Bí mật thế kỷ - Secrets Of The World - HD Thuyết minh
Trần Đức Thảo - Những lời trăng trối
Lưu Ý
Chút Nội Quy Về Bình Luận: 1. Không viết quảng cáo trong comment . 2. Xin đọc kỹ tên tác giả trên mỗi bài viết trước khi comment. 3. Xin phản biện về những đúng sai của tác giả và các bình luận viên khác dựa trên sự kiện, tài liệu, lý luận.... 4. Mọi thóa mạ cá nhân sẽ bị “deleted” và vi phạm sẽ bị ghi tên vào danh sách spammers. Thành thực cám ơn.
Đại sứ Canada tại Việt Nam (mặc áo đỏ) và các viên chức Tòa Đại sứ Canada tại Hà Nội trong quốc phụ truyền thống Việt Nam đang hát Quan Họ Bắc Ninh
VietPress USA (30/7/2016): Hôm nay trên Youtube xuất hiện một Video Clip rất đáng ca ngợi ghi cảnh ông Đại sứ Canada và các viên chức Tòa Đại sứ Canada tại Hà Nội đang cùng với một nghệ sĩ Việt Nam hát dân ca Quan Họ Bắc Ninh.
Trong kho bảo
vật văn hóa Việt Nam, những làn điệu dân ca bất hủ sẽ mãi lưu truyền có
Quan Họ Bắc Ninh ở miền Bắc, Ca Huế ở Miền Trung và Cải Lương ở Miền
Nam. Ba làn điệu hoàn toàn khác biệt và mang các sắc thái tuyệt vời.
Trong khi lớp
trẻ bây giờ có thể vì thiếu kiến thức về văn hóa nên chỉ biết chạy theo
thể loại tân nhạc phải bắt chước giống nhau nấc lên, gào thét, thất
tình, tru tréo, tuyệt vọng và quên đi những làn điệu dân ca mượt mà,
duyên dáng mà quốc tế có những dân tộc mơ ước mà không có được.
Hãy thưởng thức
Video Quan Họ Bắc Ninh do ông Đại sứ Canada và các viên chức Tòa Đại sứ
Canada cả nam lẫn nữ trình diễn bài Quan Họ Bắc Ninh "Người Ơi Người Ở Đừng Về" cùng với tiếng hát tuyệt vời của nghệ sĩ dân ca Quan Họ Tùng Dương biểu diễn.
Để đọc giả khắp nơi hiểu biết thêm về dân ca Quan Họ Bắc Ninh là gì, VietPress USA xin trích đăng sau đây tài liệu của Vietnam Tourism về "Di sản Thế Giới Tại Việt Nam" (http://www.vietnamtourism.com/disan/index.php?catid=17):
QUAN HỌ BẮC NINH
(DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ)
Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng
Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là môn
nghệ thuật được hợp thành bởi nhiều yếu tố như âm nhạc, lời ca, phục trang, lễ
hội … với một lối hát giao duyên dân dã, thể hiện mối quan hệ gắn bó tình nghĩa
giữa những "liền anh", "liền chị" hát quan họ và là nét văn
hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc.
Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu
trong kho tàng dân ca Việt Nam và được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua
phương thức truyền khẩu. Muốn hát quan họ phải có "bọn": "bọn
nam" hoặc "bọn nữ". Vì vậy trong một làng quan họ thường có nhiều
"bọn nam" và "bọn nữ". Mỗi "bọn" thường có 4, 5,
6 người và được đặt tên theo thứ tự: chị Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu hoặc anh Hai,
Ba, Tư, Năm, Sáu. Nếu số người đông tới 7, 8 người thì đặt tên là chị Ba, chị
Tư (bé) hoặc anh Ba, anh Tư (bé)… mà không đặt chị Bảy, Tám hay anh Bảy, Tám.
Trong các sinh hoạt quan họ, các thành viên của "bọn" quan họ không gọi
nhau bằng tên thật mà gọi theo tên đặt trong "bọn".
Hát quan họ là hình thức hát đối đáp giữa "bọn
nam" và "bọn nữ". Một "bọn nữ" của làng này hát với một
"bọn nam" của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ
và đối giọng. "Bọn hát" phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng
giọng của hai người hát cặp với nhau phải tương hợp thành một giọng để tạo ra một
âm thanh thống nhất. Dân ca quan họ có 213 giọng khác nhau, với hơn 400 bài ca.
Lời một bài ca có hai phần: lời chính và lời phụ. Lời chính là thể thơ và ca
dao của Việt Nam, phần lớn là thể lục bát, lục bát biến thể, bốn từ hoặc bốn từ
hỗn hợp với từ ngữ giàu tính ẩn dụ, trong sáng, mẫu mực. Đây là phần cốt lõi,
phản ánh nội dung của bài ca là thể hiện tình yêu lứa đôi. Lời phụ gồm tất cả
những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là tiếng đệm, tiếng đưa hơi như i hi,ư hư,
a ha v.v…
Quan họ Bắc Ninh tồn tại trong một môi trường văn hóa với những
tập quán xã hội riêng. Đầu tiên là tập quán "kết chạ" giữa các làng
quan họ. Từ tục "kết chạ", trong các "bọn" quan họ xuất hiện
một tập quán xã hội đặc biệt là tục kết bạn quan họ. Mỗi "bọn" quan họ
của một làng đều kết bạn với một "bọn" quan họ ở làng khác theo
nguyên tắc quan họ nam kết bạn với quan họ nữ và ngược lại. Với các làng đã
"kết chạ", trai gái trong các "bọn" quan họ đã kết bạn
không được cưới nhau.
Một điểm khác biệt của quan họ Bắc Ninh so với các loại hình
dân ca khác ở Việt Nam trong việc truyền dạy là tục "ngủ bọn". Sau một
ngày lao động, "bọn" quan họ, nhất là thiếu niên nam, nữ từ 9 đến 17
tuổi thường rủ nhau "ngủ bọn" ở nhà ông/bà Trùm để tập nói năng, ứng
xử, giao tiếp, học câu, luyện giọng, và nhất là phải biết bẻ giọng, ứng đối kịp
thời. Yêu cầu đặt ra với tục "ngủ bọn" là "liền anh" và
"liền chị" phải ghép đôi và luyện sao cho từng đôi một thật hợp giọng
nhau để đi hát.
Nói đến quan họ Bắc Ninh là nói đến ẩm thực quan họ. Đã là
trầu quan họ thì phải là trầu têm cánh phượng hoặc trầu têm cánh quế, chè phải
là chè Thái Nguyên. Cơm quan họ dùng mâm đan nghĩa là mâm gỗ tròn sơn đỏ, còn gọi
là "mâm son", vừa trang trọng vừa thể hiện tình cảm thắm thiết của chủ
nhà đối với khách. Các món ăn trong bữa cơm phụ thuộc vào tập quán của từng
làng nhưng phải có một đĩa thịt gà, hai đĩa giò lụa, thịt lợn nạc, đặc biệt
không dùng thức ăn nhiều mỡ để tránh hỏng giọng.
Trong quan họ, trang phục của "liền anh" và
"liền chị" có sự khác biệt. Trang phục của "liền chị" gồm
nón ba tầm hoặc nón thúng quai thao, khăn vấn và khăn mỏ quạ, yếm, áo, váy, thắt
lưng, dép. Trang phục của "liền anh" gồm khăn xếp, ô lục soạn, áo
cánh bên trong và áo dài 5 thân bên ngoài, quần, dép.
Vào lúc 16h55 ngày 30/9/2009 tại thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu
vương quốc Ả Rập thống nhất, Ủy ban UNESCO đã công nhận quan họ Bắc Ninh là di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại dựa trên các giá trị văn hóa,
giá trị lưu giữ tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, phong cách ứng xử văn
hóa, ca từ và trang phục. Phạm vi công nhận chính thức gồm có 49 làng quan họ
phân bố như sau: tỉnh Bắc Giang có 5 làng là Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội
Ninh, Sen Hồ; tỉnh Bắc Ninh có 44 làng là: Bái Uyên, Duệ Đông, Hạ Giang, Hoài
Thị, Hoài Trung, Lũng Giang, Lũng Sơn, Ngang Nội, Vân Khám, Tam Sơn, Tiêu, Đông
Mai, Đông Yên, Bồ Sơn, Châm Khê, Cổ Mễ, Dương Ổ, Đẩu Hàn, Điều Thôn, Đông Xá, Đỗ
Xá, Hòa Đình, Hữu Chấp, Khả Lễ, Khúc Toại, Ném Đoài, Ném Sơn, Ném Tiền, Niềm
Xá, Phúc Sơn, Thanh Sơn, Thị Chung, Thị Cầu, Thọ Ninh, Thượng Đồng, Trà Xuyên,
Vệ An, Viêm Xá, Xuân Ái, Xuân Đồng, Xuân Ổ, Xuân Viên, Y Na, Yên Mẫ Posted in: Thư giản,Van HoáGửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên Facebook
12. Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959 Bài của Nghiên Cứu Quốc Tế - Bản dịch của Đỗ Hải Yến. Nguồn: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954–1959 - Peter Hansen (2009)
5.Mở rộng truyền giáo ở thuộc địa Thượng Du Bắc Kỳ (Jean Michaud) - Journal of Southeast Áian Studies, 35 (2), pp 287-310 June 2004. Printed in the United Kingdom @ 2004 The National University ò Singapore DOI:10.1017/S0022463404000153
0 nhận xét:
Đăng nhận xét