Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Câu chuyện luân hồi của Corliss Chotkin, lời tiên đoán và vết bớt chứng minh

(Ảnh: minh họa)
(Ảnh: minh họa)
Câu chuyện bắt đầu từ lời tiên đoán của một ngư dân tên là Victor Vincent sống tại bang Alaska, Hoa Kỳ.
Một ngày, ông lão Victor Vincent nói với cô cháu gái của mình là Irene Chotkin rằng, sau khi qua đời, ông sẽ được đầu thai trở thành con trai của cô. Để chứng thực lời nói ấy, ông chỉ cho Irene hai vết sẹo từ các cuộc phẫu thuật mà ông từng trải qua. Một vết sẹo nằm trên sống mũi, và vết còn lại là ở phần lưng trên của ông. Đây sẽ là dấu hiệu giúp Irene nhận ra người ông quá cố của mình trong kiếp sống sắp tới.
Ông Victor Vincent qua đời vào mùa xuân năm 1946. Khoảng 18 tháng sau, vào ngày 15/12/1947, Irene sinh hạ một bé trai và đặt tên là Corliss Chotkin. Ngay khi vừa chào đời, cậu bé Corliss đã mang hai vết bớt giống hệt như các vết sẹo mà ông Victor từng có. Gần hai thập kỷ sau đó, vào năm 1962, khi nhà nghiên cứu Ian Stevenson đến gặp Corliss, ông vẫn có thể nhìn thấy các vết bớt rõ ràng, mặc dù vị trí của chúng đã dịch chuyển so với hồi Corliss mới chào đời. Ấn tượng nhất là vết bớt ở lưng của Corliss – đó là một phần da dài khoảng 3 cm và rộng 5 ml, có màu sậm hơn và hơi lồi lên so với vùng da xung quanh, trông giống như vết khâu sau một cuộc phẫu thuật nào đó.
Bà Irene kể rằng, khi Corliss được 13 tháng tuổi, bà đã dạy con trai phát âm tên của mình. Cậu bé không nghe lời mà chỉ giận dỗi nói rằng: “Mẹ không biết con là ai sao? Con là Kahkody đây mà!” – Kahkody là tên gọi của ông Victor khi còn sống. Bà bèn kể lại chuyện này với một người cô của mình, đến lúc đó người cô mới cho biết bà từng nằm mơ thấy ông Victor Vincent đến sống chung với gia đình của Irene Chotkin – mặc dù trước đó, Irene chưa từng tiết lộ về lời tiên đoán của ông Victor.
Khi Corliss được hai hoặc ba tuổi, cậu bé bỗng nhiên nhận ra những người mà ông Victor từng quen biết, trong đó có cả người vợ góa của ông. Cậu bé còn có thể kể lại hai sự kiện trong cuộc đời Victor mà lẽ ra cậu không thể biết được.
Câu chuyện luân hồi của Victor Vincent (tức Corliss Chotkin) là một ví dụ về luân hôi được nhắc đến trong cuốn sách của Tiến sĩ Ian Stevenson (Ảnh: Amazon)
Câu chuyện luân hồi của Victor Vincent (tức Corliss Chotkin) là một ví dụ về luân hôi được nhắc đến trong cuốn sách của Tiến sĩ Ian Stevenson (Ảnh: Amazon)
Thêm vào đó, Corliss còn có nhiều điểm chung với cụ ông Victor quá cố, ví dụ như cách chải tóc rất đặc trưng mà không ai có được, rồi tật nói lắp, thói quen dùng tay trái, hay sở thích đối với tàu thuyền và thiên hướng đặc biệt về tôn giáo. Corliss cũng có niềm đam mê với máy móc và năng khiếu sửa chữa nhiều thiết bị. Không cần ai chỉ dẫn, cậu bé đã có thể tự vận hành tàu thuyền trên sông nước. Chắc chắn đó không phải là những khả năng mà Corliss thừa hưởng từ cha mình, bởi ông không mấy hứng thú và cũng không am hiểu về lĩnh vực cơ khí.
Lên 9 tuổi, những ký ức của Corliss về tiền kiếp cũng dần phai nhạt. Và cho đến năm 1962, khi đã 15 tuổi, cậu không còn nhớ gì về câu chuyện ngày xưa nữa. Nhà nghiên cứu Ian Stevenson đến thăm gia đình Chotkin ba lần vào đầu những năm 1960 và lần thứ tư vào 1972. Trong những lần gặp cuối cùng này, Corliss hoàn toàn thay đổi: cậu không còn nói lắp như hồi nhỏ, ngoại trừ mỗi lần xúc động hay vui sướng. Cậu cũng không còn để tâm đến tôn giáo hay tín ngưỡng, mặc dù niềm đam mê với máy móc thì vẫn còn như trước.
Tiến sĩ Ian Stevenson (Ảnh: Blogs.scientificamerican.com)
Tiến sĩ Ian Stevenson, một chuyên gia nghiên cứu về luân hồi (Ảnh: Blogs.scientificamerican.com)
Câu chuyện của Corliss là một ví dụ tiêu biểu trong công trình nghiên cứu về luân hồi của Tiến sĩ Ian Stevenson, một nhà tâm thần học người Canada. Những ghi chép trên đây được trích từ chương 4 trong cuốn sách “Children Who Remember Previous Lives” (tạm dịch: Những đứa trẻ nhớ lại tiền kiếp) xuất bản năm 1987 của ông.
Các cuốn sách khác nhau nghiên cứu về luân hồi đều nhắc đến trường hợp của Victor Vincent và Corliss Chotkin (Ảnh: Amazon, Đồ họa: Đại Kỷ Nguyên)
Các cuốn sách khác nhau nghiên cứu về luân hồi đều nhắc đến trường hợp của Victor Vincent – Corliss Chotkin (Ảnh: Amazon)
Trường hợp của Corliss cũng được đàm luận đến trên Wikipedia và trong nhiều cuốn sách của các tác giả khác nhau, trở thành một ví dụ ủng hộ cho giả thuyết về luân hồi.
Hồng Liên

0 nhận xét:

Đăng nhận xét