Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Betty Nguyễn – chuyện nghề, chuyện đời

Betty Nguyễn – chuyện nghề, chuyện đời 
 Betty Nguyễn là phóng viên, xướng ngôn viên nổi tiếng người Mỹ gốc Việt từng làm cho nhiều đài truyền hình hàng đầu tại Hoa Kỳ như CNN, CBS, NBC. Ngoài ra cô còn là một nhà hoạt động nhân đạo từng nhiều lần trở về Việt Nam để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Buổi phỏng vấn Betty Nguyễn tại Đài truyền hình NBC ở New York, mà RFA thực hiện cho thấy nhiều điều thú vị về người phụ nữ tài năng và có tấm lòng này.

*Động lực nào khiến bà trở thành phóng viên?
Betty Nguyễn: Rất buồn cười là tôi đã không chuẩn bị để trở thành phóng viên. Đáng lẽ tôi đã phải trở thành một luật sư. Tôi đã ghi danh trường luật, thậm chí còn làm việc ở một công ty luật lúc học trung học. Sau một thời gian thì tôi thấy rằng đó không phải là thứ tôi yêu thích, nên tôi chuyển qua ngành phóng viên truyền hình là thứ mà chúng ta luôn luôn theo dõi. Tôi thường xem tin tức vào buổi tối với gia đình, và chỉ luôn nghĩ về cách làm sao mà người ta có thể đưa tin, cũng như thay đổi sự việc bằng cách lên tiếng cho mọi người. Đối với tôi điều này rất thú vị. Đây là cách để quan sát thế giới bằng những góc nhìn khác nhau, và cũng rất cuốn hút nữa. Từ đó thì tôi luôn cố gắng để có được hôm nay.

Anh Minh: Mọi người thường nói rằng ngành truyền thông ở Hoa Kỳ, đặc biệt là ngành phóng viên là lĩnh vực rất khó cho người gốc Á Châu để nhập cuộc và thành công. Tuy nhiên bà đã làm được điều này. Vậy thử thách nào là khó khăn nhất mà bà đã vượt qua?


Betty Nguyễn: Tôi nghĩ rằng điều này khó cho tất cả mọi người bởi vì bây giờ cạnh tranh quá đông. Hôm nay nhìn vào toàn cảnh ngành này thì có quá nhiều thành phần thiểu số như người Mỹ gốc Á Châu, Mỹ La Tinh, Mỹ gốc Phi Châu.
Tuy nhiên, lúc tôi bắt đầu thì không có ai giống như tôi cả. Không có hình tượng nào để cho tôi nhìn vào và nói rằng đây là người mang cảm hứng cho tôi và tôi muốn trở thành giống họ. Nên tôi đã phải học các kỹ năng trong nghề. Đối với tôi đó là cách tốt nhất cho tương lai khi mình phát huy khả năng toàn vẹn nhất. Điều này thật ra lại trùng hợp trong ngành này. Cách mà bạn tiến lên trên là làm sao không có ai giống như bạn cả. Có quá nhiều người đang cố gắng để tranh giành công việc. Có khoảng hơn 200 đài truyền hình trên toàn Hoa Kỳ. Từ đó cũng có các vị trí truyền thông, và để được nhận các vị trí đó bạn phải hoàn thành thật tốt với công việc. Nhưng mọi người tương đối khá giống nhau phải không? Vậy làm sao để mình nổi bật hơn? Bạn hãy làm theo cách riêng của bạn bởi vì mỗi chúng ta đều rất khác biệt. Tôi đã nắm giữ nghề nghiệp và kỹ năng của mình theo cách đó. Và không ai sẽ giống mình phải không? Hãy làm sao để bạn gây được thiện cảm.

*Vậy thì trong nhiều năm qua, bài học quan trọng nhất mà bà có được là gì?
Betty Nguyễn: Tôi học được rằng bạn luôn phải chuẩn bị. Đặc biệt trong lĩnh vực này. Ngày nay Youtube, mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, bây giờ thì Snapchat và Periscope. Còn nhiều thứ khác mà tôi không biết sử dụng làm sao nữa. Tất cả mọi thứ rất dễ dàng ghi lại những điều tốt đẹp cũng như điều rất xấu. Nếu bạn bị lỗi thì chắc chắn bạn sẽ bị nhớ và nhận ra những điều sai lầm của bạn chứ không phải là thành tích gì đâu. Bởi vậy tốt nhất là phải chuẩn bị và không ngừng làm việc, học hỏi. Chúng ta đều phải học mỗi ngày đấy thôi.

*Qua nhiều năm làm việc ở nhiều đài truyền hình thì bà cảm thấy thích và không thích điều gì?
Betty Nguyễn: Để xem tôi thích điều gì… Tôi thích làm việc nhóm và nối kết các câu chuyện lại với nhau. Điều này rất tuyệt vời. Chẳng hạn như chương trình của tôi đòi hỏi chúng tôi phải ngồi cùng với nhau và thảo luận về tất cả mọi chuyện tốt, xấu, hoặc rất tệ, những gì chúng tôi thích và không thích, những gì gây tranh cãi hoặc có thể không gây tranh cãi. Chúng tôi cảm thấy rất thích và được học hỏi nữa. Giống như là bàn chuyện ở sở làm vậy. Những gì thú vị cho người xem, nhưng đồng thời cũng thú vị cho chúng tôi. Điều gì thành vấn đề cho chúng tôi cũng sẽ thành vấn đề cho khán giả.
Nhưng cùng lúc, khi bạn bước ra, đèn bật lên, và chương trình đang phát sóng trực tiếp, thì cũng sẽ có một cảm giác phấn chấn. Đặc biệt là chuyên mục “Tin Mới Nhất – Breaking News” thì những thông tin mà bạn truyền tải rất là quan trọng. Đôi khi có những chuyện xảy ra rất buồn, rất bi kịch. Nhưng đối với tôi, là một phóng viên thì lý do mà tôi thích “Breaking News” bởi vì tôi biết những chuyện đó xảy ra rất nhanh chóng và những gì chúng tôi đang nói vẫn đang tiến triển. Giống như là mình đang tường thuật trực tiếp vậy.
Tôi cũng thích đi làm phóng sự và lên tiếng cho những người không có quyền ngôn luận. Tôi đã làm phóng sự ở Việt Nam trước đây về những người bất hạnh cần cứu trợ. Tôi đã đi tới Phi Châu, Miến Điện, Mỹ La Tinh chẳng hạn như Mexico và tường thuật về những người thiếu thốn, hoàn cảnh vô cùng khó nhọc. Đối với tôi, việc này rất quan trọng. Vì khán giả biết tới một phần của thế giới mà họ có thể chưa từng biết và họ có thể thay đổi bằng những điều tốt đẹp. Nếu chúng tôi không thực hiện công việc này thì những người bất hạnh có thể sẽ không được giúp đỡ. Vì thế việc này rất quan trọng.
Điều gì mà tôi không thích về lãnh vực này à? Tôi thích truyền hình nhưng tôi không thể nói dối. Giờ giấc nghề này vô cùng căng thẳng, rất cực nhọc. Thời gian làm việc đòi hỏi phải dậy sớm hoặc thức khuya hoặc thậm chí là cả hai. Chúng tôi phải luôn sẵn sàng. Bạn không biết được rằng có khi đang nghỉ giải lao thì lại có chuyện xảy ra. Bất kể bạn làm việc ca nào thì cũng phải luôn sẵn sàng. Ngành này thực sự rất là năng động, gần như 24 tiếng một ngày. Chúng tôi không phải ở đây suốt 24 giờ đó, nhưng có những lúc có sự kiện xảy ra thì chúng tôi phải làm việc hàng giờ liền. Điều này có thể vất vả nhưng nó là một phần của lĩnh vực này rồi.

Anh Minh: Hiện giờ bà là xướng ngôn viên cho chương trình Early Today của đài NBC, và First Look của MSNBC, đồng thời chịu trách nhiệm nội dung cho NBC Today. Công việc của bà như thế nào? Một ngày làm việc ra sao?
Betty Nguyễn: (Cười) Một ngày của tôi kín mít. Tôi dẫn hai chương trình một ngày và có nhiều thứ trong đó từ tin tức đến thể thao, giải trí, chính trị, rồi phỏng vấn… Chúng tôi phải luôn sẵn sàng ở đây. Sau khi có mặt ở sở làm thì nhanh chóng phải thu ngay chương trình để phát sóng, hoặc là phải họp để xem chúng tôi sẽ trình bày những gì cho chương trình. Sau khi họp xong thì đã tới giờ phát sóng, chúng tôi phải làm gấp rút. Chẳng biết được chương trình hôm nay có yêu cầu phải tường thuật chuyện gì hay không. Nếu không thì phải chuẩn bị cho ngày mai. Riêng tôi, trở về nhà và làm một người mẹ là điều rất mới mẻ. Công việc nhiều quá khiến tôi cảm thấy chẳng có thời gian để ngủ nữa, nhưng phần thưởng của nó rất giá trị.

*Vậy khi rảnh rỗi thì bà làm gì?
Betty Nguyễn: Tôi dành thời gian cho gia đình, cho con trai của tôi. Bé mới có 4 tháng tuổi thôi. Bé rất đáng yêu, đôi mắt mở to tò mò học hỏi. Tôi nhìn con, nghĩ về tất cả những gì tôi thấy được ở thế giới này, và tự hỏi rằng liệu con sẽ phải đối mặt với những điều gì. Một phần tôi là một nhà hoạt động nhân đạo, làm công tác từ thiện cho tổ chức “Help The Hungry.” Tôi muốn nơi này tốt đẹp hơn, thế giới sẽ tốt đẹp hơn cho bé, và những trẻ em như bé. Bởi vì tôi biết rằng có rất nhiều trẻ em ngoài kia không có những cơ hội này. Tôi đã thấy những trẻ em như vậy ở nhiều quốc gia tôi đã tới thăm. Đặc biệt là ở Việt Nam. Vô cùng nghèo nàn và thiếu điều kiện giáo dục chỉ bởi vì sự thật là họ không có tiền gửi con đi học. Họ không thể lo cho con bữa ăn, cây viết chì hoặc tờ giấy, đôi giày để tới trường. Tôi là một người mẹ, một con người, một người nhập cư ở Hoa Kỳ này, thì thật là quan trọng khi tôi làm được những gì có thể để giúp đỡ họ.

*Mục tiêu của tổ chức này trong tương lai?
Betty Nguyễn: “Help The Hungry” thành lập vào năm 2000. Từ đó đến nay chúng tôi hoạt động được 16 năm rồi. Công việc này xuất phát từ lòng yêu thích thôi. Lúc đó tôi và mẹ quay trở về Việt Nam lần đầu tiên. Mình từng nghe kể về cảnh nghèo khổ, sống trong nhà lá nền đất, vệ sinh ở ngay tại kênh rạch nơi họ bắt cá. Nghe thì biết vậy thôi, nhưng khi nhìn thấy tận mắt thì quả thật là không cầm lòng được.
Khi chúng tôi quay về Việt Nam, chúng tôi muốn giúp đỡ họ nhiều hơn so với sức lực của chúng tôi, hơn là vài ba hành lý mà chúng tôi có thể đem theo. Lúc đó thì tôi chẳng biết một tổ chức phi lợi nhuận vận hành ra làm sao cả. Nhưng tôi đã cố gắng làm rất nhiều giấy tờ để cuối cùng được liên bang chấp thuận, đó là mẫu đơn 501C3 được chứng nhận tại Hoa Kỳ. Và từ đó chúng tôi đã phân phát thức ăn, quần áo, vật phẩm vệ sinh, tất cả những vật phẩm nhân đạo. Cũng từ đó, chúng tôi hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau để viện trợ về chăm sóc nha khoa. Chúng tôi cũng đã đào giếng để những người ở khu vực xa, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Mê Kông để có nước sạch, bởi vì người dân phải uống nguồn nước từ kênh rạch hoặc là dòng sông nơi họ đi vệ sinh, bắt cá, nơi thuyền bè đi xuôi ngược. Đó là chuyện chắc chắn không ai muốn cả. Chẳng ai muốn con cái hay gia đình mình gặp phải những vấn đề sức khoẻ. Bởi vậy chúng tôi xây giếng cung cấp nước uống sạch ở đó.
Chúng tôi có một sáng kiến cung cấp màn chống muỗi khu vực dễ bị bệnh sốt rét. Chuyện này sẽ làm thay đổi rất lớn, thậm chí rất quan trọng bởi vì virus Zika tiếp tục lây lan bệnh dịch khắp thế giới. Nhiều khu vực đã bị lây lan rồi. Chúng tôi cũng đang tìm cách để mở rộng, làm nhiều hơn và thường xuyên hơn. Những nguồn viện trợ không chỉ là thực phẩm, quần áo, vật phẩm vệ sinh. Đó là lý do chúng tôi tập trung những việc chính như là đào giếng sạch.

*Bà sinh ra ở Sài Gòn và gia đình bà chạy khỏi miền Nam Việt Nam ngay sau khi Sài Gòn sụp đổ. Quá khứ này có ảnh hưởng gì đến cuộc sống và công việc của bà không?
Betty Nguyễn: Dĩ nhiên rồi. Tôi đã được kể lại từ khi còn rất nhỏ về chuyện của gia đình mình. Tôi quá nhỏ để có thể nhớ. Lúc đó tôi chưa được một tuổi nữa. Tuy nhiên, tôi đã nghe kể những gì ba mẹ tôi đã từng trải qua. Nhất là chuyện mẹ tôi phải bỏ gia đình đi thì quá là khó khăn. Bà chỉ mới 22 tuổi lúc đó thôi. Tôi không thể tưởng tượng nổi. Tôi mới có em bé 4 tháng tuổi, và nghĩ tới cảnh phải ôm đứa bé và buộc phải chạy trốn tới một đất nước khác thậm chí còn không biết còn có được gặp lại gia đình nữa không. Tôi không tưởng tượng mình có thể làm được.
Mẹ tôi đã làm được, nhưng chúng tôi phải ở ba trại tị nạn khác nhau. Rất vất vả, trong đó ở một trại tị nạn tôi suýt chết bởi vì thiếu thức ăn cho em bé, và lúc đó tôi cũng không thể hấp thu được gì hết.
Nhưng may mắn là chúng tôi đã vượt qua và có được “tấm vé vàng” để đến Hoa Kỳ, thứ mà rất nhiều người Việt Nam đã không có được trong chiến tranh để được đến Mỹ và trải nghiệm những cơ hội tự do nơi đây. Tôi hiểu những gì tôi có được ở đất nước này là nhờ ba mẹ tôi đã hy sinh rất nhiều. Nếu tôi phung phí điều đó thì thật là tệ quá. Tôi cũng sẽ dạy con tôi bài học này, rằng chúng ta có một lịch sử phong phú, di cư từ một đất nước đấu tranh kiên cường…
(Nguồn: RFA)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét