Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012
VỀ MỘT SỐ THƯ LIỆU CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM- Nguyễn Kỳ Phong
10:58
Hoàng Phong Nhã
No comments
Trong cuộc
chiến đấu nào, hiểu nhiều về đối
phương cũng là một lợi điểm.
Điều đó ai cũng biết. Kẻ hở của
đối phương thường đến từ
tư tưởng của họ. Đọc sách của
người Cộng Sản ta thấy được
sự che dấu và ngụy tạo lịch sử. Và chúng ta
dùng sách của họ để chất vấn chính họ
là một cách tranh luận, chiến đấu hữu
hiệu nhất. Một số sách sau đây cho chúng ta
một cái nhìn tổng quát vào cơ cấu nhân sự và quân
sự của Cộng Sản Việt Nam.
QUYỂN SÁCH CHUNG
MỘT BÓNG CỜ
Đây là một
tuyển tập hồi ký của nhiều đảng viên,
cảm tình viên Cộng Sản. Sách do Nguyễn Văn Linh
nhuận bút (đại khái như là chủ bút). Hội đồng
chỉ đạo biên tập và ban biên tập gồm
những khuôn mặt quan trọng của Cộng Sản
ở miền Nam. Quyển sách này cho ta thấy "ai là
ai" trong hàng ngũ Cộng Sản ở miền Nam.
Nguyễn Hữu Thọ, Trần Văn Trà, Trần Nam
Trung, Trần Bạch Đằng, Ung Ngọc Kỳ, v.v. Sách
dầy gần 1,000 trang, viết theo loại hồi ký,
kể lại những hoạt động của hơn
100 nhân vật. Sách đồng vạch mặt một số
cán bộ, cảm tình viên nằm vùng của Cộng Sản
Việt Nam. Một vài văn nghệ sĩ hiện sinh
hoạt với chúng ta đã là cảm tình viên có tuyên thệ
với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN. Sách
này tương đương như một niên-giám về
Mặt Trận Giải Phóng.
QUYỂN SÁCH LỊCH
SỬ KHÁNG CHIẾN SAIGON-CHỢ LỚN, 1945-75
Sách dầy 800 trang,
thuộc dạng tuyển-tập. Tương tự như
quyển Chung Một Bóng Cờ, nhưng thiên về
quân sự hơn. Sách do Võ Chí Công chủ biên (chỉ
đạo). Đây là một cuốn sách quí cho bạn nào
muốn biết về các nhân vật quân sự của
Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Cộng Sản
Bắc Việt (CSBV). Sách ghi nhiều chi tiết quan
trọng về nhân sự và guồng máy kháng chiến
của Cộng Sản từ thời chống Pháp. Hầu
hết các nhân vật hiện thời trong chánh quyền-quân
sự đều có tên trong sách.
Chúng ta biết
được gốc gác các tay như Cao Đăng
Chiếm (viên đại-tá ra lệnh bắt giam cải
tạo tất cả quân nhân công chức Miền Nam sau
năm 1975). Liên hệ giữa các tay kháng chiến kỳ
cựu như Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn Trấn, Lê
Duẫn, Võ Chí Công, Trần Văn Trà, Nguyễn Vẵn Linh,
Võ Văn Kiệt. Sách có nhiều chi tiết về Bình Xuyên
và tại sao Bình Xuyên theo theo Pháp, rồi sao đó lại
chống lại Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Hay là tên
tuổi các tay đặc công quan trọng chuyên ám sát
hiện đang quản trị guồng máy chính quyền
tại Saigon-Hà Nội. Sách đồng thời ghi lại
các địa điểm bí mật chứa vũ khí cho
cuộc tổng công kích Mậu Thân 1968. Hay nhất là
địa chỉ và tên các chủ nhà ở mỗi
địa điểm.
QUYỂN SÁCH TỰ
ÐIỂN BÁCH KHOA QUÂN SỰ VIỆT NAM
Hơn một ngàn
trang từ điển về quân sự và nhân vật quân
sự. Tuy nói là quân sự Việt Nam, nhưng sách có
liệt kê các tướng lãnh, chiến dịch quân sự
của ngoại quốc (thí dụ như thống
tướng Nga Veroshilov, chiến dịch Belarussia, chiến
dịch Normandie, tên các nhân vật Hoa Kỳ). Sách liệt kê
khá nhiều về các tướng lãnh, chiến binh của
Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên rất thiên vị:
Những tướng lãnh, cựu chiến binh mặc dù lão
thành và có tiếng, nhưng vì chống lại Đảng và
đường lối cầm quyền của Cộng
Sản Việt Nam, nên không được liệt kê vào
sách.
Sách do Thượng
Tướng Đào Đình Luyện làm chủ biên, và ban biên
tập gồm các tướng như Đặng Vũ
Hiệp (Tham Mưu Trưởng Mặt Trận B3, Tây Nguyên
vào thời 1975), Hoàng Minh Thảo (Tư Lệnh Mặt
Trận Tây Nguyên), Nguyễn Thới Bưng (Tư Lệnh
Quân Khu 7 và 9 ở Miền Nam). Ngày tháng và lý lịch cá nhân
của của các tay quân sự Cộng Sản Việt Nam
là một điểm quí của quyển tự điển
này.
SÁCH HỒI KÝ
CỦA CÁC TƯỚNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Trong chế
độ Cộng Sản, viết sách ghi lại chi
tiết lịch sử rất khó. Khó không phải là không có
điều kiện viết, mà khó là vì cấp trên
(Đảng Cộng Sản Việt Nam) kiểm soát ý
tưởng của tác giả. Ở Việt Nam, nhiều
tướng lãnh muốn viết nhưng không nhà xuất
bản nào dám in, hay xin được giấy phép xuất
bản.
Hồi ký quân sự
của Cộng Sản Việt Nam phần lớn do các
cấp tướng viết. Một số đại tá
cũng có sách. Nhưng đây là các đại tá quan
trọng của những ngành như Đặc Công và Tình
Báo. Đọc sách quân sự của họ ta thấy
được nhiều điểm hay, nhưng nhiều
khi thấy cười vì tính cách thiếu sự thật và
phóng đại của họ. Các ông này viết sách hình
như viết theo trí nhớ và không có các con số chính xác
trong tay. Nhiều trường hợp họ tiêu diệt
số quân Mỹ nhiều hơn số quân Mỹ đang có
mặt trong vùng. Hay là họ bắn rớt số
trược thăng nhiều hơn số trực thăng
được trưng dụng cho một đơn
vị.
Chúng ta đọc
sách nhưng không vội tin vào sách, nhất là sách của
Cộng Sản. Chúng ta đọc sách để so sánh
những con số và chi tiết họ đưa ra, và
từ đó ta thấy được sự bóp méo lịch
sử của những người Cộng Sản.
SÁCH CỦA VÕ NGUYÊN
GIÁP
Đối với
tôi, Võ Nguyên Giáp là người viết sách về sử và
quân sự tệ nhất so với các tướng khác. Tôi
không hiểu ông Bùi Tín thấy gì ở tướng Giáp mà
khen ông này đáo để. Ông Giáp có thể là một
tướng giỏi về tham mưu (ông ta chưa cầm
quân một ngày nào trong đời ông), nhưng về
viết sách thì quá tệ. Có tiếng là một giáo sư
dạy sử, nhưng lối viết "sử"
của tướng Giáp làm cho hậu thế dốt về
sử thêm. Tôi đọc một số sách của Võ Nguyên
Giáp như, Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên, Điện
Biên Phủ, Chiến Tranh Giải Phóng và Chiến Tranh
Giữ Nước, và một số sách khác gom góp từ
các bài giảng quân huấn, tuyên truyền (đại khái
như: Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Hồ
Chủ Tịch, Nhà Chiến Lược Thiên Tài, v.v."
) của Võ Nguyên Giáp. Càng đọc, tôi càng nhận rõ Giáp
chỉ là một hảo danh, lây vinh quang trên các chiến
hữu khác. Tướng Giáp được chức tư
lệnh quân đội nhân dân có vì có học hơn các sĩ
quan khác. Nhưng về sự dũng cảm và hào khí
của một dũng sĩ thì ông ta hoàn toàn không có. Ông Giáp
là một tác giả háo danh: chỉ muốn tên một mình
mình được ghi nhớ.
Lấy thí dụ về
quyển Điện Biên Phủ. Ðiện Biên Phủ là
một chiến thắng chung của Việt Nam. Không
phải riêng của những người Cộng Sản.
Nhưng khi viết quyển đó, tướng Giáp không
nhắc tên đến một đồng đội,
tướng lãnh đang xả thân ngoài mặt trận. Sách
sử về quân sự mà không có một lời về
tư lệnh các quân chủng, sư đoàn hay ai làm cái gì,
đánh ở mặt trận nào. Trong khi đó thì hầu
như cách 10 trang giấy thì có một lời hiệu-triệu
của Tổng Tư Lệnh Quân Đội, bên
dưới ký tên là Võ Nguyên Giáp! Đọc sách Võ Nguyên Giáp,
trừ khi phải nghiên cứu tài liệu, chỉ tốn
thì giờ.
Ðại Tướng
Võ Nguyên Giáp hình như bị hạ bệ từ sau năm
1965. Một phần vì bị nghi ngờ là chủ mưu
của nhóm "phản đảng xét lại" (nhóm thân
Sô Viết, lên án Stalin. Những nhân vật bị nghi
ngờ trong nhóm này như các tướng Nguyễn Văn
Vịnh, Đặng Kim Giang). Theo tin tức tình báo của
Trung Tướng Philip B. Davision (xếp tình báo, J-2 MACV), ông
Giáp bị Ðại Tướng Nguyễn Chí Thanh chỉ trích
về tội xa xỉ, khi dùng trực thăng đưa
vợ ra tắm ở bờ biển Đồ Sơn. Lê
Duẫn và Lê Đức Thọ cũng không thích
tướng Giáp (hai quyển sách của Bùi Tín có đề
cập sơ về vụ này). Đọc sách Võ Nguyên Giáp
thấy không hay. Ông Giáp viết sách quân sự mà thiếu nhịp
quân hành.
Một số
tướng lãnh tôi đã đọc qua gồm: Từ Đồng Quan
Đến Điện Biên của Ðại Tướng Lê Trọng Tấn. Cuộc
Tiến Công Chiến Lược Đông Xuân và Điện
Biên Phủ Chiến Dịch Lịch Sử của
Đại Tướng Hoàng Văn Thái, và Đại
tướng Nguyễn Chí Thanh, Những Bài Chọn
Lọc về Quân Sự.
Lê
Trọng Tấn (tên thật Lê Trọng Tố) là sĩ quan
đánh trận. Sách viết có chi tiết quân sự. Ông ta
coi Sư Ðoàn 312 từ trận Điện Biên Phủ, vào
miền Nam làm phó tư lệnh cho Ðại Tướng
Nguyễn Chí Thanh, sau đó làm tư lệnh trận Hạ
Lào năm 1971, rồi làm tư lệnh quân đội
Cộng Sản Việt Nam tại Lào. Sách có nhiều chi
tiết về thời 1945-54.
Cuộc
Tiến Công Chiến Lược Đông Xuân
và Điện Biên Phủ Chiến Dịch Lịch Sử
của Đại Tướng Hoàng Văn Thái: Tướng
Hoàng Văn Thái (tên thật Hoàng Văn Xiêm) thâm niên hơn Lê
Trọng Tấn. Khi tưóng Tấn coi Trung Ðoàn 209 của
Sư Ðoàn 312 , thì Hoàng Văn Thái đã là tham mưu
trưởng cho Võ Nguyên Giáp. Sau Trận Điện Biên
Phủ, ông Thái coi cấp quân khu. Tư lệnh Quân Khu 5,
rồi sau đó tư lệnh toàn miền Nam. Hoàng Văn
Thái viết sách mạch lạc, có tên tuổi, chi tiết
kiểm chứng được, có ghi nhiều chi tiết
về trận Điện Biên Phủ.
Đại
Tướng Nguyễn Chí Thanh với quyển Những
Bài Chọn Lọc về Quân Sự. Có một nguồn
tin đồn là tướng Nguyễn Chí Thanh bị ám sát
khi ra Hà Nội năm 1967. Vào năm 1967, đang là tư
lệnh Miền Nam, Nguyễn Chí Thanh trở về Hà
Nội trình diện, và chết bệnh vào sáng ngày 2 tháng 7,
1967. Trong quyển Những Bài Chọn Lọc về Quân
Sự, có một bài viết của ông đăng ngày 26
tháng 6. Không biết hai sự kiện này có liên hệ
với nhau hay không, và không biết ông về Hà Nội ngày
nào, lý do gì. Đây là loại sách lý luận và tuyên ruyền.
Không có chi tiết gì đáng nhớ. Tướng Thanh không
phải là tướng đánh trận, nhưng là tay lý
luận quân sự dữ dằn của Cộng Sản
Việt Nam. Nguyễn Chí Thanh có vây cánh trong nhóm xuất thân
từ miền Trung (Lê Duẫn là người Quảng
Trị như Thanh).
SÁCH CỦA
THƯỢNG TƯỚNG TRẦN VĂN TRÀ
Năm 1982, Nhà
xuất bản Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh phát
hành một quyển sách có tên là Những
Chặng Đường Lịch Sử Của B2 Thành
Đồng: Kết Thúc Cuộc Chiến 30 Năm,
của thượng tướng Trần Văn Trà
(thượng tướng là một chức sĩ quan theo
truyền thống quân đội Cộng Sản Nga Sô.
Chức này trên trung tướng, và dưới đại
tướng). Sách ra được một tháng thì bị
tịch thu và gây ra một sôi động nhỏ trong
giới quân nhân tướng lãnh gốc Hà Nội. Trong sách,
ngoài một vài thái độ khó chịu về ban tham
mưu quân sự ở Hà Nội, tướng Trà chỉ
trích giới quân sự miền Bắc là nhát và đánh
giặc kiểu nhà giàu. Theo ông, công chiến thắng ở
Miền Nam đến từ mặt trận B2, mà ông là
một trong những tư lệnh của chiến
trường đó. Cũng theo ông Trần Văn Trà, ông là
người đề nghị đánh thẳng vào Ban Mê
Thuột thay gì tấn công lẻ tẻ các quận nhỏ.
Kết Thúc Cuộc
Chiến 30 Năm là quyển thứ 5 trong
một bộ sách 5 quyển mà tướng Trà viết
với tên Những Chặng Đường Lịch
Sử Của B2 Thành Đồng. Ông viết
được hai quyển. Quyển thứ nhất có tên Chiến
Tranh Hay Hòa Bình (quyển 1 xuất bản năm 1982,
quyển 5 xuất bản năm 1992). Chưa kịp hoàn
tất bộ sách sử thì tướng Trà đã qua
đời vào năm 1996.
So với các
tướng khác, ông Trà viết sách mạch lạc hơn.
Quyển sách Kết Thúc Cuộc Chiến 30 Năm
bắt đầu từ giai đoạn 1973, sau Hiệp
Định Paris, và chấm dứt lúc Miền Nam thất
thủ. Quyển sách có nhiều chi tiết về kế hoạch
quân sự của Cộng Sản Việt Nam trong mùa khô
1974-75, và các hoạch định khác cho năm 1976 tiếp
theo. Sách của ông Trà xác định ý đồ của phía
Cộng Sản mà chúng ta đã biết quá rõ: Hiệp
Định Paris chỉ là một cơ hội tốt cho
Cộng Sản Việt Nam chỉnh đốn lại
kế hoạch toàn thu miền Nam mà thôi.
Trong ba tháng
đầu của Hiệp Định, tướng Trà là
trưởng ban quân sự, đại diện cho Mặt
Trận Giải Phóng Miền Nam ở Tân Sơn Nhất.
Nhưng vào tháng 6 năm 1974, tướng Trà được
lệnh ra trình diện ở Hà Nội để bàn về
kế hoạch tấn công miền Nam. Lệnh của Hà
Nội là trong thời gian này là Mặt Trận B2 sẽ
nhận thêm vũ khí, chiến cụ để trang bị
đủ cho một quân đoàn. Trong sáu tháng cuối cùng
của năm 1973, Mặt Trận B2 của tướng Trà
nhận đuợc 30 ngàn tấn quân dụng. Trong nửa
năm đầu 1974, mặt trận B2 lập ra bốn
sư đoàn, nâng B2 thành một quân khu, gọi là quân Khu 4,
do tướng Hoàng Cầm làm tư lệnh. Thêm vào đó,
B2 được chi viện thêm Trung Ðoàn Ðặc Công 429
từ Khu 5, nâng tổng số đặc công lên 16 ngàn
người, chia ra làm 6 đoàn bao quanh Saigon.
Ngay trong Saigon-Gia
Định thì có toán 316 Biệt Động Nội Thành
phụ trách. Thời gian ngưng chiến chỉ là một
cơ hội cho Mặt Trận B2 chuẩn bị những
kế hoạch lớn. Kế hoạch của tướng
Trà là dứt điểm Đồng Xoài, Bù Đốp, và
Tây Ninh. Trước khi kế hoạch này được
hiện, tướng Trà lại được gọi
về Hà Nội vào tháng 11, 1974 để hội kiến
với Bộ Tổng Tham Mưu Hà Nội thêm một
lần nữa. Cùng đi với tướng Trà là Phạm
Hùng, Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam. Lúc đó
Trà đang là tư lệnh Mặt Trận B2 (B2 là phân
nửa của miền Nam, B3 là vùng từ cao nguyên về
hướng tây, Khu 5 là những tỉnh còn lại, và quân
khu Bình Trị Thiên thì riêng biệt), Lê Đức Anh là phó
tư lệnh và Trần Độ là chính ủy.
Sự va chạm
đầu tiên của tướng Trà (và Phạm Hùng)
đối với Ban Quân Ủy Trung Ương (tên gọi
của Bộ Tổng Tham Mưu Cộng Sản Việt
Nam) xảy ra khi đề nghị đánh Đồng Xoài
của tướng Trà bị phản đối. Chẳng
những Ban Quân Ủy hản đối, họ còn đánh
điện-văn về B2 ra lệnh cho Lê Đức Anh
thay đổi kế hoạch B2 đã soạn thảo cho
mùa khô 1974, và được Hà Nội chấp nhận,
trước khi Trà và Phạm Hùng ra Hà Nội trình diện.
Nhưng Phạm Hùng
và Trần Văn Trà tìm đượ một vị cứu
tinh cho kế hoạch của họ: Lê Duẩn. Lúc đó
ở Hà Nội, Lê Duẫn là tiếng nói của thẩm
quyền (Trà, Phạm Hùng và Lê Duẫn rất gần nhau
trong thời gian Lê Duẫn ở miền nam trong thời
kỳ chống Pháp). Khi tướng Trà hỏi tại sao
kế hoạch đánh Đồng Xoài đã
được chấp thuận rồi, bây giờ lại
hủy bỏ. Lê Duẫn trả lời là Ban Quân Ủy báo
cáo là tướng Trà muốn dùng một lực
lượng mạnh (thiết giáp và đại bác 130mm, lúc
đó B2 muốn xài pháo 130mm ở chiến trường thì
phải có sự đồng ý từ Hà Nội) để
triệt tiêu Đồng Xoài và thị xã Phước Long.
Tướng Trà
trả lời là B2 đánh Đồng Xoài và các cứ
điểm chung quanh rất dễ, không cần một
lực lượng mạnh. Lê Duẫn đã biết
tướng Trà từ lâu nên cho phép. Và Trà đã ra lệnh B2
đánh Đồng Xoài và Bù Đốp. Đồng Xoài
mất ngày 26 tháng 12 năm 1974. Được đà,
tướng Hoàng Cầm dùng Quân Ðoàn 4 đánh chiếm
Phước Long. Phước Long mất ngày 6 tháng 1 năm
1975. Mất Phước Long, con đường huyết
mạch từ Saigon lên Kontum bị tê liệt. Lúc đó
Bộ Tư Lệnh B3 của tướng Hoàng Minh Thảo
sẵn sàng chuẩn bị đánh Kontum. Cho đến khi
tướng Trà có ý kiến.
Tướng Trà
phản đối (có ý kiến thì đúng hơn) với
Văn Tiến Dũng và Võ Nguyên Giáp khi họ cho phép
tướng Hoàng Minh Thảo (Tư Lệnh Mặt Trận
B3 Tây Nguyên) mượn một sư đoàn của B2
để đánh Kontum. Ông đề nghị: nếu
đánh thì đánh Ban Mê Thuột, vì đó là điểm
đối phương không chú ý. Trong khi Quân Ủy cãi
tới cãi lui về mục tiêu của họ ở Tây
Nguyên, Lê Duẫn và Lê Đức Thọ nghe theo đề
nghị của tướng Trà: Ban Mê Thuột là mục tiêu
chánh.
Trong hồi ký
của Văn Tiến Dũng (quyển
Đại Thắng Mùa Xuân), ông kể lại trong
một buổi họp Quân Ủy Trung Ương để
quyết định đánh vùng nào ở Tây Nguyên, thì Lê
Đức Thọ bất thình lình bước vào phòng
họp và "chỉ đạo" các tư lệnh quân
sự đang họp: Lệnh là phải đánh Ban Mê
Thuột, không được bàn cãi. Sau đó Thọ
nhấn mạnh thêm một câu, "Chúng ta có năm sư
đoàn ở Tây Nguyên mà đánh Ban Mê Thuột không
được là như thế nào?"
Thật ra Cộng
Sản Việt Nam huy động nhiều hơn năm
sư đoàn để đánh Ban Mê Thuột. Ngày 17 tháng 2,
1975, mặt trận B3 huy động một lực lượng
như sau:
Bốn sư đoàn: 10, 320, 316, và
968
Bốn trung đoàn: 95A, 95B, 25, và
271
Năm trung đoàn pháo binh và phòng
không
Một trung đoàn thiết giáp
Một trung đoàn đặc công
Hai trung đoàn công binh
Và tất cả là
để dứt điểm Ban Mê Thuột. Ngày 4 tháng 3
năm 1975, Trung Ðoàn 95B giả bộ đánh vào Quốc
Lộ 19 như muốn tấn công Pleiku. Ngày 10 tháng 3, quân
của B3 đánh Ban Mê Thuột, và Ban Mê Thuột mất 10
ngày sau đó.
Kinh nghiệm quân
sự của tướng Trà làm nhiều tư lệnh quân
sự Hà Nội ghen ghét. Đó cũng là lý do tại sao sách
của ông ta bị thâu hồi khi vừa được xuất
bản. Trần Văn Trà viết sách rất lý thú, cho
độc giả nhiều chi tiết hơn tất cả
các tướng lãnh viết sách khác. Ông Trà thích gọi các
tướng khác bằng bí danh. Ngoài một số bí danh quen
thuộc mà chúng ta đã biết như Anh Ba (Lê Duẫn),
Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh), qua sách của
tướng Trà ta biết đưuọc thêm một
số tên khác như, Anh Bốn (Võ Chí Công), Mười Khang,
(Hoàng Văn Thái), Chín Vinh (Trần Độ), Sáu Dân (Võ Văn
Kiệt), Bảy Cường (Phạm Hùng), Sáu Thọ (Lê
Đức Thọ, còn gọi là Sáu Mạnh), và "Sáu
Nam" (Lê Đức Anh).
Về quyển Chiến Tranh Hay Hòa Bình
(quyển 1 của bộ sách): quyển này không hay lắm.
Mấy chục trang đầu trích lại một số
tài liệu của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ mà chúng ta
đã biết. Một vài chi tiết quan trọng của
cuốn này nói về các lực lượng tập kết
ra Bắc, và có một thời gian lực lượng này
(Sư Ðoàn 335) nổi loạn chống lại Cộng
Sản Việt Nam nhưng bị đè bẹp. Sách kể
chi tiết về con đường mòn Hồ Chí Minh và
khởi thủy của Đoàn 595, 959 và 759, là các đoàn
phụ trách đưa người vào Nam. Tiếc là
Trần Văn Trà qua đời trước khi hoàn tất
bộ sách của ông. Không biết ông ta sẽ nói gì về
những năm khốn đốn, 1967-69 của Mặt
Trận B2.
MỘT SỐ
THƯ LIỆU KHÁC
Dưới đây
là một số thư liệu của Cộng Sản
Việt Nam mà người viết có cơ hội
đọc qua không quan trọng so với những cuốn
đã nói đến.
* Lịch Sử Quân
Đội Nhân Dân Việt Nam:
Từ năm 1966 cho đến nay, Tổng Cục Chiến
Tranh Chính Trị Cộng Sản Việt Nam cho in nhiếu
ấn bản về lịch sử quân đội của
họ. Ngưòi viết coi qua hai ấn bản (edition),
cả hai có nhiều chi tiết khác nhau, và đó là một
sự mâu thuẩn trầm trọng khi ghi lại lịch
sử. Một ấn bản đến từ Tổng
Cục Chiến Tranh Chính Trị. Ấn bản kia
đến từ Viện Quân Sử. Bộ sách này chưa
xứng đáng gọi là sách sử vì chi tiết rời
rạc và thiếu mạch lạc.
** Lực Lượng
Vũ Trang Tây Nguyên:
Tây Nguyên là căn cứ của Bộ Tư Lệnh Mặt
Trận B3. Và B3 đi đôi với tướng Hoàng Minh
Thảo. Quyển này do Hoàng Minh Thảo và Đặng Vũ
Hiệp đồng soạn. Sách ghi các sự kiện quân
sự từ 1954 cho đến 1975. Một chi tiết
đáng được để ý là sách ghi rõ ràng về
trận đánh vào Quốc Lộ 14, Quốc Lộ 19, và Ban
Mê Thuột.
*** Pháo Binh Xuân 1975,
Lịch Sử Đặc Công, Lịch Sử Ngành
Điện Báo: Như
tựa của sách, ba quyển nói về Pháo Binh, Truyền
Tin, và binh chủng Đặc Công của Cộng Sản
Việt Nam. Cuốn Lịch Sử Đặc Công viết
được, ghi lại một số tên tuổi cán
bộ đặc cộng Cộng Sản. Võ Viết
Dũng, hiện nay (năm 2000) là phó chủ tịch Thành
Ủy Sài Gòn (sau Trương Tấn Sang) từng là một
đặc công quan trọng của lực lượng
đó. Sách có ghi chi tiết về các trận đánh vào kho
xăng Nhà Bè, tấn công vào phi trường Pleiku, pháo kích
vào phi trưuờng Biên Hòa. Sách có phụ chú về những
cán bộ được tuyên dưong anh hùng quân đội
nhân dân. Hai quyển về Truyền Tin và Pháo Binh, chỉ là
những thư liệu thưòng.
**** Nam Kỳ Khởi
Nghĩa, Hậu Cần Chiến Dịch Trong Kháng Chiến
Chống Thực Dân Pháp, Giải Phóng Quân Huế, 1945:
Ba quyển này có nhiều chi tiết về nhũng năm
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Một số nhân vật có tên trogn sách sau này là các tư
lệnh quân sự chính trị quan trọng của Cộng
Sản Việt Nam. Trong cuốn Nam Kỳ Khởi Nghĩa,
ta thấy Cộng Sản Việt Nam lý luận khi họ
triệt tiêu nhóm Đệ Tứ Cộng Sản. Sách nói
đến hầu hết các tay cách mạng cũ ở
miền Nam như Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai,
Nguyễn Hữu Xuyến,Nguyễn văn Kỉnh, v.v.
Đây là một "Who's Who" về các tay cách mạng
Cộng Sản gốc miền Nam.
Cuốn Hậu
Cần Chiến Dịch nói về các công tác hậu
cần (tiếp liệu) của Việt Minh/Cộng
Sản Việt Nam trong thời kháng Pháp. Sách đưa ra chi
tiết về chiến dịch tiếp liệu cho trận
Điện Biên Phủ. Qua sách này chúng ta có thể suy
đoán Việt Minh/Cộng Sản Việt Nam có bao nhiêu quân
khi họ bao vây Điện Biên Phủ. Về quyển Giải
Phóng Quân Huế, cũng tương tựa như sách
về cuộc kháng chiến ở miền Nam. sách nói về
những nhân vật gốc Huế, có ghi lại nhiều
nhân vật tên tuổi của Huế trong cuộc kháng
chiến chống Pháp.
Cách
tìm thư liệu Cộng Sản Việt Nam: Ngoài sách
vở, người viết nhờ bạn bè mua khi họ
có cơ hội. Người
viết theo dõi những bản tin của Foreign Broadcasting
Information Services. Đây là một co quan của đài Voice of
America.
Cơ quan này chuyên nghe các đài phát thanh của CSVN và
dịch ra Anh ngữ các chi tiết cần cho các cơ quan
tình báo Hoa Kỳ. Đây là cơ quan dịch lại các tác
phẩm của Trần văn Trà và Văn Tiến Dũng
ra Anh ngữ. Từ cơ quan này, chúng ta đọc
được nội dung của các kỳ họp chính
trị hay trung ương đảng của Cộng
Sản Việt Nam.
Các
chi tiết về chính quyền và nhân sự của Cộng
Sản Việt Nam
cũgn có thể tìm thấy trong một ấn bản phát
hành bởi National Technical Information Services. Ấn bản hàng
năm ghi danh sách của chính phủ Cộng Sản
Việt Nam
và các tư lệnh quân đội, vùng và các cơ quan quan
trọng. Danh sách trung ương đảng cũng
đến từ đây. Mặt đầu tài liệu
đến từ Bộ Thương Mại (NTIS là một
nha của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ) nhưng
chắc chắn tin tức đến từ các cơ quan
tình báo Hoa Kỳ. NTIS phát hành hàng năm tin tức của
tất chính phủ trên toàn thế giới. NTIS
bán tài liệu này qua Bộ Thương Mại.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét