Bí mật thế kỷ - Secrets Of The World - HD Thuyết minh
Trần Đức Thảo - Những lời trăng trối
Lưu Ý
Chút Nội Quy Về Bình Luận: 1. Không viết quảng cáo trong comment . 2. Xin đọc kỹ tên tác giả trên mỗi bài viết trước khi comment. 3. Xin phản biện về những đúng sai của tác giả và các bình luận viên khác dựa trên sự kiện, tài liệu, lý luận.... 4. Mọi thóa mạ cá nhân sẽ bị “deleted” và vi phạm sẽ bị ghi tên vào danh sách spammers. Thành thực cám ơn.
Giây phút đăng quang của thi Hoa hậu Thế giới Canada năm 2015 với vương miện thuộc về cô: Anastasia Lin
Chuyên mục diễn đàn bình luận Đạo
Đức Xưa Và Nay là cái nhìn trực diện của Ban Biên Tập Văn Hóa Thời báo
Đại Kỷ Nguyên vào những vấn đề đạo đức và quan niệm sống trong xã hội
Việt Nam hiện đại, cùng độc giả suy ngẫm, hy vọng và đề xuất giải pháp…
Người Việt Nam, nhất là những ai
đã có cuộc sống trải dài qua hai thế hệ xưa và nay, vẫn hay buồn về
nhân tình thế thái hiện đại, mà điển hình là buồn về vấn nạn đằng sau
các cuộc thi sắc đẹp ở Việt Nam như: gian dối tiểu sử, bằng cấp, mua bán
giải, và suy đồi hơn là các vụ bê bối kinh doanh thân xác của các Hoa
hậu, Á hậu, mỗi khi hay tin lại thở dài ngán ngẩm: “Cuộc thi Hoa hậu rốt
cuộc để làm gì…”
Thỉnh thoảng báo chí lại đăng tin: “Hoa hậu cuộc thi X, Á hậu Y bị bắt trong khi triệt phá đường dây…”
Ở cuộc thi sắc đẹp nào, phần thi “trang
phục áo tắm” cũng cứ nghiễm nhiên được xướng lên, và các thí sinh lại
nối gót nhún nhảy biểu diễn trang phục thiếu vải trước con mắt của ban
giám khảo và nhiều nghìn nhiều triệu khán giả. Để làm gì? Liệu một cuộc
thi sắc đẹp có nhất thiết phải làm vậy không?
Chúng ta ngẫm nghĩ xem, trong cuộc sống
đời thường, nét đẹp thầm kín đó có bao giờ được trưng bày cho nhiều
nghìn người đánh giá, so đo hay không? Cái đẹp đó, có thể khẳng định là
không bao giờ dành cho số đông, không bao giờ là “của chung” cả… Nếu nó
được coi là của chung, thì chính là đạo đức đã đang băng hoại…
Vậy mà nó cứ nghiễm nhiên tồn tại ở các cuộc thi Hoa hậu lớn nhỏ…
Thực tế bất cứ một xã hội tốt đẹp nào
cũng cần có nề nếp kỷ cương phù hợp, và những chuẩn mực đạo đức xã hội
lành mạnh. Những con người trong xã hội đó cần có lối sống theo chuẩn
mực đạo đức kế thừa truyền thống tốt đẹp bao đời.
Theo triết gia Khổng Tử, tứ đức của phụ
nữ là: Công – Dung – Ngôn – Hạnh. Tuy đã trải qua hơn 2.000 năm, nhưng
quan điểm này của Khổng Tử vẫn còn nguyên giá trị.
Không chỉ ngày xưa nói về tứ đức của phụ
nữ: Công – Dung – Ngôn – Hạnh, mà ngay trong những cuộc thi sắc đẹp
ngày nay, các thí sinh cũng hay được bàn luận về tứ đức. Song dù họ cố
gắng để uốn cho khái niệm “tứ đức” của ngày xưa phù hợp với những thay
đổi lệch lạc của xã hội hiện đại, thì cũng là phần nhiều sai lệch và
khiên cưỡng…
Trong tứ đức Công – Dung – Ngôn – Hạnh,
thì cả Công, cả Dung, cả Ngôn và Hạnh đều đề cao vẻ đẹp và đức hạnh từ
sự kín đáo, đoan trang, e ấp, hay nền nã trâm anh chứ không thể là sự
phô trương nét đẹp thầm kín cho đám đông… Như vậy cũng đồng nghĩa đã mất
đi vẻ đẹp rồi…
Người đọc có thể nói rằng: “Các cô
thí sinh hay Hoa hậu đó rốt cuộc cũng chỉ là nạn nhân của một hệ thống,
với tuổi đời non nớt như thế cũng chỉ biết chập choạng bước lên bục diễn
với những mơ ước cao đẹp…”
Những tưởng những cuộc thi sắc đẹp cứ mãi theo vết xe đổ như thế…
Rồi đột nhiên xuất hiện kết quả của cuộc
thi Hoa hậu Thế giới Canada 2015 (Miss Word Canada 2015) gần đây thu
hút rất nhiều chú ý của mọi giới bởi sự đột phá đặc biệt của cuộc thi:
Vương miện được trao cho cô gái trẻ
Anastasia Lin, là nữ diễn viên bảo vệ nhân quyền nổi tiếng, người được
miễn hoàn toàn phần thi trang phục áo tắm!
Ấn tượng mà cô để lại cho những ai tiếp xúc là: “với
Anatasia Lin, điều đọng lại sau một cuộc gặp gỡ không phải là chiều cao
mà ở nhân cách thu hút của một nhan sắc có trí tuệ và lòng trắc ẩn”, theo Missosology.
“Cô đã dành cả cuộc đời cho quyền tự
do tín ngưỡng và đã trở thành một người có tiếng nói được công nhận
trong cộng đồng nhân quyền. Thông qua công việc của mình là một ngôi sao
điện ảnh quốc tế, tân Hoa hậu đã biết kết hợp niềm đam mê cá nhân của
mình cho quyền con người với tài năng chuyên môn của mình. Cô là một đại
sứ “Tiếng nói thay cho những người không thể nói” với phương châm “Sắc
đẹp đi cùng lý tưởng”, the Missosology.
Anastasia được biết đến là nữ diễn viên
chính trong bộ phim đoạt giải thưởng Beyond Destiny (2010) và trong
Bleeding Edge (2014). Bộ phim mà cô tham gia đã giành được nhiều giải
thưởng quốc tế bao gồm Mexico International Film Festival’s Golden Palm
Award và California’s Indie Fest Award of Merit.
Hiện Lin là ngôi sao sáng ở Canada cho
việc sản xuất loạt phim truyền hình về nhân quyền, và gần đây cô được
nhiều người quan tâm hơn khi tham gia đóng vai chính trong một bộ phim
nói về một nữ học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, bị bỏ tù bất hợp
pháp vì tín ngưỡng của mình.
Cô cho biết lý do mình không tham gia phần thi áo tắm:
“Tôi tránh tham gia phần thi áo tắm là
vì trong 6 năm qua, tôi đã được tham gia vào những dự án phim mà liên
quan trực tiếp đến vấn đề vi phạm nhân quyền và cưỡng bức tình dục trong
các trại lao động Trung Quốc. Tôi luôn quan tâm đến cảm nhận của mọi
người khi họ nhìn thấy tôi và điều đó có thể sẽ gây ra phản tác dụng cho
những nỗ lực của mình”.
Với tấm lòng trắc ẩn, trí tuệ, và vẻ đẹp
tâm hồn tỏa sáng, cô gái trẻ tài năng vẫn đăng quang Hoa hậu dù không
trải qua phần thi áo tắm. Phải chăng điều đó nói lên rằng, đạo đức, phẩm
hạnh và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang được tôn vinh trở lại?
12. Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959 Bài của Nghiên Cứu Quốc Tế - Bản dịch của Đỗ Hải Yến. Nguồn: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954–1959 - Peter Hansen (2009)
5.Mở rộng truyền giáo ở thuộc địa Thượng Du Bắc Kỳ (Jean Michaud) - Journal of Southeast Áian Studies, 35 (2), pp 287-310 June 2004. Printed in the United Kingdom @ 2004 The National University ò Singapore DOI:10.1017/S0022463404000153
0 nhận xét:
Đăng nhận xét