Giáo hoàng Benedict XVI không phải là vị giáo hoàng mang tên Benedict đầu tiên tuyên bố thoái vị.
người đứng đầu Vatican. Ông cũng là vị giáo hoàng đầu tiên sau 700 năm từ chức.
Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 2000 năm của Vatican, Đức Giáo hoàng Benedict XVI không phải là vị giáo hoàng đầu tiên tuyên bố thoái vị. Năm 1415, Đức Giáo hoàng Gregory XII cũng từ bỏ vị trí lãnh đạo Vatican trong một nỗ lực nhằm chấm dứt sự chia rẽ trong giáo hội. Vào thời điểm đó, Vatican bị chia làm 2 phe đối đầu chính, tập trung tại 2 thành phố Pisa của Italia và Avignon thuộc miền Nam nước Pháp. Sự đối đầu giữa hai phe phái này đã đẩy giáo hội Vatican vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng.
Giáo hoàng Benedict XVI cũng không phải là giáo hoàng mang tên Benedict đầu tiên thoái vị. Lịch sử ghi nhận trước ông có tới 3 vị giáo hoàng Benedict khác cũng từng tuyên bố thoái vị.
Dưới đây là những vị giáo hoàng nổi tiếng nhất trong lịch sử 2000 năm của Giáo hội Vatican, theo thống kê của tạp chí Livescience:
1. Đức Giáo hoàng St Peter - Đức giáo hoàng đầu tiên của Vatican
Đức giáo hoàng Peter - người đầu tiên giữ chức vụ giáo hoàng Vatican - có tên thật là Simon, là 1 trong 12 tông đồ của Chúa Jesus. Trong cuốn sách mô tả về lịch sử giáo hoàng, tác giả kiêm nhà nghiên cứu lịch sử Vatican, ông John Julius Norwich, cho biết Thánh Peter đã thuyết giảng khắp các nước Tiểu Á trước khi đặt chân tới thành Rome, nơi ông sống trong suốt 25 năm, trước khi bị Bạo chúa Nero đóng đinh lên cây thánh giá.
Mặc dù được coi là vị giáo hoàng đầu tiên của Vatican, song suốt cả cuộc đời mình, Thánh Peter chưa bao giờ công nhận danh hiệu này cho riêng mình.
2. Giáo hoàng Pontian - Giáo hoàng đầu tiên thoái vị
Đức Giáo hoàng Pontian, người đứng đầu Giáo hội từ năm 230 đến 235 sau Công nguyên, trở thành vị giáo hoàng đầu tiên của Vatican thoái vị.
Không giống người tiền nhiệm, Giáo hoàng Pontian không phải là người tử vì đạo. Kết quả, ông bị hoàng đế Maximus kết án lao động khổ sai tại hầm mỏ Sardinian.
Theo truyền thuyết, Đức Giáo hoàng Pontian đã tự nguyện thoái vị là nhằm ngăn chặn Giáo hội có được quyền lực tối thượng vào thời điểm đó.
3. Giáo hoàng Sylvester I - Giáo hoàng đặt nền móng cho cộng đồng Kitô giáo
Sau hơn 100 năm đầy khó khăn của Giáo hội Vatican, trong đó hàng trăm tín đồ Kitô giáo tử vì đạo cùng nhiều nhân vật đứng đầu đầu Giáo hội bị sát hại, hoàng đế Constantine đã chính thức chấm dứt sự bức hại đối với Kitô giáo vào năm 313.
Giáo hoàng Sylvester I đã trở thành giáo hoàng đầu tiên tính đến thời điểm đó được sống trong thời khắc yên bình của Giáo hội, đồng thời là vị giám mục đầu tiên của Rome dùng
danh xưng “Pope”, có nghĩa là “Cha” và được ghi nhận là vị giáo hoàng đầu tiên đội mũ ba
tầng.
Ngày 20 tháng 5 năm 325, công đồng Nicea được triệu tập theo lệnh của hoàng đế Constantinus. Giáo hoàng Sylvester I vì già yếu không thể đến được đã cử hai đức ông Vitus và Vincentius làm đại diện. Đây được coi là Công đồng chung đầu tiên của Giáo hội công giáo. Công đồng này quy tụ gần 300 giám mục phương Đông và chỉ có 4 giám mục phương Tây.
Cộng đồng đã soạn thảo một bản tuyên xưng đức tin trong đó có tuyên bố rằng Con của Thiên Chúa là đồng bản tính với Đức Chúa Cha. Trong các quyết định khác của công đồng, quyết định quan trọng nhất là xác định các khu vực lớn của Giáo hội.
4. Giáo hoàng Leo I - vị giáo hoàng có công cứu thành Rome khỏi hủy diệt
Đức Giáo hoàng Leo I, trị vì Vatican từ năm 461 đến 468 sau Công nguyên, nổi tiếng bởi những thành tựu mà ông đã đạt trước khi trở thành người đứng đầu Vatican.
Xuất thân là một cựu hoàng tộc, Giáo hoàng Leo I đã có công thuyết phục bạo chúa Attila không hủy diệt thành Rome. Truyền thuyết cho rằng nhiều khả năng Leo I đã đưa ra một số đề nghị khiến vị bạo chúa Hung Nô không thể từ chối và chấp nhận tha cho thành Rome.
Tuy nhiên, cũng có một số tin đồn rằng vị giáo hoàng này đã biết cách lợi dụng sự mê tín và sợ hãi trước cái chết của bạo chúa Attila, để khiến ông này chùn bước không hủy diệt hoàn toàn đế chế La Mã.
5. Giáo hoàng Formosus - Giáo hoàng đầu tiên bị xét xử sau khi chết
Đức Giáo hoàng Formosus trở thành người đứng đầu Vatican từ năm 891 đến 896 sau CN. Tuy nhiên, quãng thời gian trị vì của ông bị hoen ố bởi hàng loạt những đấu đá về chính trị và tranh giành quyền lực nội bộ.
Sau khi ông mất, tử thi của ông đã bị khai quật và bị xét xử. Ông bị tòa án tuyên án không xứng đáng với ngôi vị giáo hoàng. Tất cả mọi sắc lệnh mà ông ban bố khi còn sống đều bị coi là không hợp lệ. Sau đó, xác của ông bị ném xuống dòng sông Tiber.
6. Giáo hoàng Benedict V và Benedict VI - 2 vị Giáo hoàng Benedict đầu tiên thoái vị
Giáo hoàng Benedict XVI không phải là vị giáo hoàng mang tên Benedict đầu tiên tuyên bố thoái vị. Trong suốt chiều dài lịch sử đầy biến động của Vatican, có rất nhiều giáo hoàng mang tên Benedict, và một vài trong số đó cũng từng tuyên bố rút lui khỏi vị trí người đứng đầu Giáo hội.
Xuất thân từ một giai đình quý tốc, Giáo hoàng Benedict V trở thành người đứng đầu Vatican vào năm 964 sau CN. Tuy nhiên, người sáng lập nên đế chế La Mã Thần Thánh, vua Otto, lại không chấp nhận Benedict V là Giáo hoàng của Vatican. Thay vào đó, ông đề cử Leo VIII vào
vị trí này.
Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, Vatican có tới 2 vị giáo hoàng cùng 1 lúc. Kết quả là, Benedict V đã quyết định thoái vị chỉ sau vài tháng được bầu.
Vị giáo hoàng kế vị, Benedict VI, cũng phải chịu một cuộc sống đày ải không kém người tiền nhiệm. Sau khi vua Otto chết năm 974, Benedict VI bị cầm tù và bị người kế vị bức hại trong đại lao.
7. Giáo hoàng Benedict IX - Giáo hoàng Benedict thứ 3 thoái vị
Sau Benedict V và Benedict VI, Giáo hoàng Benedict IX trở thành vị giáo hoàng Benedict thứ 3 tuyên bố thoái vị. Ông trở thành người đứng đầu Vatican vào năm 1032, theo Bách khoa toàn thư Công giáo.
Theo mô tả của sử sách, Benedict IX là vị Giáo hoàng không có nhân cách tốt và có cuộc sống khá phóng đãng. Năm 1044, thành Rome quyết định bầu ra một vị giáo hoàng mới thay thế Benedict IX, đây cũng là lần thứ 2 Vatican có 2 vị giáo hoàng cùng lúc.
Benedict IX sau đó bị buộc phải thoái vị. Trước khi mất, ông còn trở về vị trí người đứng đầu Vatican một lần nữa, song lần thứ 2 này cũng không kéo dài lâu. Benedict IX được coi là một trong những vị giáo hoàng tai tiếng nhất trong lịch sử 2000 năm của Vatican.
8. Giáo hoàng John - Giáo hoàng nữ duy nhất trong lịch sử Vatican
Theo truyền thuyết, Giáo hoàng John trị vì từ năm 855 đến 877 sau CN. Truyền thuyết cũng cho biết giáo hoàng thực chất là một phụ nữ. Sự thật này được một giám mục ở Dominican tên là Martin cùng nhiều người khác tiết lộ vào năm 1265.
Giám mục Martin tuyên bố rằng Giáo hoàng John là một phụ nữ đóng giả đàn ông được đưa tới Athens. Tại đây, bà đã đi học và trở thành một bậc thầy về học thuật trước khi trở thành Giáo hoàng Vatican. Truyền thuyết còn kể rằng bà từng mang thai và hạ sinh tại một nhà thờ.
Theo thời gian cùng biến đổi lịch sử, câu chuyện về Giáo hoàng John cũng theo đó có nhiều biến thể. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa các câu chuyện khiến nhiều người hoài nghi "Giáo hoàng John" là một nhân vật không có thực.
9. Những giáo hoàng có thời gian trị vì ngắn ngủi nhất
Trong lịch sử Vatican, rất nhiều vị giáo hoàng chỉ trị vì trong một thời gian cực ngắn. Có thể kể đến như Giáo hoàng Stephen. Được bầu là người đứng đầu Vatican vào năm 752 sau CN, giáo hoàng Stephen đã buộc phải thoái vị chỉ vài ngày sau đó. Thậm chí ông còn chưa được đặt chân vào tòa thánh Vatican.
Một vị giáo hoàng khác có thời gian trị vì ngắn ngủi không kém là Giáo hoàng Damascus II. Ông nhậm chức vào năm 1048 và trị vì chỉ trong vòng 23 ngày trước khi qua đời. Giáo hoàng Celestine IV, được bầu vào năm 1241, cũng chỉ trị vì được 16 ngày trước khi qua đời.
Vị giáo hoàng có thời gian trị vì ngắn nhất trong lịch sử là Giáo hoàng Urban VII, với thời gian trị vì có 12 ngày.
Bên cạnh đó, Giáo hội Vatican từng có một vài lần không có giáo hoàng trị vì. Điều này xảy ra là do các hồng y giáo chủ không thể bỏ phiếu để tìm ra người kế vị chức Giáo hoàng Vatican.
10. Giáo hoàng Gregory XII - Giáo hoàng đầu tiên nhường ngôi
Được bầu vào năm 1406, Giáo hoàng Gregory sau đó đã tuyên bố thoái vị. Là người nổi tiếng đức độ, Giáo hoàng Gregory XII là người đã chấm dứt sự chia rẽ trong Giáo hội sau khi Giáo hoàng Innocent VII qua đời.
Vào thời điểm Giáo hoàng Gregory XII thoái vị, Vatican có tới 3 vị giáo hoàng cùng cai trị. Trong bối cảnh hỗn loạn về chính trị đó, Giáo hoàng Gregory XII quyết định thoái vị và nhường lại quyền lực cho 2 vị giáo hoàng khác vào năm 1415.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét