Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Dưới con mắt người Nhật: “Trung Quốc chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian?”

IMG_7707 Bài viết dưới đây mượn lời của một người Nhật vốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam khá lâu. Anh bạn này có góc nhìn rất khác đối với kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, đồng thời châm biếm, đả kích sự thờ ơ của một số vị lãnh đạo tỉnh thành trước mối đe dọa đặt ra cho đất nước. Tâm sự của anh như sau:
Tôi đã sinh sống và làm việc khá lâu tại đất nước các bạn, dĩ nhiên trước khi sang đây, chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều về văn hóa và lịch sử Việt Nam để có thể hòa nhập tốt. Cũng như các bạn, nước Nhật chúng tôi đang trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn khi liên tục phải cảnh giác và đối phó với những âm mưu thôn tính Quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông của Trung Quốc. Đối với tình hình đất nước bạn hiện nay, tôi có một số đánh giá như sau:
Thói quen bành trướng của người Trung Quốc đã có từ xa xưa, quốc gia này luôn lăm le xâm chiếm nước Việt, điển hình là sự kiện An Dương Vương mất nước đã bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1000 năm trong lịch sử Việt Nam, đến khi Ngô Quyền đánh thắng giặc trên sông Bạch Đằng. Rồi thì hàng loạt cuộc chiến tranh biên giới khác kéo dài từ xưa cho đến nay, tham vọng bành trướng của người Trung Quốc vẫn cháy rực không ngừng. Quốc gia phía Nam luôn là mục tiêu mà người Trung Quốc nhắm đến, tuy nhiên các bạn không dễ dàng bị ức hiếp và xâm lược.
IMG_7706Âm mưu của người Trung Quốc sử dụng trên Biển Đông được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”, nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn.
Từ thời xưa, người Trung Quốc đã không ngừng nỗ lực xâm phạm bờ cõi Việt Nam, điều này vẫn kéo dài cho đến ngày nay và họ sẽ tiếp bước thế hệ cha ông tiếp tục sự nghiệp bành trướng. Âm mưu của người Trung Quốc được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”. Nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn, toàn bộ. Chiến thuật này không chỉ áp dụng tại Biển Đông – từng bước độc chiếm các bãi cạn và đảo nhỏ, củng cố yêu sách chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông, mà còn được áp dụng trong âm mưu xâm lược trên đất liền Việt Nam.
Kế hoạch “tích tiểu thành đại” của Trung Quốc gồm nhiều hành động nhỏ: từ việc thâu tóm và biến các công ty Việt Nam thành công ty Trung Quốc, tăng cường sự hiện diện của người Trung Quốc tại Việt Nam; cho tới việc đẩy mạnh đầu tư lớn trên khắp đất nước, đặc biệt là khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế – nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S (bề rộng chỉ khoảng 40km).
IMG_7708Con đường bê tông dẫn vào khu dự án nghỉ dưỡng 5 sao trên đèo Hải Vân – nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam
Việc di dân âm thầm xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam là bước nhỏ tạo bàn đạp để người Trung Quốc đồng hóa cũng như gây nhiễu trật tự xã hội tại đất nước các bạn. Trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, họ muốn dần thay thế người Việt bằng người Trung Quốc nhằm phục vụ cho âm mưu chia cắt Việt Nam và mưu chiếm Biển Đông. Bởi vì từ căn cứ quân sự Du Lâm của Trung Quốc trên đảo Hải Nam đến Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) của đất nước các bạn chỉ khoảng 320 – 350km theo đường chim bay. Do đó, họ dễ dàng thực hiện âm mưu chia cắt hai miền Nam Bắc trên cả về đường bộ lẫn đường biển.
“Mất đất là mất nước”, người Trung Quốc đã lợi dụng điểm này để thực hiện âm mưu xâm lược của họ. Cách đây không lâu, họ không tiếc tay chi mạnh tiền thuê đất đầu nguồn trồng rừng của Việt Nam nằm ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam với thời gian thuê dài hạn là 50 năm. Những vùng đất đầu nguồn đều có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng đối với Việt Nam, việc dễ dàng cho Trung Quốc thuê đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện mưu đồ “xâm chiếm”.
IMG_7710Tập đoàn Innov Green (Hồng Kông, Trung Quốc) được cấp phép thuê đất 50 năm trồng rừng nguyên liệu tại Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Lạng Sơn, Kon Tum
Mới đây nhất là việc lên kế hoạch xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine (Huế) nằm ở khu vực đèo Hải Vân – nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam. Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên – Huế đồng ý cấp phép gần 200ha đất ở khu vực đèo Hải Vân cho một công ty Trung Quốc để thực hiện Dự án xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine với tổng mức đầu tư lên đến 250 triệu USD.

Theo thông tin mà tôi biết, nơi này có liên quan đến quân khu V và quân khu IV của Việt Nam, nếu chiếm được đèo Hải Vân tức là chiếm được Đà Nẵng. Từ Đèo Hải Vân nếu “lấn chiếm” sang Đèo Ngang thì Vịnh Bắc Bộ chắc chắn sẽ bị chia cắt, Trung Quốc khi đó hoàn toàn đủ sức đe dọa an ninh quốc gia của Vịệt Nam. Đây là binh pháp có từ tời xa xưa, từ lợi dụng kinh tế nhắm đến mục tiêu quốc phòng, tung hỏa mù khiến cho địch mất phương hướng, đây là điều người Trung Quốc đang hướng tới.
Nhưng lạ thay, các vị chủ tịch huyện tỉnh của Việt Nam có lẽ chưa được học binh pháp này. Trung Quốc chỉ cần vung tiền mua đất để đầu tư thì các bạn đã nhanh chóng cắt đất cho thuê mà không mảy may nghi ngờ. Dĩ nhiên mưu đồ này không thể qua mắt được các vị tướng lĩnh quân đội. Âm mưu bị vạch trần và kế hoạch của người Trung Quốc thất bại ngoài ý muốn.
IMG_7713Việt Nam không đồng ý với đề xuất đưa 1000 xe cùng 1500 người Trung Quốc vào Việt Nam “nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam – Trung Quốc” trong tháng 12/2014. Có lẽ, các bạn đã bắt đầu đề cao cảnh giác hơn trước âm mưu của Trung Quốc.
Nhưng các bạn nên nhớ, Trung Quốc sẽ không từ bỏ kế hoạch thâm độc của mình và tôi lo ngại rằng vẫn còn nhiều vị Chủ tịch tỉnh sẵn sàng cấp phép cho các dự án nhanh chóng để đạt được cái mà họ gọi là “lợi ích chung của cộng đồng, cũng như vì sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quốc gia” (nhưng thực ra là lợi ích của riêng họ). Không mấy khó khăn khi thuyết phục những vị lãnh đạo này, họ có vẻ khá dễ dãi và nhìn nhận sự việc quá đơn giản, trong khi người Trung Quốc thì quá thâm độc!
Mới đây, chính quyền thành phố Bằng Tường (Trung Quốc) đã đề nghị phía Việt Nam cấp phép cho 1.000 xe với khoảng 1.500 người Trung Quốc du lịch tại Việt Nam và quá cảnh sang các nước ASEAN, viện cớ là “nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam – Trung Quốc” trong tháng 12/2014.
Yêu cầu của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Có lẽ, các bạn đã bắt đầu đề cao cảnh giác hơn trước âm mưu của Trung Quốc khi cố tình đề nghị được phép đi lại tự do từ 5 cửa ngõ của Việt Nam. Thông qua việc đưa một số lượng lớn người Trung Quốc đi khắp đất nước này, họ dễ dàng do thám tình hình, cài người Trung Quốc vào người Việt Nam, gây nguy hiểm cho chính người Trung Quốc để có cớ bắt bớ Việt Nam,… Những điều như vậy chẳng phải rất dễ dàng xảy ra nếu đề nghị trên được chấp thuận hay sao?
IMG_7709
Một điểm khiến tôi cảm thấy lạ nhất đó là khi âm mưu của Trung Quốc bị vạch trần, lãnh đạo của các tỉnh thành Việt Nam lại dễ dàng phủi bỏ trách nhiệm quanh co biện minh cho quyết định sai lầm. Dường như các vị ấy chưa từng được học về “nhận sai và sửa sai”, nếu như ở đất nước chúng tôi, thì ngay lập tức các lãnh đạo của chúng tôi sẽ tạ lỗi trước người dân và xin từ chức.

Thiết nghĩ nếu Việt Nam vẫn còn nhiều vị quan chức dùng lý do “lo lắng cho lợi ích chung của cộng đồng” (thực chất là của riêng họ) và cố tình lờ đi “sự an nguy của đất nước” thì âm mưu xâm lược Việt Nam của người Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
(Bạn đọc viết).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét