Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Làm gì để xử lý các quan tham tẩu tán tài sản ra nước ngoài?

“…Theo tiết lộ của một số nguồn tin đáng tin cậy, bà Hường đã chi hàng chục triệu EURO để nhập quốc tịch cho các thành viên gia đình, thành lập công ty tại Malta, mua bất động sản, trái phiếu…”
 

Chúng ta chưa quên nguyên Quyền trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines Giang Kim Đạt đã bán 3 con tàu, ôm số tiền 19 triệu USD (400 tỷ đồng) tẩu tán ra nước ngoài, mua bất động sản và giao cho bố đẻ đứng tên. Và dư luận đang vô cùng phẫn nộ trước việc bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường mặc dù là ĐBQH - đại diện cho quyền lợi của dân, nhưng lại nhẫn tâm chiếm đoạt hơn 2.000 hecta đất nông nghiệp làm các khu công nghiệp, ép doanh nghiệp đầu độc môi trường, làm giàu trên sinh mạng của người dân, cùng chồng là ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT ngân Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) gom tiền của dân rồi âm thầm nhập thêm quốc tịch nước khác và thề trung thành với nhân dân Malta để chuẩn bị đường chạy trốn.

Vấn đề rất lớn đặt ra, nếu Giang Kim Đạt trong Đại án tham nhũng Vinashinlines có quốc tịch Malta như bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường thì hậu quả sẽ khôn lường ra sao? Việc thu hồi và xử lý tham quan này sẽ gặp trở ngại thế nào khi đối tượng mang hai quốc tịch? Ngược lại, một người cơ hội, tham lam, làm giàu trên sinh mạng dân nghèo như bà Nguyệt Hường khi đã có quốc tịch nước khác mà tẩu tán khối tài sản khổng lồ ra nước ngoài thì sẽ xử lý thế nào ?.

Dư luận từng rúng động trước thông tin “siêu lừa” Huyền Như sau khi chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng tiền gửi của dân, đã chuẩn bị sẵn các thủ tục (chuyển nhượng tài sản, mang thai, làm thẻ xanh đi Mỹ) để “cao chạy xa bay” ra nước ngoài. Hay nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Công Ngọ có số tài sản khủng vừa bị phanh phui. Có ai dám chắc rằng ông ta không chuẩn bị sẵn đường chuyển tiền ra nước ngoài?

Theo hồ sơ Panama bị rò rỉ, Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại các “thiên đường trốn thuế”. Tổng cộng có 92 tỉ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài. Phải chăng phần lớn là những đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân?

Trong khi đó, cơ sở pháp lý của Việt Nam, công cụ phòng chống tham nhũng và nhất là thu hồi tài sản tham nhũng tẩu tán lại chưa có biện pháp chế tài. Tại khoản 2, Điều 44, Luật Luật phòng, chống tham nhũng quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản: “Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản, mọi biến động về tài sản thuộc sở hữu của mình và tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên”, nhưng thực tế việc thực hiện kê khai tài sản chỉ là hình thức, khai cho có. Tại Thông tư 35 của Ngân hàng Nhà nước cụ thể hóa Điều 23 Luật phòng chống rửa tiền, quy định, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài có trị giá từ 1.000 USD trở lên, phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền (NHNN). Nhưng việc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài rất dễ thực hiện thông qua các giao dịch điện tử ngầm hoặc đội lốt hợp tác đầu tư thông qua các công ty bình phong ở nước ngoài.

Những lỗ hổng pháp luật trên đã bị Giang Kim Đạt, Huyền Như và hàng loạt các quan tham khác (kể cả những quan chức chưa bị lộ) lợi dụng tẩu tán tài sản, tháo chạy ra nước ngoài. Giờ đây, phải chăng vợ chồng Trần Anh Tuấn - Nguyễn Thị Nguyệt Hường nhập quốc tịch Malta (không ngoại trừ khả năng thành lập các công ty bình phong để thực hiện các hoạt động đội lốt đầu tư - thủ đoạn mà giới siêu giàu quốc tế thường thực hiện ở các “thiên đường trốn thuế”) là để ôm khối tài sản kếch xù chạy ra nước ngoài hưởng thụ?

Nhìn sang các nước, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin đã chất lên máy bay 58 va li và hòm lớn (chưa kể số tài sản của gia đình khoảng 1 tỉ USD, mua cả CLB bóng đá Manchester City) tẩu tán ra nước ngoài, đi lại bất cứ đâu với tấm hộ chiếu Montenegro trong tay. Tại Trung Quốc: Gia đình Bạc Hy Lai – Cốc Khai Lai bị phanh phui đã chuyển 6 tỷ USD ra nước ngoài; Cựu tỉnh trưởng Vân Nam Lý Gia Đình bị phát hiện có tới 5 hộ chiếu của 5 quốc gia; Đặng Gia Quý, anh rể của Tập Cận Bình đã biển thủ lượng lớn tiền và đầu tư vào hai công ty ở quần đảo Virgin của Anh, một thiên đường trốn thuế,.. khiến dư luận phẫn nộ về mức độ tham nhũng và cách tẩu tán tiền của các quan tham Trung Quốc.

Làm thế nào để Việt Nam phát hiện tham nhũng, kiểm soát tài sản đối với người có chức vụ, quyền hạn? Cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng ra sao khi có dấu hiệu tẩu tán tài sản ra nước ngoài? Làm sao để quản lý, thu hồi tài sản được chuyển nhượng cho người thân đứng quyền sở hữu?

Biện pháp và khung hình phạt nào đối với quan chức lén nhập quốc tịch vào “thiên đường trốn thuế” ?

Số phận của những người dân và doanh nghiệp đang gửi tiền ở ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) sẽ ra sao nếu ông chủ ngân hàng này là ông Trần Anh Tuấn cùng vợ là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường gom tiền tẩu tán ra nước ngoài?
Tuyen Nguyen Chung
Nguồn: tuyennguyen.chung.90
*****
Dư luận chưa quên những tiêu cực của các cựu ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến, Châu Thị Thu Nga, Trịnh Xuân Thanh… thì nay việc ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường nhập quốc tịch Malta bị cơ quan chức năng phát hiện, khiến Hội đồng bầu cử Quốc gia họp khẩn cấp bãi bỏ tư cách ĐBQH của bà Hường đã làm dấy lên câu hỏi rất lớn về đạo đức của những vị ĐBQH đại diện cho tiếng nói nhân dân. Câu hỏi đặt ra: Bà Hường chọn Đảo quốc Malta nhập tịch để làm gì?
Cộng hòa Malta là một đảo quốc nhỏ giữa Địa Trung Hải, cách đảo Sicilia của Ý khoảng 93 km về phía Nam. Được coi là “thiên đường trốn thuế” tương tự Panama, Cayman…, Malta đã trở thành đích ngắm của những kẻ lắm tiền nhiều của hay các quan chức tham nhũng muốn tìm một “thiên đường” che giấu, tẩu tán tài sản (Ở Malta không đánh thuế bất động sản, không đánh thuế thừa kế, thuế tài sản hay giá trị tài sản ròng. Đặc biệt, Malta không đánh thuế đối với những tài sản được hình thành ở nước ngoài. Tức là bà Hường sẽ “không mất một đồng thuế nào” khi tẩu tán tài sản từ Việt Nam sang nước này)
nguyenthinguyethuong02
 
hochieu_malta_ntnhuong
Ảnh chụp hộ chiếu ghi rõ Quốc tịch Malta của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, được cấp ngày 22/6/2016 do Văn phòng Hộ chiếu Malta cấp. (Nguồn: FB Tuyen Nguyen Chung)
“Có cung ắt có cầu”, Chương trình Nhà đầu tư cá nhân (MIIP) được Malta lập ra để thu hút nguồn tiền từ nước ngoài, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho Malta, vừa đáp ứng nhu cầu hợp thức hóa, cất giấu tài sản ở Malta của các tay tài phiệt, đi kèm với các khoản tiền nộp và cam kết đóng góp tài chính khổng lồ dài hạn. Để thực hiện chương trình này, từ tháng 02/2014, đảo quốc Malta đã cho phép hoạt động mua bán quốc tịch, hiểu nôm na có tiền là có quốc tịch.
Hiện trên mạng xã hội đang lan truyền các hình ảnh hộ chiếu của bà Hường và gia đình mang quốc tịch Malta gây bức xúc cộng đồng mạng. Các hộ chiếu đều ghi rõ tên tuổi, số hộ chiếu và thời gian do Văn phòng Hộ chiếu Malta cấp cho bà Hường và gia đình.
trananhtuan01
hochieu_malta_trananhtuan
Ảnh chụp hộ chiếu ghi rõ Quốc tịch Malta của chồng bà Nguyệt Hường – ông Trần Anh Tuấn được cấp ngày 22/6/2016 bởi Văn phòng Hộ chiếu Malta. (Nguồn: FB Tuyen Nguyen Chung)
Theo tiết lộ của một số nguồn tin đáng tin cậy, bà Hường đã chi hàng chục triệu EURO để nhập quốc tịch cho các thành viên gia đình, thành lập công ty tại Malta, mua bất động sản, trái phiếu và chuẩn bị các khoản đầu tư khổng lồ (thực chất là tiền bẩn) vào quốc đảo này.
Đáng lưu ý, theo quy định của Malta, bà Hường phải cư trú liên tục 12 tháng ở quốc đảo này trước khi nhập quốc tịch. Với thời lượng cư trú tại Malta dài như thế, không hiểu thời gian đâu để bà Hường có mặt tại Quốc hội để bảo vệ quyền lợi của những cử tri đã bầu chọn bà? Trong khi, người dân còn đang phải sống trong cảnh đói khổ, lam lũ với bao nhiêu bức xức cần bảo vệ và giải quyết, thì bà Nguyệt Hường (đại diện tiếng nói của cử tri) lại lo đem tiền của tẩu tán ra nước ngoài, thề trung thành tuyệt đối với nhân dân và nhà nước Malta! Phải chăng tư cách ĐBQH chỉ là công cụ, là “vỏ bọc hoàn hảo” để bà hưởng quyền miễn trừ truy cứu trách nhiệm, trục lợi cá nhân?
Ngoài việc vi phạm luật pháp Việt Nam(Điều 4, Luật Quốc tịch), hành động của bà Hường còn đặt ra câu hỏi lớn về số tài sản khổng lồ rót vào Malta hình thành từ đâu? Hay đây là những thủ đoạn hợp pháp hóa các “khoản tiền bẩn” (rửa tiền) mà bà đã vơ vét của nhân dân Việt Nam, nay cố tẩu tán ra nước ngoài, tránh bị phát hiện và xử lý pháp luật, như trường hợp cựu ĐBQH Châu Thị Thu Nga?
Đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc điều tra những hoạt động mờ ám cũng như nguồn gốc số tài sản khổng lồ của bà Hường và gia đình.
Tuyen Nguyen Chung

0 nhận xét:

Đăng nhận xét