minh Điều tra viên và những người có thẩm quyền khác đã vi phạm pháp luật;
* Quyền kiến nghị, kháng nghị nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện vi phạm pháp luật;
* Quyền yêu cầu ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra, trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo...
Tương ứng với các quyền năng pháp lý của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS là nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể bị kiểm sát trong việc thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát. Điều 114 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định: “Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát…”. Điều 6 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy định: “Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện những yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật TTHS”. Các chủ thể khác không tham gia vào TTHS (các cơ quan dân cử, báo chí, tổ chức chính trị xã hội…) hoặc có tham gia vào TTHS nhưng chỉ trong một hoặc một số giai đoạn tố tụng và giám sát việc tuân theo pháp luật là các hoạt động mang tính phát sinh từ địa vị pháp lý và các quyền tố tụng của họ. Giám sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS chủ yếu là những hoạt động được pháp luật ghi nhận dưới dạng các quyền. Tùy vào vị trí và sự quan tâm của từng chủ thể, họ sẽ không sử dụng hoặc sử dụng các quyền này ở những mức độ khác nhau. Đối với Viện kiểm sát, chỉ có Viện kiểm sát mới có thể tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS một cách trực tiếp, cụ thể, liên tục do có đủ các cơ sở, điều kiện cần thiết (vị trí pháp lý đặc biệt với chức năng, quyền lực, bộ máy, cơ sở vật chất…). Viện kiểm sát có quyền và nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết để tác động trực tiếp tới các đối tượng bị kiểm sát nhằm đảm bảo cho hoạt động giải quyết vụ án được theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất trong quá trình giải quyết vụ án.
Các quyền và nghĩa vụ nêu trên của Viện kiểm sát, đặt trong mối quan hệ tổng thể, tạo ra một phương thức kiểm sát đặc trưng, cho phép phân biệt dễ dàng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát với hoạt động giám sát việc tuân theo pháp luật từ những người tham gia tố tụng, báo chí, cơ quan dân cử (bao gồm cả ủy ban Tư pháp của Quốc hội). Phương thức kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS thể hiện ở việc kiểm tra, giám sát một cách liên tục - cụ thể - trực tiếp đối với các hoạt động tố tụng. Tính liên tục thể hiện ở chỗ: trong toàn bộ quá trình giải quyết một vụ án hình sự, Viện kiểm sát có quyền và nghĩa vụ có mặt tại tất cả các giai đoạn từ khởi tố - điều tra - truy tố - xét xử và thi hành án, từ khi một công dân mới là đối tượng bị tình nghi cho tới khi người đó được xóa án tích. Tính cụ thể của phương thức kiểm sát chính là việc Viện kiểm sát có quyền giám sát chi tiết, tỉ mỉ các hoạt động cụ thể: khám nghiệm hiện trường, hỏi cung, lấy lời khai, thực nghiệm điều tra…* Viện kiểm sát kiểm sát một cách trực tiếp đối với các hoạt động tố tụng thể hiện ở việc có mặt, theo sát, nhắc nhở kịp thời khi các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động giải quyết vụ án.
Tính trực tiếp, cụ thể, liên tục của phương thức kiểm sát không nên hiểu là Viện kiểm sát phải có mặt, theo dõi và giám sát mọi hoạt động, mọi lúc, mọi nơi. Tuỳ vào điều kiện thực tế về nhân sự, số lượng vụ án và tính chất từng loại án mà Viện kiểm sát sẽ quyết định khi nào phải tiến hành kiểm sát trực tiếp diễn tiến của một hoạt động tố tụng và khi nào chỉ cần kiểm sát thông qua kết quả của hoạt động tố tụng (sau khi hoạt động tố tụng đó được thực hiện). Ví dụ: trong quá trình chuẩn bị xét xử, Viện kiểm sát không thể kiểm sát trực tiếp việc Toà án giao quyết định đưa vụ án ra xét xử và cũng không cần kiểm sát trực tiếp việc giao quyết định này. Bởi vì, chỉ cần qua kiểm sát phần thủ tục bắt đầu phiên toà, Viện kiểm sát cũng sẽ nhận biết được việc Toà án đã giao quyết định hay chưa. Trong khi đó, đối với hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, Viện kiểm sát phải kiểm sát trực tiếp, tại chỗ hoạt động khám nghiệm. Trong quá trình giải quyết một vụ án cụ thể, các Kiểm sát viên phải xác định được hoạt động nào phải kiểm sát trực tiếp, hoạt động nào chỉ cần kiểm sát gián tiếp.
Từ các so sánh nêu trên giữa khái niệm “kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự” với khái niệm “kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự”, khái niệm “giám sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự”, có thể nhận diện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự là một phương diện hoạt động của Viện kiểm sát, có nội dung là giám sát liên tục, cụ thể, trực tiếp việc tuân theo pháp luật các hoạt động phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, kiểm sát việc tuân theo pháp luật có ý nghĩa như thế nào trong TTHS; theo yêu cầu của cải cách tư pháp, ngoại diên của khái niệm này cần được thu hẹp hay mở rộng; mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS khi Viện kiểm sát được định hướng chuyển đổi thành Viện công tố… vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau và chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục bàn về những vấn đề mang tính thời sự này trong thời gian tới.
1. Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia, 2005.
2. Kỷ yếu đề tài cấp Bộ: “Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”, Hà Nội, 2002-2003, trang 11-12.
3. Kỷ yếu đề tài cấp Bộ: “Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”, Hà Nội, 2002-2003, trang 14
4. Theo lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, thực hiện pháp luật được chia thành nhiều dạng khác nhau theo tính chất, mức độ ý thức của chủ thể thực hiện: áp dụng pháp luật, sử dụng (vận dụng) pháp luật, thi hành (chấp hành) pháp luật, tuân thủ pháp luật.
5. Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 2002, trang 523.<br>Nguon: Tap Chi Nghe Luat - Hoc Vien Tu Phap
0 nhận xét:
Đăng nhận xét