Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

19/08/1991: Đảo chính tại Liên Xô

1991_coup_attempt1
Nguồn:Soviet hard-liners launch coup against Gorbachev,” History.com (truy cập ngày 18/8/2015).
Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Vào ngày này năm 1991, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev bị đặt dưới sự quản thúc tại gia trong một cuộc đảo chính do các thành viên cấp cao trong chính phủ cùng lực lượng quân đội và cảnh sát tiến hành.
Kể từ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản năm 1985 và Tổng thống Liên Xô năm 1988, Gorbachev đã theo đuổi nhiều cải cách toàn diện trong hệ thống Xô viết. Kết hợp perestroika (cải tổ) nền kinh tế – trong đó chú trọng hơn vào các chính sách thị trường tự do – và glasnost (cởi mở hay công khai hóa) trong ngoại giao, ông đã cải thiện đáng kể quan hệ với nhiều nền dân chủ phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Nhưng trong khi đó, trong nội bộ Liên Xô, Gorbachev phải đối mặt với nhiều chỉ trích mạnh mẽ, trong đó có các chính trị gia thủ cựu theo đường lối cứng rắn và các quan chức quân sự, những người cho rằng Gorbachev đang đưa Liên Xô đến bờ vực sụp đổ và đánh mất quyền lực của đất nước. Mặt khác, những nhà cải cách thậm chí còn cấp tiến hơn – đặc biệt là Boris Yeltsin, tổng thống của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa quyền lực nhất là Nga – cũng chê trách rằng Gorbachev hành động không đủ nhanh.
Cuộc đảo chính tháng 8 năm 1991 được tiến hành bởi những người có đường lối cứng rắn trong chính quyền Gorbachev, cũng như các lãnh đạo quân đội Liên Xô và Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB), hay cảnh sát mật. Trong căn nhà nghỉ dưỡng của mình ở Crimea, Gorbachev bị quản thúc và ép phải tuyên bố từ chức, nhưng ông đã từ chối. Tuyên bố rằng Gorbachev bị bệnh, các lãnh đạo cuộc đảo chính, đứng đầu là cựu Phó Chủ tịch Gennady Yanayev, ban bố tình trạng khẩn cấp và cố gắng kiểm soát chính phủ.
Sau đó Yeltsin và những người ủng hộ ông trong Quốc hội đã can thiệp, kêu gọi người dân Nga tấn công và phản đối cuộc đảo chính. Khi quân đội cố gắng bắt giữ Yeltsin, họ đã vấp phải sự phản kháng của người dân có và không có vũ trang đang phong tỏa các con đường dẫn tới Quốc hội. Yeltsin leo lên một chiếc xe tăng và nói qua loa phóng thanh, đề nghị quân đội không quay lưng chống lại người dân và lên án cuộc đảo chính là “triều đại khủng bố mới.” Quân đội đã rút lui, một số người lính chọn tham gia phe phản đối đảo chính. Sau khi hàng ngàn người tràn lên các đường phố để phản đối, cuộc đảo chính sụp đổ chỉ trong ba ngày.
Gorbachev được thả và bay về Moskva, nhưng chế độ của ông đã bị giáng một đòn chết người. Trong ít tháng sau đó, ông giải tán Đảng Cộng sản, cho phép các nước Baltic độc lập, và đề xuất một chế độ liên bang lỏng lẻo hơn, dựa nhiều hơn vào cơ sở kinh tế giữa các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa còn lại. Tháng 12 năm 1991, Gorbachev từ chức. Tranh thủ sự ủng hộ sau khi đập tan cuộc đảo chính, Yeltsin nổi lên từ đống đổ nát của Liên Xô cũ như một nhân vật quyền lực nhất ở Moskva và trở thành lãnh đạo của Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) mới được thành lập.
Ảnh: Một chiếc xe tăng T-80 đứng trước Quảng trường Đỏ, đằng sau là Tháp Nabatnaya của Điện Kremlin. Nguồn: Wikimedia Commons.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét