Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Vải tơ chuối - đỉnh cao kĩ thuật dệt vải của người Việt

Trải qua hàng nghìn năm phát triển, cư dân người Việt đã đưa kĩ thuật dệt lên một tầm cao mới, sánh ngang với các mặt hàng vải, lụa của Trung Quốc. Cùng với vải tơ tằm, vải đay, vải gai, vải bông…thì vải tơ chuối là đỉnh cao trong các loại vải của cư dân Việt. Nó đã chứng minh cho lối ăn, mặc, ở của cư dân Việt luôn gần gũi, gắn bó với thiên nhiên.

Trong quá trình giao thương, buôn bán với người nước ngoài, đặc biệt với người Hoa, có một sự thật không thể phủ nhận, những sản phẩm hàng hóa của người Hoa thường rất tốt về chất lượng, màu sắc phong phú…Nên sản phẩm như gấm, sa, tơ, lụa…thường được tầng lớp quan lại, vua, chúa ưa chuộng; ngay cả dân cư đều yêu thích vì chất lượng tốt. Ngược lại, những sản phẩm của người Việt cũng được người Hoa vô cùng yêu thích, như ngà voi, sừng tê giác, đồi mồi…Trong đó có một sản phẩm rất quý giá, được giới vua chúa, quan lại Trung Hoa đánh giá rất cao – Vải tơ chuối, một sản phẩm rất đặc trưng cho nền văn hóa nông nghiệp của người Việt.
Dệt vải, đó là nghề truyền thống của cư dân người Việt từ muôn đời nay. Các sản phẩm từ nghề dệt vải đều nguồn gốc từ cây cỏ, thảo mộc như: vải tơ tằm, vải đay, vải gai, bông… Tất cả đều nói lên đặc điểm của người Việt từ xa xưa, gắn bó, thân thuộc, hòa mình với tự nhiên, dựa vào tự nhiên  để sinh tồn. Trong các loại vải đó, thì sản phẩm Vải tơ chuối đã trở thành đỉnh cao của kĩ thuật dệt của người Việt,  được Trương Bột, học giả người Hoa trong sách Ngô Lục đánh giá rất cao “loại vải mịn như lượt là, mặc vào mùa nực thì mát lắm”.
Hiện nay, vải tơ chuối không thấy xuất hiện ở một vùng, hay một địa phương nào trong cả nước. Trong các di chỉ khảo cổ học, người ta cũng chưa thể tìm thấy những dấu tích của loại vải này (?!). Mặc dù ngày nay không còn loại vải tơ chuối, nhưng dựa vào các tài liệu đã ghi chép như  sách Quảng chí của Trung Quốc chép: "Ở Giao Chỉ, thân cây chuối xé ra như tơ, dệt thành vải gọi là tiêu cát, dễ rách, nhưng đẹp, màu vàng nhạt. Cũng gọi là vải Giao Chỉ." Hay sách Ngô lục của Trương Bột ghi: “Vải tơ chuối dệt bằng sợi chuối, người Philippines gọi loại vải này là vải Abaku. Loại vải này mịn, một loại hàng đặc sản được người Trung Quốc ưa chuộng, họ gọi loại vải này là “vải Giao Chỉ”. Họ ca ngợi rằng đây là “loại vải mịn như lượt là, mặc vào mùa nực thì mát lắm”. Các sách này đều do người nước ngoài ghi chép lại. Nó càng khẳng định một điều, vải tơ chuối đã từng được người Việt thêu dệt để mặc, tiến xa hơn, sản
Vải tơ chuối là một đỉnh cao của kĩ thuật dệt vải cư dân Việt, tuy nhiên loại vải này xuất hiện từ bao giờ thì đó lại là một ẩn số chưa có lời đáp? Hi vọng, trong thời gian tới, với sự nỗ lực của giới khảo cổ học, nhà sử học, chúng ta sẽ tìm thấy những dấu tích và khôi phục về một loại vải đã vang danh đất Việt.
Trải qua hàng nghìn năm phát triển, cư dân người Việt đã đưa kĩ thuật dệt lên một tầm cao mới, sánh ngang với các mặt hàng vải, lụa của Trung Quốc. Cùng với vải tơ tằm, vải đay, vải gai, vải bông…thì vải tơ chuối là đỉnh cao trong các loại vải của cư dân Việt. Nó đã chứng minh cho lối ăn, mặc, ở của cư dân Việt luôn gần gũi, gắn bó với thiên nhiên.
LƯƠNG ĐỨC HIỂN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét