Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Những phần căn bản làm nên 1 bộ y phục Việt xưa

Tuỳ vào tầng lớp và địa vị mà y phục của người Việt xưa có thể đơn giản, tiện dụng, hoặc cầu kỳ, phức tạp. Song về căn bản, đa số có những phần sau:
1. Yếm:
Là tên gọi nội y thượng thể của nữ giới thời xưa. Tên gọi này đã có từ triều Nguyễn, nhưng chưa rõ xuất hiện từ bao giờ và các triều đại trước có dùng từ này để chỉ nội y phụ nữ không.
Yếm thời Nguyễn là một mảnh vải hình thoi, ôm kín lấy phần thân trước của các cô gái, hai bên có hai dải lưng, được cuộn mấy vòng quanh eo rồi buộc lại phía trước, thả buông thỏng.
12032576_1033696560028744_126542538_n
Yếm cổ nhạn thời Nguyễn
Yếm xưa có cổ rất cao và ôm rất kín, không để lộ xương cổ và hai bên eo như một số kiểu yếm ngày nay, khi khoác áo vào thì không lộ vai.
12021984_1033699766695090_22671575_n
Phụ nữ Bắc Bộ thời Nguyễn mặc yếm cổ nhạn
Cổ yếm có 2 loại phổ biến: Cổ nhạn và cổ xây.
Cổ nhạn còn được gọi là cổ xẻ,có dạng chữ V, ở viền còn có khâu nổi 3 gạch như vết chân chim, vừa để yếm không bị bục rách, vừa để trang trí.
Cổ xây là cổ tròn.
chuan-muc-lam-dep-cua-phu-nu-viet-nam-thoi-xua
Phụ nữ Bắc Bộ thời Nguyễn mặc yếm cổ tròn và khoác thụ lĩnh bên ngoài.
Chưa có nhiều tư liệu để rõ về nội y phụ nữ các thời tiền Nguyễn, nhưng có thể cũng là một dạng áo có cổ tròn như thấy trên các tượng thời Lê.
2. Áo trung đơn
Với nữ giới đây có thể là lớp áo mặc ngoài yếm. Với nam giới, đây có thể là lớp áo trong cùng. Áo trung đơn từ triều Lê về trước thường là dạng giao lĩnh, nhưng cũng có thể là đoàn lĩnh (cổ tròn). Áo trung đơn triều Nguyễn thường là dạng thụ lĩnh (cổ đứng).
Khác với áo ngoài, áo trung đơn chỉ được may bằng 1 lớp vải (gọi là “đơn”).
13493595_530224043836144_1048367217_o
Áo giao lĩnh trung đơn phục dựng bởi nhóm ĐVCP
3. Quái (褂), bào (袍)
Quái và bào là từ dùng gọi những chiếc áo mặc ngoài. Dạng cao sang (thường rộng và dài) thì được gọi là bào, dạng kém cao sang thì được gọi là quái.
Tại Việt Nam và Trung Quốc, quái và bào thường được may bằng hai lớp vải chặp vào nhau, nên mặt trong và mặt ngoài thường có màu khác nhau.
Quái và bào có thể là dạng giao lĩnh, đoàn lĩnh, hoặc thụ lĩnh, tuỳ theo tầng lớp và thời đại.
11247499_419114701613746_3661935155913597893_n
Áo bào dạng thụ lĩnh triều Nguyễn.
Thỉnh thoảng người ta còn khoác thêm một chiếc áo tứ thân bên ngoài quái và bào. (Những chiếc áo tứ thân này có thể được gọi là đối khâm, bối tử, phi phong, hoặc nhật bình).
4. Quần (裙) / Bí (帔) / Váy
Những từ trên đều được dùng để chỉ hạ y dạng tròn, không đáy. Từ “váy” rất có thể là dạng Nôm hoá của bí (帔).
Đây là lớp hạ y bên trong của nữ giới xưa, được buộc bằng dải gút. Nam giới thì mặc hạ y hai ống (trong tiếng Hán gọi là 褲 “khố”).
Vào thời Nguyễn, cả nam lẫn nữ đều mặc hạ y hai ống. Chữ “quần” từ đấy không còn được dùng để chỉ thứ hạ y không đáy nữa.
5. Thường (裳)
Thường là chiếc váy quấn ngoài y phục xưa. Cả nam giới lẫn nữ giới đều dùng.
12278764_456598324532050_3443132689725975865_n
Xiêm (thường) triều Nguyễn.
Điểm khác biệt giữa thường (裳) và váy (còn gọi là 帔 bí, 裙 quần) là váy được may kín còn thường thì không. Nữ giới xưa mặc váy ở trong, sau đó quấn thường bên ngoài. Nam giới thì mặc hạ y hai ống ở trong rồi quấn thường bên ngoài.
12250172_456604404531442_2102695524528269470_n
Tranh vẽ phụ nữ Đàng Trong thế kỷ 17 vận áo đoàn lĩnh (cổ tròn) quấn thường bên ngoài.
Ở các dạng áo vạt ngắn, thường (裳) được quấn ngoài áo. Ở các dạng áo vạt dài, thường (裳) được quấn dưới áo.
Lưu ý: ở nhiều thời đại, thường(裳) và quần (裙) không phân biệt. Quần đôi khi cũng được dùng để chỉ loại váy quấn như thường. Ngược lại loại váy đụp của phụ nữ Bắc bộ thời Nguyễn cũng được gọi là viên thường. Sự phân biệt giữa thường và quần trong bài viết này chỉ mang tính tương đối.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét