Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015
Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục của Obama?
22:09
Hoàng Phong Nhã
No comments
Nguồn: Fareed Zakaria, “Whatever happened to Obama’s pivot to Asia”, the Washington Post, 16/04/2015
Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh
Mọi nguồn lực trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama đều được dồn cho khu vực Trung Đông – như đàm phán giải pháp về Iran, gửi Lực lượng tác chiến đặc biệt (Special Operation Forces – SOF) đến Iraq, ủng hộ các cuộc không kích do A-rập Xê-út phát động tại Yemen, giải quyết các phiến quân nổi loạn tại Syria. Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục sang Châu Á?
Hãy nhớ rằng lý lẽ cơ bản đằng sau chính sách xoay trục sang Châu Á là do Mỹ can thiệp quá mức vào khu vực Trung Đông, một khu vực tiềm tàng nguy cơ khủng hoảng với tầm quan trọng giảm dần đối với lợi ích quốc gia của Mỹ. Mặt khác, Châu Á là tương lai của Mỹ. Nếu so sánh về sức mua tương đương thì ba trên bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới đều ở châu Á. Như cố Thủ tưởng Singapore Lý Quang Diệu vẫn thường nói với tôi: “Mỹ sẽ vẫn là cường quốc vượt trội của thế giới trong thế kỷ 21 chỉ khi nước này là cường quốc chiếm ưu thế tại (Châu Á) – Thái Bình Dương”.
Thế nhưng Mỹ một lần nữa lại sa lầy trong bãi lầy Trung Đông. Tổng thống Obama và Ngoại trưởng John Kerry dành rất ít thời gian tại khu vực Châu Á. Chỉ có một vài sáng kiến mới được công bố. Mặc cho thỏa thuận về thẩm quyền đàm phán nhanh (“fast-track authority”) mà Quốc hội Mỹ đã trao cho Tổng thống Obama, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (the Trans-Pacific Partnership – TPP), một hiệp định thương mại có vai trò trọng tâm trong chính sách xoay trục, vẫn phải đối mặt với sự phản đối của Quốc hội, mà chủ yếu là từ chính Đảng Dân chủ của tổng thống. Chính quyền Obama đã vận động hành lang rất mạnh mẽ để các đồng mình thân cận nhất của Mỹ quay lưng lại với sáng kiến Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á mới của Trung Quốc. Tuy vậy những cảnh báo của Mỹ vẫn bị tất cả các đồng minh – thậm chí cả Anh – làm lơ.
Sự ổn định của thế giới sẽ không phụ thuộc vào việc Phiến quân Houthi thắng hay thua ở Yemen. (Yemen đã ở trong tình trạng gần như xung đột liên tục kể từ năm 1962.) Sự ổn định của thế giới sẽ được định hình bởi cái cách một siêu cường đã có vị thế trên thế giới (Mỹ) ứng xử với một cường quốc đang trỗi dậy – Trung Quốc. Như Giáo sư Graham Allison của Đại học Harvard đã lưu ý, kể từ năm 1500, trong 15 thời kỳ chuyển giao như vậy diễn ra thì có tới 11 lần dẫn tới chiến tranh.
Gần như mọi sự chú ý của chính sách xoay trục đều được tập trung vào việc răn đe Trung Quốc. Đó là một thành tố cần thiết và quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định. Đó là lý do tại sao Mỹ đã khéo léo và khôn ngoan khi tăng cường hợp tác an ninh với Nhật Bản, Úc, Philippines và các nước khác.
Tuy nhiên, một cuốn sách học thuật mới xuất sắc có tựa đề “Đại chiến Thế giới tiếp theo?: Nguồn gốc của Thế chiến I và nguy cơ xung đột Mỹ-Trung” (The Next Great War?: The Roots of World War I and the Risk of U.S.-China Conflict), do Richard Rosecrance and Steven Miller đồng biên tập, đã nhấn mạnh rằng cùng với việc răn đe, Mỹ cũng cần nỗ lực hợp tác để đưa Trung Quốc hội nhập với hệ thống toàn cầu.
Ở phương diện này, cho đến nay, những gì Mỹ thể hiện vẫn ở mức nghèo nàn. Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới – nếu xét trên sức mua tương đương. Thế nhưng tỉ lệ phần trăm góp vốn quyết định quyền biểu quyết của Trung Quốc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund – IMF) lại tương đương với của Hà Lan và Bỉ cộng lại. Phần lớn do sự phản đối của Đảng Cộng hòa mà Quốc hội Mỹ từ chối thông qua đạo luật thay đổi điều này, mặc dù nó cũng không làm giảm tỉ lệ góp vốn quyết định quyền biểu quyết của Mỹ trong IMF.
Sự phản đối của chính quyền Obama đối với Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á đơn giản là một điều ngu ngốc. Ngân hàng này là một nguồn mới để tài trợ cho các dự án về cơ sở hạ tầng tại châu Á – khu vực có nhu cầu rất lớn về tài chính dành cho các dự án như vậy. Nếu Trung Quốc không thể thành lập một ngân hàng khu vực để tài trợ cho việc xây cầu, thì nước này được quyền có loại ảnh hưởng chính thống nào tại khu vực này? Tất nhiên, khi đã lựa chọn cách phản đối ngân hàng này, chính quyền Obama đã phải nhận lấy kết cục tệ hại nhất có thể – bị đánh bại trong một cuộc chiến do lựa chọn sai lầm của chính mình.
Chiến lược của Trung Quốc trong hiện tại là phát triển kinh tế trong hệ thống quốc tế và mở rộng dần phạm vi ảnh hưởng trong khu vực. Trong một bài phỏng vấn trong tuần này với Lionel Barber của Thời báo Tài chính (Financial Times), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tỏ vẻ rất sẵn lòng hợp tác và hòa giải. Nhưng theo tờ Thời báo New York (New York Times), chính phủ của ông Lý vẫn đang cải tạo đảo và xây dựng một đường băng trên quần đảo Trường Sa đang trong tranh chấp, tạo ra những gì mà Lầu Năm Góc đã gọi là “các thực tế (mới) trên biển.”
Washington có tiềm lực mạnh mẽ. Nước này vẫn là cường quốc đặt ra luật chơi theo một cách chưa từng có trong lịch sử. Về mặt quân sự, sức mạnh của Mỹ là vô địch. Mỹ có hơn 50 đồng minh hiệp ước. Trung Quốc có Bắc Triều Tiên. Nhưng đôi khi một quốc gia có thể sẽ gặp rắc rối vì chính các đồng minh của mình. Rosecrance chỉ ra rằng các đồng minh có thể vừa là phước lành vừa là tai ương. Chính những sai lầm của các đồng minh nhỏ đã đẩy các cường quốc lớn vào Thế chiến I. Sự liều lĩnh của Đế chế Habsburg (Áo) đang suy yếu có thể là nguyên nhân quan trọng nhất của cuộc chiến tranh này. Liệu một Nhật Bản đang trên đà dần trượt dốc (và có một mối quan hệ thù địch, rối ren với Trung Quốc) có thể đóng một vai trò tương tự trong tương lai hay không? Rosecrance chỉ đơn giản cảnh báo Mỹ nên ghi nhớ rằng lợi ích của Mỹ và các đồng minh của Mỹ không bao giờ giống hệt nhau.
Chính quyền Obama cần bắt đầu tin vào chiến lược riêng của mình. Hãy mặc hiềm khích giữa người Iraq và người Ả rập, hãy mặc Yemen với cuộc nội chiến kéo dài đã 5 thập niên, hãy mặc Iran lãng phí tài nguyên ở Syria. Washington nên tập trung các nguồn lực, sự quan tâm và nỗ lực của mình vào khu vực châu Á.
Fareed Zakaria là cây bút của chuyên mục đối ngoại trên tờ Washington Post. Ông cũng là chủ nhiệm chương trình Fareed Zakaria GPS trên kên truyền hình CNN, đồng thời là một biên tập viên cộng tác của tờ The Atlantic.
Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh
Mọi nguồn lực trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama đều được dồn cho khu vực Trung Đông – như đàm phán giải pháp về Iran, gửi Lực lượng tác chiến đặc biệt (Special Operation Forces – SOF) đến Iraq, ủng hộ các cuộc không kích do A-rập Xê-út phát động tại Yemen, giải quyết các phiến quân nổi loạn tại Syria. Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục sang Châu Á?
Hãy nhớ rằng lý lẽ cơ bản đằng sau chính sách xoay trục sang Châu Á là do Mỹ can thiệp quá mức vào khu vực Trung Đông, một khu vực tiềm tàng nguy cơ khủng hoảng với tầm quan trọng giảm dần đối với lợi ích quốc gia của Mỹ. Mặt khác, Châu Á là tương lai của Mỹ. Nếu so sánh về sức mua tương đương thì ba trên bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới đều ở châu Á. Như cố Thủ tưởng Singapore Lý Quang Diệu vẫn thường nói với tôi: “Mỹ sẽ vẫn là cường quốc vượt trội của thế giới trong thế kỷ 21 chỉ khi nước này là cường quốc chiếm ưu thế tại (Châu Á) – Thái Bình Dương”.
Thế nhưng Mỹ một lần nữa lại sa lầy trong bãi lầy Trung Đông. Tổng thống Obama và Ngoại trưởng John Kerry dành rất ít thời gian tại khu vực Châu Á. Chỉ có một vài sáng kiến mới được công bố. Mặc cho thỏa thuận về thẩm quyền đàm phán nhanh (“fast-track authority”) mà Quốc hội Mỹ đã trao cho Tổng thống Obama, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (the Trans-Pacific Partnership – TPP), một hiệp định thương mại có vai trò trọng tâm trong chính sách xoay trục, vẫn phải đối mặt với sự phản đối của Quốc hội, mà chủ yếu là từ chính Đảng Dân chủ của tổng thống. Chính quyền Obama đã vận động hành lang rất mạnh mẽ để các đồng mình thân cận nhất của Mỹ quay lưng lại với sáng kiến Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á mới của Trung Quốc. Tuy vậy những cảnh báo của Mỹ vẫn bị tất cả các đồng minh – thậm chí cả Anh – làm lơ.
Sự ổn định của thế giới sẽ không phụ thuộc vào việc Phiến quân Houthi thắng hay thua ở Yemen. (Yemen đã ở trong tình trạng gần như xung đột liên tục kể từ năm 1962.) Sự ổn định của thế giới sẽ được định hình bởi cái cách một siêu cường đã có vị thế trên thế giới (Mỹ) ứng xử với một cường quốc đang trỗi dậy – Trung Quốc. Như Giáo sư Graham Allison của Đại học Harvard đã lưu ý, kể từ năm 1500, trong 15 thời kỳ chuyển giao như vậy diễn ra thì có tới 11 lần dẫn tới chiến tranh.
Gần như mọi sự chú ý của chính sách xoay trục đều được tập trung vào việc răn đe Trung Quốc. Đó là một thành tố cần thiết và quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định. Đó là lý do tại sao Mỹ đã khéo léo và khôn ngoan khi tăng cường hợp tác an ninh với Nhật Bản, Úc, Philippines và các nước khác.
Tuy nhiên, một cuốn sách học thuật mới xuất sắc có tựa đề “Đại chiến Thế giới tiếp theo?: Nguồn gốc của Thế chiến I và nguy cơ xung đột Mỹ-Trung” (The Next Great War?: The Roots of World War I and the Risk of U.S.-China Conflict), do Richard Rosecrance and Steven Miller đồng biên tập, đã nhấn mạnh rằng cùng với việc răn đe, Mỹ cũng cần nỗ lực hợp tác để đưa Trung Quốc hội nhập với hệ thống toàn cầu.
Ở phương diện này, cho đến nay, những gì Mỹ thể hiện vẫn ở mức nghèo nàn. Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới – nếu xét trên sức mua tương đương. Thế nhưng tỉ lệ phần trăm góp vốn quyết định quyền biểu quyết của Trung Quốc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund – IMF) lại tương đương với của Hà Lan và Bỉ cộng lại. Phần lớn do sự phản đối của Đảng Cộng hòa mà Quốc hội Mỹ từ chối thông qua đạo luật thay đổi điều này, mặc dù nó cũng không làm giảm tỉ lệ góp vốn quyết định quyền biểu quyết của Mỹ trong IMF.
Sự phản đối của chính quyền Obama đối với Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á đơn giản là một điều ngu ngốc. Ngân hàng này là một nguồn mới để tài trợ cho các dự án về cơ sở hạ tầng tại châu Á – khu vực có nhu cầu rất lớn về tài chính dành cho các dự án như vậy. Nếu Trung Quốc không thể thành lập một ngân hàng khu vực để tài trợ cho việc xây cầu, thì nước này được quyền có loại ảnh hưởng chính thống nào tại khu vực này? Tất nhiên, khi đã lựa chọn cách phản đối ngân hàng này, chính quyền Obama đã phải nhận lấy kết cục tệ hại nhất có thể – bị đánh bại trong một cuộc chiến do lựa chọn sai lầm của chính mình.
Chiến lược của Trung Quốc trong hiện tại là phát triển kinh tế trong hệ thống quốc tế và mở rộng dần phạm vi ảnh hưởng trong khu vực. Trong một bài phỏng vấn trong tuần này với Lionel Barber của Thời báo Tài chính (Financial Times), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tỏ vẻ rất sẵn lòng hợp tác và hòa giải. Nhưng theo tờ Thời báo New York (New York Times), chính phủ của ông Lý vẫn đang cải tạo đảo và xây dựng một đường băng trên quần đảo Trường Sa đang trong tranh chấp, tạo ra những gì mà Lầu Năm Góc đã gọi là “các thực tế (mới) trên biển.”
Washington có tiềm lực mạnh mẽ. Nước này vẫn là cường quốc đặt ra luật chơi theo một cách chưa từng có trong lịch sử. Về mặt quân sự, sức mạnh của Mỹ là vô địch. Mỹ có hơn 50 đồng minh hiệp ước. Trung Quốc có Bắc Triều Tiên. Nhưng đôi khi một quốc gia có thể sẽ gặp rắc rối vì chính các đồng minh của mình. Rosecrance chỉ ra rằng các đồng minh có thể vừa là phước lành vừa là tai ương. Chính những sai lầm của các đồng minh nhỏ đã đẩy các cường quốc lớn vào Thế chiến I. Sự liều lĩnh của Đế chế Habsburg (Áo) đang suy yếu có thể là nguyên nhân quan trọng nhất của cuộc chiến tranh này. Liệu một Nhật Bản đang trên đà dần trượt dốc (và có một mối quan hệ thù địch, rối ren với Trung Quốc) có thể đóng một vai trò tương tự trong tương lai hay không? Rosecrance chỉ đơn giản cảnh báo Mỹ nên ghi nhớ rằng lợi ích của Mỹ và các đồng minh của Mỹ không bao giờ giống hệt nhau.
Chính quyền Obama cần bắt đầu tin vào chiến lược riêng của mình. Hãy mặc hiềm khích giữa người Iraq và người Ả rập, hãy mặc Yemen với cuộc nội chiến kéo dài đã 5 thập niên, hãy mặc Iran lãng phí tài nguyên ở Syria. Washington nên tập trung các nguồn lực, sự quan tâm và nỗ lực của mình vào khu vực châu Á.
Fareed Zakaria là cây bút của chuyên mục đối ngoại trên tờ Washington Post. Ông cũng là chủ nhiệm chương trình Fareed Zakaria GPS trên kên truyền hình CNN, đồng thời là một biên tập viên cộng tác của tờ The Atlantic.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét