- Trách nhiệm đối với công việc: Vì công việc được phân công là lý do để các tổ nhóm tồn tại: tất cả những yếu tố khác chỉ là yếu tố phụ. Chính vì thế: đạt được mục tiêu công việc hay nói cách khác là đảm bảo nhiệm vụ của nhóm được hoàn thành là trách nhiệm chính của người lãnh đạo nhóm.
- Trách nhiệm đối với từng cá nhân: bao gồm:
- Hỗ trợ và khuyến khích mỗi cá nhân trong nhóm: người lãnh đạo nhóm phải luôn sẵn sàng và có thể giúp đỡ, hướng dẫn và hỗ trợ các cá nhân trong nhóm. Điều này đòi hỏi cách tiếp cận tích cực và chia sẻ hơn bất kỳ kỹ năng quản lý nào khác. Những câu hỏi phải trả lời: 1. Tôi có luôn bên cạnh các thành viên trong nhóm khi họ cần tôi không? 2. Tôi có thừa nhận những nỗ lực và thành tích của mỗi cá nhân không? 3. Tôi có khen thưởng công khai và phê bình nhỏ nhẹ kô? 4. Tôi có khuyến khích mọi người hết lòng vì công việc chung của nhóm ko?
- Phân công công việc phù hợp với khả năng của từng cá nhân: tránh phân công công việc quá dễ hoặc quá khó so với năng lực của cá nhân cụ thể, vì như thế sẽ gây ra những vấn đề tiêu cực, kô đảm bảo được tính khích lệ, hiệu suất, hiệu quả công việc. Vài phương án bố trí công việc đề xuất: 1. phối hợp các cá nhân có năng lực chênh lệch làm các công việc để có sự hướng dẫn, giúp nhau nâng cao năng lực; 2. Yêu cầu chất lượng công việc cao hơn: tiêu chuẩn hay thời gian hoàn thành; 3. Phân chia công việc thành nhiều phần nhỏ; 4. Đào tạo lý thuyết hoặc qua công việc.
- Giải thích rõ vai trò của từng cá nhân đối với công việc chung của nhóm: nhằm mục đích ngăn chặn tác động tiêu cực của: sự mâu thuẫn và mơ hồ về vai trò. Có thể lập bảng mô tả công việc bao gồm các hạng mục: những việc cần làm, vai trò cá nhân, trách nhiệm cá nhân, hiệu quả công việc mong muốn, hướng phát triển.
- Đánh giá cách thực hiện công việc của từng cá nhân: tích cực và cụ thể.
- Bảo vệ cá nhân: các cá nhân cần được bảo vệ trước những thành viên khác trong nhóm, trước những nhóm khác, hay trước những tác nhân bên ngoài và cũng có thể là trước chính bản thân họ. Một vài việc đề xuất: 1. Hạn chế các lời nói làm thương tổn người khác; 2. Xóa bỏ việc phân chia bè phái; 3. Bảo vệ các cá nhân trong nhóm trước những chỉ trích từ bên ngoài; 4. Khuyến khích những cá nhân có kinh nghiệm giúp đỡ, hướng dẫn cho những cá nhân đang cố gắng tự lực.
- Trách nhiệm đối với cả nhóm: bao gồm các trách nhiệm:
- Bày tỏ tâm huyết đối với nhóm.
- Lập ra và thỏa thuận các mục đích, mục tiêu chung và cụ thể để mọi người biết được những gì cần làm và tại sao lại cần phải làm.
- Bảo đảm các tiêu chuẩn và chuẩn mực chung của nhóm luôn được duy trì.
- Hỗ trợ cho nhóm khi gặp khó khăn.
- Đại diện cho cả nhóm trước lãnh đạo cấp trên.
- Đại diện cho lãnh đạo cấp trên trước nhóm.
- Phối hợp nhóm với các nhóm khác hoặc các bộ phận khác.
Trích: Thuật Lãnh Đạo Nhóm - Dẫn Dắt Nhóm Đến Thành Công - Bộ Sách Tăng Hiệu Quả Làm Việc Cá Nhân - Business Edge - Học Để Thành Công|Học Để Làm Giàu - Nhà Xuất Bản Trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét