Nhận định của Chính phủ, các chuyên gia, nhà quản lý giá… đều cho rằng các đợt tăng giá trong hai tháng đầu năm là không thể xem thường nhưng mới dừng lại ở mức cảnh báo. Nó chưa diễn biến bất thường và có thể đưa ra những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp để nền kinh tế không bị ảnh hưởng lớn hơn.
Nhưng cũng còn một thực tế khác, như từ dùng của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói trước báo giới ngày đầu tháng 3, là chúng ta không tránh khỏi lạm phát tâm lý. Điều này gây hiệu ứng xã hội ngay tức thì.
Thực ra, lạm phát tâm lý bắt nguồn từ chính thời điểm tăng giá của nhiều mặt hàng, mà tác động lớn nhất là các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá hay các mặt hàng mới bắt đầu thực hiện cơ chế thị trường, là đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất, kinh doanh khác.
Về thời điểm tăng giá, lúc đầu các cơ quan quản lý nhà nước thường đứng về phía doanh nghiệp, dùng lý lẽ của họ để trấn an người tiêu dùng. Như chuyện tăng giá xăng, các quan chức giải thích đó là sự “cố gắng” của doanh nghiệp nhằm kéo dài thời điểm duy trì giá bán cũ (bù lỗ). Tức là doanh nghiệp có thể tăng giá trong vòng bảy ngày kể từ khi giá thế giới biến động nhưng họ đã kéo dài đến 38 ngày.
Hay như chuyện tăng giá điện ngày đầu tháng 3, ngay sau khi giá xăng được điều chỉnh, cũng vẫn cách giải thích của các bộ Tài chính và Công Thương với lý do là ngành than không thể bù lỗ quá lâu cho điện và ngành điện cũng không thể bán điện với giá thấp lâu hơn nữa. Không ai đề cập đến việc các ngành thiết yếu đồng loạt tăng giá vào những ngày đầu năm đã gây ra hiệu ứng lạm phát tâm lý đến tất cả giá cả, mặt hàng trong xã hội, chưa cần đến những con số thông báo chính thức về lạm phát (nếu có) còn chờ độ trễ cả tháng nữa.
Song Chính phủ, bằng các văn bản mới đây đã yêu cầu các ngành có liên quan thẳng thắn nhìn vào sự thật là việc các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tăng giá không đúng thời điểm. Chính phủ còn yêu cầu Bộ Tài chính và Bộ Công Thương xem xét thời điểm, khoảng cách mỗi lần điều chỉnh, mức độ tăng giá của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vì vấn đề thời điểm, trước đó đã không được nhìn nhận nghiêm túc đã gây ra những hiệu ứng xấu.
Nếu nhìn nhận đầy đủ hơn, phải nhắc nhở cả ngành than. Khi giá điện mới chính thức được điều chỉnh còn đang gây nên những lo ngại lạm phát cho cả nền kinh tế, ngành than “đốt” thêm nỗi lo này bằng việc nhắc lại với Chính phủ và báo giới rằng họ đề nghị tăng giá bán than cho điện lần thứ hai vào cuối năm nay.
Lý do là vì ngành điện bán theo giá mới tăng doanh thu được 4.600 tỉ đồng mà ngành than chỉ tăng thêm hơn 1.000 tỉ đồng là thấp. Ngay tối cùng ngày mà ngành than đề nghị tăng thêm giá bán, đại diện Chính phủ, qua văn bản và khẳng định tại chỗ (họp báo) đã nhấn mạnh cả giá than và giá điện chỉ tăng một lần trong năm nay. Nếu không có những tuyên bố đó, có thể độ rộng của “lạm phát tâm lý” sẽ tăng và kèm theo đó lại phải trấn an và giải thích.
Theo : tbktsg.
Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014
Ai gây lạm phát tâm lý?
08:03
Hoàng Phong Nhã
No comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét