Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Hậu trường" của việc phá giá nhân dân tệ

"Hậu trường" của việc phá giá nhân dân tệ

3 đợt phá giá liên tiếp (và không chắc là sẽ không còn tiếp các đợt nữa) dường như đã cho thấy có điều gì đó thực sự không ổn với Trung Quốc, mặc dù nước này cho biết mục đích chỉ là để tỷ giá CNY phản ánh sát sao điều kiện thị trường hơn.


Trong một động thái có thể nói chưa có tiền lệ trong hàng thập kỷ nay, Trung Quốc đã liên tục giảm đáng kể giá trị của đồng Nhân dân tệ (CNY) trong 3 ngày nay với mức phá giá tổng cộng lên đến gần 5 điểm phần trăm. Điều không kém phần kịch tính là ngay trong lần phá giá thứ nhất ở mức 1,9 điểm phần trăm hôm 11/8, Trung Quốc đã trấn an thị trường rằng đây là lần điều chỉnh duy nhất rồi thôi, để rồi ngay ngày hôm sau, 12/8, Trung Quốc lại tiếp tục phá giá thêm 1,6 điểm phần trăm nữa, đồng thời cũng không quên lặp lại lời trấn an rằng sẽ không có lần phá giá nữa. Nhưng rồi họ lại phá giá tiếp tục trong ngày hôm nay 13/8 thêm 1,1%!
Trong lần phá giá đầu tiên thị trường còn bán tín bán nghi rằng hành động này chỉ mang tính chính trị, tính biểu tượng là chính. Vì Trung Quốc đang nhắm đến ngôi vị là đồng tiền dự trữ trong rổ tiền tệ SDR của IMF nên họ buộc phải tự do hóa tài khoản vốn và tự do hóa tỷ giá CNY. Quả thật, IMF thậm chí còn bầy tỏ sự hoan nghênh với hành động này của Trung Quốc. Nhưng đến lần phá giá thứ hai, thực tếTrung Quốc đã làm thế giới hoảng sợ xen lẫn bực tức, bất an.
3 đợt phá giá liên tiếp (và không chắc là sẽ không còn tiếp các đợt nữa) dường như đã cho thấy có điều gì đó thực sự không ổn với Trung Quốc, mặc dù nước này cho biết mục đích chỉ là để tỷ giá CNY phản ánh sát sao điều kiện thị trường hơn.Bề ngoài, đúng là Trung Quốc vẫn đang là một người khổng lồ khỏe mạnh, với việc duy trì được một tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc hạng nhanh nhất thế giới, với dự trữ ngoại hối khủng, và khả năng can thiệp và kiểm soát chặt chẽ những biến động kinh tế và chính trị của nhà cầm quyền.
Tuy nhiên, thực chất, nền kinh tế nước này đang rệu rạo với những chỉ số kinh tế kém cỏi hơn như xuất khẩu sụt giảm mạnh trong những tháng gần đây (tới 8,3% trong tháng 7 so cùng kỳ năm trước), chỉ số giá cả của nhà sản xuất tiếp tục nằm trong vùng giảm phát liên tục 4 năm liền.
Trong khi đó, CNY đã lên giá thực khá lớn so với USD và các ngoại tệ chủ chốt như JPY và Euro (tỷ giá thực hiệu dụng của CNY đã tăng 13% trong vòng 1 năm qua), đòi hỏi Trung Quốc phải bán dự trữ ngoại hối để kìm nén tỷ giá, trong khi việc này lại làm hại xuất khẩu của Trung Quốc, đặc biệt xuất khẩu sang Nhật và châu Âu. Kết cục là, ngoài chuyện xuất khẩu sụt giảm mạnh trong tháng 7 vừa qua, mức xuất siêu của Trung Quốc đã thấp hơn dự đoán của giới quan sát rất nhiều. Bên cạnh đó, đòn bẩy tín dụng quá cao trong nền kinh tế Trung Quốc, vốn là sách lược của chính phủ, và những biến động hoảng loạn gần đây trên thị trường chứng khoán Trung Quốc càng làm cho việc phá giá trở nên không thể tránh khỏi. Điều ngạc nhiên, có chăng, chỉ là tại sao bây giờ Trung Quốc mới chịu phá giá?
Để trả lời được câu hỏi này, phải lật tìm lại chính sách tiền tệ của Trung Quốc trước đây. Họ đã từng muốn có một đồng tiền mạnh để tái cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển từ khuyến khích các ngành sản xuất cho xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp sang phát triển thị trường tiêu thụ trong nước với một bản tệ có sức mua lớn hơn. Hơn nữa, một đồng bản tệ mạnh sẽ giúp các doanh nghiệp Trung Quốc vay mượn để đầu tư thuận lợi hơn ra nước ngoài, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp và chính phủ nước ngoài sử dụng nhiều hơn nữa CNY. Nói cách khác, CNY mạnh hơn sẽ củng cố được vị trí quốc tế của nó và giúp Trung Quốc nhanh chóng thực hiện được giấc mơ quốc tế hóa CNY của họ và biến nó thành đồng tiền dự trữ của IMF, trước khi trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế.
Đến đây, câu hỏi tiếp theo là liệu phá giá CNY có cứu vãn được gì nhiều cho Trung Quốc không? Đương nhiên, khi CNY yếu hơn, nó sẽ kích thích xuất khẩu tăng trưởng trở lại, phần nào giúp nước này duy trì được đà tăng trưởng. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan ngại chính ở Trung Quốc, như đã nói ở trên, không phải nằm ở chuyện CNY bị đánh giá cao quá mức, mà là chuyện vay mượn quá đà của doanh nghiệp và người dân nước này. Nên việc phá giá chỉ là một phần của giải pháp. Ngược lại, hành động cứu vớt thị trường chứng khoán “vô tiền khoáng hậu” của chính phủ Trung Quốc như vừa qua lại làm tăng mạnh việc vay mượn hơn nữa trong nền kinh tế gắn với đà phục hồi của chỉ số chứng khoán nước này.
Ngoài ra, Trung Quốc khác với các nước đã và đang phát triển khác ở quy mô khổng lồ của nó. Bởi vậy, hành động phá giá CNY chắc chắn sẽ không để các nước khác khoanh tay ngồi nhìn xuất khẩu của Trung Quốc chiếm mất công ăn việc làm của mình. Do đó, các nước này, bao gồm cả Nhật, EU, và thậm chí cả Mỹ cũng sẽ tiếp tục làm suy yếu bản tệ của mình (với Mỹ sẽ là sự trì hoãn hơn nữa việc tăng lãi suất), tạo ra một cuộc chiến tranh tiền tệ mới, đến lượt nó lại lôi Trung Quốc sâu thêm vào cuộc chơi (chỉ kết thúc khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi lại). Khả năng Trung Quốc “ăn miếng trả miếng” với các đối tác thương mại lớn là không thể phủ nhận, căn cứ vào chuyện lời nói không đi đôi với việc làm của nước này trong 3 đợt điều chỉnh vừa qua.
Do đó, cuộc đua phá giá bản tệ trên thế giới (làm cho xuất khẩu của Trung Quốc không dễ tăng lên) kết hợp với quả bom nổ chậm là mức nợ nần cao trong nước có nhiều khả năng sẽ buộc Trung Quốc hạ cánh cứng với nhiều đổ vỡ. Và cũng vì quy mô khủng của nó, nên sự hạ cánh cứng đau đớn của Trung Quốc cũng sẽ làm đau cả nền kinh tế toàn cầu, tạo ra một viễn cảnh không mấy dễ chịu trong thời gian tới.
TS. Phan Minh Ngọc
Theo Trí thức trẻ


0 nhận xét:

Đăng nhận xét