Bức chạm khắc của Henricus Petrus, năm
1544, khắc họa (từ trái sang phải) người một chân, nữ khổng lồ một mắt,
cặp đôi 2 đầu chung thân, dị nhân không đầu Blemmye, và người đầu chó.
(Wikimedia Commons)
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn
thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học
Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã
kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới.
Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Rất khó để phân biệt giữa truyền thuyết
và hiện thực trong các tư liệu lịch sử thời cổ đại. Đôi khi, người cổ
đại sử dụng cách mô tả khá khó hiểu với độc giả ngày nay. Đôi lúc các tư
liệu đã được trộn lẫn giữa thực tế và tưởng tượng, hay đôi lúc chúng ta
thấy một sự bóp méo các sự kiện qua thời gian – các nhà sử học chơi trò
“điện thoại hỏng” với nhau qua nhiều thế kỷ.
Một số sinh vật trong những tư liệu này
có thể sánh ngang với những tưởng tượng kì lạ nhất của chủ nghĩa siêu
thực ngày nay. Dù vậy, chúng được mô tả vô cùng chân thực bên cạnh những
mô tả về các sự kiện, người, địa điểm, và động vật có thực.
Hãy nhìn qua hai loài sinh vật, một loài hơi kỳ lạ, loài kia thì quả thật vô cùng kỳ quái.
Loài Yale
Đặc điểm rõ ràng nhất của loài yale (một
sinh vật trong truyền thuyết) là những cái sừng có thể xoay tròn. Chúng
ta biết rằng loài yale được đề cập đến lần đầu bởi nhà sử học Pliny già
(23–79 sau Công nguyên) trong cuốn “Lịch sử tự nhiên” của ông (Quyển
VIII). Ông mô tả con yale như sau: “có kích cỡ của một con hà mã với cái
đuôi của một con voi. Nó có màu đen hay nâu sậm và sở hữu quai hàm của
một con lợn rừng. Nó có hai cái sừng di động, dài hơn một cubit (1 cubit
= 45,72 cm). Trong chiến trận nó luân phiên giữ chặt cặp sừng và xoay
chuyển chúng, tuy nhiên cặp sừng có thể ở trạng thái tấn công gây nguy
hiểm cho đối phương hoặc bị xoay sang bên tuỳ theo lệnh yêu cầu.”
Loài sinh vật này không quá khác biệt
với những loài khác mà chúng ta biết đến ngày nay. Liệu lời giải thích
có thể chỉ là Pliny đang cố gắng miêu tả một con linh dương, một con
linh dương đầu bò, hay một loài sinh vật tương tự từ các nguồn tư liệu
cũ hay không?
Hugh Stanford London, tác giả của một số
cuốn sách về nghiên cứu huy hiệu, đã rất hứng thú với loài yale vì sự
xuất hiện của nó trong kho huy hiệu của gia đình hoàng gia Anh. Nhiều
thế kỷ sau khi được Pliny đề cập đến, loài yale đã một lần nữa xuất hiện
trong các câu chuyện ngụ ngôn thời trung cổ, và trong kho vũ khí thế kỷ
14 của John – người con trai thứ của Vua Henry IV, công tước xứ Bedford
và bá tước xứ Kendal.
London đã viết như sau, “Loài yale cũng
nằm trong số các quái thú của nhà vua và đã được tạc lại tượng để gắn
trên mái của nhà nguyện thánh George, lâu đài Windsor, vào năm 1925, và …
nó là một trong 10 quái thú của Nữ hoàng, đứng bên ngoài Tu viện
Westminster trong thời điểm Nữ hoàng đăng quang, và hiện nay được trưng
bày ở Đại sảnh lớn của Cung điện Hampton.”
Tượng con yale trong cung điện Westminster (flickr)
Ông A.H. Longhurst, một người chuyên
nghiên cứu sử học Ấn Độ đã bảo với London rằng loài yale có thể là được
dựa trên một loài sinh vật huyền thoại được biết đến hàng nghìn năm ở
miền nam Ấn Độ có tên là yali. Đôi lúc yali được miêu tả là một sự kết
hợp giữa voi, ngựa, và sư tử. Hình dạng của loài yale có rất nhiều biến
thể, nhưng, London lưu ý, “có một đặc điểm cố định là khả năng xoay tròn
những cái sừng của nó theo ý muốn, xoay ngược một cái sừng nếu bị
thương tổn và xoay cái sừng kia ra phía trước để tiếp tục chiến đấu.”
Ngoài chức năng tự vệ, cặp sừng này còn dùng để săn mồi bằng
cách đâm xuyên qua con mồi. Điều này làm cho loài dê này trở nên bất khả
chiến bại trong phạm vi sinh sống của chúng.
Tuy nhiên, trường đại học Yale nổi tiếng
không phải được đặt tên theo loài sinh vật này, mà là đặt theo tên
người sáng lập của nó, Elihu Yale. Nhưng, loài yale huyền thoại vẫn xuất
hiện ở một số nơi trong khuôn viên trường, như trong biểu ngữ của hiệu
trưởng trường. Người dẫn đầu đoàn diễu hành trong lễ tốt nghiệp của các
sinh viên trường cũng cầm một cây gậy mà trên đầu có chạm khắc hình một
con yale.
Người dẫn đầu đoàn diễu hành lễ tốt nghiệp trường đại học Yale cầm một cây gậy cham khắc hình con yale (Yale university)
Dị nhân không đầu Blemmye
Từ điển thành ngữ và ngụ ngôn Brewer,
phiên bản thứ 19, đã định nghĩa Blemmyes như sau: “Một bộ lạc du mục cổ
xưa ở Ethiopia được những nhà văn La Mã nhắc đến. Họ đã sinh sống ở khu
vực Nubia và miền Bắc Ai Cập. Người ta thêu dệt là họ không có đầu, và
mắt lẫn mồm lại được gắn trên ngực.”
Hình minh họa một người Blemmye trong Biên niên sử Nuremberg, năm 1500.
Từ điển đề cập đến những người Blemmye
trong mục dẫn nhập về Caora: “Một con sông được mô tả bởi những nhà thám
hiểm thời nữ hoàng Elizabeth (1558–1603), trên bờ sông là nơi sinh sống
của một chủng người có đầu mọc bên dưới vai. Hai mắt nằm trên vai họ,
và miệng thì nằm giữa ngực.”
Dường như những người Blemmyes là một bộ
lạc được cho là mối hiểm họa cho biên giới phía nam và tình hình an
ninh nội địa của Ai Cập vào thời kỳ hậu La Mã. Họ đã giao tranh với quân
La Mã trong khoảng từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên.
Người ta cho rằng những sinh vật giống
người trong chuyện kể thường là mô tả về người ngoại quốc bị bóp méo; họ
lạ lùng, hoặc đe dọa tới những người mô tả.
Người ta cho rằng những sinh vật giống
người trong chuyện kể thường là mô tả về người ngoại quốc bị bóp méo; họ
lạ lùng, hoặc đe dọa tới những người mô tả.
Asa Mittman đã đề cập đến những người
Blemmyes trong tài liệu “Bản đồ và Quái vậtở Anh thời Trung Cổ”: “Những
cái đầu, nơi khởi nguồn của tâm linh, đã tụt xuống thân thể xác thịt của
họ. Blemmye là một chủng người đã biến thành một cơ thể vật chất thuần
túy, một thực thể xác thịt, với cặp mắt gắn trên ngực, và theo như cách
miêu tả của Leonardo Da Vinci, những con mắt này chỉ là cửa sổ của cơ
thể (chứ không phải của tâm hồn).” Theo quan điểm của những người ghi
chép biên niên sử, những cách miêu tả quái dị này có thể chỉ để nói lên
một điều rằng đây là một chủng người sa đọa hoặc vô nhân tính.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét