Tác Giả: Lữ
Khổ sách: 13×19cm
Số trang: 196
Nhà XB: Trẻ
Năm xuất bản: 1/11/2009Đọc những trang văn của anh, ta thấy mình giàu có hơn vì tìm lại được biết bao điều vẫn còn trong ta mà tưởng như đã mất… Ta thấy mình sống lại với những niềm vui tưởng như đã cạn, những niềm yêu thương tưởng như đã vơi vì những năm tháng trầm luân của đời người.
(Hoàng Ngọc Tuấn)
Đây là bài viết về sách trên báo Sinh Viên Việt Nam
Sự quyễn rũ của sách
HỌC LÀM PHÉP LẠ
Lữ (tên thật Lữ Thế Cường), một nhà văn trẻ gốc Việt, rời quê hương Việt Nam định cư ở Hà Lan năm 11 tuổi. Đến nay đã hơn 30 năm, tuy dùng tiếng Hà Lan như tiếng mẹ đr, những anh vẫn viết văn bằng tiếng Việt. Những cuốn tản văn, truyện ngắn in trong nước của Lữ như 'Tôi ươm ánh Mặt Trời' được nhiều bạn trẻ mến mộ, xem như một hiện tượng thú vị.
Là một người làm công tác xã hội, nhà văn Lữ thường xuyên đi nhiều nước châu Âu, tiếp xúc với nhiều cộng đồng. "Con người ở đâu cũng giống nhau. Ai cũng có những cái đẹp, thiện tâm ở trong mình. Nhưng con người ngày hôm nay bận rộn quá. Dường như họ quên cả sống, quên cả cười. Thế là Lữ viết như để tha thiết nhắc nhở mọi người nhớ dành thời gian để sống, để mang đến cho nhau nụ cười hạnh phúc..." Cái "tâm viết" dễ thương ấy tự nó đã là một cái tứ quá chân thành. Nó đi cùng Lữ trong nhiều câu chuyện mà vẫn ko khiến bạn đọc cảm thấy khiên cưỡng.
Trong những tuyện ngắn hay tản văn, Lữ không thuyết giáo theo kiểu châm ngông sống, cũng không kể chuyện hạt giống tâm hồn. Lữ viết những câu chuyện nhỏ nhặt, những cảm xúc xảy ra trong đời sóng thực của một con người đứng giữa làn ranh văn hóa Đông- Tây. Chân thành, nên sức quyến rũ của những câu chuyện thật đáng kể, như những câu Lữ viết như khi thương yêu, ta giúp người ta thương nở được một nụ cười. Lữ chiêm nghiệm giá trị của thời gian bởi điều kiện đầu tiên để cho ta tiếp xúc với hạnh phúc chính là thời gian. Có thời gian sự sống trở nên sâu sắc và ngọt ngào: Đừng bận rộn, hãy cho mình một ít thời gian để sống, để làm phép lạ...
Bạn đọc trẻ có lẽ là những người thích thú hơn hết với những trang viết của Lữ. Một cách đơn giản, nó nhắc nhở ta những điều gì đẹp đẽ có mặt trong đời sống mà chúng ta vô tình quên đi. Gấp lại trang sách, bạn ko thể quên những câu như trong tản văn "Em phải sống" Em chết đi nghĩa là em bỏ cuộc, bỏ đi ước mơ xây dựng Trái Đất tuyệt đẹp của chúng ta rồi. Tôi cần em vô cùng. Tôi cần tình thương và niềm vui của em. Một ngày chưa tha thứ và buông bỏ được niềm đau, là một ngày em chưa thực sự sống, với tất cả ước mơ sâu sắc của mình".
Lữ vẫn mơ ước viết một cuốn sách thật hay cho những người trẻ sống ở quê nhà. Những trang sách không xuất phát từ tham vọng lý thuyết cao siêu mà khởi đi từ thực tế đời sống gần gũi nhất.
Sách của Lữ dễ làm người ta liên tưởng đến Hoàng tử bé hay Con lừa và tôi, những trang văn chan chứa lòng thánh thiện và tình yêu cuộc sống. Đôi lúc chớp lóa, bất ngờ, đẹp như một vệt cắt thơ, đôi lúc hồn nhiên, thú vị, đẹp như một câu thoại trong đời sống. Có lẽ đó là lý do để người ta nhớ mãi Lữ và những trang viết của anh.
01 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
02 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
03 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
04 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
05 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
06 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
07 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
08 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
09 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
10 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
11 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
12 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -AiHoa.mp3
13 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
14 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
15 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
16 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
17 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -AiHoa.mp3
18 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
19 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -AiHoa.mp3
20 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -AiHoa.mp3
21 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
22 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
23 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
24 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
25 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
26 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
27 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
28 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
29 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
30 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
31 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
32 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
33 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
34 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
35 http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
36end http://thuvienaudio.net/online/yahuy/tr ... -XKhoa.mp3
Nhà văn Lữ: “Dịch” niềm vui sang niềm vui!
Vài năm gần đây, Lữ đã có một số cuốn tản văn, truyện ngắn in trong nước: Chàng tóc đẹp và Cái sân vuông và nơi thờ Phật (NXB Phương Đông, 2008) cùng nhiều bài tuỳ bút công bố trên mạng. Anh lôi cuốn bạn đọc bằng một giọng văn đằm thắm, tinh tế và luôn đem lại những trải nghiệm bình yên, hạnh phúc. Một người tha hương có lối văn lạc quan, yêu đời hiếm thấy.
Nhân cuốn tản văn Tôi ươm ánh mặt trời vừa được ra mắt vào cuối năm 2009, Sài Gòn Tiếp Thị có cuộc trao đổi với Lữ qua email…
Bức ảnh thời thơ ấu của Lữ bên mẹ luôn được lưu giữ trong máy tính để nhìn ngắm và hồi tưởng về mẹ và quê nhà
Guy Claxton, nhà tâm lý học Anh nói rằng, tăng tốc là bản năng thứ hai của con người. Hình như anh đang chống lại cái bản năng này?
Con người ngày hôm nay bận rộn quá. Tôi có cảm tưởng như họ quên sống. Có những người quên cả nụ cười. Tôi may mắn có một người bạn gái, ngày nào cũng tìm cách làm cho tôi cười nhiều lần. Đó chính là tình thương. Khi thương yêu, ta giúp người ta thương nở được một nụ cười. Tình thương mang đến niềm vui, hạnh phúc. Điều kiện đầu tiên để cho ta tiếp xúc với hạnh phúc là thời gian. Đánh mất thời gian ở trong đời sống là ta đánh mất hết tất cả. Có thời gian, sự sống của ta sẽ trở nên sâu sắc và ngọt ngào hơn. Ta “thấy” nhiều hơn. Nói cho đúng thì tôi không chống lại một cái gì cả. Tôi không phí thời gian để chống. Tôi cần thời gian để sống. Tôi đã gặp nhiều người suốt đời chỉ biết tranh đấu và chống đối thôi. Biết sống thật đẹp, là cách đóng góp hay nhất, để xây dựng một xã hội lành mạnh. Tất cả những gì tốt đẹp đều phải bắt đầu từ đó. Viết văn cũng vậy.
Tôi ít tìm thấy dấu vết lý tính của những người “Tây học” trong văn chương của Lữ. Có phải anh đã chủ động mở lối đi vào người đọc bằng sự rung cảm, đồng cảm, thấu cảm trước khi chạm vào lý trí của họ?
Tôi sống ở phương Tây hơn 30 năm rồi. Và hội nhập xã hội Hà Lan từ năm 11 tuổi. Nhờ thông thạo tiếng Hà Lan và tiếng Anh, tôi không có khó khăn để tiếp xúc với những người phương Tây. Tôi thấy họ không khác người Việt mình bao nhiêu. Ta thường cho rằng người phương Tây lý trí, và người phương Đông tình cảm hơn. Điều này tôi thấy không đúng mấy. Người phương Tây tình cảm lắm, có khi còn hơn người Việt mình nữa. Cái tôi nhận ra sau khi sống hơn 30 năm ở phương Tây, đi nhiều, gặp gỡ, sống chung với nhiều sắc tộc, là con người rất giống nhau. Mỗi con người đều có những cái đẹp ở trong mình. Và mỗi con người đều có khả năng có hạnh phúc. Khi có hạnh phúc, con người trở nên sáng tạo.
Vâng, những cụm từ như “sự sống đẹp, là quý báu vô cùng”, “cuộc đời thật đẹp”, “ta yêu đời, yêu sự sống”… cứ lặp đi lặp lại với tần suất cao trong những tản văn, truyện ngắn của anh…
Nhà văn Lữ : Lữ, tên thật là Lữ Thế Cường, sinh năm 1968 tại Nha Trang, sang Hà Lan năm 11 tuổi; tốt nghiệp trung học Atheneum Hà Lan năm 1988; tốt nghiệp tin học tại Hà Lan năm 1992; trau dồi Hán học tại đại học Leiden, Hà Lan; dành hơn 15 năm để chiêm nghiệm, tìm hiểu về ý nghĩa của đời sống; từng giảng dạy tại nhiều quốc gia về nếp sống tâm linh; hiện định cư, làm việc công tác xã hội, giúp người già và trẻ em tại Hà Lan. Lữ viết văn từ năm 2007.
Có thể nói tôi cố ý lặp lại. Đời sống không đơn giản thật, nhưng chính vì vậy mà nó đẹp. Tôi chưa nghe ai nói thái độ lạc quan trong khi viết văn của tôi làm cho họ mất hứng thú trong khi đọc. Ngược lại là khác, bạn đọc thường đến với tôi với hy vọng được nhắc lại một điều gì thật đẹp, vẫn còn đang có mặt trong đời sống của họ. Quá nhiều nhà văn cố ý nhấn mạnh tới khổ đau, và những điều bất như ý trong cuộc sống. Một câu chuyện hay, thì phải khiến cho độc giả chảy nước mắt? Tôi muốn độc giả của tôi mỉm cười. Tôi ước mơ viết một cuốn sách thật hay cho những người trẻ sống tại Việt Nam. Người trẻ cần một hướng đi đẹp. Hướng đi đó, theo tôi, không đến từ một lý thuyết thật hay của một nhà lãnh đạo, hay một nhà đạo đức nổi tiếng nào. Họ không cần phải tìm kiếm nó ở một tương lai xa xôi.
Anh tư duy theo ngôn ngữ nào?
Hồi mới học tiếng Hà Lan, cô giáo tôi hỏi: “Em suy nghĩ bằng tiếng gì? Tiếng Việt hay tiếng Hà Lan?”. Bây giờ thì tôi không còn băn khoăn với câu hỏi đó nữa. Đôi khi tôi đọc một tác phẩm bằng tiếng Hà Lan, nhưng khi nhớ lại những câu văn trong đó, thì lại nhớ bằng tiếng Việt. Hoặc tôi hồi tưởng một câu nói của mẹ tôi, lại bằng tiếng Hà Lan. Ngôn ngữ chỉ là cái lớp vỏ bên ngoài. Ta nắm vững ngôn ngữ tới một mức nào đó, thì lớp vỏ đó sẽ vỡ ra, và ta tiếp xúc được với linh hồn ở bên trong. Cả hai nền văn hoá Hà Lan và Việt Nam đều góp phần làm giàu con người của tôi. Một người bạn, khi dịch văn tôi ra tiếng Hà Lan, tâm sự: “Tôi dịch thật dễ dàng, đôi khi tôi có cảm tưởng như anh đã viết bằng tiếng Hà Lan, chứ không phải bằng tiếng Việt”. Tôi rất thích thú với nhận xét này. Tôi viết tiếng Việt vì tôi yêu thương và thường xuyên nhớ về quê hương của mình. Tôi muốn đến gần với những độc giả người Việt Nam.
Anh có thường về Việt Nam? Cảm xúc khi văn chương mình nhận được sự yêu mến nơi quê nhà?
Tôi không thường xuyên về Việt Nam. Lần cuối cùng tôi về Việt Nam là năm 2005, cách đây gần năm năm rồi. Trong gia đình, tôi nói tiếng Việt với người lớn, với các cháu thì dùng tiếng Hà Lan. Ra đường thì dùng toàn tiếng Hà Lan. Tôi vừa cảm động và không tránh khỏi ngạc nhiên một ít, khi biết nhiều người, nhất là những người trẻ trong nước thích đọc sách của Lữ. Tôi muốn có dịp gặp gỡ họ và hy vọng sẽ thực hiện điều đó trong năm tới.
Xin cám ơn anh.
Nguyễn Vĩnh Nguyên thực hiện
____________________________________________________________
Đọc tản văn của Lữ
Lữ tên thật là Lữ Thế Cường, sinh năm 1968, hơn 30 năm qua định cư ở Hà Lan. Hai tác phẩm xuất bản năm 2008 là “Chàng tóc đẹp” và “Cái sân vuông và nơi thờ Phật”, và tác phẩm “Tôi ươm ánh mặt trời” xuất bản 2009. Những ai thích đọc dạng tản văn, nếu không tìm mua được tác phẩm xuất bản bằng sách, có thể đọc online tại trang web http://tienve.org/ (search Lữ ở mục tác giả)
Tản văn của Lữ dễ đọc bởi sự mộc mạc, trong sáng đến lạ lùng. Đa số là những tâm tình về cuộc đời mà chủ yếu là niềm vui sống, đón nhận cuộc đời bằng tình yêu thương và ánh mắt mới lạ. “Tôi mời em đến thăm một nơi, mà em chưa từng bước tới. Ở đó, em cần dùng đôi mắt để nhìn, và đôi tai để nghe. Không nhìn, và không nghe, thì thế nào em cũng cho rằng đó là một nơi quen thuộc. Chúng ta vẫn có thói quen cho rằng mình đã biết. Có khi, ta còn cho rằng mình biết nhiều hơn người kia. Ta biết nhiều hơn, giỏi hơn, có giá trị hơn. Nhưng ở một nơi hoàn toàn xa lạ, chúng ta phải buông bỏ cái biết của mình đi để mà nhìn, mà nghe, mà ngạc nhiên với những gì đang có mặt.
…Tôi khám phá một nơi hoàn toàn xa lạ từ bao giờ? Từ bây giờ, em ạ. Chúng ta chỉ sống thật sự từ giây phút này mà thôi. Ở giây phút này, chúng ta có hạnh phúc. Không phải trong thế giới ấy không có khổ đau, và những điều bất như ý. Nếu em đã trải qua nhiều sóng gió trong cuộc sống, đã quằn quại vì những bất công xảy ra trong cuộc đời mình, thì em có thể yên tâm: ở một nơi hoàn toàn xa lạ, sóng gió chỉ làm hạnh phúc của chúng ta lớn lên mà thôi. Em nghe anh nói không? Sóng gió chỉ làm cho chúng ta thêm vững bền, và chín chắn.”(Trích “Ở một nơi hoàn toàn xa lạ (I)”
“Khi nào rảnh rang, chúng ta lại nắm tay nhau, trở về thăm khu rừng năm xưa. Có thời gian, chúng ta có tất cả.Cuộc đời này cứ còn hoài, và mới hoài để cho chúng ta vui sống” (Trích “Em nhớ báo tin mừng”)
“Mỗi khi, có niềm tin vào sự sống, thì đôi mắt em sáng ra. Trong đôi mắt ấy, tôi thấy một nụ cười. Dù đang đi qua một giai đoạn khó khăn, nhiều khổ đau, thì đôi mắt cũng có thể cười được” (Trích “Mỗi nụ cười là một bài thơ”)
Tôi nhớ một lần đọc ở đâu đó, bức tranh được nhiều người đặt cover lại nhiều nhất là bức “Đêm đầy sao” của Van Gogh. Bản thân tôi là một kẻ mù tịt về hội họa, nhìn bức tranh như một người mù, không hiểu nó đẹp ở đâu nữa. Điều đó được Lữ lý giải thật đơn giản và gần gũi “Những bức tranh nằm trên khung vải và những bức tranh nằm trong sự sống. Những bức tranh đó đẹp lắm. Mà cái làm cho những bức tranh trở nên đẹp là tình người. Chính tình thương đã khiến cho những bức tranh của Van Gogh trở thành vô giá. Kỹ thuật vẽ của Van Gogh ư? Nó nằm ở tấm lòng của chàng. Chàng Van Gogh đã rong chơi thoả thuê, đã vẽ và để lại cho cuộc đời một tấm lòng, một đôi mắt. Em hãy dùng đôi mắt đó mà nhìn tranh Van Gogh. Em hãy nhìn đôi mắt đó mà nhìn cuộc đời. Và hãy biết rong chơi.”(Trính “Đôi mắt của Van Gogh”). Với Lữ, nếu ta nhìn cuộc đời bằng con mắt của tình người, tình yêu thương, thì ta sẽ không lưu lạc trong cuộc đời, mà ta sẽ “rong chơi trên quả đất xinh đẹp này.”
Có cả những hơi thở triết lý được thổi vào một cách nhẹ nhàng: “Ta thổi một hơi thật dài vào con đường không. Ta thổi với tất cả niềm tin rằng con đường sẽ phát ra một tín hiệu. Nơi nào có tín hiệu, thì nơi đó có sự sống. Ta nhìn quanh, tìm cho ra một bàn tay nâng đỡ. Nếu cần, ta gọi lớn: ‘Này, có ai đó không? Tôi đang cần sự giúp đỡ. Hãy mang đến cho tôi một bàn tay, đánh thức con đường không dậy.’ Con đường không: thiếu vắng một niềm vui.
Con đường không dẫn đến nơi dừng lại. Dừng lại của hạnh phúc, và dừng lại của khổ đau. Con đường dừng với không một lời trách móc, ghen tuông hay hờn dỗi. Con đường không còn đôi mắt long lanh ánh sáng. Không còn những cái nhìn để thấy, để thương, hoặc để ghét. Ta đặt một bàn tay, hai bàn tay lên con đường không, mà ấn xuống. Hãy ấn xuống cho thật đều, nhịp nhàng, và kiên nhẫn. Con đường không: không còn tiếng tim đập. Ấn xuống và gọi trái tim trở về với nhịp sống.
Con đường không có một điểm tới, dừng lại nơi vô định. Vắng cả một niềm hoang mang, tìm kiếm. Không một ai tìm ai ở trên con đường không phẳng lì, vô cảm. Tất cả mọi sự đi tìm, tranh đua, ganh tỵ, phê phán đều rơi vào khoảng không của con đường vắng lạnh. Ta có thể gởi tới con đường một tiếng hét thật lớn, hy vọng đánh thức con đường dậy. Con đường không còn cả những giấc ngủ bình an…”(Trích “Con đường không”)
Trong những tản văn ngăn ngắn ấy, thiên nhiên hầu như luôn có mặt, thật gần gũi, hoặc bằng những cảm nhận thật lãng mạn, “Em có bao giờ nhìn thấy vẻ đẹp của một ngày mưa rơi chưa? Trời mưa nơi đó đẹp lắm. Mỗi giọt nước là một viên kim cương long lanh. Buổi sáng, pha một ly trà nóng, nướng một ổ bánh mì, em có thể vừa ăn sáng, vừa ngắm những hạt kim cương bám đầy mặt kính của chiếc cửa sổ trước nhà.”(Trích “Ở một nơi hoàn toàn xa lạ (II)”);hoặc bằng mối liên hệ từ cây cối, cỏ hoa nói đến tình yêu thương cuộc đời. “Địa lan đã bắt đầu ra hoa rồi. Hôm qua, đi chơi giữa rừng thông,bên cánh đồng cải hoa vàng, tôi bắt gặp những giò địa lan thật xinh đẹp…Mỗi giò địa lan là một nụ cười của mùa xuân. Không có nụ cười nào là dư thừa. Mỗi lần cười là một lần hạnh phúc. Lúc nào, khi trở về trái đất, mùa xuân cũng hiến tặng chúng ta những nụ cười…” (Trích “Mùa xuân, em bé sơ sinh”); hay “Nhiều khi, tôi nghĩ tới những cây tùng xanh đầu làng với một tấm lòng biết ơn. Dù tôi có buồn hay vui, thì những cây tùng vẫn xanh tươi, mạnh mẽ… Tôi có đi đâu thật xa, thật lâu, thì khi trở về, cây tùng vẫn xanh tươi đón nhận tôi…Không có cây tùng, là ta thiếu đi một sự góp mặt thật đẹp vào trong cuộc sống. Em cũng phải là một cây tùng. Nụ cười của em là màu xanh của lá. Ánh mắt em là giọt sương long lanh trên cành vào những buổi sáng tinh mơ. Tình thương em là những chiếc rễ ăn sâu trong lòng đất. Niềm tin em là đọt cây vươn cao lên mãi, dù phải đi ngang qua những tháng ngày băng giá…” (Trích “Em phải sống”)
Và như một lời nhận xét thật sâu sắc của tác giả “Hình như là tình yêu”, “Đọc những trang văn của anh, ta thấy mình giàu có hơn vì tìm lại được biết bao điều vẫn còn trong ta mà tưởng như đã mất... Ta thấy mình sống lại với những niềm vui tưởng như đã cạn, những niềm yêu thương tưởng như đã vơi vì những năm tháng trầm luân của đời người.” “Đó là những trang văn được viết ra từ một tâm hồn đầy nước trong và trời xanh”.
Với riêng tôi, lâu lắm mới đọc lại được những tản văn với lối hành văn mình rất yêu thích. Đó như là những khoảng lặng giữa cuộc sống hối hả, một ngày như mọi ngày này. Thông điệp “cuộc đời đẹp lắm, hãy biết đón nhận và trân trọng nó” không phải được thể hiện theo kiểu châm ngôn, rao giảng như rất nhiều sách vở trên quầy kệ hiện nay, mà là cuộc chuyện trò rả rích cùng “em” như đi từ con đường này qua con đường khác, mùa xuân này qua mùa xuân khác, phương trời này qua phương trời khác.
Đọc Lữ trong nỗi nhớ da diết thành phố Amsterdam một lần tôi được dừng chân. Những con đường làng vắng tênh, dòng kênh buồn trong sắc lá ánh đỏ chiều mùa thu…
Đọc Lữ trong một buổi sáng trời dịu dàng, như mơ hồ nghe bên tai “Sài Gòn mùa xuân còn thoáng lá vàng bay…”
___________________________________________________________
Tôi ươm ánh Mặt Trời
Dưới chân đồi, tôi có ươm một ánh mặt trời. Ngày mai, mặt trời lên, và mọi loài sẽ vui tươi, sung sướng. Những nhà khoa học cho rằng trái đất quay quanh mặt trời. Họ không biết gì cả. Những ánh mặt trời xuất hiện vào buổi sáng là do tôi ươm trồng đó em. Đôi khi, tôi phải ủ mặt trời cả ngàn năm, trước khi nó chín muồi, và dùng được vào buổi sáng. Mặt trời là một thứ trái cây. Hoặc em gọi mặt trời là một thứ hạt. Ta gửi hạt cho đất, và đất làm cho hạt nảy mầm, lên cây.
………………………….
0 nhận xét:
Đăng nhận xét