Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Tố tụng hình sự : Trao đổi về đại diện của người bị hại trong tố tụng hình sự

Tạp chí Tạp chí số 6/2007 > Phát hành năm 2007 > Trao đổi Nghề luật
Người đại diện của người bị hại và quyền của người đại diện của người bị hại khi tham gia tố tụng hình sự được ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Cụ thể, Khoản 5 Điều 51 của BLTTHS quy định: “Trong trường hợp người bị hại chết, thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền quy định tại điều này”

Tuy nhiên BLTTHS lại không quy định người nào là người đại diện hợp pháp của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết và cũng không quy định cơ quan tiến hành tố tụng hình sự được áp dụng quy định về người đại diện theo pháp luật của Bộ luật dân sự (BLDS) vào việc giải quyết vụ án hình sự. Dù vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự vẫn áp dụng quy định về người đại diện hợp pháp (theo BLDS) của người bị hại trong trường hợp người bị hại chết – mà chưa bị xã hội phản đối, đó là những người sau đây: mà chưa bị phản đối cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột, ông bà nội, ông bà ngoại của người bị hại vì những người này là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc hàng thừa kế thứ hai của người bị hại (khi không có hàng thừa kế thứ nhất). Điều đó có nghĩa là việc xác định tư cách người đại diện hợp pháp của người bị hại mà các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự hiện đang thực hiện đã được xã hội chấp nhận.
Vấn đề đặt ra là người đại diện hợp pháp của người bị hại mà các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đang thực hiện có phải là đúng cho mọi trường hợp người bị hại chết hay không?
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A (vợ, cha, mẹ chết) có một con 5 (năm) tuổi, anh A bị chết trong vụ tai nạn giao thông. Khi giải quyết vụ án, thì người nào là người đại diện cho anh A tham gia tố tụng?
Trong thực tiễn xét xử hiện nay thì người đại diện hợp pháp cho anh A là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh A. Hàng thừa kế thứ nhất của anh A có bốn người, nhưng đã có 3 người chết là cha, mẹ, vợ còn lại một người, là con anh A 5 (năm) tuổi, nhưng con anh A là người không có năng lực hành vi dân sự. Điều 21 BLDS có quy định như sau: “Người chưa đủ 6 tuổi, không có năng lực hành vi dân sự”. Vậy ai là người đại diện hợp pháp cho anh A để tham gia tố tụng. Vấn* đề này đang có hai ý kiến khác nhau
Cụ thể là:
Ý kiến thứ nhất: do con anh A không có năng lực hành vi dân sự nên cơ quan tiến hành tố tụng hình sự yêu cầu những người trong hàng thừa kế thứ hai của anh A (anh, chị, em ruột của anh A hoặc ông bà nội, ông bà ngoại của anh A).

Ý kiến thứ hai: khác với ý kiến thứ nhất và cho rằng chỉ khi nào không có người ở hàng thừa kế thứ nhất, thì hàng thừa kế thứ hai mới cử người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Vì người đại diện hợp pháp của anh A không những có các quyền theo quy định tại Điều 51 của BLTTHS mà còn có nghĩa vụ đối với di sản của anh A để lại. Do đó thuộc loại ý kiến thứ hai cho rằng: người giám hộ của anh A tham gia tố tụng với tư cách là người giám hộ của người đại diện người bị hại. Vì con anh A mới 5 tuổi rất cần người giám hộ, như vậy là mở rộng người giám hộ mà không bị giới hạn ở hàng thừa kế. Cách giải quyết này phù hợp với quy định về người đại diện hợp pháp quy định tại khoản 2 Điều 141 của BLDS. Khoản 2 Điều 141 của BLDS quy định như sau: “Người giám hộ của người được giám hộ”.
Tuy nhiên những người đồng ý với loại ý kiến thứ hai cũng nhận thấy trong BLTTHS hiện hành chưa có điều luật nào quy định về người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự có người giám hộ của đại diện người bị hại.
Chúng tôi đồng ý với ý kiến thứ hai và bổ sung như sau:
Trong BLTTHS năm 1988 và trong BLTTHS hiện hành không có điều luật nào quy định ai là người đại diện cho người bị hại tham gia tố tụng trong vụ án hình sự khi người bị hại chết mà các các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã căn cứ vào pháp luật Thừa kế để xác định người đại diện của người bị hại; thì trong vụ án cụ thể nêu trên của bài viết này lại xuất hiện tình huống mới đó là: ở hàng thừa kế thứ nhất của anh A (người bị hại đã chết) chỉ có một người là con anh A, nhưng người này lại không có năng lực hành vi dân sự nên việc căn cứ vào quy định người đại diện hợp pháp được quy định trong BLDS để xác định người giám hộ của người đại diện của người bị hại cũng không trái pháp luật.

Tuy nhiên các ý kiến này cũng chỉ là ý kiến xử lý “tình thế”. Thực tế hoạt động tố tụng hình sự về vấn đề đại diện của người bị hại cần được thực hiện theo đúng pháp luật. Chúng tôi thấy rằng cần bổ sung vào BLTTHS quy định về đại diện của người bị hại để các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thực hiện thống nhất. Cụ thể là: BLTTHS cần có điều luật quy định về căn cứ để xác định người đại diện của người bị hại trong vụ án hình sự tham gia tố tụng và tên gọi đối với từng trường hợp. Có thể có hai trường hợp căn bản là:
Trường hợp thứ nhất: Người đại diện của người bị hại là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị hại hoặc là người thuộc hàng thừa kế thứ hai (trường hợp không có người thuộc hàng thừa kế thứ nhất). Những người trong cùng hàng thừa kế cử một người đại diện tham gia tố tụng với tên gọi là người đại diện của người bị hại.
Trường hợp thứ hai: Tuy có người thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc thuộc hàng thừa kế thứ hai nhưng người này không có năng lực hành vi dân sự hoặc là người bị mất năng lực hành vi dân sự, hoặc là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc là người chưa thành niên từ đủ 6 (sáu) tuổi đến chưa đủ 15 (mười lăm) tuổi quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, của BLDS.
Những người này trong giao dịch dân sự cần có người giám hộ đại diện. Do đó trong trường hợp thứ hai, cần có người giám hộ của người đại diện của người bị hại tham gia tố tụng với tên gọi là: Người giám hộ của người đại diện của người bị hại. Người giám hộ của người đại diện của người bị hại có thể là cá nhân hoặc có thể là tổ chức xã hội.
Tuy nhiên xác định tư cách tham gia tố tụng của những người nêu trên cũng như xác định và nghĩa vụ tương ứng vẫn đang có nhiều quan điểm khác nhau. Tác giả rất mong nhận được sự trao đổi của các đồng nghiệp về vấn đề này.
Nguon: Tap Chi Nghe Luat - Hoc Vien Tu Phap

0 nhận xét:

Đăng nhận xét