Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

Trung Quốc: Truyền thông nhà nước vu khống luật sư duy quyền nổi tiếng

(Ảnh: Kyodo/scmp.com)Như một chiến thuật tuyên truyền thường thấy của ĐCSTQ, Đài truyền hình Trung ương CCTV chiếu những video nhằm bôi nhọ hình ảnh của luật sư nhân quyền nổi tiếng. Đằng sau những hình ảnh được công bố là một câu chuyện đen tối và mất tính người.
Chỉ tay vào những người không thấy mặt trong một phòng xử án, luật sư duy quyền Vương Vũ nói: “Tất cả các người là một lũ lưu manh”.
“Thư ký, hãy ghi những lời này của tôi vào hồ sơ: Tất cả các người là lưu manh, lưu manh”, bà nói thêm. Không lâu sau khi nói ra những lời này, bà Vương đã bị các nhân viên tòa án lôi ra khỏi phòng xử án.
Đoạn video được chiếu trên chương trình phát sóng của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 19/7, với nhiều bình luận ám chỉ bà Vương đã “phá hoại trật tự phiên tòa” và các hình ảnh mà trong đó bà giận giữ chỉ tay vào các nhân viên tòa án.
Rights lawyer Wang Yu gesticulates in Shenhe District Court, Shenyang City, Liaoning Province, on April 22, 2015. (Screen shot/CCTV)
Luật sư duy quyền Vương Vũ chỉ tay tại Tòa án quận Thẩm Hà, thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh vào ngày 22/4/2015. (Ảnh chụp màn hình CCTV)
Đây là nỗ lực mới nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm hủy hoại danh tiếng của các luật sư nhân quyền ở Trung Quốc. Nó đi đôi với một chiến dịch lớn đang diễn ra nhằm bắt giữ và thẩm vấn các luật sư, nhân viên công ty luật và các nhà hoạt động duy quyền trên khắp đất nước.
Nhưng những gì mà CCTV không chiếu cho người Trung Quốc xem lại đáng nói hơn: Khi một nữ bị cáo là một người luyện tập môn thiền định Pháp Luân Công đứng dậy phản đối việc không tuân thủ thủ tục tố tụng của tòa thì cô này bị một nhân viên tòa án đá và véo cổ và bị 3 người khác đè chặt xuống ghế.
Sau đó, luật sư Đổng Tiền Dũng đã cố gắng phản đối vụ hành hung thân chủ của ông – giải thích rằng cô đã bị lột quần áo, bị tra tấn khi bị giam giữ, và bị dọa tấn công vùng kín bằng roi điện như thế nào – nhưng các nhân viên tòa án khác đã túm lấy và đẩy ông ra khỏi phiên tòa một cách thô bạo, quẳng ông xuống đất và bóp cổ cho đến khi ông bất tỉnh.
Đến lúc này bà Vương Vũ cảm thấy quá đủ, bà đứng dậy và la lên: “Các người là một lũ côn đồ, bốn gã đàn ông to lớn bắt nạt một phụ nữ; các người thật đáng xấu hổ!”. Tiếp đến là những gì được CCTV chọn lọc để chiếu trên truyền hình cả nước.
Bà Vương, 44 tuổi, người gốc Ô Lan Hạo Đặc, vùng tự trị Nội Mông, là một trong những luật sư nhân quyền nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Bà đã đại diện cho các nhân vật nổi danh không kém như học giả người Duy Ngô Nhĩ Ilham Tohti, nghệ sĩ bất đồng chính kiến Ngải Vị Vị và nhà hoạt động duy quyền Ngô Cam.
Vụ án được mô tả trong đoạn phim của CCTV quay ngược trở lại vụ bắt giữ ba người tập luyện môn thiền định Pháp Luân Công ở đông bắc Trung Quốc vào năm 2013. Phiên tòa ngày 22/4 tại tòa án quận Thẩm Hà ở Thẩm Dương, miền đông bắc Trung Quốc là phiên tòa thứ tư, mỗi phiên tòa này đầy rẫy những điều trái quy đinh tư pháp và các vụ ngược đãi công khai.
Chín ngày trước đoạn phim của CCTV, các lực lượng công an đã ồ ạt bắt giữ các luật sư, nhân viên công ty luật và các nhà hoạt động trên khắp Trung Quốc. ĐCSTQ quả quyết rằng các luật sư duy quyền này – những luật sư đại diện cho những người bị tước bỏ quyền lợi và bị áp bức trong xã hội Trung Quốc trong các vụ án hầu như không thể thắng và không có lợi nhận – đã mắc tội phá hoại trật tự công cộng và phá hoại hệ thống luật pháp để thu các món lợi béo bở.
Xem thêm:
Nhiều công dân Trung Quốc hoài nghi về các tuyên bố của ĐCSTQ. Ví dụ, nhiều cư dân mạng nói trên truyền thông xã hội Trung Quốc rằng đoạn phim về luật sư Vương Vũ là quá ngắn để cho thấy bà là người khiêu khích. Nhiều người khác có hứng thú muốn biết về diễn biến toàn bộ vụ kiện.
Giáo sư Hà Băng, phó trưởng khoa luật của Đại học Luật và Khoa học Chính trị Trung Quốc – trường học cũ của bà Vương, đã viết trên trang microblog Trung Quốc Sina Weibo: “Luật sư Vương Vũ đã quát thẩm phán dưới tình huống nào?”
Hai người có hiểu biết về phiên xét xử ngày 22/4 – một nam luật sư ở Trung Quốc và một nữ nhân chứng – đã kể với Đại Kỷ Nguyên rằng CCTV đã xuyên tạc vụ việc khỏi bối cảnh. Họ nói trong điều kiện giấu danh tính do việc thanh trừng gay gắt các luật sư hiện đang diễn ra ở Trung Quốc.
Bà Vương và bốn luật sư khác từ Công ty luật Phong Thụy ở Bắc Kinh đang biện hộ cho ba người thực hành Pháp Luân Công, một môn thiền định cổ truyền Trung Quốc bị ĐCSTQ đàn áp tàn bạo kể từ năm 1999.
Thủ tục tố tụng được thực hiện một cách đúng đắn là hiếm thấy ở Trung Quốc và hầu như hoàn toàn thiếu vắng trong các trường hợp liên quan đến Pháp Luân Công. Vụ án hôm 22/4 không phải là ngoại lệ – thẩm phán chọn cách đọc cáo trạng cho từng người riêng biệt, nhưng luật pháp Trung Quốc nói rõ rằng tất cả bị cáo trong cùng một phiên tòa xét xử chung phải có mặt cùng một lúc.
Bà Vương thường chỉ trích gay gắt việc đối xử tàn nhẫn đối với các thân chủ của bà và đã bị đối xử thô bạo vì những bình luận của mình. Sau khi bà phản đối việc một tòa án ở Hà Bắc từ chối cho phép bà biện hộ cho thân chủ của mình vào ngày 2/7, các nhân viên tòa án đã kéo bà ra khỏi tòa và ném bà “như ném một cái túi xuống đường”, theo một nhân chứng.
Một tuần sau sự cố ở Hà Bắc, hơn chục cảnh sát đã đột nhập vào nhà của bà Vương ở Bắc Kinh và bắt bà đi. Chồng của bà Vương cũng bị giam giữ, trong khi cậu con trai 16 tuổi của bà bị cấm bay đến Australia để học trung học và đang bị giám sát.

Theo tổ chức phi lợi nhuận Nhóm quan ngại Luật sư Nhân quyền Trung Quốc, kể từ những cuộc bắt giữ đầu tiên vào ngày 10/7, hơn 240 nhà duy quyền đã bị các lực lượng an ninh nhắm đến.
Phong Thụy, công ty luật từng tiếp nhận nhiều vụ án nhân quyền nổi bật, đã bị ĐCSTQ bôi xấu hình ảnh. Nhiều nhân viên của công ty này cũng biến mất – giám đốc Chu Thế Phong, bà Vương Vũ và ít nhất ba luật sư và nhân viên pháp lý khác đã bị bắt giam và không thể liên lạc được.
Jenny Li và Larry Ong, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Thanh Nguyên biên dịch

0 nhận xét:

Đăng nhận xét