Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế
08:12
Hoàng Phong Nhã
No comments
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế Việt Nam (ĐỖ VĂN ĐẠI).
ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHPL SỐ 2 /2003
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ VIỆT NAM
ĐỖ VĂN ĐẠI
Giảng viên Khoa luật Trường Đại học Aix-Marseille III
(Trung tâm Aix-en-Provence Cộng hòa Pháp)
1. Thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh sự truyền lại tài sản của người đã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Trong điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế, một số quan hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một quốc gia, đó là những quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Về quan hệ thừa kế, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật nước ngoài phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài trong Tư pháp quốc tế Việt Nam.
2. Trước ngày Bộ luật dân sự (BLDS) Việt Nam có hiệu lực, vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài được đề cập trong một số văn bản. “Tuy nhiên, pháp luật nước ta thời kỳ đó mới chỉ đề cập trên nguyên tắc chung nhất, còn thiếu những quy định chi tiết, đặc biệt là các quy phạm xung đột để làm cơ sở giải quyết đối với những vụ việc cụ thể về thừa kế có yếu tố nước ngoài”. Từ ngày BLDS có hiệu lực, một loạt quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi các quy phạm xung đột nhưng “chế định thừa kế còn để trống”. Để đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể của quan hệ dân sự quốc tế, việc hoàn thiện Tư pháp quốc tế Việt Nam về vấn đề này là cần thiết. Một số tác giả đã mạnh dạn yêu cầu hoàn thiện vấn đề này; ví dụ theo tác giả Đoàn Năng “nếu các văn bản pháp luật chuyên ngành đã ban hành mà trong đó chưa có hoặc có những chưa đầy đủ quy phạm xung đột thì nên sớm tiến hành bổ sung vào các văn bản này những quy phạm xung đột cần thiết để áp dụng nhằm bảo đảm có đầy đủ quy phạm hướng dẫn chọn luật điều chỉnh tất cả các loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Ví dụ, quan hệ thừa kế thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự, nhưng Bộ luật dân sự năm 1995 và các văn bản khác có liên quan đang hiện hành chưa hề có quy phạm xung đột nào”.
3. Cuốn Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam thừa nhận sự không hoàn thiện của Bộ luật dân sự nước ta về vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài và tác giả Đoàn Năng mạnh dạn yêu cầu hoàn thiện Tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề này, nhưng cả hai đều không đưa ra giải pháp cụ thể nào. Trước sự thiếu vắng này, chúng tôi xin kiến nghị giải pháp cho vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt Nam thông qua hai phần: Trong phần thứ nhất, chúng tôi trình bày những giải pháp có thể được sử dụng (I) và, trong phần thứ hai, chúng tôi trình bày giải pháp nên lựa chọn căn cứ vào hoàn cảnh nước ta hiện nay(II).
I- Những giải pháp của xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có thể được sử dụng trong Tư pháp quốc tế Việt Nam
1. Giải pháp hoàn thiện bằng cách khai thác những quy phạm xung đột đã tồn tại
4. Một trong những quy phạm xung đột đã tồn tại mà chúng ta có thể khai thác là Điều 833, khoản 1, Bộ luật dân sự. Theo điều khoản này, “việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”. Điều 833, khoản 1 không định nghĩa thế nào là “việc xác lập” quyền sở hữu đối với tài sản. Trước sự chung chung và trừu tượng này của Điều 833, khoản 1, thông qua việc giải thích pháp luật, chúng ta có thể coi thừa kế theo pháp luật là một “việc xác lập” quyền sở hữu đối với tài sản. Cách giải thích này có thể được chấp nhận vì theo Điều 176, khoản 5, BLDS, “quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây […]: được thừa kế tài sản”.
5. Vậy, thông qua việc giải thích luật, chúng ta có thể hoàn thiện Tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật và nếu chúng ta theo giải pháp này, chúng ta có quy phạm xung đột sau: Vấn đề thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản. Đây cũng là giải pháp được thừa nhận tại Mê-hi-cô, Pa-na-ma, U-ru-goay và Vê-nê-du-ê-la.
6. Để hiểu rõ thêm giải pháp này, chúng tôi xin lấy một ví dụ minh họa. Năm 1975, anh N.V.A sang sống cùng gia đình tại Pháp và sau đó nhập quốc tịch Pháp. Với sự mở cửa, anh N.V.A về Việt Nam cư trú từ năm 1995. Do tai nạn, anh N.V.A qua đời tại Việt Nam năm 2001 và để lại di sản bao gồm: Một ngôi nhà ở ngoại ô Pháp (di sản P); một căn hộ cùng một số động sản tại Hà Nội (di sản V và v); một số động sản quý tại một ngân hàng Thụy Sĩ (di sản t) và một số động sản gửi chị gái đang làm ăn tại Đức (di sản d). Do không tự thỏa thuận được với nhau, con anh N.V.A, quốc tịch Pháp và em trai anh N.V.A quốc tịch Việt Nam yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết vấn đề thừa kế.
7. Áp dụng giải pháp bằng cách giải thích pháp luật, chúng ta dẫn đến kết quả sau: Vấn đề thừa kế nêu trên được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có tài sản, cụ thể là di sản P được điều chỉnh bợi pháp luật Pháp, di sản t được điều chỉnh bởi pháp luật Thụy Sĩ, di sản d được điều chỉnh bởi pháp luật Đức và di sản V, v được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Ngoài giải pháp khai thác quy phạm xung đột đã tồn tại bằng cách giải thích luật, để hoàn thiện Tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế, chúng ta có thể xây dựng thêm quy phạm xung đột mới để điều chỉnh vấn đề này.
2. Giải pháp hoàn thiện bằng cách thiết lập quy phạm xung đột mới
Khi hoàn thiện Tư pháp quốc tế nước ta bằng cách thiết lập quy phạm xung đột mới, hai loại giải pháp sau có thể được sử dụng:
a- Không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản
8. Giải pháp thứ nhất có thể sử dụng khi không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh vấn đề thừa kế. Đây là giải pháp được thừa nhận tại An-ba-ni (trừ trường hợp khi di sản là bất động sản ở An-ba-ni, An-giê-ri, Đức (nhưng luật Đức có thể được chọn để áp dụng khi di sản là bất động sản ở Đức), Andora, Áo, Bun-ga-ri, Cuba, Ai Cập, Tây-ban-nha, Phần Lan, Gha-na, Hy Lạp, Hung-ga-ri, In-đô-nê-xi-a, I-ran, Ý, Nhật, Gioóc-đa-ni, Li-băng, Ma-li, Ma-rốc, Mô-ri-ta-ni, Ni-giê-ri-a, Phi-líp-pin, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Xê-nê-gan, Xlo-va-ki, Thụy Điển, Xi-ri, Tiệp Khắc, Thổ Nhĩ Kỳ (trừ trường hợp di sản là bất động sản ở Thổ Nhĩ Kỳ), Va-ti-căng, Nam Tư (cũ)…. Áp dụng giải pháp này vào ví dụ nêu trên, chúng ta có kết luận sau: Pháp luật Pháp sẽ là pháp luật điều chỉnh vấn đề thừa kế vì người để lại thừa kế có quốc tịch Pháp. Điều đó có nghĩa là pháp luật Pháp sẽ điều chỉnh di sản tại Pháp cũng như di sản ở Đức, ở Thụy Sĩ và ở Việt Nam ngay cả đối với bất động sản V.
9. Giải pháp thứ hai có thể sử dụng khi không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng để điều chỉnh vấn đề thừa kế. Đây là giải pháp được thừa nhận tại Ac-hen-ti-na, Bra-xin, Cô-xta Ri-ca (trừ trường hợp đối với di sản là bất động sản ở Cô-xta Ri-ca), Chi lê, Cô-lôm-bia, Đan Mạch, Ê-cua-đo, En-Sa-va-đô, Ai-xlen, Na Uy, Pa-ra-goay (trừ trường hợp đối với di sản là bất động sản ở Pa-ra-goay), Mông Cổ, Nga (trừ trường hợp đối với di sản là bất động sản ở Nga), Thụy Sĩ. Áp dụng giải pháp này vào ví dụ nêu trên, chúng ta có kết luận sau: Pháp luật Việt Nam là pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế vì người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là pháp luật Việt Nam sẽ điều chỉnh di sản V và v ở Việt Nam, di sản t ở Thụy Sĩ, di sản d ở Đức và di sản P tại Pháp ngay cả khi di sản P là bất động sản.
b- Phân biệt di sản là động sản hay bất động sản
10. Giải pháp thứ nhất có thể sử dụng khi phân biệt di sản là động sản hay bất động sản là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là động sản và pháp luật của nước nơi có tài sản điều chỉnh di sản là bất động sản. Giải pháp này được thừa nhận tại Nam Phi, Úc, Ba-ha-ma, Bỉ, Ca-na-da, Trung Phi, Trung Quốc, Công-gô, Bờ biển Ngà, Mỹ, Pháp, Ga-bông, Ma-li, Ấn Độ, Ix-ra-en, Ai-len, Luýchc-xăm-bua, Ma-đa-gát-xca, Ca-lê-đô-ni, Anh, Xu-đăng, U-ru-goay…. Áp dụng giải pháp này vào ví dụ nêu trên, chúng ta có kết luận sau: Di sản là bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có tài sản, cụ thể ở đây là di sản P ở Pháp được điều chỉnh bởi pháp luật Pháp và di sản V ở Việt Nam được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Đối với di sản là động sản, pháp luật Việt Nam là pháp luật điều chỉnh vì nơi cư trú cuối cùng của người để lại thừa kế là Việt Nam, cụ thể là pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản d ở Đức, di sản t ở Thụy Sĩ và di sản v ở Việt Nam.
11. Giải pháp thứ hai có thể sử dụng khi phân biệt di sản là động sản hay bất động sản là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh thừa kế đối với di sản là động sản và pháp luật nơi có tài sản để điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản là bất động sản. Đây là giải pháp được thừa nhận tại Ca-mơ-run, Mô-na-cô, Thái Lan, Ru-ma-ni….
II- Giải pháp của xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật nên lựa chọn trong Tư pháp quốc tế Việt Nam
1. Phương hướng của việc chọn giải pháp cho xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt Nam
12. Phương hướng thứ nhất: Trong Tư pháp quốc tế, khi chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chúng ta sẽ chọn hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần giải quyết. Vậy, trong lĩnh vực mà chúng ta nghiên cứu, chúng ta cũng sẽ chọn hệ thống pháp luật có quan hệ gắn bó với những vấn đề của thừa kế theo pháp luật. Thông thường, việc định hình hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần điều chỉnh khá dễ dàng, ví dụ: Pháp luật có quan hệ mật thiết với tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thường là pháp luật nơi thực hiện hợp đồng. Tuy vậy, trong lĩnh vực mà chúng ta đang đề cập, việc định hình hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với những vấn đề của thừa kế theo pháp luật lại khá phức tạp vì những vấn đề này có thể liên quan đến một vài hệ thống pháp luật khác nhau. Thứ nhất, vì có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của người để lại thừa kế cho người còn sống, quan hệ thừa kế là một quan hệ tài sản và do đó có quan hệ với pháp luật nơi có tài sản. Thứ hai, vì có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của người để lại thừa kế cho người còn sống trên cơ sở huyết thống, quan hệ thừa kế là một quan hệ nhân thân và do đó có quan hệ với pháp luật nhân thân của người để lại thừa kế. Thứ ba, khi chết, người để lại thừa kế có thể chưa chấm dứt các quan hệ dân sự thiết lập với các đối tác khác (người thứ ba), nhất là quan hệ dân sự trong hợp đồng và quan hệ dân sự ngoài hợp đồng, do vậy quan hệ thừa kế theo pháp luật cũng là quan hệ tài sản đối với người thứ ba. Nói tóm lại, quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài là một quan hệ phức tạp, có quan hệ gắn bó với nhiều hệ thống luật khác nhau, do đó, khi chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh, chúng ta không nên bỏ qua ba bản chất này của quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài.
13. Phương hướng thứ hai: Trong Tư pháp quốc tế các nước, khi chọn một hệ thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, các luật gia thường đưa ra một tiêu chí mà theo đó pháp luật của Tòa án là pháp luật sẽ thường xuyên được áp dụng để giải quyết trong thực tế. Lý do thứ nhất của xu hướng này là Tòa án biết rõ pháp luật nước mình hơn pháp luật nước ngoài về thừa kế, do đó việc áp dụng thường xuyên pháp luật của Tòa án sẽ làm giảm khó khăn trong công tác xét xử. Lý do thứ hai của xu hướng này là, nếu cho phép pháp luật nước ngoài là pháp luật áp dụng để giải quyết vấn đề thừa kế theo pháp luật, Tòa án cũng như các bên trong quan hệ thừa kế phải biết nội dung của pháp luật nước ngoài. Để biết nội dung pháp luật nước ngoài, Tòa án hoặc các bên trong tranh chấp sẽ tự tìm hiểu và do không biết nội dung pháp luật nước ngoài nên Tòa án cũng như các bên trong tranh chấp phải thuê chuyên gia về luật nước ngoài, đây là một việc khó và tốn kém. Chính vì hai lý do căn bản trên mà các nước sử dụng tiêu chí chọn luật khác nhau để làm sao pháp luật của Tòa án có nhiều cơ hội áp dụng hơn pháp luật nước ngoài. Ví dụ, vì Pháp là nước có nhiều dân nhập cư và ít dân di cư nên người để lại thừa kế thường là người có nơi cư trú cuối cùng ở Pháp và do đó việc cho phép pháp luật nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật sẽ dẫn đến một thực tế là pháp luật Pháp thường xuyên được sử dụng. Theo chúng tôi, vì sự hiểu biết nội dung pháp luật nước ngoài của Tòa án có giới hạn và việc thuê chuyên gia về pháp luật nước ngoài rất đắt, chúng ta nên đi theo xu hướng này, cụ thể là làm thế nào để pháp luật Việt Nam thường xuyên được sử dụng trong thực tế đối với vấn đề thừa kế theo pháp luật.
14. Phương hướng thứ ba: Vì di sản ở nước ngoài nên bản án của Tòa án sẽ có thể phải được thừa nhận ở nước nơi có di sản, nhất là khi di sản là bất động sản. Các nước đều đưa ra điều kiện để thừa nhận bản án nước ngoài, do đó việc chọn pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài nên tính đến việc làm thế nào để bản án của Tòa án có nhiều cơ hội được thừa nhận ở nước ngoài nơi có di sản, nếu không việc đưa ra bản án cũng vô ích. Mặt khác, khi di sản ở nước ngoài, công tác xét xử đôi khi phải dùng đến biện pháp ủy thác tư pháp, do đó nên có chút thiện chí với hệ thống pháp luật nước ngoài nơi có di sản để các biện pháp ủy thác có thể gặp thuận tiện. Vậy phương hướng thứ ba mà chúng ta nên làm là sử dụng một tiêu chí chọn pháp luật mà theo đó bản án của Tòa án nước ta có nhiều cơ hội được thừa nhận ở nước nơi có di sản và các biện pháp ủy thác tư pháp không gặp nhiều bất lợi.
2. Giải pháp kiến nghị lựa chọn cho xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt Nam
15. Nếu sử dụng giải pháp khai thác quy phạm xung đột đã tồn tại, chúng ta có quy phạm xung đột về thừa kế theo pháp luật là: Thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có di sản. Giải pháp này có thể được chấp nhận vì chúng ta đã thấy rằng quan hệ thừa kế là một quan hệ tài sản đồng thời đơn giản vì chỉ cần giải thích rộng Điều 833 khoản 1 BLDS. Song theo chúng tôi, chúng ta không nên theo giải pháp này vì nó dẫn đến một thực tế rất phức tạp, chẳng hạn hậu quả của việc chọn luật cho ví dụ nêu trong phần số 6 là di sản P được điều chỉnh bởi pháp luật Pháp, di sản t được điều chỉnh bởi pháp luật Thụy Sĩ, di sản d được điều chỉnh bởi pháp luật Đức và di sản V, v được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Vậy vấn đề thừa kế của anh N.V.A được điều chỉnh bởi bốn luật khác nhau: pháp luật của Pháp, pháp luật của Đức, pháp luật của Thụy Sĩ và pháp luật Việt Nam. Việc cho phép nhiều pháp luật khác nhau để điều chỉnh một vấn đề thừa kế theo pháp luật là không nên vì quá phức tạp và tốn kém, đi ngược lại với phương hướng thứ hai trình bày trong phần số 13. Vậy giải pháp thiết lập quy phạm xung đột mới cần được nghiên cứu.
16. Nếu theo giải pháp thứ nhất khi không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản đề cập trong phần số 8 thì chúng ta có kết luận sau: Pháp luật điều chỉnh thừa kế là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch. Áp dụng giải pháp này vào ví dụ nêu trên chúng ta có kết quả là pháp luật Pháp sẽ là pháp luật điều chỉnh vấn đề thừa kế vì người để lại thừa kế có quốc tịch Pháp. Điều đó có nghĩa là pháp luật Pháp sẽ điều chỉnh di sản tại Pháp cũng như di sản ở Đức, ở Thụy Sĩ và ở Việt Nam ngay cả đối với bất động sản V. Về mặt kinh phí, giải pháp này có nhiều ưu điểm hơn giải pháp trước vì chúng ta chỉ phải đầu tư vào nghiên cứu pháp luật Pháp. Nhưng giải pháp này vẫn còn một số nhược điểm: Thứ nhất, giải pháp này quá tôn trọng bản chất nhân thân và bỏ qua bản chất tài sản của quan hệ thừa kế theo pháp luật. Ở đây, chúng ta sẽ không cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh di sản này, cụ thể trong ví dụ là không cho phép pháp luật Việt Nam điều chỉnh di sản là bất động sản ở Việt Nam. Điều này đi ngược lại với xu thế chung của pháp luật Việt Nam. Trong thực tế, vì quan hệ về tài sản là bất động sản liên quan mật thiết với hệ thống pháp luật của nước nơi có bất động sản, pháp luật Việt Nam có xu hướng cho phép pháp luật nơi có tài sản điều chỉnh bất động sản. Cũng cần nói thêm là việc không cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh quan hệ thừa kế liên quan đến di sản này có thể gây ra phản ứng không hay của nước nơi có di sản đối với một số biện pháp ủy thác hay đối với việc thừa nhận bản án của Tòa án nước ta trên nước này. Phát triển ví dụ trong phần 6, nếu anh N.V.A có một bất động sản ở Mỹ, áp dụng giải pháp này sẽ không cho phép pháp luật Mỹ điều chỉnh quan hệ thừa kế liên quan đến động sản này và do đó có thể gây phản ứng không hay của chính quyền Mỹ. Thứ hai, giải pháp này bất lợi đối với đối tác, người thứ ba, mà người để lại thừa kế thiết lập quan hệ trước khi chết vì thông thường những người này sống ở nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng và họ không có sự hiểu biết pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch, cụ thể trong ví dụ nghiên cứu phần lớn người thứ ba này ở Việt Nam và không có sự hiểu biết pháp luật Pháp. Vậy chúng ta không nên theo giải pháp này.
17. Nếu chúng ta theo giải pháp thứ hai khi không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản thì chúng ta có kết luận sau: Pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng. Áp dụng vào ví dụ nghiên cứu trong phần số 6 chúng ta có kết luận là pháp luật Việt Nam là pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế vì người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là pháp luật Việt Nam sẽ điều chỉnh di sản V và v ở Việt Nam, di sản t ở Thụy Sĩ, di sản d ở Đức và di sản P tại Pháp ngay cả khi di sản P là bất động sản. Giải pháp này cũng như giải pháp vừa nghiên cứu có ưu điểm là chỉ có một pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế đồng thời giải pháp này không làm thiệt hại đến người thứ ba và tránh được những khó khăn trong việc xác định quốc tịch của người để lại thừa kế. Nhưng cũng như giải pháp vừa nghiên cứu, giải pháp này không cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh quan hệ thừa kế liên quan đến di sản này, điều này có thể làm phát sinh những bất lợi liên quan đến một số biện pháp ủy thác cũng như vấn đề công nhận bản án tại nước nơi có di sản. Vậy chúng ta cũng không nên theo giải pháp này và nên phân biệt di sản là động sản hay bất động sản.
18. Trong trường hợp chúng ta phân biệt di sản là động sản và bất động sản chúng ta có giải pháp cho di sản là bất động sản như sau: Pháp luật nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về di sản này. Đối với quan hệ thừa kế theo pháp luật về di sản là động sản, chúng ta có hai giải pháp: Vấn đề này được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hoặc bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng. Theo chúng tôi, trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, chúng ta nên cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về động sản. Giải pháp mà theo đó chúng ta cho phép pháp luật nơi có di sản điều chỉnh quan hệ thừa kế về bất động sản và pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về động sản có hai nhược điểm cơ bản. Thứ nhất, giải pháp này dẫn đến phân chia di sản thành phần nhỏ và dẫn đến việc áp dụng hai hay nhiều pháp luật vào một quan hệ thừa kế theo pháp luật, nhất là khi người để lại thừa kế có di sản là bất động sản ở nhiều nước khác nhau. Song trong thực tế, trường hợp người để lại thừa kế có di sản là bất động sản ở nhiều nước khác nhau ít xảy ra, vậy nhược điểm này không cản trở nhiều cho giải pháp mà chúng tôi kiến nghị lựa chọn. Thứ hai, giải pháp này buộc chúng ta phải phân biệt di sản là động sản và bất động sản trong khi đó “các phạm trù động sản và bất động sản không phải đã được hiểu một cách thống nhất trong các hệ thống pháp luật hiện nay trên thế giới”. Sự khác nhau về khái niệm động sản và bất động sản trong pháp luật các nước dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật về xác định, định danh, xung đột khái niệm pháp lý hay còn được gọi là xung đột kín tùy theo thuật ngữ sử dụng cho hiện tượng xung đột này. Tuy nhiên, hiện tượng xung đột này không gây cản trở lớn cho giải pháp mà chúng tôi kiến nghị vì loại xung đột này đã có giải pháp: Theo khoản 3, Điều 833 BLDS Việt Nam, “việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”.
19. Theo chúng tôi, giải pháp vừa nêu trên là một giải pháp phù hợp nhất trong bối cảnh nước ta hiện nay vì nó có nhiều ứu điểm so với những giải pháp đã nghiên cứu.
Thứ nhất, giải pháp này tôn trọng bản chất tài sản và bản chất nhân thân của quan h quan hệ thừa kế. Ở đây, chúng ta tôn trọng bản chất tài sản của quan hệ thừa kế vì pháp luật nơi có di sản điều chỉnh quan hệ thừa kế về bất động sản, điều đó có thể tránh được những phản ứng không tốt của nước có di sản là bất động sản cho những biện pháp ủy thác cũng như việc thừa nhận bản án của Tòa án Việt Nam đối với tài sản này vì ở đây chúng ta áp dụng pháp luật của nước nơi có tài sản. Chúng ta tôn trọng bản chất nhân thân của quan hệ thừa kế vì di sản là động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch, tức là pháp luật nhân thân của người để lại thừa kế.
Thứ hai, giải pháp này sẽ cho phép pháp luật Việt Nam có nhiều cơ hội được áp dụng trong thực tế:
Hiện nay nhiều người dân nước ta sang làm ăn sinh sống ở nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và khi chế để lại di sản ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam. Mặt khác, do chiến tranh, một số người Việt Nam sang sống ở nước ngoài, có quốc tịch nước ngoài, nhất là quốc tịch Mỹ và Pháp, và hiện nay về Việt Nam cư trú. Nếu cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh di sản là động sản, pháp luật Việt Nam có nhiều cơ hội được áp dụng. Đối với trường hợp thứ nhất, pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng đối với di sản là động sản vì chúng ta cho phép pháp luật nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh di sản là động sản. Đối với trường hợp thứ hai, lúc đầu chúng ta có thể kết luận là pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng thường xuyên vì người để lại thừa kế có quốc tịch nước ngoài. Thế nhưng, theo chúng tôi, nếu áp dụng linh hoạt Tư pháp quốc tế nước ta và chỉ cần một chút kiến thức về Tư pháp quốc tế nước ngoài, chúng ta sẽ cho phép pháp luật Việt Nam áp dụng thường xuyên, cụ thể là chúng ta sẽ sử dụng kỹ thuật dẫn chiếu trở lại trong Tư pháp quốc tế nước ta và các quy phạm xung đột của Tư pháp quốc tế nước ngoài về quan hệ thừa kế theo pháp luật. Theo Điều 827, khoản 3 BLDS Việt Nam, “Trong trường hợp việc áp dụng pháp luật nước ngoài được […] quy định hoặc […] viện dẫn, thì pháp luật nước ngoài được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; nếu pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Vậy, nếu Tư pháp quốc tế nước ta cho phép pháp luật nước ngoài quyền điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật nhưng pháp luật nước này từ chối và dẫn chiếu ngược lại thì chúng ta sẽ áp dụng pháp luật nước ta. Kỹ thuật này tạo cơ hội cho pháp luật Việt Nam được áp dụng đồng thời vẫn được lòng các cơ quan pháp luật nước ngoài vì chúng ta đã cho pháp luật nước họ thẩm quyền điều chỉnh nhưng pháp luật nước họ lại dẫn ngược lại pháp luật nước ta. Để minh họa cho vấn đề này, chúng tôi xin lấy ví dụ trường hợp mà theo đó người để lại thừa kế là gốc Việt, có quốc tịch Pháp hay Mỹ và có nơi cư trú cuối dùng tại Việt Nam (giả thiết này sẽ thường xuyên xảy ra trong thực tế Việt Nam vì nhiều Việt kiều về cư trú ở Việt Nam và vẫn giữ quốc tịch Pháp hay Mỹ). Nếu giải pháp mà chúng tôi kiến nghị được sử dụng thì pháp luật điều chỉnh thừa kế về động sản đối với di sản mà những người này để lại là pháp luật của nước mà họ có quốc tịch, ở đây là pháp luật Pháp hay pháp luật Mỹ. Nhưng trong phần số 10, chúng ta thấy Tư pháp quốc tế của hai nước này đều cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là động sản, điều đó có nghĩa là pháp luật Pháp và Mỹ cho phép pháp luật Việt Nam điều chỉnh và thông qua kỹ thuật dẫn chiếu trở lại chúng ta áp dụng pháp luật nước ta. Vậy, thông qua kỹ thuật dẫn chiếu trở lại, giải pháp mà chúng tôi kiến nghị sẽ tạo thêm cơ hội cho phép pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ thừa kế thường xuyên hơn, điều đó đáp ứng được phương hướng thứ hai mà chúng tôi trình bày trong phần 13.
Theo chúng tôi, nếu cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh quan hệ thừa kế về di sản này như chúng tôi kiến nghị, pháp luật Việt Nam cũng có thêm cơ hội được áp dụng trong thực tế và không làm phật lòng các cơ quan pháp luật của nước nơi có di sản. Trong phần số 8 và số 9, chúng ta thấy rằng Tư pháp quốc tế một số nước không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản và cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hay có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh, điều đó có nghĩa là pháp luật các nước này cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hay có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là bất động sản. Vận dụng kỹ thuật dẫn chiếu trở lại như phần trên, chúng ta có thể tạo thêm cơ hội áp dụng pháp luật Việt Nam trong thực tế. Để minh họa, chúng tôi xin trích hai ví dụ: Ví dụ thứ nhất, trường hợp một người Việt Nam sang làm ăn ở Tây Ban Nha hay Phi-lip-pin và có một bất động sản ở đó khi chết. Nếu giải pháp mà chúng tôi kiến nghị được áp dụng, pháp luật điều chỉnh di sản này là pháp luật Tây Ban Nha hay Phi-lip-pin (pháp luật của nước nơi có vật), nhưng trong phần số 8, chúng ta thấy pháp luật hai nước này dẫn chiếu trở lại pháp luật nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch, ở đây là pháp luật Việt Nam. Vậy, chúng ta có thêm cơ hội áp dụng luật Việt Nam trong trường hợp này. Ví dụ thứ hai, một người gốc Việt về Việt Nam cư trú sau một thời gian làm ăn sinh sống ở Thụy Sĩ và khi chết để lại một bất động sản ở Thụy Sĩ. Nếu giải pháp mà chúng tôi kiến nghị được áp dụng, pháp luật Thụy Sĩ là pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế về bất động sản này (pháp luật của nước nơi có vật), nhưng trong phần số 9, chúng ta thấy pháp luật nước này dẫn chiếu trở lại pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng, ở đây là pháp luật Việt Nam. Vậy, áp dụng kỹ thuật dẫn chiếu trở lại, chúng ta cũng tạo thêm cơ hội cho pháp luật Việt Nam được áp dụng đồng thời vẫn có thiện chí với pháp luật của nước nơi có bất động sản.
Có thể nói, chấp nhận giải pháp mà chúng tôi kiến nghị và vận dụng linh hoạt kỹ thuật dẫn chiếu trở lại, chúng ta được cả “tiếng” lẫn “miếng”. Chúng ta được “miếng” vì pháp luật nước ta được áp dụng thường xuyên trong thực tế và chúng ta được “tiếng” là vì chúng ta có thiện chí với pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hay của nước nơi có di sản là bất động sản: Ở đây chúng ta cho pháp luật nước ngoài thẩm quyền điều chỉnh nhưng thực tế chúng ta lại áp dụng pháp luật nước ta và lý do của thực tế này là vì pháp luật nước ngoài cho phép chúng ta áp dụng pháp luật nước ta.
Một khó khăn khi dùng tiêu chí dẫn chiếu quốc tịch một cá nhân là đôi khi chúng ta không xác định được quốc tịch của cá nhân này. Nếu hoàn cảnh này xảy ra, theo chúng tôi, chúng ta nên quy định thêm như sau: Trong trường hợp không xác định được quốc tịch thì pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế về động sản là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cứ trú cuối cùng và, trong trường hợp không xác định được quốc tịch cũng như nơi cư trú cuối cùng, pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật về động sản là pháp luật của Tòa án, tức là pháp luật Việt Nam. Giải pháp luân phiên này cũng cho phép pháp luật nước ta có cơ hội được áp dụng thường xuyên.
20. Nói tóm lại, với hoàn cảnh nước ta hiện nay, giải pháp hợp lý nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật là phân biệt di sản thành động sản và bất động sản và việc điều chỉnh hai loại di sản này là như sau:
Thừa kế về bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản.
Thừa kế về động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch. Trong trường hợp không xác định được quốc tịch thì pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế về động sản là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng và, trong trường hợp không xác định được quốc tịch cũng như nơi cư trú cuối cùng, pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật về động sản là pháp luật của Tòa án.
Để đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, chúng ta nên luật hóa giải pháp trình bày ở trên và trong khi chờ đợi, Tòa án tối cao có thể thừa nhận giải pháp này thông qua thông tư hoặc công văn hướng dẫn áp dụng luật như đã làm trong những vấn đề khác hoặc sử dụng một vụ việc cụ thể để làm án lệ.
Về khái niệm thừa kế, xem thêm: Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 1997, tập II, tr. 239; Nguyễn Ngọc Điệp, 1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam, NXB TP. HCM, 1997, tr. 45; Từ điển luật học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 1999, tr. 486.
Quan hệ mà “trong đó: ít nhất có một người bên để lại di sản hoặc bên nhận thừa kế có quốc tịch nước ngoài; tài sản thừa kế tồn tại ở nước ngoài; di chúc được lập ở nước ngoài”, Từ điển luật học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 1999, tr. 486.
Ví dụ: Theo Điều 37 Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990, “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền thừa kế của người nước ngoài đối với tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam theo quy chế về người nước ngoài tại Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận”.
Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2001, tr. 180.
Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2001, tập III, tr. 368.
Đoàn Năng, Vấn đề hoàn thiện hệ thống quy phạm xung đột hướng dẫn chọn pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 11/1998, tr. 50 và 51; Đoàn Năng, Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, 2001, tr. 226.
Xem thêm G.A.L. DROZ và M. REVILLARD, Juris-Classeur, Droit international, Facr. 557-10 (2002), n.8.
Xem thêm G.A.L DROZ và M. REVILLARD, Juris-Classeur, Droit international, Fasc. 557-10 (2002), n 6; H. BATIFFOL và P. LAGARDE, Droit international privé, NXB L.G.D.J, 1983, tập II, n 641; Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2001, tr. 174.
Xem thêm G.A.L DROZ và M. REVILLARD, Juris-Classeur, Droit international, Fasc. 557-10 (2002), n 7; Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2001, tr. 175.
Xem thêm G.A.L DROZ và M. REVILLARD, Juris-Classeur, Droit international, Fasc. 557-10 (2002), n 10; H. BATIFFOL và P. LAGARDE, Droit international privé, NXB L.G.D.J, 1983, tập II, n 641; Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2001, tr. 173.
Xem thêm G.A.L DROZ và M. REVILLARD, Juris-Classeur, Droit international, Fasc. 557-10 (002), n 11.
Chính vì vậy mà theo Điều 843, khoản 2 BLDS Việt Nam “quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng dân sự được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác”.
Ví dụ theo Điều 833, khoản 1 BLDS Việt Nam, “Việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”. Vậy khi tài sàn là bất động sản ở Việt Nam thì pháp luật Việt Nam điều chỉnh và ở nước ngoài thì pháp luật nước ngoài này điều chỉnh. Quan điểm này được nhấn mạnh lại trong Điều 104, khoản 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2002: “Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó” và Điều 934, khoản 3 BLDS Việt Nam: “Hợp đổng dân sự liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Theo cuốn Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2001, tập III, tr. 16: “Nơi cư trú cuối cùng thường là nơi người có tài sản, nơi tập trung các giao dịch dân sự của người để lại di sản khi còn sống, nơi phát sinh các quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản của người đó, nơi người đó thực hiện quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản”.
Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2001, tr. 121.
Xem thêm về vấn đề xung đột này: Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2001, tr. 121 và 174; Đoàn Năng, Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, 2001, tr. 84 và tiếp theo; Đỗ Văn Đại, Xung đột pháp luật về xác định, định danh trong Tư pháp quốc tế Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, tháng 10/2002, tr. 53 và tiếp theo.
Theo Điều 19, khoản 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 2 tháng 4 năm 2002, “Tòa án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Tòa án”. Xem tương tự, Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 3 tháng 7 năm 1981, Điều 20, khoản 2 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 6 tháng 10 năm 1992, Điều 18, khoản 1.
Xem thêm về vai trò của Tòa án trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam nói chung và Tư pháp quốc tế Việt Nam nói riêng: Pháp luật TP. HCM, Việt Nam cần có án lệ (Trang web http://vnexpress.net, ngày 19 tháng 4 năm 2002); Đỗ Văn Đại, Tư pháp quốc tế và vấn đề xây dựng “quy phạm pháp luật” bởi Tòa án ở Pháp và Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, 7 (14)/2002, tr. 45 và tiếp theo.
Nguon: Tap Chi Khoa Hoc Phap Ly - DH.Luat TP.HCM
ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHPL SỐ 2 /2003
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ VIỆT NAM
ĐỖ VĂN ĐẠI
Giảng viên Khoa luật Trường Đại học Aix-Marseille III
(Trung tâm Aix-en-Provence Cộng hòa Pháp)
1. Thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh sự truyền lại tài sản của người đã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Trong điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế, một số quan hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một quốc gia, đó là những quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Về quan hệ thừa kế, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật nước ngoài phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài trong Tư pháp quốc tế Việt Nam.
2. Trước ngày Bộ luật dân sự (BLDS) Việt Nam có hiệu lực, vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài được đề cập trong một số văn bản. “Tuy nhiên, pháp luật nước ta thời kỳ đó mới chỉ đề cập trên nguyên tắc chung nhất, còn thiếu những quy định chi tiết, đặc biệt là các quy phạm xung đột để làm cơ sở giải quyết đối với những vụ việc cụ thể về thừa kế có yếu tố nước ngoài”. Từ ngày BLDS có hiệu lực, một loạt quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi các quy phạm xung đột nhưng “chế định thừa kế còn để trống”. Để đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể của quan hệ dân sự quốc tế, việc hoàn thiện Tư pháp quốc tế Việt Nam về vấn đề này là cần thiết. Một số tác giả đã mạnh dạn yêu cầu hoàn thiện vấn đề này; ví dụ theo tác giả Đoàn Năng “nếu các văn bản pháp luật chuyên ngành đã ban hành mà trong đó chưa có hoặc có những chưa đầy đủ quy phạm xung đột thì nên sớm tiến hành bổ sung vào các văn bản này những quy phạm xung đột cần thiết để áp dụng nhằm bảo đảm có đầy đủ quy phạm hướng dẫn chọn luật điều chỉnh tất cả các loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Ví dụ, quan hệ thừa kế thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự, nhưng Bộ luật dân sự năm 1995 và các văn bản khác có liên quan đang hiện hành chưa hề có quy phạm xung đột nào”.
3. Cuốn Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam thừa nhận sự không hoàn thiện của Bộ luật dân sự nước ta về vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài và tác giả Đoàn Năng mạnh dạn yêu cầu hoàn thiện Tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề này, nhưng cả hai đều không đưa ra giải pháp cụ thể nào. Trước sự thiếu vắng này, chúng tôi xin kiến nghị giải pháp cho vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt Nam thông qua hai phần: Trong phần thứ nhất, chúng tôi trình bày những giải pháp có thể được sử dụng (I) và, trong phần thứ hai, chúng tôi trình bày giải pháp nên lựa chọn căn cứ vào hoàn cảnh nước ta hiện nay(II).
I- Những giải pháp của xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có thể được sử dụng trong Tư pháp quốc tế Việt Nam
1. Giải pháp hoàn thiện bằng cách khai thác những quy phạm xung đột đã tồn tại
4. Một trong những quy phạm xung đột đã tồn tại mà chúng ta có thể khai thác là Điều 833, khoản 1, Bộ luật dân sự. Theo điều khoản này, “việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”. Điều 833, khoản 1 không định nghĩa thế nào là “việc xác lập” quyền sở hữu đối với tài sản. Trước sự chung chung và trừu tượng này của Điều 833, khoản 1, thông qua việc giải thích pháp luật, chúng ta có thể coi thừa kế theo pháp luật là một “việc xác lập” quyền sở hữu đối với tài sản. Cách giải thích này có thể được chấp nhận vì theo Điều 176, khoản 5, BLDS, “quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây […]: được thừa kế tài sản”.
5. Vậy, thông qua việc giải thích luật, chúng ta có thể hoàn thiện Tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật và nếu chúng ta theo giải pháp này, chúng ta có quy phạm xung đột sau: Vấn đề thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản. Đây cũng là giải pháp được thừa nhận tại Mê-hi-cô, Pa-na-ma, U-ru-goay và Vê-nê-du-ê-la.
6. Để hiểu rõ thêm giải pháp này, chúng tôi xin lấy một ví dụ minh họa. Năm 1975, anh N.V.A sang sống cùng gia đình tại Pháp và sau đó nhập quốc tịch Pháp. Với sự mở cửa, anh N.V.A về Việt Nam cư trú từ năm 1995. Do tai nạn, anh N.V.A qua đời tại Việt Nam năm 2001 và để lại di sản bao gồm: Một ngôi nhà ở ngoại ô Pháp (di sản P); một căn hộ cùng một số động sản tại Hà Nội (di sản V và v); một số động sản quý tại một ngân hàng Thụy Sĩ (di sản t) và một số động sản gửi chị gái đang làm ăn tại Đức (di sản d). Do không tự thỏa thuận được với nhau, con anh N.V.A, quốc tịch Pháp và em trai anh N.V.A quốc tịch Việt Nam yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết vấn đề thừa kế.
7. Áp dụng giải pháp bằng cách giải thích pháp luật, chúng ta dẫn đến kết quả sau: Vấn đề thừa kế nêu trên được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có tài sản, cụ thể là di sản P được điều chỉnh bợi pháp luật Pháp, di sản t được điều chỉnh bởi pháp luật Thụy Sĩ, di sản d được điều chỉnh bởi pháp luật Đức và di sản V, v được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Ngoài giải pháp khai thác quy phạm xung đột đã tồn tại bằng cách giải thích luật, để hoàn thiện Tư pháp quốc tế nước ta về vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế, chúng ta có thể xây dựng thêm quy phạm xung đột mới để điều chỉnh vấn đề này.
2. Giải pháp hoàn thiện bằng cách thiết lập quy phạm xung đột mới
Khi hoàn thiện Tư pháp quốc tế nước ta bằng cách thiết lập quy phạm xung đột mới, hai loại giải pháp sau có thể được sử dụng:
a- Không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản
8. Giải pháp thứ nhất có thể sử dụng khi không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh vấn đề thừa kế. Đây là giải pháp được thừa nhận tại An-ba-ni (trừ trường hợp khi di sản là bất động sản ở An-ba-ni, An-giê-ri, Đức (nhưng luật Đức có thể được chọn để áp dụng khi di sản là bất động sản ở Đức), Andora, Áo, Bun-ga-ri, Cuba, Ai Cập, Tây-ban-nha, Phần Lan, Gha-na, Hy Lạp, Hung-ga-ri, In-đô-nê-xi-a, I-ran, Ý, Nhật, Gioóc-đa-ni, Li-băng, Ma-li, Ma-rốc, Mô-ri-ta-ni, Ni-giê-ri-a, Phi-líp-pin, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Xê-nê-gan, Xlo-va-ki, Thụy Điển, Xi-ri, Tiệp Khắc, Thổ Nhĩ Kỳ (trừ trường hợp di sản là bất động sản ở Thổ Nhĩ Kỳ), Va-ti-căng, Nam Tư (cũ)…. Áp dụng giải pháp này vào ví dụ nêu trên, chúng ta có kết luận sau: Pháp luật Pháp sẽ là pháp luật điều chỉnh vấn đề thừa kế vì người để lại thừa kế có quốc tịch Pháp. Điều đó có nghĩa là pháp luật Pháp sẽ điều chỉnh di sản tại Pháp cũng như di sản ở Đức, ở Thụy Sĩ và ở Việt Nam ngay cả đối với bất động sản V.
9. Giải pháp thứ hai có thể sử dụng khi không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng để điều chỉnh vấn đề thừa kế. Đây là giải pháp được thừa nhận tại Ac-hen-ti-na, Bra-xin, Cô-xta Ri-ca (trừ trường hợp đối với di sản là bất động sản ở Cô-xta Ri-ca), Chi lê, Cô-lôm-bia, Đan Mạch, Ê-cua-đo, En-Sa-va-đô, Ai-xlen, Na Uy, Pa-ra-goay (trừ trường hợp đối với di sản là bất động sản ở Pa-ra-goay), Mông Cổ, Nga (trừ trường hợp đối với di sản là bất động sản ở Nga), Thụy Sĩ. Áp dụng giải pháp này vào ví dụ nêu trên, chúng ta có kết luận sau: Pháp luật Việt Nam là pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế vì người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là pháp luật Việt Nam sẽ điều chỉnh di sản V và v ở Việt Nam, di sản t ở Thụy Sĩ, di sản d ở Đức và di sản P tại Pháp ngay cả khi di sản P là bất động sản.
b- Phân biệt di sản là động sản hay bất động sản
10. Giải pháp thứ nhất có thể sử dụng khi phân biệt di sản là động sản hay bất động sản là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là động sản và pháp luật của nước nơi có tài sản điều chỉnh di sản là bất động sản. Giải pháp này được thừa nhận tại Nam Phi, Úc, Ba-ha-ma, Bỉ, Ca-na-da, Trung Phi, Trung Quốc, Công-gô, Bờ biển Ngà, Mỹ, Pháp, Ga-bông, Ma-li, Ấn Độ, Ix-ra-en, Ai-len, Luýchc-xăm-bua, Ma-đa-gát-xca, Ca-lê-đô-ni, Anh, Xu-đăng, U-ru-goay…. Áp dụng giải pháp này vào ví dụ nêu trên, chúng ta có kết luận sau: Di sản là bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có tài sản, cụ thể ở đây là di sản P ở Pháp được điều chỉnh bởi pháp luật Pháp và di sản V ở Việt Nam được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Đối với di sản là động sản, pháp luật Việt Nam là pháp luật điều chỉnh vì nơi cư trú cuối cùng của người để lại thừa kế là Việt Nam, cụ thể là pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản d ở Đức, di sản t ở Thụy Sĩ và di sản v ở Việt Nam.
11. Giải pháp thứ hai có thể sử dụng khi phân biệt di sản là động sản hay bất động sản là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh thừa kế đối với di sản là động sản và pháp luật nơi có tài sản để điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản là bất động sản. Đây là giải pháp được thừa nhận tại Ca-mơ-run, Mô-na-cô, Thái Lan, Ru-ma-ni….
II- Giải pháp của xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật nên lựa chọn trong Tư pháp quốc tế Việt Nam
1. Phương hướng của việc chọn giải pháp cho xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt Nam
12. Phương hướng thứ nhất: Trong Tư pháp quốc tế, khi chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chúng ta sẽ chọn hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần giải quyết. Vậy, trong lĩnh vực mà chúng ta nghiên cứu, chúng ta cũng sẽ chọn hệ thống pháp luật có quan hệ gắn bó với những vấn đề của thừa kế theo pháp luật. Thông thường, việc định hình hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần điều chỉnh khá dễ dàng, ví dụ: Pháp luật có quan hệ mật thiết với tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thường là pháp luật nơi thực hiện hợp đồng. Tuy vậy, trong lĩnh vực mà chúng ta đang đề cập, việc định hình hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với những vấn đề của thừa kế theo pháp luật lại khá phức tạp vì những vấn đề này có thể liên quan đến một vài hệ thống pháp luật khác nhau. Thứ nhất, vì có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của người để lại thừa kế cho người còn sống, quan hệ thừa kế là một quan hệ tài sản và do đó có quan hệ với pháp luật nơi có tài sản. Thứ hai, vì có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của người để lại thừa kế cho người còn sống trên cơ sở huyết thống, quan hệ thừa kế là một quan hệ nhân thân và do đó có quan hệ với pháp luật nhân thân của người để lại thừa kế. Thứ ba, khi chết, người để lại thừa kế có thể chưa chấm dứt các quan hệ dân sự thiết lập với các đối tác khác (người thứ ba), nhất là quan hệ dân sự trong hợp đồng và quan hệ dân sự ngoài hợp đồng, do vậy quan hệ thừa kế theo pháp luật cũng là quan hệ tài sản đối với người thứ ba. Nói tóm lại, quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài là một quan hệ phức tạp, có quan hệ gắn bó với nhiều hệ thống luật khác nhau, do đó, khi chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh, chúng ta không nên bỏ qua ba bản chất này của quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài.
13. Phương hướng thứ hai: Trong Tư pháp quốc tế các nước, khi chọn một hệ thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, các luật gia thường đưa ra một tiêu chí mà theo đó pháp luật của Tòa án là pháp luật sẽ thường xuyên được áp dụng để giải quyết trong thực tế. Lý do thứ nhất của xu hướng này là Tòa án biết rõ pháp luật nước mình hơn pháp luật nước ngoài về thừa kế, do đó việc áp dụng thường xuyên pháp luật của Tòa án sẽ làm giảm khó khăn trong công tác xét xử. Lý do thứ hai của xu hướng này là, nếu cho phép pháp luật nước ngoài là pháp luật áp dụng để giải quyết vấn đề thừa kế theo pháp luật, Tòa án cũng như các bên trong quan hệ thừa kế phải biết nội dung của pháp luật nước ngoài. Để biết nội dung pháp luật nước ngoài, Tòa án hoặc các bên trong tranh chấp sẽ tự tìm hiểu và do không biết nội dung pháp luật nước ngoài nên Tòa án cũng như các bên trong tranh chấp phải thuê chuyên gia về luật nước ngoài, đây là một việc khó và tốn kém. Chính vì hai lý do căn bản trên mà các nước sử dụng tiêu chí chọn luật khác nhau để làm sao pháp luật của Tòa án có nhiều cơ hội áp dụng hơn pháp luật nước ngoài. Ví dụ, vì Pháp là nước có nhiều dân nhập cư và ít dân di cư nên người để lại thừa kế thường là người có nơi cư trú cuối cùng ở Pháp và do đó việc cho phép pháp luật nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật sẽ dẫn đến một thực tế là pháp luật Pháp thường xuyên được sử dụng. Theo chúng tôi, vì sự hiểu biết nội dung pháp luật nước ngoài của Tòa án có giới hạn và việc thuê chuyên gia về pháp luật nước ngoài rất đắt, chúng ta nên đi theo xu hướng này, cụ thể là làm thế nào để pháp luật Việt Nam thường xuyên được sử dụng trong thực tế đối với vấn đề thừa kế theo pháp luật.
14. Phương hướng thứ ba: Vì di sản ở nước ngoài nên bản án của Tòa án sẽ có thể phải được thừa nhận ở nước nơi có di sản, nhất là khi di sản là bất động sản. Các nước đều đưa ra điều kiện để thừa nhận bản án nước ngoài, do đó việc chọn pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài nên tính đến việc làm thế nào để bản án của Tòa án có nhiều cơ hội được thừa nhận ở nước ngoài nơi có di sản, nếu không việc đưa ra bản án cũng vô ích. Mặt khác, khi di sản ở nước ngoài, công tác xét xử đôi khi phải dùng đến biện pháp ủy thác tư pháp, do đó nên có chút thiện chí với hệ thống pháp luật nước ngoài nơi có di sản để các biện pháp ủy thác có thể gặp thuận tiện. Vậy phương hướng thứ ba mà chúng ta nên làm là sử dụng một tiêu chí chọn pháp luật mà theo đó bản án của Tòa án nước ta có nhiều cơ hội được thừa nhận ở nước nơi có di sản và các biện pháp ủy thác tư pháp không gặp nhiều bất lợi.
2. Giải pháp kiến nghị lựa chọn cho xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt Nam
15. Nếu sử dụng giải pháp khai thác quy phạm xung đột đã tồn tại, chúng ta có quy phạm xung đột về thừa kế theo pháp luật là: Thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có di sản. Giải pháp này có thể được chấp nhận vì chúng ta đã thấy rằng quan hệ thừa kế là một quan hệ tài sản đồng thời đơn giản vì chỉ cần giải thích rộng Điều 833 khoản 1 BLDS. Song theo chúng tôi, chúng ta không nên theo giải pháp này vì nó dẫn đến một thực tế rất phức tạp, chẳng hạn hậu quả của việc chọn luật cho ví dụ nêu trong phần số 6 là di sản P được điều chỉnh bởi pháp luật Pháp, di sản t được điều chỉnh bởi pháp luật Thụy Sĩ, di sản d được điều chỉnh bởi pháp luật Đức và di sản V, v được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Vậy vấn đề thừa kế của anh N.V.A được điều chỉnh bởi bốn luật khác nhau: pháp luật của Pháp, pháp luật của Đức, pháp luật của Thụy Sĩ và pháp luật Việt Nam. Việc cho phép nhiều pháp luật khác nhau để điều chỉnh một vấn đề thừa kế theo pháp luật là không nên vì quá phức tạp và tốn kém, đi ngược lại với phương hướng thứ hai trình bày trong phần số 13. Vậy giải pháp thiết lập quy phạm xung đột mới cần được nghiên cứu.
16. Nếu theo giải pháp thứ nhất khi không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản đề cập trong phần số 8 thì chúng ta có kết luận sau: Pháp luật điều chỉnh thừa kế là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch. Áp dụng giải pháp này vào ví dụ nêu trên chúng ta có kết quả là pháp luật Pháp sẽ là pháp luật điều chỉnh vấn đề thừa kế vì người để lại thừa kế có quốc tịch Pháp. Điều đó có nghĩa là pháp luật Pháp sẽ điều chỉnh di sản tại Pháp cũng như di sản ở Đức, ở Thụy Sĩ và ở Việt Nam ngay cả đối với bất động sản V. Về mặt kinh phí, giải pháp này có nhiều ưu điểm hơn giải pháp trước vì chúng ta chỉ phải đầu tư vào nghiên cứu pháp luật Pháp. Nhưng giải pháp này vẫn còn một số nhược điểm: Thứ nhất, giải pháp này quá tôn trọng bản chất nhân thân và bỏ qua bản chất tài sản của quan hệ thừa kế theo pháp luật. Ở đây, chúng ta sẽ không cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh di sản này, cụ thể trong ví dụ là không cho phép pháp luật Việt Nam điều chỉnh di sản là bất động sản ở Việt Nam. Điều này đi ngược lại với xu thế chung của pháp luật Việt Nam. Trong thực tế, vì quan hệ về tài sản là bất động sản liên quan mật thiết với hệ thống pháp luật của nước nơi có bất động sản, pháp luật Việt Nam có xu hướng cho phép pháp luật nơi có tài sản điều chỉnh bất động sản. Cũng cần nói thêm là việc không cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh quan hệ thừa kế liên quan đến di sản này có thể gây ra phản ứng không hay của nước nơi có di sản đối với một số biện pháp ủy thác hay đối với việc thừa nhận bản án của Tòa án nước ta trên nước này. Phát triển ví dụ trong phần 6, nếu anh N.V.A có một bất động sản ở Mỹ, áp dụng giải pháp này sẽ không cho phép pháp luật Mỹ điều chỉnh quan hệ thừa kế liên quan đến động sản này và do đó có thể gây phản ứng không hay của chính quyền Mỹ. Thứ hai, giải pháp này bất lợi đối với đối tác, người thứ ba, mà người để lại thừa kế thiết lập quan hệ trước khi chết vì thông thường những người này sống ở nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng và họ không có sự hiểu biết pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch, cụ thể trong ví dụ nghiên cứu phần lớn người thứ ba này ở Việt Nam và không có sự hiểu biết pháp luật Pháp. Vậy chúng ta không nên theo giải pháp này.
17. Nếu chúng ta theo giải pháp thứ hai khi không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản thì chúng ta có kết luận sau: Pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng. Áp dụng vào ví dụ nghiên cứu trong phần số 6 chúng ta có kết luận là pháp luật Việt Nam là pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế vì người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa là pháp luật Việt Nam sẽ điều chỉnh di sản V và v ở Việt Nam, di sản t ở Thụy Sĩ, di sản d ở Đức và di sản P tại Pháp ngay cả khi di sản P là bất động sản. Giải pháp này cũng như giải pháp vừa nghiên cứu có ưu điểm là chỉ có một pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế đồng thời giải pháp này không làm thiệt hại đến người thứ ba và tránh được những khó khăn trong việc xác định quốc tịch của người để lại thừa kế. Nhưng cũng như giải pháp vừa nghiên cứu, giải pháp này không cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh quan hệ thừa kế liên quan đến di sản này, điều này có thể làm phát sinh những bất lợi liên quan đến một số biện pháp ủy thác cũng như vấn đề công nhận bản án tại nước nơi có di sản. Vậy chúng ta cũng không nên theo giải pháp này và nên phân biệt di sản là động sản hay bất động sản.
18. Trong trường hợp chúng ta phân biệt di sản là động sản và bất động sản chúng ta có giải pháp cho di sản là bất động sản như sau: Pháp luật nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về di sản này. Đối với quan hệ thừa kế theo pháp luật về di sản là động sản, chúng ta có hai giải pháp: Vấn đề này được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hoặc bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng. Theo chúng tôi, trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, chúng ta nên cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về động sản. Giải pháp mà theo đó chúng ta cho phép pháp luật nơi có di sản điều chỉnh quan hệ thừa kế về bất động sản và pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về động sản có hai nhược điểm cơ bản. Thứ nhất, giải pháp này dẫn đến phân chia di sản thành phần nhỏ và dẫn đến việc áp dụng hai hay nhiều pháp luật vào một quan hệ thừa kế theo pháp luật, nhất là khi người để lại thừa kế có di sản là bất động sản ở nhiều nước khác nhau. Song trong thực tế, trường hợp người để lại thừa kế có di sản là bất động sản ở nhiều nước khác nhau ít xảy ra, vậy nhược điểm này không cản trở nhiều cho giải pháp mà chúng tôi kiến nghị lựa chọn. Thứ hai, giải pháp này buộc chúng ta phải phân biệt di sản là động sản và bất động sản trong khi đó “các phạm trù động sản và bất động sản không phải đã được hiểu một cách thống nhất trong các hệ thống pháp luật hiện nay trên thế giới”. Sự khác nhau về khái niệm động sản và bất động sản trong pháp luật các nước dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật về xác định, định danh, xung đột khái niệm pháp lý hay còn được gọi là xung đột kín tùy theo thuật ngữ sử dụng cho hiện tượng xung đột này. Tuy nhiên, hiện tượng xung đột này không gây cản trở lớn cho giải pháp mà chúng tôi kiến nghị vì loại xung đột này đã có giải pháp: Theo khoản 3, Điều 833 BLDS Việt Nam, “việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”.
19. Theo chúng tôi, giải pháp vừa nêu trên là một giải pháp phù hợp nhất trong bối cảnh nước ta hiện nay vì nó có nhiều ứu điểm so với những giải pháp đã nghiên cứu.
Thứ nhất, giải pháp này tôn trọng bản chất tài sản và bản chất nhân thân của quan h quan hệ thừa kế. Ở đây, chúng ta tôn trọng bản chất tài sản của quan hệ thừa kế vì pháp luật nơi có di sản điều chỉnh quan hệ thừa kế về bất động sản, điều đó có thể tránh được những phản ứng không tốt của nước có di sản là bất động sản cho những biện pháp ủy thác cũng như việc thừa nhận bản án của Tòa án Việt Nam đối với tài sản này vì ở đây chúng ta áp dụng pháp luật của nước nơi có tài sản. Chúng ta tôn trọng bản chất nhân thân của quan hệ thừa kế vì di sản là động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch, tức là pháp luật nhân thân của người để lại thừa kế.
Thứ hai, giải pháp này sẽ cho phép pháp luật Việt Nam có nhiều cơ hội được áp dụng trong thực tế:
Hiện nay nhiều người dân nước ta sang làm ăn sinh sống ở nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và khi chế để lại di sản ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam. Mặt khác, do chiến tranh, một số người Việt Nam sang sống ở nước ngoài, có quốc tịch nước ngoài, nhất là quốc tịch Mỹ và Pháp, và hiện nay về Việt Nam cư trú. Nếu cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh di sản là động sản, pháp luật Việt Nam có nhiều cơ hội được áp dụng. Đối với trường hợp thứ nhất, pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng đối với di sản là động sản vì chúng ta cho phép pháp luật nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh di sản là động sản. Đối với trường hợp thứ hai, lúc đầu chúng ta có thể kết luận là pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng thường xuyên vì người để lại thừa kế có quốc tịch nước ngoài. Thế nhưng, theo chúng tôi, nếu áp dụng linh hoạt Tư pháp quốc tế nước ta và chỉ cần một chút kiến thức về Tư pháp quốc tế nước ngoài, chúng ta sẽ cho phép pháp luật Việt Nam áp dụng thường xuyên, cụ thể là chúng ta sẽ sử dụng kỹ thuật dẫn chiếu trở lại trong Tư pháp quốc tế nước ta và các quy phạm xung đột của Tư pháp quốc tế nước ngoài về quan hệ thừa kế theo pháp luật. Theo Điều 827, khoản 3 BLDS Việt Nam, “Trong trường hợp việc áp dụng pháp luật nước ngoài được […] quy định hoặc […] viện dẫn, thì pháp luật nước ngoài được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; nếu pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Vậy, nếu Tư pháp quốc tế nước ta cho phép pháp luật nước ngoài quyền điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật nhưng pháp luật nước này từ chối và dẫn chiếu ngược lại thì chúng ta sẽ áp dụng pháp luật nước ta. Kỹ thuật này tạo cơ hội cho pháp luật Việt Nam được áp dụng đồng thời vẫn được lòng các cơ quan pháp luật nước ngoài vì chúng ta đã cho pháp luật nước họ thẩm quyền điều chỉnh nhưng pháp luật nước họ lại dẫn ngược lại pháp luật nước ta. Để minh họa cho vấn đề này, chúng tôi xin lấy ví dụ trường hợp mà theo đó người để lại thừa kế là gốc Việt, có quốc tịch Pháp hay Mỹ và có nơi cư trú cuối dùng tại Việt Nam (giả thiết này sẽ thường xuyên xảy ra trong thực tế Việt Nam vì nhiều Việt kiều về cư trú ở Việt Nam và vẫn giữ quốc tịch Pháp hay Mỹ). Nếu giải pháp mà chúng tôi kiến nghị được sử dụng thì pháp luật điều chỉnh thừa kế về động sản đối với di sản mà những người này để lại là pháp luật của nước mà họ có quốc tịch, ở đây là pháp luật Pháp hay pháp luật Mỹ. Nhưng trong phần số 10, chúng ta thấy Tư pháp quốc tế của hai nước này đều cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là động sản, điều đó có nghĩa là pháp luật Pháp và Mỹ cho phép pháp luật Việt Nam điều chỉnh và thông qua kỹ thuật dẫn chiếu trở lại chúng ta áp dụng pháp luật nước ta. Vậy, thông qua kỹ thuật dẫn chiếu trở lại, giải pháp mà chúng tôi kiến nghị sẽ tạo thêm cơ hội cho phép pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ thừa kế thường xuyên hơn, điều đó đáp ứng được phương hướng thứ hai mà chúng tôi trình bày trong phần 13.
Theo chúng tôi, nếu cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh quan hệ thừa kế về di sản này như chúng tôi kiến nghị, pháp luật Việt Nam cũng có thêm cơ hội được áp dụng trong thực tế và không làm phật lòng các cơ quan pháp luật của nước nơi có di sản. Trong phần số 8 và số 9, chúng ta thấy rằng Tư pháp quốc tế một số nước không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản và cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hay có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh, điều đó có nghĩa là pháp luật các nước này cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hay có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là bất động sản. Vận dụng kỹ thuật dẫn chiếu trở lại như phần trên, chúng ta có thể tạo thêm cơ hội áp dụng pháp luật Việt Nam trong thực tế. Để minh họa, chúng tôi xin trích hai ví dụ: Ví dụ thứ nhất, trường hợp một người Việt Nam sang làm ăn ở Tây Ban Nha hay Phi-lip-pin và có một bất động sản ở đó khi chết. Nếu giải pháp mà chúng tôi kiến nghị được áp dụng, pháp luật điều chỉnh di sản này là pháp luật Tây Ban Nha hay Phi-lip-pin (pháp luật của nước nơi có vật), nhưng trong phần số 8, chúng ta thấy pháp luật hai nước này dẫn chiếu trở lại pháp luật nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch, ở đây là pháp luật Việt Nam. Vậy, chúng ta có thêm cơ hội áp dụng luật Việt Nam trong trường hợp này. Ví dụ thứ hai, một người gốc Việt về Việt Nam cư trú sau một thời gian làm ăn sinh sống ở Thụy Sĩ và khi chết để lại một bất động sản ở Thụy Sĩ. Nếu giải pháp mà chúng tôi kiến nghị được áp dụng, pháp luật Thụy Sĩ là pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế về bất động sản này (pháp luật của nước nơi có vật), nhưng trong phần số 9, chúng ta thấy pháp luật nước này dẫn chiếu trở lại pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng, ở đây là pháp luật Việt Nam. Vậy, áp dụng kỹ thuật dẫn chiếu trở lại, chúng ta cũng tạo thêm cơ hội cho pháp luật Việt Nam được áp dụng đồng thời vẫn có thiện chí với pháp luật của nước nơi có bất động sản.
Có thể nói, chấp nhận giải pháp mà chúng tôi kiến nghị và vận dụng linh hoạt kỹ thuật dẫn chiếu trở lại, chúng ta được cả “tiếng” lẫn “miếng”. Chúng ta được “miếng” vì pháp luật nước ta được áp dụng thường xuyên trong thực tế và chúng ta được “tiếng” là vì chúng ta có thiện chí với pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hay của nước nơi có di sản là bất động sản: Ở đây chúng ta cho pháp luật nước ngoài thẩm quyền điều chỉnh nhưng thực tế chúng ta lại áp dụng pháp luật nước ta và lý do của thực tế này là vì pháp luật nước ngoài cho phép chúng ta áp dụng pháp luật nước ta.
Một khó khăn khi dùng tiêu chí dẫn chiếu quốc tịch một cá nhân là đôi khi chúng ta không xác định được quốc tịch của cá nhân này. Nếu hoàn cảnh này xảy ra, theo chúng tôi, chúng ta nên quy định thêm như sau: Trong trường hợp không xác định được quốc tịch thì pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế về động sản là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cứ trú cuối cùng và, trong trường hợp không xác định được quốc tịch cũng như nơi cư trú cuối cùng, pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật về động sản là pháp luật của Tòa án, tức là pháp luật Việt Nam. Giải pháp luân phiên này cũng cho phép pháp luật nước ta có cơ hội được áp dụng thường xuyên.
20. Nói tóm lại, với hoàn cảnh nước ta hiện nay, giải pháp hợp lý nhất trong việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật là phân biệt di sản thành động sản và bất động sản và việc điều chỉnh hai loại di sản này là như sau:
Thừa kế về bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản.
Thừa kế về động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch. Trong trường hợp không xác định được quốc tịch thì pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế về động sản là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng và, trong trường hợp không xác định được quốc tịch cũng như nơi cư trú cuối cùng, pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật về động sản là pháp luật của Tòa án.
Để đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, chúng ta nên luật hóa giải pháp trình bày ở trên và trong khi chờ đợi, Tòa án tối cao có thể thừa nhận giải pháp này thông qua thông tư hoặc công văn hướng dẫn áp dụng luật như đã làm trong những vấn đề khác hoặc sử dụng một vụ việc cụ thể để làm án lệ.
Về khái niệm thừa kế, xem thêm: Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 1997, tập II, tr. 239; Nguyễn Ngọc Điệp, 1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam, NXB TP. HCM, 1997, tr. 45; Từ điển luật học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 1999, tr. 486.
Quan hệ mà “trong đó: ít nhất có một người bên để lại di sản hoặc bên nhận thừa kế có quốc tịch nước ngoài; tài sản thừa kế tồn tại ở nước ngoài; di chúc được lập ở nước ngoài”, Từ điển luật học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 1999, tr. 486.
Ví dụ: Theo Điều 37 Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990, “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền thừa kế của người nước ngoài đối với tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam theo quy chế về người nước ngoài tại Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận”.
Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2001, tr. 180.
Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2001, tập III, tr. 368.
Đoàn Năng, Vấn đề hoàn thiện hệ thống quy phạm xung đột hướng dẫn chọn pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 11/1998, tr. 50 và 51; Đoàn Năng, Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, 2001, tr. 226.
Xem thêm G.A.L. DROZ và M. REVILLARD, Juris-Classeur, Droit international, Facr. 557-10 (2002), n.8.
Xem thêm G.A.L DROZ và M. REVILLARD, Juris-Classeur, Droit international, Fasc. 557-10 (2002), n 6; H. BATIFFOL và P. LAGARDE, Droit international privé, NXB L.G.D.J, 1983, tập II, n 641; Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2001, tr. 174.
Xem thêm G.A.L DROZ và M. REVILLARD, Juris-Classeur, Droit international, Fasc. 557-10 (2002), n 7; Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2001, tr. 175.
Xem thêm G.A.L DROZ và M. REVILLARD, Juris-Classeur, Droit international, Fasc. 557-10 (2002), n 10; H. BATIFFOL và P. LAGARDE, Droit international privé, NXB L.G.D.J, 1983, tập II, n 641; Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2001, tr. 173.
Xem thêm G.A.L DROZ và M. REVILLARD, Juris-Classeur, Droit international, Fasc. 557-10 (002), n 11.
Chính vì vậy mà theo Điều 843, khoản 2 BLDS Việt Nam “quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng dân sự được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác”.
Ví dụ theo Điều 833, khoản 1 BLDS Việt Nam, “Việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”. Vậy khi tài sàn là bất động sản ở Việt Nam thì pháp luật Việt Nam điều chỉnh và ở nước ngoài thì pháp luật nước ngoài này điều chỉnh. Quan điểm này được nhấn mạnh lại trong Điều 104, khoản 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2002: “Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó” và Điều 934, khoản 3 BLDS Việt Nam: “Hợp đổng dân sự liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Theo cuốn Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2001, tập III, tr. 16: “Nơi cư trú cuối cùng thường là nơi người có tài sản, nơi tập trung các giao dịch dân sự của người để lại di sản khi còn sống, nơi phát sinh các quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản của người đó, nơi người đó thực hiện quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản”.
Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2001, tr. 121.
Xem thêm về vấn đề xung đột này: Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2001, tr. 121 và 174; Đoàn Năng, Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, 2001, tr. 84 và tiếp theo; Đỗ Văn Đại, Xung đột pháp luật về xác định, định danh trong Tư pháp quốc tế Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, tháng 10/2002, tr. 53 và tiếp theo.
Theo Điều 19, khoản 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 2 tháng 4 năm 2002, “Tòa án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Tòa án”. Xem tương tự, Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 3 tháng 7 năm 1981, Điều 20, khoản 2 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 6 tháng 10 năm 1992, Điều 18, khoản 1.
Xem thêm về vai trò của Tòa án trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam nói chung và Tư pháp quốc tế Việt Nam nói riêng: Pháp luật TP. HCM, Việt Nam cần có án lệ (Trang web http://vnexpress.net, ngày 19 tháng 4 năm 2002); Đỗ Văn Đại, Tư pháp quốc tế và vấn đề xây dựng “quy phạm pháp luật” bởi Tòa án ở Pháp và Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, 7 (14)/2002, tr. 45 và tiếp theo.
Nguon: Tap Chi Khoa Hoc Phap Ly - DH.Luat TP.HCM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét