Chu Tiểu Huệ – bình luận viên của thời báo Đại Kỷ Nguyên nhìn nhận rằng: “Nếu truyền thông nhà nước đang để ý soi xét đến khu vực nào thì có nghĩa là chính quyền của ông Tập Cận Bình đang sắp sửa tấn công vào khu vực đó”.
Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015
Những biến động gần đây khiến mọi người tự hỏi: Điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc?
20:15
Hoàng Phong Nhã
No comments
Trung Quốc vốn được biết đến là
một đất nước không có tự do ngôn luận, internet bị kiểm duyệt rất chặt
chẽ. Chỉ có 2 công cụ tìm kiếm được phép sử dụng công khai là Baidu và
Haosou 360.
Thế nhưng từ ngày 12/7/2015, hai công cụ
tìm kiếm này đã xuất hiện các thông tin được cho là bị kiểm duyệt rất
kỹ lưỡng để ngăn không cho người dân biết sự thật: Đó là thông tin về
Pháp Luân Công – một môn khí công tu Phật bị đàn áp một cách phi pháp ở
Trung Quốc nhưng lại được đón chào ở khắp khắp thế giới. Sự thật về cuộc
đàn áp Pháp Luân Công với hơn hai triệu học viên bị mổ cắp nội tạng
sống cũng được xuất hiện trên hai trang tìm kiếm này.
Ngoài ra làn sóng khởi kiện cựu lãnh đạo
Giang Trạch Dân lan tỏa khắp Trung Quốc cũng xuất hiện trên đây. Các từ
khóa vốn bị kiểm duyệt kỹ như “làn sóng tố cáo Giang Trạch Dân trên toàn cầu”, “lão hổ tiếp theo là Giang Trạch Dân” đã được gỡ bỏ kiểm duyệt.
Điều này khiến người dân Trung Quốc rất đỗi kinh ngạc và tự đặt câu hỏi “Điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc?”
Các quan chức bức hại Pháp Luân Công bị xét xử
Pháp Luân Công được phổ truyền tại Trung
Quốc từ năm 1992, ngày càng có nhiều người dân tham gia tập luyện do
lợi ích sức khỏe mà môn khí công này mang lại. Đến năm 1999 ước tính tại
Trung Quốc đã có 100 triệu người theo tập.
Ngày 20/7/1999, theo lệnh của cựu chủ
tịch Giang Trạch Dân, tất cả các phương tiện phát thanh truyền hình báo
chí, báo chí đang ca ngợi Pháp Luân Công bỗng quay ngược trở lại vu
khống đả kích môn tập này để dọn đường cho Trang Trạch Dân đàn áp.
Đến nay sau 16 năm bị ĐCSTQ bức hại và
đàn áp bằng đủ phương thức tàn bạo nhất, Pháp Luân Công vẫn không ngừng
cho thấy những lợi ích vô giá cho xã hội, đã được phổ biến rộng rãi tại
hơn 114 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong khi đó ở quốc tế, ông Giang Trạch
Dân cùng các tay chân khác như La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm bị tòa
án quốc tế ở Tây Ban Nha truy tố về tội diệt chủng đối với Pháp Luân
Công.
Ở trong nước thì phe cánh của ông Giang
bị lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình truy bắt vì tội tham nhũng. Những
kẻ trước đây nhờ hăng hái đàn áp Pháp Luân Công để thăng quan tiến chức
như Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang đều lần lượt ngồi tù.
Thứ trưởng công an phụ trách phòng 610
(chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công) là Lý Đông Sinh bị bắt giữ vào
tháng 12/2013 để điều tra vì tội tham nhũng.
Trước năm 2002 khi còn là Phó Đài Truyền
hình Trung ương Trung Quốc, ông Lý Đông Sinh theo lệnh của cựu lãnh đạo
Giang đã dựng nên nhiều chương trình vu khống bôi nhọ Pháp Luân Công.
Với thành tích vu khống bôi nhọ Pháp
Luân Công này, ông Lý Đông Sinh dù không có kinh nghiệm nghiệp vụ mà vẫn
được leo lên hàng Thứ trưởng Bộ Công an, phụ trách Phòng 610 là cơ quan
chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công.
Cựu Phó chủ tịch nước là Tăng Khánh
Hồng, người rất ủng hộ ông Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công đã bị
quản thúc tại gia ở thành phố Thiên Tân từ tháng 7 năm ngoái.
Cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương
Trung Quốc, thượng tướng Từ Tài Hậu bị bắt giữ với tội danh tham nhũng
vào tháng 6/2014. Sau khi khám xét nhà cửa người ta phát hiện rất nhiều
của cải, trong đó có 1 tấn tiền giấy được giấu dưới tầng hầm.
Ông Từ Tài Hậu khi còn nắm quyền chính
là người đã bảo trợ cho các bác sỹ quân đội mổ cắp nội tạng sống từ các
học viên Pháp Luân Công, thống kê mới đây cho thấy có ít nhất 2 triệu học viên Pháp Luân Công bị mổ cắp nội tạng sống vì không chịu từ bỏ niềm tin vào việc thực hành nguyên lý Chân Thiện Nhẫn trong đời sống của mình.
Rất nhiều quan chức địa phương thuộc phe
cánh của ông Giang Trạch dân cũng lần lượt bị bắt. Mới đây vào ngày
13/7, trưởng ban quản lý hệ thống nhà tù tỉnh Quảng Tây là Chung Thế
Phạm bị bắt vì tội thiếu trách nhiệm và tham nhũng.
Ông Chung Thế Phạm bị quy kết cho là tiến hành tra tấn và bức cung phạm nhân, đứng đầu danh sách là các tù nhân Pháp Luân Công.
Là người đứng đầu nhà tù, Chung Thế Phạm
đã giám sát việc bắt giam, tra tấn dã man, thậm chí đến chết những học
viên Pháp Luân Công nếu như họ không chịu từ bỏ niềm tin vào Chân Thiện
Nhẫn.
Phòng 610 không có người đứng đầu báo hiệu điều gì
Phòng 610 tại Trung Quốc là cơ quan đứng
trên cả pháp luật với nhiệm vụ chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công, thủ
đoạn để đàn áp là khét tiếng tàn ác và được ví như Gestapo của phát xít Đức, tên 610 là được lấy theo ngày thành lập 10/6/1999.
Khi ông Lưu Kim Quốc là người phụ trách
Phòng 610 từ nhiệm chức vụ vào tháng giêng năm nay, thì từ đó đến nay
chưa có ai thay thế, và vị trí Trưởng phòng 610 vẫn đang để trống.
Thông báo của Ủy ban Kỷ luật về việc từ
nhiệm của ông Lưu Kim Quốc làm dấy lên câu hỏi về tương lai của tổ chức
mờ ám này. Theo luật pháp Trung Quốc thì phòng 610 là một tổ chức trái
với hiến pháp.
Việc ông Lưu Kim Quốc từ nhiệm mà không
có ai thay thế khiến có nhiều người cho rằng điều này báo hiệu một hành
động chống lại Phòng 610 trong tương lai.
Vào ngày 25/5/2015 Phó Giám đốc Phòng
610 chi nhánh tỉnh Quảng Đông là La Kiến bị điều tra vì “vi phạm nghiêm
trọng pháp luật và kỷ luật của Đảng”, một cụm từ phổ biến đã được dùng
hàng chục nghìn lần trong những tháng gần đây để nói về những quan chức
bất kham.
Sự việc của La Kiến được truyền thông trong nước đưa tin rộng rãi cho thấy Phòng 610 đang rơi vào tầm ngắm của ông Tập Cận Bình.
Phòng 610 là do ông Giang Trạch Dân
thành lập, trong nỗ lực tận diệt phe cánh của ông Giang, khả năng ông
Tập Cận cho xóa sổ Phòng 610 là rất cao. Nhưng nhiều khả năng đảng sẽ
không dám đề cập đến vấn đề Pháp Luân Công, bởi tội ác đàn áp Pháp Luân
Công là quá lớn, ảnh hưởng đến từng người dân, nếu công khai việc này,
thì uy tín của đảng sẽ bị mất hết, vì một đảng để một cá nhân thao túng
là không thể, việc công khai này sẽ kéo theo nguy cơ cả Đảng Cộng sản
Trung Quốc cũng bị sụp đổ theo.
Bổ sung điều luật mới kéo theo làn sóng kiện Giang Trạch Dân dâng cao
Trước kia, các đơn kiện tại Trung Quốc
sẽ phải đi qua các phòng tiếp nhận hồ sơ, nơi được coi là “người gác
cửa” cho hệ thống Tòa án. Phòng này phê duyệt các vụ việc theo cách
không minh bạch, nhiều khi họ từ chối đơn kiện với lý do không rõ ràng
hoặc không có phản hồi gì với người đi kiện, hoặc liên tục yêu cầu bổ
sung giấy tờ để tìm cách tránh né vụ kiện. Chính vì vậy, đối với các đơn
khởi kiện quan chức chính phủ, thì tỷ lệ các đơn được tòa án chấp thuận
rất thấp.
Gần đây ngành Tư pháp ở Trung Quốc có
bước cải tiến. Cho phép các đơn kiện gửi trực tiếp cho tòa án, chính
sách này có hiệu lực từ 1/5/2015.
Cụ thể, điều 123 của Bộ Luật tố tụng dân
sự của Trung Quốc, yêu cầu tòa án sau khi nhận đơn kiện hợp pháp 7 ngày
kể từ ngày nhận thì phải giải thích rõ ràng đối với trường hợp bị từ
chối.
Luật mới được ban hành này chính là cơ
hội để người dân Trung Quốc thể hiện chính kiến của mình: Đó là khởi
kiện ông Giang Trạch Dân.
Chỉ sau 2,5 tháng kể từ lúc Luật mới này
có hiệu lực, hơn 80.000 người đã đứng ra khởi kiện ông Giang Trạch Dân,
và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân bắt đầu đàn
áp Pháp Luân Công từ 20/7/1999, cuộc bức hại đã khiến hàng chục triệu
người phải ngồi tù, hơn 2 triệu học viên bị mổ cắp nội tạng khi còn đang
sống.
Các đơn kiện gửi đến tòa án theo các
đường khác nhau như: gửi thư, thư điện tử, thư âm báo, fax, hoặc gửi đơn
kiện trực tiếp đến website của tòa án tối cao, rồi nhận mã số ghi nhận
vụ việc. Theo luật Trung Quốc, các đơn kiện điện tử cũng hợp pháp như
đơn thư bình thường.
Trước làn sóng kiện Giang Trạch Dân dâng
cao, từ 1/7/2015 bắt đầu xuất hiện những cản trở người dân khởi kiện.
Thư gửi đến tòa án tối cao đã phải qua ‘kiểm tra an ninh’. Có rất nhiều
thư bị nằm lại tại Trung tâm Phân loại Bưu chính Bắc Kinh để “kiểm tra
an ninh”.
Trong khi đó, những cán bộ làm việc tại
cơ quan tư pháp, cơ quan an ninh, cơ quan hành chính tại nhiều địa
phương đã đến gặp hoặc gọi điện cho người khởi kiện. Họ hỏi những người
khởi kiện các câu như: “Anh/chị đã gửi đơn kiện à?”, “Tại sao anh/chị buộc tội ông Giang?” và “Anh/chị có ghi rõ sự việc trong đơn kiện không?”.
Một số nhân viên an ninh đã ghi chép lại câu trả lời và yêu cầu người
kiện ký vào biên bản. Họ cho biết cấp trên của họ yêu cầu xác minh lại
các đơn kiện ông Giang. Một số lần xác minh kéo dài suốt 3 tiếng.
Đồng thời, nhân viên Phòng 610 và công
an ở một số địa phương vẫn cản trở và bắt giữ những học viên Pháp Luân
Công gửi đơn kiện. Tại Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang và Baoji, tỉnh
Thiểm Tây, hàng chục học viên gửi đơn kiện đã bị bắt tạm giam. Cơ quan
công an tại Cáp Nhĩ Tân nói rằng các học viên bị bắt để “phục vụ điều
tra thông tin khiếu kiện”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét