Sau giải phóng , Dệt Thành công là xí nghiệp dệt lớn nhưng do không được quan tâm và đổi mới kịp thời nên máy móc dần hao mòn, hỏng hóc. 80% dây chuyền tạm ngừng sản xuất. Công nhân không việc làm, đời sống ngày một quẫn bách.
Lúc
này Dệt Thành Công cần ngoại tệ để mua phụ tùng và nguyên liệu. Nhưng
Nhà nước không có ngoại tệ cấp cho doanh nghiệp. Xí nghiệp muốn tự vay
vốn ngân hàng bằng ngoại tệ, chủ động mua sợi rồi dệt thành vải để bán
cho các doanh nghiệp du lịch, cảng biển và xuất khẩu thủy sản để thu lại
ngoại tệ. Thế nhưng theo qui định, phương án này phải được bộ chủ quản
duyệt. Nhưng tự sản xuất theo kế hoạch riêng rồi tự bán ra ngoài… toàn
những điều cấm kỵ này mà đưa ra Hà Nội không được duyệt, thậm chí còn bị
kỷ luật.
Sau
nhiều trăn trở, ông đã nghĩ được một cách. Lãnh đạo Bộ Công nghiệp nhẹ
có nhân vật đổi mới, thoáng nhất là thứ trưởng Vũ Đại. Muốn thuyết phục
được ông này thì phải gặp riêng và nhất định không phải ở bộ. Thế là
đúng lúc thứ trưởng Vũ Đại vào Nam công tác, ông Hà đem một phương án
này ra đệ trình. Cuối cuộc trao đổi, ông Đại hỏi: “Ừ, hay đấy!
Nhưng tớ ký có sao không?”. “Anh phải ký ngay thì cái hay mới thành sự
thật. Chứ đem ra bàn thì hỏng!”. Roẹt! Thứ trưởng ký!
Thế
là mọi việc đã ổn, Bộ đã đồng ý. Tháng 8-1980, họ âm thầm xuất lô hàng
đầu tiên cho các công ty du lịch, thủy sản lấy ngoại tệ.Thật bất ngờ,
người ta tranh nhau mua, có người còn đặt tiền trước, hẹn hò khăng khít
lắm.
Trong
đầu ông Hà nảy ra một phép tính mới. Lập tức ông hoãn ngày xin dấu,
viết lại phương án 2. Phương án này xin vay số tiền gấp chín lần phương
án cũ: 1,7 triệu USD. Không chỉ thế, ông Hà còn biến phương án 2 thành
bản thuyết trình xin cơ chế riêng để Dệt Thành Công thoát khỏi cơ chế
chỉ tiêu, tự hạch toán kinh doanh; được mở tài khoản tại VCB; được
giao dịch và trực tiếp xuất nhập khẩu; được khoán quĩ lương. Thành Công
chọn cách ra Hà Nội trực tiếp thuyết trình trước hội nghị của bộ về
phương án của
mình. Đã được tính toán trước, hội nghị tiến hành đúng thời điểm những
nhân vật “nguyên tắc”... đi vắng. Ông Hà đọc phương án và bảo vệ như
luận án tiến sĩ. Thứ trưởng Vũ Đại chủ trì đồng thời đóng vai trò người
hướng dẫn luận án.Sau bốn tiếng vã mồ hôi bởi sự chất vấn, cuối cùng bộ
đã đồng ý. Liên hiệp Dệt được phép soạn hẳn một qui chế cho Dệt Thành
Công.
Theo
cơ chế mới này, Dệt Thành công có thể triển khai theo đúng kế hoạch.
Tiền, hàng, lợi nhuận ra vào như nước. Cuối năm đó không những trả hết
vốn vay, Thành Công còn lãi gần 1 triệu USD. Đến năm 1981 quĩ ngoại tệ
của Thành Công đã là 1,3 triệu USD, lương lao động cao gấp sáu lần doanh
nghiệp khác.
Cách thức áp dụng kế sách trong kinh doanh
Doanh
nghiệp Dệt Thành công đã tìm ra được cách thức “Giấu trời qua biển” để
có thể thực hiện được những dự án cứu sống cả một xí nghiệp dệt với hàng
ngàn công nhân. Giấu trời ở đây được biểu hiện ở chỗ Dệt Thành công đã
khéo léo từng bước tìm ra con đường để thu được ngoại tệ về cho xí
nghiệp, vượt qua những rào cản của cơ chế cũ, của những quan niệm cũ và
hàng loạt các quy chế hành chính nhiêu khê, gây khó khăn cho doanh
nghiệp muốn đổi mới.
|
Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012
Kế sách “Giấu trời qua biển”
21:12
Hoàng Phong Nhã
No comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét