Nhà tài chính kiêm đầu cơ tiền tệ nổi tiếng George Soros. Ảnh AP |
Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015
Tỷ phú George Soros: Kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ hoàn toàn
12:01
Hoàng Phong Nhã
No comments
Nhà đầu cơ tiền tệ nổi tiếng George Soros cho rằng kinh tế Trung Quốc đang chờ đợi một sự sụp đổ hoàn toàn.
Tỷ phú này cho rằng mối đe dọa chính đối với nền kinh tế thế giới
không phải là sự sụp đổ của ngân sách Mỹ và các vấn đề trong khu vực
Châu Âu, mà là cuộc khủng hoảng đang hiện dần ra trong lĩnh vực tài
chính ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích không đồng ý với dự
đoán này và cho rằng Soros đã quá phóng đại.
Mô hình phát triển đảm bảo cho nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng đã ngừng hoạt động.
Tình hình này tương tự
như những gì đã xảy ra ở Mỹ vào đêm trước cuộc khủng hoảng năm 2008,
theo nhà đầu tư George Soros, được toàn thế giới biết đến với tư cách là
“người làm sụp đổ Ngân hàng Anh”.
Ông Soros cho rằng bong bóng thị trường tín dụng Trung Quốc sắp vỡ và không có cải cách nào có thể cứu vãn được nữa.
Vẫn theo chuyên gia
Orlov, các khoản nợ này, tập trung chủ yếu trong khu vực doanh nghiệp và
đô thị, đã mấp mé ranh giới sống còn của nền kinh tế.
Nợ doanh nghiệp đã vượt
hơn 100% GDP và nợ đô thị lên đến 17.000 tỷ nhân dân tệ. Con số này hiện
ít hơn mức lo ngại bi quan nhất 20.000 tỷ nhân dân tệ, nhưng nhiều hơn
số 10.000 - 12.000 tỷ của một vài năm trước đây.
Nhưng sự sụp đổ đe dọa
Trung Quốc chỉ có thể xảy ra trong tương lai khá xa, và chỉ xảy ra nếu
như Trung Quốc không cải thiện lĩnh vực tài chính. Vì vậy, theo ông
Alexander Orlov, Soros đã phóng đại quá mức.
“Những khoản nợ đó có thể
trở thành vấn đề nghiêm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc, nếu như bây
giờ họ không có biện pháp giải quyết", ông Orlov nói.
Tuy nhiên, các nhà chức
trách Trung Quốc đã bắt đầu hành động và tổ chức kiểm toán khẩn cấp. Và
hiện giờ Trung Quốc đang cố gắng giải quyết vấn đề nợ tồn đọng.
Đồng thời, nền kinh tế
Trung Quốc có đủ nguồn lực và dự trữ vàng đủ lớn. Hiện tại kinh tế có
mức tăng trưởng để có thể hy sinh 2-3% nhằm xóa bỏ sự mất cân bằng này.
Trung Quốc sẽ không cho phép xảy ra khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính.
Trước hết, không giống
như các nước nhỏ khác, nợ của Trung Quốc không lớn và vẫn có thể gia
tăng. Thứ hai, sự hiện diện của nhà nước trong nền kinh tế với nguồn lực
to lớn đang đóng một vai trò đáng kể.
Ngoài ra, trong tháng
Giêng, Trung Quốc hủy bỏ lệnh cấm các công ty tư nhân tổ chức IPO để thu
hút đầu tư cho sự phát triển của mình và để không còn phải vay tiền
ngân hàng.
Chính quyền Trung Quốc đã
thay đổi các quy tắc chính của luật chơi. Các khoản nợ lớn từ các thành
phố và các công ty đã nổi lên do chính phủ đòi hỏi bằng mọi giá phải
đạt hiệu quả tăng trưởng mong muốn.
Ông Alexander Potavin,nhà
phân tích chính của hãng “RGS- Quản lý tài sản” cho rằng nhiệm vụ chính
hiện nay của Trung Quốc là đảm bảo chất lượng tăng trưởng.
“Từ chối tăng trưởng kinh
tế nhắm tới mục tiêu sẽ là giải pháp phát triển kinh tế thích hợp nhất
mà bây giờ đang tiến hành tại Trung Quốc", ông Potavin nói.
Tất cả điều này đã thúc
đẩy Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố chương trình cải cách kinh tế mới
toàn quốc hồi tháng 12/2013. Các quan chức địa phương có nhiệm vụ theo
dõi chất lượng tăng trưởng kinh tế chứ không phải là định lượng như
trước.
Các dữ liệu mới nhất từ Trung Quốc rất đáng khích lệ.
Năm ngoái, kim ngạch ngoại thương của nước này đã vượt quá 4000 tỷ USD, chỉ thiếu 8% theo mức dự đoán mà chính phủ đặt ra.
Trong năm tới, GDP Trung
Quốc sẽ tăng trưởng chậm hơn một chút, nhưng cấu trúc của nó sẽ tốt hơn,
và tốc độ tăng trưởng sẽ vẫn còn đủ cao.
Nói về dự báo Soros, các
nhà phân tích cho rằng nhà đầu tư nổi tiếng đơn giản là mong muốn đưa ra
tuyên bố cá cược chống Trung Quốc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét