Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

George Soros "bày mưu" chiến thắng cho Ukraine

George Soros "bày mưu" chiến thắng cho UkraineBài viết thế hiện quan điểm của Soros về tình hình ở Ukraine và chiến lược mà ông nghĩ rằng có thể giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng hỗn loạn như hiện nay.


Tác giả bài viết này là George Soros - Chủ tịch của Soros Fund Management và Chủ tịch của Open Society Foundations. Là người tiên phong của ngành công nghiệp quỹ đầu cơ, ông là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có thể kể đến "Thuật giả kim tài chính", "Mô thức mới cho thị trường tài chính: Cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008 và ý nghĩa của nó" và "Bi kịch của Liên minh châu Âu".
Bài viết thế hiện quan điểm của Soros về tình hình ở Ukraine và chiến lược mà ông nghĩ rằng có thể giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng hỗn loạn như hiện nay.
Hồi đầu năm nay, tôi đã đưa ra nhận định các biện pháp trừng phạt đối với Nga là không đủ để tình hình ở Ukraine tốt lên. Chúng phải được đi cùng với cam kết chính trị của các đồng minh của Ukraine rằng họ sẽ thực hiện bất kỳ điều gì nhằm cho phép quốc gia này không chỉ tồn tại mà còn thành công trong việc triển khai các cải cách chính trị và kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng, bất chấp sự phản đối của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Các biện pháp trừng phạt, mặc dù cần thiết, nhưng lại có hại không chỉ đối với Nga mà còn đối với nền kinh tế châu Âu. Ngược lại, tạo điều kiện cho nền kinh tế Ukraine phát triển mạnh sẽ có lợi cho cả Ukraine và châu Âu.
Thậm chí quan trọng hơn, chính các biện pháp trừng phạt sẽ củng cố tuyên bố của Putin cho rằng Nga là nạn nhân của âm mưu từ phía phương Tây hay Anglo-Saxon nhằm tước đoạt vị trí xứng đáng của Nga – đó là vị trí quyền lực to lớn ngang bằng với Hoa Kỳ. Điện Kremlin cho rằng tất cả những khó khăn về kinh tế và chính trị mà Nga gặp phải là kết quả của sự thù địch phương Tây.
Cách duy nhất để chống lại tuyên bố này là kết hợp các biện pháp trừng phạt với hỗ trợ hiệu quả cho Ukraine. Nếu Ukraine thịnh vượng trong khi Nga suy yếu, không một lượng tuyên truyền nào đủ để có thể che giấu các chính sách mà Putin đổ lỗi.
Thật không may, các nhà lãnh đạo châu Âu đã chọn một hướng khác. Họ xem Ukraine như một Hy Lạp khác: một đất nước gặp khó khăn về tài chính – và một đất nước thậm chí không phải là quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu.
Đây là một sai lầm. Ukraine đang trải qua sự biến đổi mang tính cách mạng, và chính phủ hiện tại có lẽ là đối tượng có khả năng nhất có thể mang đến sự thay đổi triệt để.
Thực sự là có một số điểm tương đồng đáng kể giữa “Ukraine cũ” và Hy Lạp: cả hai đều phải chịu đựng bộ máy quan liêu tham nhũng và nền kinh tế bị chi phối bởi các nhà tài phiệt. Nhưng Ukraine có những điểm khác. Bằng cách đặt Ukraine dưới sự kiểm soát tài chính cẩn thận, châu Âu đang gây nguy hiểm cho quá trình phát triển của đất nước này.
Do đó, châu Âu thất bại trong việc nhận ra sự ra đời của một Ukraine mới là không có gì ngạc nhiên. Các nổi loạn tự phát xảy ra thường xuyên; ví dụ như Mùa xuân Ả Rập, lan ra như một làn sóng trên khắp Bắc Phi và Trung Đông. Nhưng hầu hết các cuộc nổi loạn này không kéo dài; năng lượng của chúng cạn kiệt nhanh chóng (tương tự như cuộc Cách mạng Cam của Ukraine cách đây một thập niên). Ukraine của hôm nay là một trong những trường hợp hiếm gặp trong đó cuộc biểu tình biến thành một dự án xây dựng quốc gia đầy thiện chí. Mặc dù đã tham gia vào quá trình chuyển đổi, tôi cũng phải thú nhận rằng ngay cả tôi cũng đã đánh giá thấp khả năng phục hồi của Ukraine mới.
Putin cũng có sai lầm tương tự nhưng với quy mô lớn hơn nhiều. Ông đã thành công trong việc điều khiển dư luận rằng ông không muốn tin rằng mọi người có thể hành động tự phát. Đó chính là “gót chân Achilles” của ông.
Đã hai lần ông ra lệnh cho cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych sử dụng vũ lực chống lại người dân biểu tình ở Maidan, Quảng trường Độc lập của Ukraine. Thế nhưng, thay vì chạy trốn khỏi bạo lực, người dân đổ xô đến Maidan, sẵn sàng hy sinh mạng sống cho đất nước. Lần thứ hai, vào tháng 3/2014, khi những người biểu tình đối mặt với đạn thật, họ bất ngờ tấn công cảnh sát, và cảnh sát lại là kẻ bỏ chạy.
Khi Putin sẵn sàng đi đến chiến tranh, các đồng minh của Ukraine tỏ rõ họ không có khả năng đáp ứng nhanh và không sẵn sàng đón nhận rủi ro của cuộc đối đầu quân sự trực tiếp với Nga. Điều này đã cho Putin lợi thế người đi đầu, bởi ông có thể chuyển đổi theo ý muốn từ hòa bình lai (hybrid peace) đến chiến tranh lai (hybrid war) và ngược lại. Đồng minh của Ukraine không thể nào trội hơn Nga về mặt leo thang quân sự; nhưng chắc chắn họ trội hơn Nga về mặt tài chính.
Cụ thể, các nhà lãnh đạo châu Âu đã thất bại trong việc đánh giá tầm quan trọng của Ukraine. Bằng cách bảo vệ bản thân, Ukraine cũng đang bảo vệ EU. Nếu Putin thành công trong việc gây bất ổn cho Ukraine, sau đó ông có thể áp dụng các chiến thuật tương tự để chia rẽ EU và giành chiến thắng đối với một số quốc gia thành viên.
Nếu Ukraine thất bại, EU sẽ phải tự bảo vệ mình. Các chi phí, về mặt tài chính và con người, sẽ lớn hơn nhiều so với chi phí của việc giúp Ukraine. Thay vì cung cấp nhỏ giọt cho Ukraine, đó là lý do vì sao mà EU và các nước thành viên nên hỗ trợ cho Ukraine và xem đó như là chi tiêu quốc phòng. Theo cách này, số tiền hiện đang được chi tiêu sẽ giảm xuống đến mức trở nên không quan trọng mấy.
Vấn đề là EU và các nước thành viên gặp khó khăn về tài khóa khó mà hỗ trợ Ukraine với quy mô cần thiết cho phép Ukraine tồn tại và phát triển thịnh vượng. Nhưng hạn chế đó có thể được gỡ bỏ, nếu tiện ích Hỗ trợ Tài chính Vĩ mô (MFA) của EU được thiết kế lại. MFA sẵn sàng được dùng để cung cấp hỗ trợ khiêm tốn cho Ukraine; nhưng MFA cần một thỏa thuận khung mới để phát huy tiềm năng của nó.
MFA là công cụ tài chính hấp dẫn bởi nó không đòi hỏi kinh phí tiền mặt từ ngân sách EU. Thay vào đó, EU vay mượn từ các thị trường (sử dụng xếp hạng tín dụng triple-A phần lớn chưa được khai thác của nó) và lấy nguồn tiền này cho các chính phủ không thành viên vay. Kinh phí tiền mặt từ ngân sách EU sẽ hiện thực hóa khi và chỉ khi một nước đi vay bị vỡ nợ. Theo quy định hiện hành, chỉ có 9% của số tiền vay được tính vào ngân sách hiện hành như kinh phí không dùng tiền mặt nhằm đảm bảo chống lại nguy cơ này.
Một thỏa thuận khung mới sẽ cho phép sử dụng MFA ở quy mô lớn hơn và với cách thức linh hoạt hơn. Hiện nay, MFA có thể được dùng để hỗ trợ ngân sách nhưng không cung cấp bảo hiểm rủi ro chính trị và các ưu đãi đầu tư khác cho khu vực tư nhân. Hơn nữa, mỗi phân bổ phải được sự chấp thuận của Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, và mỗi quốc gia thành viên. Đóng góp của EU vào gói giải cứu do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dẫn đầu vào hồi tháng 2 sẽ đến tháng 5 mới xử lý.
Nguyễn Hoàng Mỹ Phương
Theo Trí thức trẻ/Project Syndicat

0 nhận xét:

Đăng nhận xét