Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Đất nước ăn xin


Huy Phương
– “Sao chúng mày nói là chúng mày rất thông minh và cần cù mà cứ ngữa tay đi xin hoài vậy. Dân xứ tao phải làm lụng vất vả mới có tiền cho chúng mày”.
Việt Nam là nước chuyên vay mượn xin xỏ nhiều nhất. Nếu gọi đây là đất nước “ăn xin” thì đâu có gì là quá đáng!
Việt Nam đã có những làng “truyền thống mang tên là “làng ăn xin” như Ích Hậu (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) được biết đến với cái biệt danh “xã ăn mày”, “làng ăn xin”, “làng cái bang,” hay làng Quảng Thái, xã Quảng Thái, Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ mấy chục năm nay,  có tới 600 – 700 người bỏ xứ đi kiếm ăn, thậm chí cả gia đình lang thang kiếm sống, kể cả trẻ em tuổi đến trường phải nghỉ học, có gia đình ba, bốn cháu đi xin ăn, hay khá hơn là làm nghề, bán báo, đánh giày. Ở xã Xuân Lãnh tỉnh Phú Yên, những người thôn Soi Nga chủ yếu ăn xin ở Quy Nhơn (Bình Định), thì người thôn Da Dù lại chuyên đi ăn xin ở Nha Trang (Khánh Hòa). Mỗi nhóm trẻ đi xin tiền đều có người lớn đi theo canh giữ. Người dân ở đây cho rằng ăn xin nhàn hạ hơn là phải lao động chân tay.
Ngày xưa, khi đi tù tập trung về, tôi đã thấy rõ “chính sách ăn xin:” “công an khu vực đi xin tiền mỗi lần về quê thăm bố mẹ, xin tiền mua phụ tùng mỗi khi xe “honda” hư, xin tiền liên hoan cho cơ quan. Ngày nay, vừa bước xuống sân bay Tân Sơn Nhứt đã có một bọn mặc áo hải quan chính phủ “ăn xin” chìa tay ra. Chẳng phải và con, họ hàng gì, chúng nó cười “cầu tài”: – “Cô chú có mang quà gì về cho cháu không!” – “Cô chú lì xì cho tiền Tết!”
Ra khỏi phi trường đi một chuyến taxi, ngoài số tiền xe phải trả, tài xế không gian lận đồng hồ thì  cũng xin thêm tiền, trong quán cà phê, chiêu đãi ngữa tay xin tiền tip, tiền bo mà không sợ chai mặt.
Trong khu phố, công nhân vệ sinh nhà nước nhận tiền thù lao từ mỗi gia đình hàng tháng, nhưng rằm tháng bảy còn xin tiền cúng cô hồn, ngày Tết còn xin thêm tiền cúng tất niên.
Các cơ quan chính phủ nào từ trung ương đến địa phương đều ngữa tay ăn xin. Trưởng Công an xã An Đồng (huyện An Dương, Hải Phòng) cho rằng chuyện “xin ăn” là thường, vì chuyện này thực hiện từ nhiều năm nay rồi: “Từ năm 2000 đến nay, công an xã đã tiến hành “xin” tiền Tết tất cả các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Việc này đã thành thông lệ, đến nỗi bây giờ chúng tôi chỉ cần gọi điện là các công ty, doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn và một số đơn vị khác sẽ hiểu ý, tự nguyện đóng tiền cho chúng tôi.”
Lý do ăn xin: “Để bồi dưỡng cho các chiến sỹ trong đơn vị trực Tết. Việc này xuất phát từ nhu cầu cần tăng cường về mặt an ninh, trật tự mỗi dịp năm hết, tết đến. Năm nay, chúng tôi chưa xin được nhiều, mới chỉ 5-6 triệu đồng, đủ để anh em mua con gà làm mâm cơm tất niên.” Không lẽ không có thêm tiền nhậu thì an ninh trật tự bị giảm sút hay sao?
Nhiệm vụ lo an ninh trật tự là của công an phải lo cho dân chúng, chúng ăn lương chính phủ, do dân đóng thuế, sao lại phải ngữa tay đi xin các doanh nghiệp để tổ chức ăn uống.. Xã nhậu theo xã, tỉnh nhậu theo tỉnh, trung ương nhậu theo trung ương. Tiền tham ô chúng dành để mua đất cất nhà, xây lăng mộ chưa đủ, còn ngữa tay xin tiền “để anh em mua con gà làm mâm cơm tất niên!” Lũ ăn mày này ăn uống, nhậu nhẹt với món tiền hành khất như vậy mà không biết xấu hổ!
Chỉ trong xã hội ngày nay mới có chuyện “xin đểu,” là một cách tống tiền trắng trợn, công khai. Một nhóm thanh niên mang chướng ngại vật ra xa lộ Saigon- Trung Lương chặn xe, xin tiền tài xế, ai không đưa tiền sẽ bị hành hung hay đập bể kính xe. Nữ quái mang kim tiêm ra đường doạ chích “xi đa” xin đểu tí tiền. Tài xế ôm giả vờ bị chẹt chân trong bánh xe hơi để xin tiền.
Các danh lam thắng cảnh, phố chợ, chùa chiền ngày nay ở Việt Nam, người ăn xin đông như rươi. Chiến lược của hành khất rách rưới, hôi hám thường bám theo khách, đeo đẳng mãi, cho đến lúc thấy khó chịu, móc túi cho tiền mới buông tha.
Trên thế giới đâu cũng có nạn ăn xin, ngay ở nước Mỹ chúng ta đang sống. Đồng ý đất nước chúng ta bao năm vẫn còn ở trong tình trạng nghèo đói, nhưng cũng không cứ nơi nào nghèo đói là có ăn xin, mà trên trái đất này, không có nơi nào mà “ăn xin” trở thành “quốc sách” như hôm nay.
Người ta hỏi, vì sao những quốc gia như Nhật lại không có nạn ăn xin. Giáo sư Shimada tại Đại học Keio trả lời rất đơn giản: Thứ nhất, người Nhật Bản rất tự trọng, họ thà chết đói chứ không xin của bố thí. Thứ hai, những người ăn xin luôn là đối tượng bị coi thường nhất tại Nhật Bản và cuối cùng, tinh thần võ sĩ đạo Samurai của Nhật Bản không cho phép họ làm vậy. Họ luôn có một tâm niệm rằng: Một người cho dù đến bước đường cùng cũng không bao giờ nhụt chí.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, sau 20 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam vẫn chấp nhận nằm trong nhóm các nước tụt hậu (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam). Theo bà Lan, đây là một điều đáng tiếc bởi Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và lợi thế để vươn xa hơn nữa, nhưng “Chúng ta cứ đi xin viện trợ mãi sao? Nếu chỉ dựa vào sự hỗ trợ từ bên ngoài thì Việt Nam sẽ không thể vươn lên được?”
Ngày nay, nợ quốc tế cao đến độ không còn ai muốn cho vay. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới phải đặt câu hỏi “Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới?”
Chuyện ăn xin, Tiến Sĩ Alan Phan đã viết trong blog của ông:  “Đất nước này là một cái trại tế bần vĩ đại với hàng triệu kẻ ăn xin trên lưng nhân dân. Đừng nhầm tưởng những người ăn xin, lăn lóc ngoài đầu đường xó chợ mới là ăn mày. Trong khía cạnh số phận và công việc, họ thật sự là những người ăn xin nhưng sâu xa hơn, trên góc độ chính trị, họ cũng là những người đang bố thí cho các quan, các quan mới là kẻ ăn mày.
Thử hỏi, trong đất nước này, ai là kẻ nhân danh một dân tộc cả trăm triệu người này để vay vốn nước ngoài, xin viện trợ nước ngoài để rồi tư túi, tùng xẻo, phân năm xẻ bảy. Và cũng đã đến lúc những kẻ trộm cắp, những kẻ nhận bố thí, ăn mày trên xương máu và số phận của nhân dân phải dừng ngay việc sống bám của họ, phải biết học hai chữ “tự trọng” và cần tìm hiểu thế nào là danh dự, làm người, bè lũ, phe nhóm với nhau?”
Tôi cũng xin dùng lời của Alan Phan để kết luận bài viết hôm nay: “Một khi kẻ ăn mày bớt nhởn nhơ, biết xấu hổ trước đồng loại và người tài biết đứng lên xây dựng quê hương, dân tộc thì mới hy vọng vào sự tồn vong của đất nước này,” hay như lời của nhà văn Tưởng Năng Tiến: “Cán bộ đảng thi nhau “hút cạn máu” thiên hạ thì nhân dân, những kẻ sống trong “thiên đàng của bọn tham nhũng,” tránh sao được cảnh ăn mày?”

0 nhận xét:

Đăng nhận xét