Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014
Công tác phòng, chống tham nhũng đã có những chuyển biến và đạt được kết quả tích cực
08:20
Hoàng Phong Nhã
No comments
ND - Phòng, chống tham nhũng (PCTN) là nhiệm vụ vô
cùng khó khăn, phức tạp. Tham nhũng (TN) ngày nay không còn là vấn đề
riêng của mỗi quốc gia, mà đang trở thành vấn nạn có tính toàn cầu. TN
là loại tội phạm cực kỳ nguy hiểm, nhiều quốc gia coi TN là "quốc nạn",
là giặc "nội xâm".
Những năm gần đây, TN diễn biến hết sức phức tạp, tác động tiêu cực tới nhiều mặt của đời sống xã hội, làm cản trở nỗ lực đổi mới, kìm hãm sự phát triển của đất nước, gây thất thoát tài sản, làm xói mòn và băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, mất đi bản sắc văn hóa dân tộc, gia tăng khoảng cách giàu nghèo... Ðảng ta đã nhận định tham nhũng "... là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Ðảng và chế độ ta"(1). Chính vì vậy, công tác PCTN luôn được Ðảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, công tác lớn trong chỉ đạo, điều hành. Nhìn lại cả quá trình dài, qua các thời kỳ, nhất là trong những năm đổi mới cho thấy cuộc đấu tranh PCTN đạt kết quả thấp, tình hình TN ngày càng phức tạp. Vì vậy, đánh giá đúng thực trạng, tình hình, nguyên nhân TN ở từng thời điểm là cơ sở để xây dựng giải pháp phù hợp cho giai đoạn tiếp theo và là vấn đề quan trọng, quyết định hiệu quả công tác PCTN. Với tinh thần đó, chúng ta cần đánh giá một cách nghiêm túc, toàn diện, khách quan công tác PCTN năm 2009 để đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cho năm 2010.
Hiện nay, nhìn nhận công tác PCTN dưới những góc độ khác nhau dẫn đến ý kiến đánh giá khác nhau. Ðể có cơ sở đánh giá, trước hết cần xây dựng các tiêu chí đánh giá. Qua trao đổi kinh nghiệm với nhiều nước và tổ chức quốc tế thì đây là vấn đề khó khăn, chưa tạo được sự thống nhất. Từ thực tiễn trong quá trình chỉ đạo và vận dụng kinh nghiệm một số nước, chúng ta có thể đưa ra năm tiêu chí làm cơ sở để đánh giá công tác PCTN như sau:
Một là, kết quả cụ thể đạt được trên các lĩnh vực phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi TN: Năm 2009, công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN được đẩy mạnh, gắn với Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; nhận thức về PCTN đã được nâng lên, nhận thức rõ hơn về các chủ trương, giải pháp PCTN và tính nghiêm trọng, phức tạp, tác hại của TN. Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế được tập trung chỉ đạo thực hiện, nhiều văn bản quan trọng được ban hành tiếp theo Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) và Luật Phòng, chống tham nhũng. Ðó là Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020 (tháng 5-2009); Chủ tịch nước ký phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống TN (tháng 6-2009)... cùng nhiều văn bản của Chính phủ và các cấp, các ngành được ban hành theo thẩm quyền nhằm cụ thể hóa, tạo cơ sở về chính trị và pháp lý trong công tác PCTN. Nhiều tổ chức và bạn bè quốc tế đánh giá cao thành tựu, quyết tâm của Việt Nam trên lĩnh vực này. Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử được tăng cường. Ðến nay đã cơ bản hoàn thành việc xét xử tám vụ án trọng điểm; 17 vụ án nghiêm trọng, phức tạp mà Ban Chỉ đạo và Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN theo dõi, chỉ đạo sáu vụ đã xét xử và xử lý, 11 vụ đã kết thúc điều tra, trong đó nhiều vụ chuẩn bị đưa ra xét xử; nhiều vụ việc, vụ án phức tạp, kéo dài đã được giải quyết dứt điểm. Theo báo cáo của Cục Thống kê Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, 11 tháng của năm 2009 trên phạm vi cả nước đã khởi tố: 289 vụ/631 bị can (so với cùng kỳ năm 2008 tăng 2,48% số vụ và tăng 1,45% số bị can). Số vụ án TN được phát hiện và khởi tố tăng không phải là TN gia tăng, mà đây là quyết tâm trong phát hiện và xử lý TN vì trong các vụ án, có một số vụ tồn đọng, có vụ thuộc các năm trước đây nay mới phát hiện, xử lý. Hệ thống các cơ quan chuyên trách về PCTN được kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động. Ban Chỉ đạo Trung ương, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN đã bám sát chức năng, nhiệm vụ, phát huy hiệu quả thiết thực. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN đã giúp cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu trong triển khai công tác PCTN. Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã thể hiện vai trò trung tâm trong chỉ đạo, điều hành công tác PCTN trên phạm vi cả nước. Các đơn vị chuyên trách về chống TN thuộc Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã hình thành hệ thống tổ chức tới cấp tỉnh, từng bước nâng cao chất lượng trong phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án TN. Ðược sự quan tâm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định "Về tổ chức, tên gọi, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng" (Quyết định số 138/2009/QÐ-TTg ngày 9-12-2009). Theo Quyết định này, bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về PCTN có tên gọi là Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; là cơ quan tương đương cấp sở, có con dấu riêng và được xác định rõ nhiệm vụ cũng như mối quan hệ với các cơ quan có liên quan trong hoạt động. Ðây là tiền đề quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về PCTN theo thẩm quyền. Ðã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong PCTN; xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu dũng cảm tố cáo, đấu tranh chống TN thông qua ba cuộc gặp mặt biểu dương nhiều cá nhân có thành tích PCTN tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Ðà Nẵng.
Hai là, đánh giá của các bộ, ngành, các địa phương và các cơ quan có thẩm quyền trong PCTN tuy còn có nhận định ở mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung đều đánh giá, qua ba năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) "về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác PCTN, lãng phí" và Luật PCTN, công tác phòng, chống TN có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả nhất định.
Ba là, tham khảo dư luận xã hội, hay nói một cách khác là "độ hài lòng của dân", có thể nói TN là vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Tuy nhiên, qua các cuộc điều tra dư luận xã hội cho thấy tính bức xúc trong năm 2009 không tăng so với năm 2008(2).
Bốn là, tham khảo đánh giá của một số tổ chức nước ngoài. Theo công bố của Tổ chức minh bạch quốc tế, liên tục trong ba năm (2007, 2008 và 2009), thứ tự của Việt Nam trong Bảng xếp hạng hằng năm về chống TN năm sau tốt hơn năm trước.
Năm là, hiệu quả công tác PCTN được đánh giá thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị. Năm 2009, trong hoàn cảnh khó khăn về nhiều mặt: Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta; dịch bệnh xảy ra trên diện rộng; thiên tai, bão lũ xảy ra liên tiếp gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức nêu trên, năm 2009 vẫn đạt được những kết quả khá toàn diện. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; thực hiện có kết quả mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng hợp lý, bền vững (GDP tăng 5,32% vượt mục tiêu kế hoạch đề ra); an sinh xã hội được cải thiện; chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Có thể nói, thành quả chung đó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó có sự đóng góp thiết thực của công tác PCTN.
Với năm căn cứ đánh giá nêu trên và nhìn nhận một cách toàn diện trên cả hai mặt phòng và chống, chúng ta có cơ sở để nhận định: Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa X) "về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác PCTN, lãng phí" và Luật PCTN, với quyết tâm chính trị của Ðảng và Nhà nước, sự nỗ lực cố gắng của các cấp ủy đảng, chính quyền, cùng với sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, với các giải pháp đồng bộ và toàn diện, công tác PCTN đã có những chuyển biến, đạt được kết quả tích cực trên cả hai mặt phòng và chống; trên một số lĩnh vực TN đã có bước kiềm chế và có xu hướng giảm. So với nhiều năm trở lại đây, công tác PCTN nay đã có tiến bộ hơn.
Nếu nhìn lại cả quá trình của cuộc đấu tranh PCTN, những thành tựu đạt được nêu trên là rất đáng trân trọng.
Tuy nhiên, với tinh thần thẳng thắn, đánh giá một cách nghiêm túc, công tác PCTN mặc dù có tiến bộ, đạt được kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tình hình TN vẫn ở mức nghiêm trọng và diễn biến phức tạp; hiệu quả công tác PCTN còn thấp so với yêu cầu, chưa đạt được kết quả như mong đợi: Giữa quyết tâm chính trị và hành động còn có khoảng cách đáng kể, nhất là việc tổ chức triển khai các quy định về phòng ngừa TN. Tình trạng nhũng nhiễu của một số cán bộ, công chức trong giải quyết công việc với người dân và doanh nghiệp gây bức xúc trong xã hội chậm được khắc phục. Hành vi TN phát hiện chưa kịp thời; nhiều vụ việc, vụ án xử lý chưa thật nghiêm túc, còn có biểu hiện trên nhẹ, dưới nặng; một số vụ án nghiêm trọng, phức tạp để kéo dài; lạm dụng việc bồi thường kinh tế khắc phục hậu quả để xử lý hành chính thay cho xử lý hình sự. Số vụ việc được phát hiện và xử lý chưa tương xứng với tình hình TN trong thực tế như nhận định, đánh giá. Hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống TN ở một số địa phương còn hạn chế; chậm kiện toàn về tổ chức, biên chế khi có biến động. Chưa phát huy hết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Những khó khăn, vướng mắc về quy chế hoạt động của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về PCTN chậm được giải quyết.
Những hạn chế, yếu kém nói trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản là do: Năng lực, sức chiến đấu của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị ngay trong nội tại chưa được phát huy, chưa đủ sức để tự phát hiện tham nhũng. Tính tiên phong, gương mẫu của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu còn yếu, chưa thật sự đi đầu trong phòng, chống tham nhũng. Cá biệt còn có những cán bộ, đảng viên sa sút về phẩm chất đạo đức, lối sống, tham ô, tham nhũng. Cơ chế, chính sách ở nhiều lĩnh vực thiếu đồng bộ, có nhiều sơ hở chưa được điều chỉnh, khắc phục kịp thời, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng (như quản lý và sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp, công tác cán bộ...).
Từ những kết quả đã đạt được, cùng những hạn chế, yếu kém như đã nêu trên, năm 2010 cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa X) "Về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí", Luật Phòng, chống tham nhũng, trong đó cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, gắn với thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; chú trọng bồi dưỡng kiến thức phòng, chống tham nhũng cho cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành; triển khai có hiệu quả Ðề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải gương mẫu, đi đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Hai là, chỉ đạo, đôn đốc hoàn thành việc ban hành các văn bản theo chương trình, kế hoạch đã đề ra nhằm hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng. Nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước theo hướng công khai, minh bạch, nhất là trong các lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, thuế, hải quan, thu chi ngân sách, đầu tư xây dựng, cổ phần hóa doanh nghiệp... Thực hiện bước 2 Ðề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, quản lý xã hội, giải quyết công việc của người dân, chống tiêu cực, sách nhiễu.
Ba là, tiếp tục chỉ đạo triển khai có hiệu quả các quy định về phòng, chống tham nhũng; tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020; xây dựng kế hoạch để sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật đáp ứng yêu cầu thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Ban hành quy định khen thưởng đối với những cá nhân, tổ chức, đơn vị dũng cảm tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng; hoàn thiện các quy định bảo đảm an toàn cho người tố cáo TN, đồng thời xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng chống TN để vu cáo, tố cáo sai sự thật gây rối nội bộ.
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án TN. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra và xử lý các vụ việc, vụ án cần phát hiện kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý để kiến nghị việc hoàn thiện thể chế, nhằm phòng ngừa TN.
Năm là, nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTN các cấp và các đơn vị chuyên trách về chống TN. Có kế hoạch đánh giá ba năm hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, các đơn vị chuyên trách về chống TN thuộc Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét để điều chỉnh, bổ sung các quy định cho phù hợp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác PCTN.
Sáu là, tăng cường công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác PCTN. Có hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời, đồng thời xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu và các cá nhân vi phạm hoặc thiếu nghiêm túc trong tổ chức thực hiện.
Bảy là, để phục vụ cho việc tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XI, các ngành, các cấp cần rà soát, xử lý dứt điểm các vụ việc TN tồn đọng và các vụ việc mới phát sinh; xử lý kịp thời các tố cáo, khiếu nại, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và tập thể vi phạm, phục vụ cho việc lựa chọn nhân sự đại hội đảng bộ các cấp.
Từ kết quả và những kinh nghiệm của cuộc đấu tranh PCTN năm 2009 và những năm vừa qua, chúng ta có đầy đủ niềm tin về mục tiêu "Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí..." như Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) đã đề ra là hiện thực, đáp ứng lòng mong đợi của toàn Ðảng, toàn dân.
TRƯƠNG VĨNH TRỌNG,
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng,Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng
Những năm gần đây, TN diễn biến hết sức phức tạp, tác động tiêu cực tới nhiều mặt của đời sống xã hội, làm cản trở nỗ lực đổi mới, kìm hãm sự phát triển của đất nước, gây thất thoát tài sản, làm xói mòn và băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, mất đi bản sắc văn hóa dân tộc, gia tăng khoảng cách giàu nghèo... Ðảng ta đã nhận định tham nhũng "... là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Ðảng và chế độ ta"(1). Chính vì vậy, công tác PCTN luôn được Ðảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, công tác lớn trong chỉ đạo, điều hành. Nhìn lại cả quá trình dài, qua các thời kỳ, nhất là trong những năm đổi mới cho thấy cuộc đấu tranh PCTN đạt kết quả thấp, tình hình TN ngày càng phức tạp. Vì vậy, đánh giá đúng thực trạng, tình hình, nguyên nhân TN ở từng thời điểm là cơ sở để xây dựng giải pháp phù hợp cho giai đoạn tiếp theo và là vấn đề quan trọng, quyết định hiệu quả công tác PCTN. Với tinh thần đó, chúng ta cần đánh giá một cách nghiêm túc, toàn diện, khách quan công tác PCTN năm 2009 để đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cho năm 2010.
Hiện nay, nhìn nhận công tác PCTN dưới những góc độ khác nhau dẫn đến ý kiến đánh giá khác nhau. Ðể có cơ sở đánh giá, trước hết cần xây dựng các tiêu chí đánh giá. Qua trao đổi kinh nghiệm với nhiều nước và tổ chức quốc tế thì đây là vấn đề khó khăn, chưa tạo được sự thống nhất. Từ thực tiễn trong quá trình chỉ đạo và vận dụng kinh nghiệm một số nước, chúng ta có thể đưa ra năm tiêu chí làm cơ sở để đánh giá công tác PCTN như sau:
Một là, kết quả cụ thể đạt được trên các lĩnh vực phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi TN: Năm 2009, công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN được đẩy mạnh, gắn với Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; nhận thức về PCTN đã được nâng lên, nhận thức rõ hơn về các chủ trương, giải pháp PCTN và tính nghiêm trọng, phức tạp, tác hại của TN. Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế được tập trung chỉ đạo thực hiện, nhiều văn bản quan trọng được ban hành tiếp theo Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) và Luật Phòng, chống tham nhũng. Ðó là Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020 (tháng 5-2009); Chủ tịch nước ký phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống TN (tháng 6-2009)... cùng nhiều văn bản của Chính phủ và các cấp, các ngành được ban hành theo thẩm quyền nhằm cụ thể hóa, tạo cơ sở về chính trị và pháp lý trong công tác PCTN. Nhiều tổ chức và bạn bè quốc tế đánh giá cao thành tựu, quyết tâm của Việt Nam trên lĩnh vực này. Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử được tăng cường. Ðến nay đã cơ bản hoàn thành việc xét xử tám vụ án trọng điểm; 17 vụ án nghiêm trọng, phức tạp mà Ban Chỉ đạo và Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN theo dõi, chỉ đạo sáu vụ đã xét xử và xử lý, 11 vụ đã kết thúc điều tra, trong đó nhiều vụ chuẩn bị đưa ra xét xử; nhiều vụ việc, vụ án phức tạp, kéo dài đã được giải quyết dứt điểm. Theo báo cáo của Cục Thống kê Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, 11 tháng của năm 2009 trên phạm vi cả nước đã khởi tố: 289 vụ/631 bị can (so với cùng kỳ năm 2008 tăng 2,48% số vụ và tăng 1,45% số bị can). Số vụ án TN được phát hiện và khởi tố tăng không phải là TN gia tăng, mà đây là quyết tâm trong phát hiện và xử lý TN vì trong các vụ án, có một số vụ tồn đọng, có vụ thuộc các năm trước đây nay mới phát hiện, xử lý. Hệ thống các cơ quan chuyên trách về PCTN được kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động. Ban Chỉ đạo Trung ương, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN đã bám sát chức năng, nhiệm vụ, phát huy hiệu quả thiết thực. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN đã giúp cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu trong triển khai công tác PCTN. Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã thể hiện vai trò trung tâm trong chỉ đạo, điều hành công tác PCTN trên phạm vi cả nước. Các đơn vị chuyên trách về chống TN thuộc Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã hình thành hệ thống tổ chức tới cấp tỉnh, từng bước nâng cao chất lượng trong phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án TN. Ðược sự quan tâm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định "Về tổ chức, tên gọi, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng" (Quyết định số 138/2009/QÐ-TTg ngày 9-12-2009). Theo Quyết định này, bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về PCTN có tên gọi là Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; là cơ quan tương đương cấp sở, có con dấu riêng và được xác định rõ nhiệm vụ cũng như mối quan hệ với các cơ quan có liên quan trong hoạt động. Ðây là tiền đề quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về PCTN theo thẩm quyền. Ðã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong PCTN; xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu dũng cảm tố cáo, đấu tranh chống TN thông qua ba cuộc gặp mặt biểu dương nhiều cá nhân có thành tích PCTN tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Ðà Nẵng.
Hai là, đánh giá của các bộ, ngành, các địa phương và các cơ quan có thẩm quyền trong PCTN tuy còn có nhận định ở mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung đều đánh giá, qua ba năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) "về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác PCTN, lãng phí" và Luật PCTN, công tác phòng, chống TN có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả nhất định.
Ba là, tham khảo dư luận xã hội, hay nói một cách khác là "độ hài lòng của dân", có thể nói TN là vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Tuy nhiên, qua các cuộc điều tra dư luận xã hội cho thấy tính bức xúc trong năm 2009 không tăng so với năm 2008(2).
Bốn là, tham khảo đánh giá của một số tổ chức nước ngoài. Theo công bố của Tổ chức minh bạch quốc tế, liên tục trong ba năm (2007, 2008 và 2009), thứ tự của Việt Nam trong Bảng xếp hạng hằng năm về chống TN năm sau tốt hơn năm trước.
Năm là, hiệu quả công tác PCTN được đánh giá thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị. Năm 2009, trong hoàn cảnh khó khăn về nhiều mặt: Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta; dịch bệnh xảy ra trên diện rộng; thiên tai, bão lũ xảy ra liên tiếp gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức nêu trên, năm 2009 vẫn đạt được những kết quả khá toàn diện. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; thực hiện có kết quả mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng hợp lý, bền vững (GDP tăng 5,32% vượt mục tiêu kế hoạch đề ra); an sinh xã hội được cải thiện; chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Có thể nói, thành quả chung đó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó có sự đóng góp thiết thực của công tác PCTN.
Với năm căn cứ đánh giá nêu trên và nhìn nhận một cách toàn diện trên cả hai mặt phòng và chống, chúng ta có cơ sở để nhận định: Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa X) "về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác PCTN, lãng phí" và Luật PCTN, với quyết tâm chính trị của Ðảng và Nhà nước, sự nỗ lực cố gắng của các cấp ủy đảng, chính quyền, cùng với sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, với các giải pháp đồng bộ và toàn diện, công tác PCTN đã có những chuyển biến, đạt được kết quả tích cực trên cả hai mặt phòng và chống; trên một số lĩnh vực TN đã có bước kiềm chế và có xu hướng giảm. So với nhiều năm trở lại đây, công tác PCTN nay đã có tiến bộ hơn.
Nếu nhìn lại cả quá trình của cuộc đấu tranh PCTN, những thành tựu đạt được nêu trên là rất đáng trân trọng.
Tuy nhiên, với tinh thần thẳng thắn, đánh giá một cách nghiêm túc, công tác PCTN mặc dù có tiến bộ, đạt được kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tình hình TN vẫn ở mức nghiêm trọng và diễn biến phức tạp; hiệu quả công tác PCTN còn thấp so với yêu cầu, chưa đạt được kết quả như mong đợi: Giữa quyết tâm chính trị và hành động còn có khoảng cách đáng kể, nhất là việc tổ chức triển khai các quy định về phòng ngừa TN. Tình trạng nhũng nhiễu của một số cán bộ, công chức trong giải quyết công việc với người dân và doanh nghiệp gây bức xúc trong xã hội chậm được khắc phục. Hành vi TN phát hiện chưa kịp thời; nhiều vụ việc, vụ án xử lý chưa thật nghiêm túc, còn có biểu hiện trên nhẹ, dưới nặng; một số vụ án nghiêm trọng, phức tạp để kéo dài; lạm dụng việc bồi thường kinh tế khắc phục hậu quả để xử lý hành chính thay cho xử lý hình sự. Số vụ việc được phát hiện và xử lý chưa tương xứng với tình hình TN trong thực tế như nhận định, đánh giá. Hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống TN ở một số địa phương còn hạn chế; chậm kiện toàn về tổ chức, biên chế khi có biến động. Chưa phát huy hết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Những khó khăn, vướng mắc về quy chế hoạt động của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về PCTN chậm được giải quyết.
Những hạn chế, yếu kém nói trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản là do: Năng lực, sức chiến đấu của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị ngay trong nội tại chưa được phát huy, chưa đủ sức để tự phát hiện tham nhũng. Tính tiên phong, gương mẫu của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu còn yếu, chưa thật sự đi đầu trong phòng, chống tham nhũng. Cá biệt còn có những cán bộ, đảng viên sa sút về phẩm chất đạo đức, lối sống, tham ô, tham nhũng. Cơ chế, chính sách ở nhiều lĩnh vực thiếu đồng bộ, có nhiều sơ hở chưa được điều chỉnh, khắc phục kịp thời, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng (như quản lý và sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp, công tác cán bộ...).
Từ những kết quả đã đạt được, cùng những hạn chế, yếu kém như đã nêu trên, năm 2010 cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa X) "Về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí", Luật Phòng, chống tham nhũng, trong đó cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, gắn với thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; chú trọng bồi dưỡng kiến thức phòng, chống tham nhũng cho cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành; triển khai có hiệu quả Ðề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải gương mẫu, đi đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Hai là, chỉ đạo, đôn đốc hoàn thành việc ban hành các văn bản theo chương trình, kế hoạch đã đề ra nhằm hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng. Nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước theo hướng công khai, minh bạch, nhất là trong các lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, thuế, hải quan, thu chi ngân sách, đầu tư xây dựng, cổ phần hóa doanh nghiệp... Thực hiện bước 2 Ðề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, quản lý xã hội, giải quyết công việc của người dân, chống tiêu cực, sách nhiễu.
Ba là, tiếp tục chỉ đạo triển khai có hiệu quả các quy định về phòng, chống tham nhũng; tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020; xây dựng kế hoạch để sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật đáp ứng yêu cầu thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Ban hành quy định khen thưởng đối với những cá nhân, tổ chức, đơn vị dũng cảm tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng; hoàn thiện các quy định bảo đảm an toàn cho người tố cáo TN, đồng thời xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng chống TN để vu cáo, tố cáo sai sự thật gây rối nội bộ.
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án TN. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra và xử lý các vụ việc, vụ án cần phát hiện kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý để kiến nghị việc hoàn thiện thể chế, nhằm phòng ngừa TN.
Năm là, nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTN các cấp và các đơn vị chuyên trách về chống TN. Có kế hoạch đánh giá ba năm hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, các đơn vị chuyên trách về chống TN thuộc Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét để điều chỉnh, bổ sung các quy định cho phù hợp nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác PCTN.
Sáu là, tăng cường công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác PCTN. Có hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời, đồng thời xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu và các cá nhân vi phạm hoặc thiếu nghiêm túc trong tổ chức thực hiện.
Bảy là, để phục vụ cho việc tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XI, các ngành, các cấp cần rà soát, xử lý dứt điểm các vụ việc TN tồn đọng và các vụ việc mới phát sinh; xử lý kịp thời các tố cáo, khiếu nại, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và tập thể vi phạm, phục vụ cho việc lựa chọn nhân sự đại hội đảng bộ các cấp.
Từ kết quả và những kinh nghiệm của cuộc đấu tranh PCTN năm 2009 và những năm vừa qua, chúng ta có đầy đủ niềm tin về mục tiêu "Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí..." như Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) đã đề ra là hiện thực, đáp ứng lòng mong đợi của toàn Ðảng, toàn dân.
TRƯƠNG VĨNH TRỌNG,
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng,Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét