Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

VIỆT NAM TỤT HẬU VÌ GIÁO DỤC PHÁ SẢN


1
TẦM NHÌN GIÁO DỤC VIỆT NAM CỦA LÝ QUANG DIỆU:
Những lời chia sẻ của ông Lý Quang Diệu với nền giáo dục của Việt Nam trong chuyến đi tơi ớ Việt Nam năm 2007, cho tới bây giờ đáng cho chúng ta suy ngẫm: Tại sao nền giáo dục XHCN tụt hậu và đã hoàn toàn phá sản. Ông Lý Quang Diệu khẳng định rằng: “Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế.”
Ông Lý Quang Diệu cho rằng: “Chìa khóa để tránh tụt hậu đó là tiếng Anh,” ông chia sẻ. “Các trường học ở Singapore đều dùng tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc. Việc lựa chọn tiếng Anh đóng vai trò giúp ngăn chận xung đột sắc tộc và đem lại ưu thế cạnh tranh. Ngày nay, Singapore có lợi thế là nhờ vậy. Đây là phần thưởng ngoài dự đoán của Singapore khi thực hiện quy định nầy.”
Nói về giáo dục VN, ông cho rằng: “Đại học VN nên có sách giáo khoa tiếng Anh ở các ngành quan trọng như như kỹ thuật, công nghệ…bởi nếu chỉ dùng sách VN chắc chắn sẽ tụt hậu.”
                                                                    oOo
VIỆT NAM NẰM TRONG NHÓM 4 NƯỚC CÓ NỀN GIÁO DỤC TỤT HẬU NHẤT ASEAN:
Trong 2 ngày diễn ra hội thảo, các diễn giả lần lượt nói đến các vấn đề nổi cộm trong giáo dục như quản trị, tài chánh, việc giảng viên nghiên cứu khoa học…các diễn giả đã chỉ ra những mặt còn yếu kém, lạc hậu của giáo dục VN và cho rằng, nền giáo dục Việt Nam đang tụt hậu rất nhiều so với nền giáo dục thế giới. Các đại biểu tham dự hội thảo cải cách giáo dục đại học cho rằng: “phải cải cách giáo dục ngay từ cấp phổ thông, chứ không riêng gì hệ đại học”.
GS Ngô Bảo Châu trong phần trình bày: “Xây dựng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các trường đại học”, đã chỉ ra những cái ngược đời của giáo dục đại học VN như sau:
  • Trong khi các trường đại học ở các nước tiên tiến, tận dụng những nguồn lực bên ngoài để đổi mới cách giáo dục thì VN lại tập trung đào tạo các nguồn nhân lực, các ứng viên do chính mình tạo ra. Việc nầy sẽ làm cho cách dạy và học tiếp tục lặp lại phương thức cũ, không có sự đổi mới. Sinh viên sẽ không học được những cái mới. Dần dà, nền giáo dục sẽ ngày càng kém, càng giật lùi so với thế giới.
  • Trong khi các nước luôn dành những chính sách, chế độ ưu tiên để khuyến khích các giáo sư ngoại quốc đến giãng dạy, không phân biệt giáo sư trong và ngoài nước thì VN lại không có bất cứ chính sách nào khuyến khích giảng dạy. Thành ra, nhiều giáo sư muốn tự nguyện sang VN giảng dạy thì lại không nhận được bất cứ ưu đãi nào.
  • Ở các nước, năng lực nghiên cứu là tiêu chí đầu tiên để tuyển dụng một giảng viên thì ở VN vấn đề nầy còn nặng tính hành chánh. Tuyển chọn giảng viên còn tuân theo quy trình tuyển chọn công chức nhà nước, không có đặc thù của một trường đại học.
  • Thêm vào đó, với mức lương thấp, không đảm bảo được cuộc sống trung lưu đòi hỏi, các giảng viên phải chạy show làm gia sư. Vì thế, các giảng viên không còn thời gian và trí tuệ để tập trung vào nghiên cứu khoa học.
Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh – Phó viện trưởng Viện Kinh Tế & Thương mại Quốc tế, trường ĐH Ngoại thương Hà Nội – cho rằng: Việc đổi mới giáo dục cần phải được đổi mới từ bậc phổ thông. Sinh viên thụ động, thiếu sáng tạo…được hình thành từ bậc phổ thông mà có, đại học không thể thay đổi được. Muốn cải cách giáo dục thì phải thực hiện từ gốc, chứ ngọn thì không thay đổi được”.
Ngoài những lý do mà quí vị GS &TS vừa nêu trên, nhưng theo tôi, nền giáo dục XHCNVN đang phá sản vì một vài lý do khác, vô cùng hệ trọng mà quý vị quên hay không muồn đề cập tớI, đó là:
TỆ NẠN SỬ DỤNG TRÀN LAN BẰNG CẤP GIẢ: Xin dẫn chứng những trường hợp quan trọng điển hình đã bị phát hiện:
  • Cách đây 10 năm (2005), Sở Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau buộc thôi việc 93 giáo viên sử dụng bằng cấp giả không hợp pháp, trong đó có một Phó Hiệu Trưởng và 92 giáo viên. Được biết, số cán bộ giáo viên nói trên chưa học hết PTCS, không có bằng tốt nghiệp, đã mượn bằng tốt nghiệp PTCS, bổ túc PTCS của người khác, tham gia công tác giảng dạy với năng lực yếu kém.
  • Ngày 7/10/2010, Cơ quan An ninh ninh điều tra, CA tỉnh Lai Châu cho biết, đang điều tra mở rộng vụ án Nguyễn Đức Luận (1978), nguyên cán bộ Tỉnh đoàn Yên Bái về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. Cơ quan điều tra phát hiện thêm 8 giáo viên dạy học tại các trường thuộc huyện Phong Thổ đã sử dụng bằng giả do Luận cung cấp. Tính đến thời điểm đó, số người sử dụng bằng giả trong vụ án bị phát hiện là 20 trường hợp tại các huyện của tỉnh Lai Châu.
  • Ngày 8/10/2014, Cơ quan An ninh điều tra, CA tỉnh Đắk Nông đã có văn bản đề nghị cấp thẩm quyền huyện Đắk Song xử lý kỷ luật đối với Nguyễn Văn Thiện (1973) là giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã Nam Bình và Lê Thị Hiền (1972) là giáo viên trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Đức An về hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
  • Ngày 26/2/2013, Sở GD &ĐT tỉnh Đắk Nông ra quyết định kỷ luật, cho thôi việc đối với bà Lê Thị Phương (nguyên cán bộ văn phòng sở) về hành vi sử dụng văn bằng Cao đẳng Sư phạm giả, xin vào làm việc tại văn phòng Sở Giáo Dục và Đào tạo Đắk Nông từ tháng 9/2004 đến nay.
  • Ngày 20/6/2015, ông Nguyễn Khắc Phượng (1965), Phó hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH và THCS Nguyễn Huệ, xã Yang Nam, huyện Kon Chro bị trường Chính trị tỉnh Gia Lai phát hiện sử dụng bằng tốt ngiệp THPT giả.
  • Tháng 11/2014, liên tục những ngày vừa qua, đường giây nóng Đời Sống & Pháp Luật tiếp nhận nhiều cuộc điện thoại do nhân dân bức xúc phản ảnh, việc cán bộ chủ chốt thuộc các ngành đoàn thể ở một số xã tỉnh Cà Mau dùng bằng giả tốt nghiệp THPT chuẩn hóa trình độ theo quy định Nhà nước để củng cố địa vị và leo cao hơn. Hai nhân vật chính là Lê Thanh Cương (1971), Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau và Ngô Hùng Cường (1970), thường trực Đảng ủy xã Tân Hưng, bị tố sử dụng bằng THPT giả nhiều năm nhưng không bị phát hiện.
  • Tháng 4/2015, theo phản ảnh của giáo viên trường Tiểu học Định Hưng (Yên Định, Thanh Hoá), cô Trần Thị Hằng là giáo viên công tác tại trường này, không đáp ứng được đủ bằng cấp theo quy định, nhưng vẫn được phân công đứng lớp 18 năm nay.
  • Ngày 20/7/2015, ông Trần Đình Mạnh – Bí thư Huyện ủy Tuy Đức – tỉnh Đắk Nông cho biết quá trình rà soát nhân sự cho Đại hội Đảng cấp huyện đã phát hiện 10 cán bộ xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức sử dụng bằng cấp 3 giả. Họ đều giữ các chức vụ chủ chốt như: Phó bí thư Đảng ủy, Phó chủ tịch UBND, Trưởng Công an, Chủ tịch hội Nông Dân, Chủ tịch hội Phụ nữ.
  • Ngày 25/12/ 2014, bà Dương Thu Phương, Phó chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc VN tỉnh Cà Mau cho biết, đã quyết định kỷ luật cảnh cáo đảng đối với ông Trần Hiếu Trinh, Ủy viên MTTQVN tỉnh Cà Mau vì sử dụng bằng tốt nghiệp THPT, bằng đại học giả. Trần Hiếu Trinh photocopy, ghép tên mình vào văn bằng đại học chuyên ngành Ngữ văn, nhưng không cung cấp bản chính các văn bằng nói trên khi kiểm tra, đối chứng và thừa nhận sử dụng bằng cấp bất hợp pháp. Ông ta công tác hơn 15 năm qua, làm giáo viên, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu và chuyển về làm Ủy viên MTTQVN tỉnh Cà Mau.
TIẾN SĨ DỎM BỊ LỘ TẨY:
Chuyện giáo dục ở VN biết bao giờ mới kể hết những ưu tư, lo lắng đến tiền đồ dân tộc. Cực kỳ tệ hại là ở ngành “đại học”, là nơi đào tạo giai cấp tri thức ưu tú cho đất nước trong tương lai.
Bộ Giáo dục VN đưa ra trường hợp “Đại học Ngoại Thương” dùng Tiến sĩ dỏm đứng bục giảng 8 năm mới biết. Ông Tiến sĩ dỏm nầy là Giảng viên Nguyễn Huyền Minh (1976) chưa bảo vệ luận án Tiến sỹ và chưa được cấp bằng Tiến sỹ như ông ta đã kê khai. Giảng viên Nguyễn Huyền Minh được cử đi đào tạo trình độ Tiến sỹ chuyên ngành Marketing tại trường Đại học Paris 1 nhưng chưa bao giờ tốt nghiệp. Năm 2008 về trường Ngoại Thương giảng dạy dưới danh xưng “Tiến sỹ” cho tới ngày 23/3/2015 mới bị phát giác. Giảng viên Nguyễn Huyền Minh phải bồi hoàn việc dùng tiền thuế của dân đi du học.
Tại VN hiện nay, việc các tiến sỹ, giáo sư dỏm xuất hiện nhan nhản khắp nơi đã không còn là chuyện lạ. Công chức nhà nước đem tiền Mỹ kim mua bằng cấp giả nhằm bổ túc hồ sơ cá nhân để được đề bạt chức vụ cao hơn là một thực trạng đáng được báo động.
Cộng thêm vào đó, nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao về bằng cấp để được bổ nhiệm vào các chức vụ bắt buộc phải có trình độ “tiến sỹ” hoặc “thạc sỹ”; vì thế, một số Đại học Việt Nam đã liên kết với các trường “Đại học dỏm” ở nước ngoài để đào tạo hàng lọat công chức có bằng cấp học vị “Tiến sỹ mì ăn liền”“Thạc sỹ dỏm”.
Là trường thật thậm chí là trường có uy tín và bằng cấp giả giống như bằng cấp thật giống như sinh viên thực thụ, phải mất hàng chục ngàn USD và phải mất vài năm mới lấy được bằng. Nếu những ai đã mua bằng đại học rồi, muốn mua thêm bằng MBA nữa thì công ty (làm bằng giả) sẽ có giá ưu đãi. Còn làm bằng “đại học giả” ở trong nước chỉ với giá 30 triệu đồng và muốn có bằng “tiến sĩ giả y khoa” chỉ cần…200 triệu đồng.
Trong tháng 1/2015, Sở Y tế Thanh Hóa vừa có kết luận thanh tra bằng cấp của tất cả các cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn toàn tỉnh có tới 20 trường hợp dùng bằng giả chuyên môn như: Dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên xét nghiệm…Ông Phạm Văn Trác – Vụ trưởng Tổ chức Cán bộ Bộ Y Tế – đánh giá việc sử dụng giả bằng trong lãnh vực y tế là nguy hiểm và yêu cầu xử lý triệt để vụ làm bằng giả ở Thanh Hóa.
Sự kiện nghiêm trọng đã xảy ra tại bệnh viện Đa Khoa huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), 3 trẻ sơ sinh ra đời trong đêm 19/7 đã tử vong sau khi y tá tiêm vaccin chủng ngừa phòng bệnh viêm gan siêu vi B. Một câu hỏi được đặt ra, có phải đây là y tá đã sử dụng bằng giả gây chết trẻ sơ sinh hay không? Hỏi tức trả lời.
LÃNH ĐẠO VN CÓ NHIỀU BẰNG CẤP NHẤT – NHƯNG ĐẤT NƯỚC VẪN NƯỚC TỤT HẬU LÀ TẠI LÀM SAO?
Theo Blog Nguyễn Văn Tuấn 19/3/2014, khoảng 2 năm trước đếm số thành viên nội các VN, Mỹ, Úc và China để so sánh. Kết quả tóm lược như sau:
TIẾN SĨ:     VN: 12 – China: 05 – USA: 02 – Canada: 01 – Úc: 00.
THẠC SĨ:   VN: 05 – China: 08 – USA: 04 – Canada: 05 – Úc: 03.
CỬ NHÂN:VN: 10 – China: 12 – USA: 16 – Canada: 26 – Úc: 12.
Danh sách thành viên nội các và trình độ học vấn (BS: cử nhân, MS: cao học/thạc sĩ, PhD: tiến sĩ).
  • Nguyễn Tấn Dũng: BS.
  • Nguyễn Xuân Phúc: BS
  • Hoàng Trung Hải: MS
  • Vũ Văn Minh: MS.
  • Phạm Bình Minh: MS.
  • Vũ Đức Đam: PhD.
  • Phùng Quang Thanh: BS.
  • Trần Đại Quang: PhD.
  • Hoàng Anh Tuấn: BS.
(10)Nguyễn Thái Bình: BS.
(11)Nguyễn Văn Bình: PhD.
(12)Phạm Hải chuyền: BS
(13)Hà Hùng Cường: PhD.
(14) Trịnh Đình Dũng: MS.
(15) Nguyễn Văn Nên: PhD.
(16)Vũ Huy Hoàng: PhD
(17) Phạm Vũ Luận: PhD
Qua bảng so sánh trên và nếu lấy tỉ lệ bằng “tiến sĩ” là một thước đo trình độ học vấn, thì Việt Nam rõ ràng “Nội các Chính phủ và Bộ Chính trị VN” có học vấn cao hơn cả Mỹ, Canada, Úc và China. Với 44% quý vị bộ trưởng có bằng tiến sĩ, rất có thể Nội các VN có nhiều “tiến sĩ nhất thế giới” (nhưng cần phải kiểm chứng). Thí dụ: như Đỗ Mười & Nguyễn Tấn Dũng lấy bằng BS ở trường đại học nào vậy ta?
Với dàn lãnh đạo trí thức thuộc loại khủng bậc nhất thế giới, nhưng cai trị đất nước tồi tệ như những “lãnh đạo thất học”, kéo đất nước tụt hậu kém cả Lào & Camppuchia và nợ nần ngày càng chồng chất, xã hội băng hoại, giáo dục phá sản là tại làm sao?
Ngân hàng ADB vừa công bố “nợ công” của VN dự báo sẽ tăng tới mức 60%, tức gần chạm ngưỡng cửa an toàn là 65%. Chính phủ VN luôn đưa ra một con số thấp hơn, trong khi các chuyên gia kinh tế thì cảnh báo về một tỉ lệ được cho là báo động hơn 100% tổng sản phẩm GDP.
Tính đến chiều ngày 13/5/2015, theo đồng hồ báo nợ toàn cầu The Economist, nợ công VN đang ở mức 89,29 tỷ USD. Với dân số ước tính 90 triệu người, tính ra mỗi người dân đang gánh nợ gần 1.000 USD. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bết bát như hiện nay, The Economist dự đoán nợ công VN sẽ tăng lên 97,35 tỷ USD vào năm 2016, tức mỗi người dân sẽ gánh nợ 1.065 USD (khoảng 22 triệu VNĐ).
Nếu không nhờ kiều hối từ người VN tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại gởi về nước cứu nguy chế độ, thì chắc chắn chế độ CSVN đã sụp đổ từ lâu. Việt Nam được dự báo sẽ nhận từ 13 đến 14 tỷ USD kiều hối trong năm 2015. 3/5 số kiều hối dùng để trả nợ công, số còn lại chui vào túi riêng của bọn tham quan, tham nhũng có hệ thống từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở.
CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ – XÃ HỘI NHƯ THẾ NÀO?:
Kiểm nghiệm lời nói của cụ Lý Quang Diệu quá đúng: “Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục sẽ thắng trong phát triển kinh tế.” Sở dĩ nền kinh tế Việt Nam tụt hậu và những tệ đoan xã hội bung nổ là do chính sách giáo dục đã phá sản.
Lãnh đạo ĐCSVN chuyên làm những chuyện “ruồi bu” không giống ai, làm cho nền gíáo dục VN phá sản. Những thí dụ cụ thể:
[1] TƯỢNG ĐÀI BÀ MẸ VN ANH HÙNG:
Tháng 3/2015, tượng đài bà mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất Đông Nam Á vừa hoàn thành ở Quảng Nam có chi phí 411 tỷ đồng sau 6 năm xây dựng. Tượng cao 18 thước được Thủ tướng Chính phủ xếp vào hạng mục công trình văn hóa cấp quốc gia. Dựng tượng đài “BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG”, ĐCSVN sử dụng tượng đài nầy làm bình phong để che dấu ý đồ thâm độc là đang từng bước xóa bỏ “lịch sử dân tộc” để dễ dàng tiến hành việc “HÁN HOÁ” Việt Nam theo chỉ thị của Bắc Kinh.
Là người VN yêu nước, chắc hẳn chúng ta không thể nào quên sự kiện vô cùng nhục nhã nầy: “Nhân ngày Lễ giỗ của tên tướng Tàu Mã Viện, kẻ thù của dân tộc Việt Nam, tên xâm lăng khát máu của bọn bành trướng phong kiến phuơng Bắc, đã bị hai bà mẹ tổ tiên anh hùng của dân tộc ta là HAI BÀ TRƯNG đánh đuổi. Thế mà ngày nay, bọn lãnh đạo ĐCSVN đã bợ đít bọn lãnh đạo Bắc Kinh đến độ vô liêm sỉ, phản bội tổ tiên. ĐCSVN đã trâng tráo cho tổ chức một đoàn hát, gồm những con hát mất dạy, hóa trang thành HAI BÀ TRƯNG qua Tàu ca múa vái lạy trước mộ tên tướng Mã Viện.”
Sự thật đã quá rõ ràng, tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN có bao giờ tôn kính những bà mẹ tổ tiên anh hùng của chúng ta đâu thì xây dựng tượng đài bà mẹ Việt Nam anh hùng để làm gì? Có phải che dấu dã tâm bán nước, làm tai sai cho Tàu Cộng hay không?
Trong khi đó, hình ảnh học sinh và cô gíáo ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên phải chui vào nilông và ngồi lọt thỏm trong bao, cho miệng bao trùm kín quá đầu để các thanh niên trong bản biết bơi sẽ tém gọn miệng bao đựng cô trò và kéo họ bơi qua suối trong mùa lũ với mong muốn được dạy, được học cái chữ.
Xem mà thấy xót thương các em bé hiếu học quá và kính trọng các cô giáo đã không ngại nguy hiểm vượt suối trong bao nilong để mong được tới trường dạy học cho các em. Quả thật, bọn lãnh đạo Đảng & Nhà nước XHCN vô trách nhiệm đối với nhân dân, không dùng tiền thuế của dân để xây những chiếc cầu bắt qua các sông, rạch, con suối và xây dựng lại những mái trường ở nông thôn cho tươm tất để các em học sinh, mà dùng 411 tỷ đồng để xây tượng đài bà mẹ Việt Nam anh hùng để làm gì?
[2] VĂN MIẾU THỜ KHỔNG TỬ:
Truyền thông ở trong nước đưa tin, một dự án xây Văn Miếu thờ Khổng Tử trị giá 314 tỷ đồng lấy từ tiền thuế của dân được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt đầu tư xây dựng từ năm 2011 và dự kiến hoàn thành trong năm 2016. Thật là một con số khủng khiếp, trong bối cảnh kinh tế VN đang sa sút, nợ công chồng chất. Theo tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện cho rằng, Viện Khổng Tử là một trong những ý đồ của Bắc Kinh muốn sử dụng ảnh hưởng về văn hóa để thực hiện quyền lực mềm đối với Việt Nam.
Chứng tỏ, giới lãnh đạo Đảng & Nhà nước CSVN chuyên làm những chuyện “ruồi bu” chẳng giống ai. Tại sao Canada, Hoa Kỳ, Thụy Điển… quyết định đóng cửa các viện Khổng Tử? Và sau đây là câu trả lời chính xác:
  • Viện Khổng Tử là sức mạnh mềm của Bắc Kinh, nó được đặt trên 4 nền tảng: Văn hóa – Chính trị – Chính sách đối ngoại – Tuyên truyền quốc tế.
  • Viện Khổng Tử là ổ gián điệp, cơ quan tình báo và tuyên truyền của ĐCSTQ. Theo Arthur Waldron viết trên Forbes nhận định: “Viện Khổng Tử có thể đóng vai trò then chốt trong việc ảnh hưởng chính sách tình báo, gián điệp của Bắc Kinh”.
  • Phóng viên Omid Ghoreishi báo The Epoch Times, trong điều tra Bắc Kinh sử dụng Viện Khổng Tử cho mục đích gián điệp (Beijing use Confucius Institutes for Espionage).
  • Ý đồ đen tối của các viện Khổng Tử đã bị Ấn Độ từ chối không cho thành lập các viện nầy với lý do là âm mưu của Bắc Kinh để phát triển quyền lực mềm dùng văn hóa để gây ảnh hưởng trên toàn thế giới.
[3] DỰ KIẾN ĐƯA TIẾNG HOA VÀO NHÀ TRƯỜNG:
Ông Lý Quang Diệu là người Tàu chính gốc, đã bác bỏ việc đưa tiếng Hoa vào nhà trường. Ông cho rằng: “Chìa khóa để tránh tụt hậu đó là tiếng Anh. Các trường học ở Singapore đều dùng tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc. Việc lựa chọn tiếng Anh đóng vai trò giúp ngăn chận xung đột sắc tộc và đem lại ưu thế cạnh tranh. Ngày nay, Singapore có lợi thế là nhờ vậy…”
Thế nhưng tại VN, Bộ GD&ĐT lội dòng nước ngược, vừa công bố dự thảo chương trình đưa tiếng Hoa vào trường cấp tiểu học và cấp THCS. Theo đó, tiếng Hoa sẽ được đưa vào giãng dạy ở hai cấp này với số lượng 4 tiết / tuần. Một số trí thức VN thuộc loại “đỉnh cao trí lợn” như Phó GS. TS Đoàn Lê Giang mới có tư tưởng lạc hậu, quái đản cần khôi phục dạy chữ Tàu trong nhà trường để làm gì?
[4] NHỒI SỌ SINH VIÊN: “TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN”&“TƯ TƯỞNG HCM”:
Cái gọi là chiến lược giáo dục của ĐCSVN đề cập đến nhu cầu phát triển giáo dục từ cấp nhà trẻ cho tới bậc đại học, giảng dạy nhồi sọ giáo điều “Mác – Lê” đã bị nhân loại đào thải, vứt vào sọt rác từ khuya và “tư tưởng rác rến của Hồ Chí Minh” đã làm đạo đức xã hội ngày càng tha hoá, con giết cha mẹ, vợ giết chồng, bố giết con…những tin tức vô cùng xót xa, đau lòng trước thảm cảnh “Con giết cha mẹ” diễn ra hàng ngày tại Việt Nam hiện nay, đều do chính sách “Ngu dân dễ trị” mà ra cả. Xin nêu ra đây những trường hợp điển hình, vừa mới xảy ra:
[1] Chiều ngày 14/7/2015, khi khâm liệm bà Nguyễn Thị Vân (ngụ tại xã Nghi Phong), người thân phát hiện trên cổ của bà có nhiều vết bầm tím, nên báo công an vào cuộc. Tại cơ quan công an, bước điều tra là con trai của bà Vân là Vương Đình Khánh (21 tuổi) đang là sinh viên của một truờng Cao đẳng ở tỉnh Nghệ An. Tại cơ quan điều tra, Khánh đã nhận tội đã giết mẹ ruột của mình.
[2] Sáng ngày 30/6/2015, công an tỉnh Tiền Giang cho biết, CA huyện Gò Công Đông vừa bắt giữ Huỳnh Thanh Khải (1989) ngụ tại xã Bình Nghi đã đâm chết cha ruột là Huỳnh Hữu Dũng. Theo thông tin ban đầu, Khải thường xuyên say xỉn bị cha la rầy nên hai cha con xảy ra cự cãi. Khi thấy con mình quá hung hăng, ông Dũng bỏ nhà sang hàng xóm lánh mặt thì Khải cầm dao rượt theo, đâm cha trọng thương và ông Dũng đã chết tại bệnh viện.
[3] Chiều ngày 12/6/2015,  cơ quan CSĐT thành Hồ cho biết đã ra lệnh bắt giam Nguyễn Văn Đấm (1973) ngụ tại huyện Củ Chi để điều tra hành vi giết cha ruột. Theo thông tin ban đầu, sau mỗI lần say xỉn, Đấm thường ép cha là ông Nguyễn Văn Gấm (1943) bán nhà. Bị cha từ chối, Đấm tức giận dùng cây đánh vào đầu cha ruột khiến ông bị tử vong.
[4] Ngày 9/6/2015, thông tin từ Công an huyện Vũ Quang (Hà Tỉnh) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra một vụ con giết cha. Nạn nhân là ông Dương Văn Thắng (1961) trú tại thôn Hợp Lý, xã Huơng Minh, huyện Vũ Quang do mâu thuẫn về tiền bạc nên ông bị con là Dương Văn Bảo cầm một cây gậy dài khoảng 50 cm đánh mạnh vào đầu khiến ông Thắng chết gục tại chỗ.
[5] Chiều 30 Tết Ất Mùi 2015, Nguyễn Thị Phin (57 tuổi) ngụ tại xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã ra tay sát hại mẹ ruột là bà P.T.X (1935) để cướp tài sản bán lấy tiền trả nợ lô đề. Nhưng, Phin lại tỏ ra như mình vô tội và khóc sưng cả mắt.
DÙNG HỌC PHÍ ĐỂ HẠN CHẾ GIÁO DỤC:
Kể từ 01/7/2015, mức trần học phí sẽ tăng lên 340.000 đồng / tháng thay vì 240.000 như hiện nay (chưa kể những phụ thu linh tinh):
  • Học sinh mầm non & phổ thông: phải đóng từ 40.000 – 200.000 đồng.
  • Các nhóm ngành Đại học:
    • Y Dược: 800.000 đồng.
    • Khoa học tự nhiên, kỷ thuật, công nghệ: 650.000 đồng.
    • Khoa học xã hộI, kinh tế, luật, nông lâm: 550.000 đồng.
Khi đề cập tới học phí phải đóng như kể trên. Chúng ta sẽ hình dung sự tuyệt vọng của phụ huynh học sinh nếu so sánh mức thu nhập đầu người trong một thống. Một y tá tốt nghiệp hạng giỏi chưa tới 3.000.000 đồng/ tháng. Công nhân bốc vác chưa tới 1.500.000 đồng/ tháng. Tài xế xe đò liên tỉnh khoảng 3.500.000 đồng/ tháng. Với đồng lương ít ỏi như vậy, chỉ đủ mua gạo nuôi sống gia đình, lấy tiền đâu đóng học phí cho con? Muốn hy sinh cho con được tiếp tục đến trường thì phải đi vay bọn lãi cao. Lãi mẹ đẻ lãi con, trả hết đời cha tới đời con vẫn chưa dứt nợ…
Đây cũng là lý do số học sinh bỏ học ngày càng đông vì kinh tế gia đình đã lên tới mức báo động. Tổng cục Thống kê đưa ra con số 1.200.000 học sinh bỏ học trong niên khoá 2009 – 2010 và hằng năm con số học sinh bỏ học ngày càng tăng. Chính “Cái nghèo làm teo con chữ”. Xin lấy vài thí dụ cụ thể:
  • Trường THPT Võ Văn Kiệt (Phú Thiện, Gia Lai) có tới 102 học sinh bỏ học.
  • Trường THCS & THPT tỉnh An Giang có tới 5.000 học sinh bỏ học.
  • Tỉnh Nghệ An: có tới 742 học sinh bỏ học sau dịp hè.
  • Tỉnh Tây Ninh có 1.576 học sinh bỏ học (niên khoá (2011 – 2012)
  • Tỉnh Khánh Hòa có 653 học sinh bỏ học (niên khoá 2011 – 2012)
Tháng 6/2015, Báo Giáo Dục VN đưa ra nhận định, giáo viên ngày nay bị rất nhiều áp lực từ việc dạy học đến việc giáo dục học sinh; thậm chí, rất sợ và bất lực khi nhìn thấy học sinh bỏ học giữa chừng. Nỗi lo sợ nầy được cô giáo Đõ Quyên mô tả trong bài viết sau đây:
“Học sinh nghỉ học giữa chừng cũng có nguyên nhân: học yếu không theo kịp chương trình, kinh tế gia đình khó khăn, nhà neo đơn cần người lao động phụ giúp, trẻ em ham chơi, chán học…vì sợ áp lực các em bỏ học giữa chừng thì thầy cô sẽ bị vạ lây. Khổ nhất là giáo viên chủ nhiệm nào có học sinh nghỉ học, cô giáo phải đi mòn đường, gọi cháy sim để vận động, khuyên nhủ các em trở lại lớp”.
Tương tự, cô Hoàng Ngọc Th. cũng có 3 học sinh nghỉ học trong năm, cô đã đến tận nhà vận động em đi học lại, thấy cô giáo đến nhà nhiều lần, nên phụ huynh đưa ra yêu sách: “Tôi không có tiền đóng học phí, nếu nhà trường miễn phí cho em, tôi sẽ cho cháu đi học lại.”.
Đây cũng là lý do tại sao thanh niên Việt Nam quay lưng với nghề giáo. Chỉ có 60 hồ sơ đăng ký vào các trường sư phạm ở Sài Gòn trong mùa tuyển sinh năm 2012, cho thấy các bạn trẻ, thanh niên quay lưng với nghề dạy học. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao nghề giáo khi xưa được cho là một trong những nghề cao quí được xã hội trọng vọng, tôn vinh lại không thu hút được giới trẻ ngày nay?
Xã hội bây giờ người ta đánh giá: “NHẤT Y, NHÌ DƯỢC, TẠM ĐƯỢC BÁCH KHOA, BỎ QUA SƯ PHẠM”. Sau 4 năm vất vả, học hành tốt nghiệp mà lại nhận được đồng lương ít ỏi, không đủ sống mà lại phải chịu nhiều áp lực, đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho các bạn trẻ nản lòng, bỏ cuộc.
KẾT LUẬN:
Ông Lý Quang Diệu nói rất chính xác: “Thắng cuộc đua giáo dục sẽ thắng trong kinh tế”. Một xã hội muốn phát triển, đất nước tiến bộ không phải chỉ có “sáng tạo” mà quan trọng là “giáo dục”. Alfred Sauvey cho rằng: “Có 2 loại tài năng: một gieo giống và một để cho sinh nở” (il y a deux sortes de génies l’un qui avant tout engendrer et veut engendrer, l’autre qui aime à se laisser féconder et qui enfante).
Quả thật, giáo dục là sự môi giới giữa quần chúng với lịch sử, giữa quần chúng với tiến bộ, giữa quần chúng với trật tự. Thật bại trên giáo dục tức là thất bại toàn bộ. Thời kỳ tối tăm nhất của lịch sử hết thảy đều là “THỜI KỲ GIÁO DỤC PHÁ SẢN”, đó là thời kỳ mà Đảng & Nhà nước CSVN đang trải qua hiện nay…
                NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét