Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Rợn người với những câu chuyện có thật về kiếp luân hồi của các đôi lứa yêu nhau




Swarnlata Mishra
Các nhà khoa học vẫn chưa hề có lời giải nào chính xác cho những vụ việc bỗng dưng có người tới nhà nhận là người tình kiếp trước.
“Lộn kiếp” để bám theo tình cũ

Vào tháng 9 năm 1978, bà Catherine Wright sống ở Texas, Mỹ, gọi điện đến Đại học Virginia xin gặp Giáo sư Ian Stevenson, người đang nổi tiếng vì những cuộc khảo cứu hiện tượng luân hồi đương đại. Bà muốn ông kiểm tra xem có đúng Michael, con trai bà, chính là anh bạn trai đã chết đầu thai trở lại như cậu bé nói hay không. Chồng bà thì dứt khoát coi đó là chuyện nhảm nhí, làm sao chấp nhận nổi thằng con vàng ngọc lại chính là “tình địch” của mình?

Theo lời kể của bà Catherine Wright, trước khi lấy chồng, bà yêu một chàng trai tên là Walter Miller. Một đêm năm 1967 sau khi đi khiêu vũ về với người bạn, do quá chén, anh đã ngủ gục sau tay lái khiến xe đâm xuống ruộng và chết ở tuổi 18. Lúc đó, Catherine và Walter đã có 3 năm yêu nhau thắm thiết và đã đính ước với nhau. Điều này khiến Catherine đau đớn cùng cực. Để quên đi bất hạnh đó, một năm sau, Catherine lấy người bạn là Frederick Wright làm chồng. Michael là con thứ hai của họ.

Cũng vào khoảng một năm sau khi Walter Miller mất, Catherine mơ thấy hồn anh về báo sẽ tái sinh “để tiếp tục vẽ chân dung cho em” (Miller vốn có năng khiếu hội họa). Catherine nghĩ biết đâu điều đó là thật, nhưng chẳng bao giờ nghĩ bạn trai cũ trở lại chính gia đình mình.

Cậu bé Michael bắt đầu nói về tiền kiếp từ năm 3 tuổi, kể những chuyện mà một đứa trẻ ở tuổi đó không thể biết, khiến người mẹ hãi hùng. Một hôm, bà Catherine Wright rụng rời khi nghe con gọi “Carole Miller”, đó là tên thời con gái của chị ruột Walter, người mà Michael đã gặp 2 lần nhưng luôn được giới thiệu theo họ của chồng là Carole Davis.

Vì sợ hãi, bà Catherine Wright không khuyến khích con mình nói chuyện luân hồi, chuyển kiếp, nhưng cậu bé không chịu thôi. Để chứng minh mình chính là Walter, Michael kể với mẹ chi tiết về vụ tai nạn: “Tôi và bạn cùng đi trên một chiếc xe. Xe đâm xuống ruộng, lăn đi lăn lại nhiều vòng. Cửa xe bật mở, tôi văng ra ngoài và chết ngay tại chỗ”. Michael nói chính xác tên người bạn và kể rằng hai người đã dừng xe đi tiểu ra sao, cửa kính vỡ như thế nào, xác “của cậu” được chở qua cầu ra sao… Các bài báo và hồ sơ về vụ tai nạn đã cho thấy, những điều Michael nói là chính xác. Và chuyên gia về luân hồi Ian Stevenson sau khi nghiên cứu cũng tin rằng cậu bé chính là hiện thân của Walter.

Ngậm ngùi gặp lại người chồng kiếp trước

Một ngày năm 1952, khi đi cùng bố qua thị trấn Katni (Ấn Độ) cách nhà mấy chục cây số, cô bé 3 tuổi Swarnlata Mishra bỗng nhiên bảo bác lái xe “rẽ qua nhà cháu uống trà và nghỉ ngơi”. Ai nấy ngơ ngác khi cô bé nói mình chính là Biya Pathak, sống ở khu Zhurkutia thuộc Katni cùng chồng và 2 con trai, trong ngôi nhà sơn trắng có cửa sắt đen, 4 phòng trát vữa, cửa trước chỉ là một phiến đá, sau nhà là một trường nữ sinh, trước nhà là đường ray tàu hỏa. Cô bé nói mình đã chết vì “đau họng” và người chữa là bác sĩ S.C. Bhabrat ở Jabalpur.

Câu chuyện về Swarnlata Mishra đầu thai nhanh chóng lan truyền và vào năm 1959, nó đến tai một chuyên gia về tâm linh là Giáo sư Sri H.N. Banerjee. Để kiểm chứng, Giáo sư đã đi tìm nhà Biya Pathak – người mà Swarnlata Mishra nhận là tiền kiếp của mình – chỉ dựa trên những thông tin cô bé cung cấp. Ông đã tìm được ngôi nhà của gia đình Pathak với những đặc điểm y hệt, gia cảnh nhà ấy cũng đúng như cô bé miêu tả.

Mấy tháng sau đó, giữ bí mật với tất cả, chồng, em trai và con cả của Biya Pathak đột ngột đến nhà Swarnlata cùng với 9 người đàn ông khác để thử Swarnlata. Cô bé 10 tuổi lập tức nhận ra cậu em trai, gọi đúng cái biệt danh “Baboo” mà Biya đặt cho cậu hồi nhỏ.

Cô bé đi quanh một vòng, nhận ra vài người cùng quê, rồi đến trước mặt chồng, Sri Pandey, gọi tên anh và nhìn xuống đầy e thẹn như mọi người vợ Hindu khác khi đứng trước lang quân. Cô nhắc chuyện Sri Pandey từng lấy trộm 1.200 rupi mà Biya cất trong hộp, khiến người chồng sửng sốt vì chuyện này chỉ vợ chồng anh biết.

Swarnlata cũng âu yếm gọi Murli, con trai cả mà khi Biya chết đã mồ côi mẹ khi 13 tuổi, lúc này đã là một thanh niên. Mặc dù anh chàng chỉ một người bạn, bảo đây mới chính là Murli nhưng “người mẹ” vẫn khăng khăng chỉ “đúng người đúng tội”. Vẫn chưa tin, Murli chỉ vào một cậu bạn khác, nói đó là Naresh, con út của Biya, nhưng Swarnlata bảo không phải.

Swarnlata cũng được bố đưa về “nhà cũ” ở Katni vài tuần sau đó. Cô bé nhận ra những ngôi nhà đã được tu sửa những chỗ nào so với hồi Biya còn sống, rồi tự tìm đến căn phòng riêng của mình kiếp trước, và căn phòng nơi cô nằm lúc lâm chung. Cô nhận diện chính xác từng người em, người cháu, những người họ hàng của chồng mình. Cậu cả Murli lại đưa đến một chàng trai, giới thiệu là bạn, nhưng Swarnlata khẳng định đây chính là đứa con út của mình, Naresh.

Tất cả mọi người càng tin chắc Swarnlata chính là Biya khi cô bé kể thêm nhiều chuyện “thâm cung bí sử” mà chỉ một vài người trong gia đình biết được. Cả gia đình Pathak coi cô bé 10 tuổi ấy là người nhà mình. Thậm chí sau này, khi Swarnlata đến tuổi lấy chồng, bố cô còn bàn bạc với gia đình Pathak xem nên chọn ai làm rể.

Sau này khi đã lập gia đình, Swarnlata Mishra thú nhận rằng đôi khi cô vẫn nhớ đến “quê hương cũ” Katni, luyến tiếc và muốn quay lại cuộc sống giàu sang trong gia đình Pathak, nhưng rồi cô vẫn an vui với cuộc sống hiện tại tuy vật chất không “xông xênh”.

Cô bé 6 tuổi bỏ nhà đi tìm người chồng kiếp trước

Lên 4 tuổi, cô bé Shanti Dévi, sinh năm 1926 tại Delhi, Ấn Độ, bắt đầu khiến bố mẹ từ buồn cười đến lo ngại khi nói rằng “nhà của con ở thành phố Mathura, nơi chồng con đang sống”. Trong 2 năm, cô bé nói đi nói lại điều này rất nhiều lần khiến bố mẹ khó chịu, giận dữ.

Năm lên 6 tuổi, Shanti Dévi trốn khỏi nhà, quyết định đi bộ đến Mathura, cách Delhi 150 km, nhưng không làm nổi. Có hôm, Shanti nói với bạn cùng lớp rằng sự thực mình tên là Lugdi Dévi, đã có chồng, thậm chí còn có một đứa con nhưng không được chăm sóc nó vì cô chết sau khi sinh 10 ngày. Bị cả trường chế giễu, cô bé khóc tức tưởi, bỏ đi lang thang khắp nơi khiến cả nhà bổ đi tìm. Từ đó cho đến năm 8 tuổi, Shanti sống khép mình vì không ai thực sự tin cô.

Cuối cùng, lung lay trước sự kiên định ấy, các thầy giáo đã đến nhà Shanti, nói chuyện với bố mẹ và hỏi cô bé rất kỹ. Bằng thứ phương ngữ vùng Mathura mà người Delhi không ai dùng, Shanti nói chồng cô ở Mathura làm nghề buôn bán. Khi được hỏi tên chồng, cô bé ngập ngừng mãi (với phụ nữ Hindi, nói tên chồng với người khác là bất lịch sự, gây xấu hổ) rồi lấy tay che mặt, thì thầm cái tên Kedernath Chowbey.
Rợn mình với câu chuyện về kiếp luân hồi của đôi lứa yêu nhau
Câu chuyện của Shanti Devi được viết thành sách


Thầy Hiệu trưởng bèn viết hú họa một lá thư cho Kedernath Chowbey theo đúng địa chỉ mà Shanti đã nói, và vô cùng sửng sốt khi nhận được thư trả lời từ Mathura của thương gia Kedernath. Anh ta cho biết cách đây 9 năm, vợ anh chết sau khi sinh con trai 10 ngày. Có lẽ cũng vì sốt ruột, thương gia này nhờ một em họ đến nhà Shanti ở Delhi tìm hiểu xem sao, và cô bé lập tức nhận ra người quen cũ, thân mật tiếp đón, thậm chí còn nhận xét anh ta béo lên so với trước.

Vị khách vốn nghĩ sẽ giúp Kedernath bóc trần một trò bịp bợm, đã sửng sốt khi nghe Shanti hỏi han nhiều chuyện ngày xưa. Để thử kỹ hơn, anh vặn hỏi nhiều câu, rồi sau đó phải van xin Shanti đừng nói nữa, khi cô bé bắt đầu nhắc đến chuyện anh ta đã tán tỉnh mình thế nào khi chồng cô đi vắng.

Nghe kể lại mọi chuyện, thương gia Kedernath Chowbey suýt ngất xỉu. Anh mang con trai đến gặp Shanti, nhưng lại tự xưng là em trai của mình nhưng cô bé kêu lên: “Anh không phải chú ấy, anh là chồng em” rồi ngã vào vòng tay anh khóc nức. Và khi cậu con trai, cũng xấp xỉ tuổi Shanti, đi vào, cô bé ôm hôn cậu như một người mẹ ôm ôm con.

Shanti còn hỏi Kedernath có giữ lời hứa lúc cô hấp hối là sẽ không đi bước nữa không, và người chồng thú nhận anh đã lấy vợ mới. Trong nhiều ngày sau đó ở Delhi, Nath đã hỏi Shanti nhiều chuyện nữa và khi trở về, anh tin chắc cô bé chính là vợ mình đầu thai trở lại.

Câu chuyện của Shanti Devi nổi tiếng đến mức chính Mahatma Gandhi cũng chú ý, yêu cầu điều tra, báo cáo về trường hợp này. Theo yêu cầu nghiên cứu, Shanti Dévi được đưa “trở lại” Mathura cùng với cha mẹ, các luật sư, nhà báo, các chuyên gia. Ngày 5.11.1935, phái đoàn đến ga Mathura và trong đám đông đến đón, cô bé lập tức nhận ra gia đình cũ của mình.

Cô bước nhanh đến một ông già, gọi “ông” và hỏi thăm về con rắn thần mà Lugdi Dévi đã gửi ông trước khi chết. Rồi cô bé dẫn cả đoàn về thẳng nhà bố mẹ chồng, rồi bố mẹ đẻ mình. Trong những ngày ở đây, cô đã tới thăm nhiều nơi chốn cũ, gặp nhiều “cố nhân” và ai qua những kỷ niệm mà cô nhắc lại, ai cũng tin chắc đây chính là Lugdi Dévi.

Điều đó khiến bố mẹ hiện tại của Shanti lo sợ rằng con gái sẽ từ bỏ họ. Bản thân Shanti cũng bị giằng xé, nhưng cuối cùng cô đã trở lại Delhi, nhất là khi cô phát hiện chồng cũ không giữ bất cứ lời hứa nào với cô. Không chỉ cưới vợ mới, Kedernath còn không cúng cho Thần Krisha 150 rupi tiền tiết kiệm mà Lugdi Dévi giấu dưới tấm ván như cô trăng trối. Dù sao, cô cũng tha thứ cho chồng và hứa sẽ không lấy ai trong kiếp này. Giữ lời hứa đó, cô sống độc thân cho đến khi qua đời vào ngày 27.12.1987.

Theo soha

0 nhận xét:

Đăng nhận xét