Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Kế Sách Vatican Xâm Nhập Vào Giai Cấp Lãnh Đạo Nước Pháp và Cuộc Chiến Chống Vatican Của Dân Tộc Pháp

B.- THỜI KỲ THỨ HAI (1500-1789)
Thời kỳ này do những thành phần trong giới trí thức của toàn thể Âu Châu và Bắc Mỹ, chứ không phải ở riêng nước Pháp, chủ động và phát triển thành phong trào chống lại Vatican hết sức mãnh liệt. Phong trào này nhen nhúm  đồng thời với sự xuất hiện của Chủ Nghĩa Nhân Bản (Humanism) và Thời Kỳ Phục Hưng (The Renaissance (1300-1650)) rồi bùng lên vào thế kỷ 16 trong Thời Kỳ Khoa Học và Lý Trí (Science and the Age of Reason (1500-1789)). Ta có thể gọi thời kỳ này là thời kỳ công khai vận động quần chúng mà giới trí thức đứng lên phất cờ đứng đầu gió, dồn nỗ lực vào công việc viết sách trình bày cho nhân thế giới biết rõ bộ mặt thật ghê tởm của Vatican về những thủ đoạn phỉnh gạt, lừa bịp trong kinh thánh, trong giáo luật, trong những lời dạy của Giáo Hội La Mã và những tội ác trời không dung đất không tha của Vatican. Mục đích của những việc làm này là hy vọng làm cho mọi người thức tỉnh rồi mạnh bạo vùng lên cùng  nhau tranh đấu cho đại cuộc khử diệt “cái tôn giáo ác ôn” này để đòi lại quyền làm người. Có nhiều nhà viết sử gọi thời kỳ này là thời kỳ giải hoặc, giống như ban biên tập của các trang nhà giaodiemonline.com và sachhiem.net của người Việt hải ngọai ở Bắc Mỹ đã và đang làm từ nhiều năm nay.
Tìm hiểu các công trình của phong trào này, chúng ta thấy đây quả thật là một phong trào "Trăm hoa đua nở". Không biết có phải là "nhu cầu phát sinh sáng kiến" hay không, mà lúc bấy giờ các nhà trí thức Âu Châu lại đua nhau đưa ra những lý thuyết chính trị để hướng dẫn, thức tỉnh quần chúng với hy vọng làm cho họ nhìn ra được cái quyền làm người hiện đang bị Vatican tước đoạt và che đậy bằng bức màn u minh tôn giáo. Họ đã thành công trong việc làm cho nhân dân Âu Châu nhận thức được rằng, Thượng Đế ban cho con người những quyền  bất khả xâm phạm và bất khả nhượng, và thành công trong việc kêu gọi nhân dân thế giới phải vùng lên đạp đổ ách thống trị bạo tàn của tập đoàn Quạ Đen của “cái giáo hội khốn nạn” có trụ sở trung ương là Tòa Thánh Vatican. Đi tiên phong trong phong trào này là các nhà hiền triết như Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632-1704), René Descartes (1596-1650), Montesquieu (1689-1755), Voltaire (1694-1778), Dennis Diderot  (1713-1784), Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Thomas Paine (1737-1809), John Adams (1735-1826), James Madison (1751-1836), Arthur Schopenhauer (1788-1860), Thomas Jeferson (1743-1826), v.v… Các bậc vĩ nhân và các nhà đại hiền này lần lượt đưa ra những lý thuyết chính trị làm nền tảng cho các thể chế dân chủ, mở đường cho các cuộc cách mạng chống lại các chế độ độc tài chuyên chính tại Âu Châu mà thực chất chỉ là các chế độ đạo phiệt Da-tô với Vatican ở hậu trường điều khiển. Những tư tưởng vĩ đại và cao đẹp của họ được in thành những tác phẩm và được phổ biến rộng rãi ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng họ cũng phải trải qua không biết bao nhiêu khó khăn, khổ nhọc và kéo dài cả nhiều thế kỷ mới có được như vậy. Sự kiện này được Linh-mục Bùi Đức Sinh viết trong cuốn Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo như sau:
"Các triết gia tiền bán thế kỷ XVIII,  hầu hết theo thuyết Tự-nhiên Thần-giáo ở Anh, chỉ một số rất ít là vô thần. Nhưng cả hai đều giống nhau ở phương diện thù ghét Công-giáo trong phạm vị tín lý, phụng vụ và tổ chức. Đường lối của họ là diễu cợt, châm biếm để đả phá. Mở đầu là luật gia Montesquieu (1689-1755). Cuốn Những Bức Thư Ba Tư (Lettres Persannes, 1721) của ông có một lối châm biếm rất ác nghiệt về tôn giáo và chế độ chính trị trong nước. Cuốn Vạn Pháp Tinh Hoa (Esprit des Lois, 1748) trang nghiêm hơn: Ông coi tôn giáo chỉ là một bánh xe trong guồng máy hành chánh hay một công cụ chính trị.
Voltaire (1694 - 1778)Đứng đầu và tai hại hơn cả là Voltaire (1694-1778). Ông không phải là người khởi xướng chủ thuyết mới, ông chỉ là người có tài phổ biến những quan niệm của các "triết gia" cho quần chúng bằng một lối văn vô cùng hấp dẫn, biết thích ứng và khéo léo khai thác những sự kiện và cơ hội xẩy ra trong xã hội lúc đó để chế giễu và đả phá tôn giáo. Cũng như  (Thomas) Hobbes, ông cho Ki-tô giáo là trò bịp bợm, láo khoét, là một mớ truyện hoang đường… Ông cũng chủ trương Pháp Giáo, cho rằng tôn giáo phải đặt dưới quyền kiểm soát của Quốc Gia, các linh-mục là những công chức ăn lương của chính phủ. Cuộc Cách Mạng 1789 sau này lấy ông làm bậc thày trong việc đối xử với giáo hội. Ông là người mở đường cho phong trào bài giáo sĩ thế kỷ XIX.   
Denis Diderot (1713-84)Nhưng Voltaire không phải là người chiến đấu một mình. Thời đó, ở Pháp còn có nhóm "Bách Khoa" (Encyclopédistes), họ cũng là những kẻ thù địch ghê gớm của giáo hội. Nhóm "Bách Khoa" do D. Diderot (1713-84) chủ trương, với sự cộng tác của nhiều nhân vật chuyên môn như Montesquieu, Voltaire, Buffon, Condillac, Holbach, Helvetius. Diderot là người vô thần; theo ông tôn giáo chỉ là một thứ cuồng tín, là căn nguyên mọi loại tội ác, tai họa, chiến tranh. Lấy danh nghĩa làm một bản thống kê tất cả mọi kiến thức của con người,  nhóm "Bách Khóa" đã cố gắng chứng minh tính cách phi lý của các tôn giáo, thay thế bằng những kiến thức khoa học mà con người đã khám phá ra. Bộ Bách Khoa (Encyclopédie, 1751-72) gồm 28 quyển, khổ lớn của họ đã gây ảnh hưởng tai hại (?) trong mọi tầng lớp dân chúng, nó sẽ là nguồn phát sinh tất cả những rối loạn và bất công thời Cách Mạng 1789.
Jean Jack RousseauĐứng tách biệt khỏi phe "triết gia" là J.J. Rousseau (1712-78). Trong cuốn Xã Ước (Le Contrat Social, 1762), ông chủ trương một lối thần bí về bản tính con người, nguồn gốc chủ nghĩa lãng mạn thế kỷ XIX. Theo ông con người bản tính tốt lành, trở thành xấu chỉ vì bị ảnh hưởng của xã hội,…  Về phương diện tôn giáo… Đối với ông, tín lý, mặc khải, tu đức, v.v.. là những những điều không đáng để ý.” [19]
"Ở Đức, cuộc khủng hoảng tinh thần, tuy một phần bị ảnh hưởng của thuyết Tự Nhiên Thần Giáo ở Anh và chủ trương tự do ở Pháp, nhưng có những đặc điểm khác biệt.Gottfried Wilhelm von Leibniz Hầu hết các cuộc tranh luận ở Đức đều vây quanh Thánh Kinh… Leibniz (1646-1716), đồ đệ của Descartes, là một triết gia có tín ngưỡng… Nhưng khi thấy có một số tín điều có vẻ nghịch lý, ông đã vội cho rằng những điều đó sai lầm, không do mặc khải. Từ đó, ông nghiêng theo thuyết Tự Nhiên Thần Giáo, phủ nhận tôn giáo mạc khải, siêu nhiên cũng như các mầu nhiệm trong Đạo. Ông mở đường cho thuyết duy lý, và từ đấy phát sinh phong trào "Chiếu Sáng" (Aufklarung) cũng gọi là "Triết Học Ánh Sáng".
Vì Tin Lành Giáo được xây dựng trên nền tảng Thánh Kinh, mà mỗi người có quyền giải thích "theo sự soi dẫn của Thánh Linh", nên các cuộc tranh luận hầu hết hướng về Thánh Kinh. Đi tiên phong là Hermann Von der Hardt (1660-1746), giáo-sư chú giải Thánh Kinh và ngôn ngữ Đông Phương ở Helmstadt. Trong hai cuốn Những Bí Nhiệm Của Người Hy Lạp Và La Mã Mù Tối (Aenigmata Graecorum et Latinorum ex caligine), Khải Huyền Bởi Tối Tăm (Apocalypsis ex tenebris, 1723), Hermann cho rằng người Đông Phương có khuynh hướng bày đặt những chuyện thần thoại, tỷ như Cain và Abel chỉ là hai nhân vật tượng trưng hai đối thủ, vụ đại hồng thủy chỉ là lối mô tả cuộc xâm lăng của dân Scythe.
Phong  trào "Chiếu Sáng" chủ trương giải phóng lý trí và lương tâm con người. Nó tự hào là một cố gắng con người từ nay dám sử dụng lý trí của mình. Họ cho rằng xưa nay lý trí con người bị khai trừ ra khỏi mọi lãnh vực, nhất là trong vần đề tôn giáo. Vì thế từ nay, phong trào lãnh trách nhiệm chiếu giọi ánh sáng lý trí vào vấn đề tôn giáo, đuổi xa mọi bóng tối.
Christian WolffTriết học Ánh Sáng trở nên vững mạnh với Christian Von Wolf (1679-1754),  một triết gia kiêm toán học. Năm 1728, ông xuất bản cuốn Quan Niệm Triết Học Về Thiên Chúa (Pensées philosophiques sur Dieu), Thế Giới Và Linh Hồn Con Người (Le monde et l' âme humaine); theo ông, con người chỉ tin cái gì hợp với lý trí và lương tâm. Chỉ có Tự Nhiên Thần Giáo là Đạo hợp lý và có thể chứng minh được,….
Từ khi Vua Frederich II (1740-86) lên cầm quyền,  phong trào này được nâng đỡ công khai. C Nikolaus (1733-1811), một hội viên trong Hàn Lâm Viện Bá Linh và Munich, chủ trương một Tổng Thư Viện Đức (Deutsche Allemeine Bibliotek) gồm 106 cuốn, giống như bộ Bách Khoa của Diderot. Các nhà chú giải Thánh Kinh giai đoạn này nói nhiều đến Maisen và Chúa Kitô. Theo nhà Đông Phương Học Michaelis (1668-1738) thì Maisen không phải là người Chúa chọn, nhưng chỉ là một nhà chính trị xảo quyệt. Đi xa hơn, nhà ngôn ngữ học Reimar (1694-1723) cho rằng Maisen và cả Chúa Kitô chỉ là những tên bip bợm dân chúng để thiết lập cái gọi là "Nước Thiên Chúa"…" [20]
Tất cả những tư tưởng và các hoạt động văn hóa của các nhà trí thức trên đây hoàn toàn đối nghịch với chủ trương "Thần quyền chỉ đạo thế quyền" và đối nghich với "chính sách bất khoan dung" của Vatican. Tất cả đều có chủ ý là vô hiệu hóa tất cả mọi "sách lược hành động" của Vatican. Cũng vì thế mà Vaticani đã chống đối kịch liệt tất cả các tư tưởng của họ bằng cách cấm, không cho tín đồ đọc các tác phẩm của họ, và ra lệnh cho các chính quyền đạo phiệt tay sai thẳng tay đàn áp các tác giả và bóp nghẹt các phong trào dân chủ ngay từ khi còn trong trứng nước. Thế nhưng, dù là có ba đầu sáu tay đi nữa, bàn tay của Vatican cũng vẫn không làm thế nào che khuất được mặt trời, không thể nào bơi ngược được dòng lịch sử. Bánh xe lịch sử vẫn tiếp tục quay theo chiều hướng của phong trào tranh đấu cho dân chủ và đòi lại quyền làm người của nhân dân thế giới. Đúng là trời đã phú cho con người cái bản năng tự tồn, thì trời cũng hiến cho loài người những bậc đại hiền trên đây để chống lại bọn người phi cầm phi thú, đội lốt tu hành, mượn danh thượng đế bằng chiêu bài tôn giáo với chủ đích lừa gạt người đời, chèn ép những người lép vế thế cô và bóc lột dân lành để sống đời bê bối thối thao  loạn dâm phi luân, phủ phê và  phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của lê dân.
Trên đây là một trong những phong trào của các bậc đại hiền Âu Châu, quyết đem cái dũng của người trí thức ra nói chuyện với bạo quyền Vatican để phá tan chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của cái "tôn giáo ác ôn”" này. Cũng như các phong trào khác, phong trào này cũng là phong trào tự phát dấy lên từ nhân dân, lấy nhân dân làm thế dựa để chống lại bạo quyền Vatican bằng con tim và khối óc, tuôn trào ra thành những tác phẩm nói lên những sự thật về thành tích bịp bợm và những rặng núi tội ác cao chót vót như  đỉnh Hy Mã Lạp Sơn của tập đoàn tăng lữ lưu manh, gian tham và cưc kỳ tàn ngược trong Tòa Thánh Vatican và trong Giáo Hội La Mã. Vì đây là phong trào của nhân dân và được nhân dân nuôi dưỡng, cho nên, bạo quyền Vatican và bọn tu sĩ tay áo đên sai chỉ còn biết giẫy lên đành đạch như đỉa phải vôi, không còn có cách nào khác hơn là áp dụng sách lược cố hữu "hàm huyết phún nhân", chụp mũ là "vô thần", "chống Kitô" và "chống Chúa" với dã tâm xúi giục bọn giáo dân cuồng tín nhào ra làm con thiêu thân bạo hành chống lại họ.
C.- THỜI KỲ THỨ BA (1789-1815)
Thời kỳ này còn được gọi là thời Cách Mạng Dân Chủ (The Age of Democratic Revolutions (1602- 1815)) và là thành quả của cuộc tranh đấu kiên cường của các bậc trí giả của thời kỳ thứ hai như đã nói ở trên. Nhờ được đông đảo nhân dân tích cực tham gia cho nên phong trào này có thể bùng lên thành những phong trào cách mạng bạo lực vào thế kỷ 18. Vì lúc đó, trong bất kỳ chế độ đạo phiệt Ca-tô nào ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, Vatican cũng nắm giữ vai trò chủ chốt, cho nên mỗi khi có phong trào phản kháng Vatican thành công ở đâu, thì việc làm đầu tiên của tân chính quyền là tịch thu tài sản của Giáo Hội La Mã, tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền. Tăng lữ áo đen bi tống cổ ra khỏi sân khấu chính trị, phải trở về với nhà thờ và việc làm của họ cũng bị giới hạn ở trong nhà thờ, làm những gì có liên hệ đến thần quyền mà thôi. Việc làm này được gọi là công việc thanh toán vấn nạn Giáo Hội La Mã mà khởi đầu là cuộc Cách Mạng Pháp bùng nổ vào ngày 14/7/1789. Nói về cuộc cách mạng  này, người viết đã trình bày đầy đủ trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã nơi Phần VII, Mục XXVI gồm  Chương 108. 109, 110, 111 và 112. Ở đây, chúng tôi xin thu gọn lại để cho độc giả có ý niệm tổng lược về cuộc Cách Mạng vĩ đại này.
1.-TÌNH CẢNH NHÂN DÂN PHÁP VÀO KHI CÁCH MẠNG 1789 BÙNG NỔ:
Nhân dân Pháp lúc bấy giờ ở vào tình trạng một cổ ba tròng: (1) cái tròng Ca-tô (the Catholic loop), (2) cái tròng của chế độ quân chủ đạo phiệt chuyên chính của Louis XVI, và (3) cái tròng của các nhà chức sắc áo đen, áo tím, áo đỏ của Vatican cấu kết với bọn lãnh chúa địa phương. Riêng về cái tròng Ca-tô, tài sản quốc gia đã bị Vatican cướp đọat và chiếm hữu đến 1/7 diện tích canh tác. Ngòai ra, nhân dân Pháp còn bị nhà thờ bóc lột bằng thuế thập phân (đóng 1/10 tổng số lợi tức) cho Vatican và hàng chục thứ đóng góp khác. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá rõ ràng trong Chương 13 ở trên cũng như trong Chương 15, Mục VI, Phần II và đặc biệt là trong Chương 110, Mục XVI, Phần VII sách Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.
Cái tròng triều đình Vua Louisi XVI và cái tròng các ông quạ đen cấu kết với bọn lãnh chúa địa phuơng cũng đua nhau bóc lột nhân dân bằng muồn vàn hình thức thuế khóa và đóng góp không khác gì Vatican. Tình trạng này đã khiến cho nhân Pháp rơi và thảm cảnh đói khổ vô cùng cơ cực, và ngân khố quốc gia trống rỗng, tài chánh bị khủng hoảng, nhà vua phải vay nợ của các nhà ngân hàng và nợ nần càng ngày càng chồng chất.
2.- DIỄN TRÌNH CÁCH MẠNG
Vô kế khả thi, nhà vua phải triệu tập Quốc Dân Đại Biểu với ý đồ nhờ cơ quan này tiếp tay ra lệnh tăng thuế. Ngày 4/5/1789 Quốc Đân Đại Biểu của ba giai cấp tăng lữ (256), quý tộc (270) và thứ dân (730 đại biểu và đại đa số là giới trí thức), tổng số là 1,256 đại biểu đến dự họp tại hội trường (Salle des Etats) trong điện Versailles. Có một điều quái đản là quy chế bỏ phiếu của Quốc Dân Đại Biểu lại tính theo giai cấp, nghĩa là mỗi giai cấp chỉ có môt phiếu, trong đó giai cấp tăng lữ và quý tộc luôn luôn cấu kết với nhau. Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ tiếng nói của các  đại biểu của giai cấp thứ dân chẳng có giá trị gì cả. Chính vì tình trạng bất công và vô lý này mà việc thảo luận giải quyết vấn đề khủng hoảng tài chánh do nhà vua đề nghị cứ nhì nhằng không đí đến đâu cả. Trong khi đó nhà vua vẫn cho người canh chừng, theo dõi xem Quốc Dân Đại Biểu có nổi loạn chống lại triều đình như Quốc Hội Anh không và luôn luôn thủ sẵn quân đội  phòng hờ để ứng phó với tình hình. Như vậy là Quốn Dân Đại Biểu Hội luôn luôn bị nhà vua khống chế.
Tức nước vỡ bờ và cũng là để giải quyết tình trạng bất công này, ngày 13/6/1789, có một đại biểu đề nghi xin đổi danh xưng Quốc Dân Đại Biểu (do nhà vua đặt tên) thành danh xưng Quốc Hội (Assemblée Nationale) và tuyên bố có thẩm quyền trọn vẹn. Đề nghị này được đại đa sô tán thành không cần đếm xỉa đến tiếng nới có một đại biểu của giái cấp tu sĩ và quý tộc.. Chủ ý của việc đổi danh xưng  là để minh thị cho quốc dân biết rằng Quốc Hội này gồm những đại biểu của tất cả  mọi tầng lớp nhân dân và những việc làm của họ là cho phúc lợi của nhân dân, chứ không phải cho Giáo Hội La Mã hoặc cho nhà vua hay giai cấp thống trị. Việc này cho thấy rõ Quốc Hội đã thực sự chống lại nhà vua và cũng là chống lại Vatiucan. Đồng thời, nó cũng cho thấy sức mạnh của giai cấp thứ dân và lòng căm thù của đại khối nhân dân Pháp đối với nhà vua và Vatican.
Thấy tình hình bất lợi, ngày 20/6, Vua Louis XVI ra lệnh đóng cửa phòng họp, không cho họp. Đoàn đại biểu phải lang thang tìm đến căn nhà lớn vốn dùng làm phòng đánh vũ cầu cho giới quý tộc đề làm trụ sở nhóm họp. Ngày 22/6, nhà vua lại ra lệnh đóng cửa căn nhà này. Đoàn đai biểu mà phần lớn vốn thuộc giai cấp thứ dân lại lang thang lếch thếch kéo nhau đến nhà thờ Saint Louis để nhóm họp. Trưa hôm đó, người ta thấy có 148 đại diện tu sĩ (nhẩy rào)  đến họp và người dẫn đầu là một tổng giám mục. Nhưng rồi, có lẽ vì cảm thấy bất lợi,  ngày 23/6 nhà vua thây đổi chiến lược, mở cửa hội trường trong điện Versailles, yêu cầu các đại biểu đến họp, rồi nhà vua đem theo nhiều vệ binh  cùng với các đai biểu thuộc hai giới tu sĩ và quý tộc cũng đến họp đông đủ. Khai mạc buổi họp, nhà vua đứng lên đọc diễn văn bằng những lời phán: “Trẫm  ra lệnh cho các đại biểu phải phân tán lập tức để sáng ngay mai tới họp tùng tầng lớp một để bàn công việc.” Nói xong, nhà vua ra về, các đại biểu của hai giới tu sĩ và quý tộc cũng theo gót nhà vua ra về.
Trong phòng họp, chỉ còn lại có đại biểu của giai cấp thứ dân và một vài đại diện tu sĩ nhẩy rào. Nhà vua cho người đến truyền lệnh cho các đại biểu phải ra về. Có lẽ vì quá căm giận thái độ ngoan cố của nhà vua, đại biểu Mirabeau với nét mặt hầm hầm tuyên bố: "Ông hãy về nói cho những người gửi ông tới đây biết rằng chúng tôi đến đây họp là do ý chí của toàn dân, và chỉ có thể lấy lưỡi lê  mới đuổi được chúng tôi ra khỏi nơi này mà thôi!". Sau đó, đại biểu Sièyes (tu sĩ nhẩy rào) đứng lên nói lớn tiếng yêu cầu mọi người bắt đầu cuộc thảo luận. Cuộc họp liền cho ra quyết nghị rằng "các đại biểu có tính cách bất khả xâm phạm." Đây là một hành động thách đố đối với triều đình. Phiên họp ngày 24/6, có thêm một số đại biểu tu sĩ nhẩy rào đến họp. Ngày 25/6, có một số đại biểu quý tộc nhẩy rào đến họp. Quốc Hội đại thắng.
Thấy vậy, nhà vua cho gửi thêm 20 ngàn quân mà phần lớn là những lính đánh thuê người ngoại quốc về bao vây điện Versailles. Có tin đồn Hoàng Đế nước Áo (anh vợ Vua Louis XVI) sẽ cho quân tràn vào nước Pháp tiến đến Paris để giải tán Quốc Hội và có thể xử tử những đại biểu bị coi như là những thành phần nguy hiểm.
Trong khi đó, lại có tin đồn giới quý tộc mưu đổ lật đổ  Quốc Hội. Vì thế mà tình hình càng trở nên căng thẳng và sôi nổi. Đứng trước sự việc phải đối đầu với bạo lực, Quốc Hội lâm vào một tình cảnh vô cùng khó khăn, nhưng rồi nhân dân Ba-lê đã vùng dậy bảo vệ  Quốc Hội:
Dân chúng vốn đã xôn xao vì đói rét và các tin đồn. Quận Công D’ Orléans cùng các nhà đại tư bản lại vung tiền ra lôi kéo được đoàn vệ quân của thành Ba-lê. Đồng thời, họ cũng tổ chức được đoàn tự vệ của 48 khu phố. Ba-lê lúc đó thật là sôi nổi. Dân chúng biểu tình khiêng bức tượng Quận Công D’ Orléans. Các rạp hát đều đóng cửa, các biểu ngữ giăng đầy đường, và không nơi nào là không có người diễn thuyết. Trong một cụôc diễn thuyết, Camille Desmoulins đột nhiên tung ra khẩu hiệu “Dân chúng hãy tự động võ trang”. Khẩu hiệu này trong chốc lát đã lan truyền ra khắp nơi trong thành phố. Những đám đông đã tự động phá cửa các tiệm bán khí giới để cướp  súng, cùng đánh cướp những kho khí giới khác.”[21]
Thế là mọi ngưởi trong kinh thành Paris đều tự động tìm kiếm vũ khí để tự vũ trang. Ngày 13/7/1789, toàn thể 48 khu phố trong kinh thành Paris đều tự động thành lập các đoàn tự vệ gọi là “Vệ Binh Quốc Gia” (National Guard”  để bảo vệ Quốc Hội. Quốc Hội thành lập chính quyền  thành phố Paris gọi là Công Xã Ba Lê (the Paris Commune). Đồng thời các cuộc biểu tình tuần hành biểu dương ý chí ủng hộ những việc làm của Quốc Hội. Ngày 14/7/1789,  hàng hàng lớp lớp người dân Paris tiến đến ngục Bastille với mục đích  cướp kho vũ khí tại đây để vũ trang. Đến nơi, thấy rằng cửa thành vào trong khuôn viên nhà ngục bị đóng kín và canh gác cẩn mật, đoàn người biểu tình đòi gặp viên Thống Đốc và yêu cầu phải thỏa mãn yêu cầu của họ. Một vài đại biểu của đoàn biểu tình được mời vào nói chuyện.

Ngục Bastille ngày cách mạng 14 tháng 7, 1789
Ở ngoài, đoàn biểu tình chờ lâu quá không thấy đại biểu của họ trở lại. Họ hò nhau vượt hào, phá cổng xông vào. Lính canh phòng ở bên trong nổ súng khiến cho một số người chết và bị thương. Máu đổ làm đám đông đang trong cơn kích động, hăng tiết ào tới  đập phá  cổng thành, xông vào bên trong chém giết, tóm cổ viên thống đốc (quản ngục), chặt đầu, lấy thủ cấp cắm vào ngọn giáo bêu lên cửa ngục và ăn mừng chiến thắng. Sách Cách Mạng Và Hành Động kể lại chuyện này như sau:
“Nguyên nhân của cuộc đánh phá chỉ là cốt chiếm kho vũ khí của nhà ngục. Dân chúng Ba Lê có phái một phái đoàn tới yêu cầu viên thống đốc coi ngục phải giao khí giới. Cuộc điều đình kéo dài trong mấy tiếng đồng hồ, và viên thống đốc mời phải đoàn dùng cơm. Trong khi đó, dân chúng võ trang đứng đợi bên ngoài. Thấy bặt tin, dân chúng xao động. Có mấy người sốt tiết nhẩy xuống hào, lội qua lên bờ, lấy búa chặt giây xích để hạ cổng nhà ngục. Một vài phát súng nổ lẻ tẻ. Trên chòi cao, viên thống đốc quan sát tình thế. Không biết ông có ra hiệu bắn hay không, song những lính gác ngục đã nổ một loạt súng. Trong đám dân chúng, nhiều người bị thương hoặc chết. Máu xung lên, họ ào ào mở cuộc tấn công. Đoàn vệ quân thành Ba Lê cũng tới tiếp viện cho dân chúng, đem cả súng thần công tới. Đạn thần công phá vỡ nhà ngục. Dân chúng ào ào chém giết, chặt đầu viên thống đốc bêu lên ngọn giáo cắm cửa ngục. Suốt đêm hôm đó, dân chúng Ba Lê đốt lửa nhẩy nhót xung quanh những chiến lợi phẩm cùng đầu lâu người. Từ đó, dân chúng Ba Lê đã tổ chức thành một lực lượng thống nhất dưới quyền của Ba Lê Công Xã. La Fayette được cử làm chỉ huy trưởng Đoàn Vệ Quân cùng những tự vệ thành Ba Lê.
Sau khi ngục Bastiles thất thủ, nhiều người trong hoàng tộc bỏ vua Louis XVI để xuất ngoại. Bị cô lập trong điện Versailles, Louis XVI đành chịu đầu hàng. Ngày 15/7, vua ra mắt Quốc Hội chính thức báo tin rằng sẽ giải tán những quân đội tập trung gần điện Versailles. Tới ngày 17/7, vua ngự giá tới Ba Lê, đến nhà Đô Sảnh, bắt tay viên thị trưởng thành Ba Lê, và chấp nhận lá cờ cách mạng; cờ này gồm ba mầu, xanh và đỏ là màu của Ba Lê, còn màu trắng tượng trưng cho nhà vua." [22]
Như vậy là bước đầu tiên của Cách Mạng đã thành công. Kể từ đó, dân tộc Pháp chọn ngày 14 tháng 7 hàng năm làm ngày Quốc Khánh.
Việc nhân dân Paris tấn công và chiếm ngục Bastille làm cho Vua Louis XVI và phe Bảo Thủ không dám đem quân về đàn áp Quốc Hội nữa. Ngày 17/7, nhà Vua (cư ngụ ở điện Versailles cách Paris chừng 21 cây số) thân hành đến Paris để  tỏ thiện chí và công nhận Công Xã Ba Lê và Vệ Binh Quốc Gia. Hầu tước Lafayette được đưa lên nắm giữ chức tổng chỉ huy Vệ Binh Quốc Gia. Nhân đó, ông đưa ra lá cờ mới gồm có mầu trắng tượng trưng cho hoàng gia Bourbons,  mầu xanh và mầu đỏ tượng trưng cho thành phố Paris. Lá cờ này được người Pháp gọi là cờ “ba mầu.”Nguyên văn:  [23]
Thế là Quốc Hội được cứu thoát và Cách Mạng 1789 vượt qua được bước khởi đầu.
3.- CÁCH MẠNG HÀNH ĐỘNG
Kể từ ngày này, một Ủy Ban Nhân Dân gọi là Ba Lê Công Xã lo việc quản trị nhân dân trong kinh thành Ba-lê và bảo vệ an ninh cho các đại biểu trong Quốc Hội tiến hành những công việc của Cách Mạng. Đó là những công việc: 
Thứ nhất là công bố Bản Tuyên Ngôn Nhân..- Việc cấp thiết là Quốc Hội phải bàn thảo, biên soạn bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền (The Declaration of the Rights of Man and of the Citizen) và tìm phương cách giải quyết cấp thiết nạn khủng hoảng tài chánh đang làm cho nước Pháp lâm vào tình trạng phá sản, rồi tiến tới việc soạn thảo hiến pháp làm cơ cấu cho tổ chức tân chính quyền.
Sau hơn gần 3 tuần lễ cặm cụi làm việc, ngày 26/8/1789 Quốc Hội công bố bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền xác nhận rằng:
a.- Quyền lực của nhà nước vì nhân dân mà có (The authority of a government is derived from the people).
b.- Mọi người dân phải bình đẳng trước pháp luật (All citizens should be equal before the law).
c.- Tất cả mọi người dân đều có quyền ảnh hưởng vào việc làm luật (All citizens should  have the right to influence the making of the law).
d.- Mục đích của chính quyền là để bảo vệ những quyền tự nhiên của con người. Đó là quyền tự do, quyền có tài sản, quyền sống trong an ninh và quyền chống lại áp bức (The purpose of government should be the preservation of the natural rights of men to “liberty, property, security, and resistance to oppression” ).
e.- Quyền tự do tư tưởng và tự do hành xử tín ngưỡng của mọi người phải được bảo đảm (Freedom ò thought and religion should be guaranteed).[24]
 Thứ hai là:ban hành quyết định sử dụng những biện pháp mạnh đối phó với Giáo Hội La Mã và soạn thảo hiến pháp:-   Về vấn đề  khủng hoảng tài chánh, ngày 4/8/1789, một đại biểu tu sĩ đảo ngũ về với hàng ngũ thứ dân là Tổng Giám Mục Talleyrand đề nghị phải tịch thu toàn bộ tài sản của giáo hội (tại Pháp) thì mới có thể giải quyết được vấn đề. Được đại đa số tán thành, Quốc Hội tiến hành làm thủ tục ban hành quyết định:
a.- Tịch thu toàn bộ tài sản của Giáo Hội La Mã.
b.- Bãi bỏ hết tất cả những đặc quyền đặc lợi (trong đó có thuế thập phân) mà chế độ cũ đã dành cho Giáo Hội, tu sĩ và giới quý tộc.
c.- Tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền.
d.- Ban Bản Hiến Chương Dân Sự của Giới Tu Sĩ (The Civil Constitution Of The Clergy).
e.- Biên soạn một Hiến Pháp cho chế độ mới.
Theo Hiến Chế Dân Sự của Giới Tu Sĩ (the Civil Constitution of the Clergy), Giáo Hội Pháp  nằm trong Quốc Gia, chứ không còn nằm trong Giáo Hội La Mã nữa. Mục đích của hiến chế này là tách rời Giáo Hội Pháp ra khỏi Giáo Hội La Mã, biến giáo hội này thành một tổ chức tôn giáo nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền, và trong vòng ba năm Giáo Hội Da-tô Pháp sẽ bị tước bỏ hết tất cả những nguồn tài chánh. Nói về những việc làm này của Quốc Hội Pháp, Giáo-sĩ Malachi Martin ghi lại trong cuốn Rich Church, Poor Church với nguyên văn như sau:
"Ngày 2 tháng 11 năm 1789, tất cả các tài sản của Giáo Hội La Mã ở Pháp bị Quốc Hội Pháp tuyên bố là thuộc quyền sử dụng của quốc gia." Ngày 12 tháng 7 năm 1790, bản Hiến Chế Dân Sự Cho Giới Tu Sĩ (còn được gọi là Dân Hiến Giáo Sĩ) được ban hành thành luật. Nguyên tắc của bản hiến chế này là "Giáo hội nằm trong Quốc Gia, chứ không phải Quốc Gia nằm trong giáo hội". Mục đích thực sự của bản hiến chế này là tách rời Giáo Hội Da-tô ở nước Pháp ra khỏi Giáo Hội La Mã, và biến Giáo Hội Da-tô này thành một tổ chức nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền. Trong vòng ba năm, Giáo Hội Ca-tô ở Pháp bị tước bỏ hết tất cả những nguồn tài chánh.
Như vậy là toàn bộ khối tài sản vĩ đại của Giáo Hội La Mã ở Pháp đã chuyển sang tay nước Cộng Hòa Pháp. Có thể là một phần tài sản này của giáo hội đã bị cường điệu. Tuy nhiên, có nhiều bản lượng định chính xác về khối tài sản vĩ đại của giáo hội và những bản lượng định trên đây đã được sử dụng trong tác phẩm này khi đối chiếu với những vấn đề tài chánh của Tòa Thánh Vatican.
Các nhà viết sử chân chính và có kinh nghiệm đã tính toán và cho rằng, tài sản (đất đai) của Giáo Hội La Mã ở nước Pháp bằng 1/10 (một phần mười) diện tích của nước Pháp. Nam Tước Montesquieu cho rằng giá trị thực về bất động sản của Giáo Hội La Mã (ở nước Pháp) vào năm 1746 khoảng chừng "3 tỉ đồng franc". Khối bất động sản này mỗi năm mang lại lợi nhuận cho Giáo Hội vào khoảng 85 triệu franc. Lợi tức của giáo hội - các tăng viện, các địa phận của các ông giám mục, thuế thập phân, các tu viện mang lại cho Giáo Hội 95 triệu franc. Lợi tức toàn niên hàng năm của giáo hội là 180 triệu Franc. Cũng nên nhớ rằng, Giáo Hội La Mã ở Pháp cũng phải chi ra một số tiền để lo việc dạy dỗ (nhồi sọ) thanh thiếu niên và các công tác từ thiện. Dù thế đi nữa, có nhiều ông giám mục và tu viện trưởng đã sử dụng những khoản tiền kếch xù cho cuộc sống huy hoàng phè phỡn trong những cảnh hoan lạc, đam mê buông thả với những gì phô trương nghịch mắt.
Số tiền của tín đồ nước Pháp đóng góp hàng năm cho Tòa Thánh Vatican không phải là không đáng kể. Trong lịch sử Tòa Thánh, có lúc tiền đóng góp của tín đồ nước Pháp chiếm một tỉ lệ lớn nhất so với toàn cầu. Không có con số chính xác, nhưng những ước tính đáng tin cậy cho biết, mỗi năm, số đóng góp này vào khoảng từ 10 triệu đến 20 triệu franc. Ủy Ban Phụ Trách Về Giáo Hội do Quốc Hội bổ nhậm để thi hành Hiến Chế cho Giới Tu Sĩ, đã ra lệnh cấm Giáo Hội Ca-tô ở Pháp không được đóng góp một khoản tiền nào cho Tòa Thánh Vatican.
Ngày 29/6/1790, Tòa Thánh Vatican lại bị một vố đánh vào tài chánh nữa. Đó là phe đảng Jacobin ỏ Avignon và lãnh địa Comta Venaissin, lãnh thổ của giáo hội ở miền Nam nước Pháp, tuyên bố là không còn có nghĩa vụ trung thành với Tòa Thánh Vatican nữa, và sáp nhập vào lãnh thổ của nước Pháp. Tháng 11 năm đó, quân đội Pháp được phái đến hai lãnh địa này. Món lợi tức khổng lồ do tài sản của giáo hội ở nước Pháp mang lại cho Giáo Hội La Mã trước đây bây giờ không còn nữa." [25]
Cách Mạng Pháp 1789 là hiện thân cho phong trào chống lại Giáo Hội La Mã hay Vatican và đã trở thành dấu ấn vĩ đại trong cả lịch sử nước Pháp và lịch sử nhân lọai. Tuy nhiên, dù là Cách Mạng Pháp 1789 đã thành công, đã trở thành ngọn đuốc soi đường cho nhân dân Pháp và nhân dân thế giới theo đó mà tiến lên khử diệt “cái tôn giáo ác ôn” và “băng đảng quạ đen”, nhưng phải đợi đến năm 1905, quyền lực của Vatican và chế độ giáo hoàng (papacy) mới chính thức bị khai tử và thực sự bị đào sâu chôn chặt ở hầu hết Âu Châu, ngọai trừ Tây Ban Nha. Lý do: trong những năm 1789 cho đến năm 1905, một mặt Vatican vẫn còn có thể vận động lôi kéo bọn vua chúa và thế lực phản động phong kiến tại các nước Áo, Phổ, Nga thành lập các liên minh thánh (holy alliances), đem quân tràn vào nước Pháp chống chính quyền Cách Mạng và nhân dân Pháp, và xúi giục dân Chúa cuồng tín nổi loạn tiếp tay cho quân cướp ngoại thù chống lại tổ quốc, chống lại nhân dân và chống lại chính quyền Cách Mạng. Sách Cách Mạng và Hành Động ghi nhận những hành động này của tu sĩ và tín đồ Da-tô cuồng tín người Pháp với nguyên văn như sau:
Sau cuộc lẩn trốn của nhà vua tới Varennes, các nước Âu Châu lại sôi nổi. Lần này, Louis XVI cam tâm chấp nhận những điều kiện can thiệp của các nước Âu Châu. Do đó, nước Áo  và Phổ bắt đầu động binh tới biên giới Pháp - Ở trong nước, nhiều địa phương trung thành với Giáo Hội và nhà vua, cũng bắt đầu nổi loạn. Nhất là miền Bretagne, Normandie và Vendée vốn là những miền sùng đạo, cũng võ trang bênh vực các tu sĩ không chịu tuyên thệ với cách mạng. – Tình trạng Pháp quốc lúc đó thực hết sức lung lay.” [26]
Bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy bọn dân Chúa cuồng tín người Pháp ở các miền Bretagne, Normandie và Vendée trong thời Cách Mạng Pháp 1789-1814 có những hành động phản quốc chống lại nước Pháp và dân tộc Pháp không khác gì bọn dân Chúa người Việt ở Bùi Chu Phát Diệm, cũng như ở các làng đạo trong vùng đồng bằng sông Hồng trong thời Kháng Chiến 1945-1954 và đám thiểu số dân Chúa cuồng tín ở Hà Nội, Thái Hà, An Bằng, Tam Tòa, Đồng Chiêm, v.v.. trong mấy năm gần đây.
Những việc làm này của Nhà Thờ Vatican đã khiến cho chính quyền Cách Mạng phải thẳng tay trừng bọn quạ đen và nhóm thiểu số giáo dân ngoan cố không chịu giác ngộ, vẫn khư khư “ôm mộng mơ về nước Chúa”, vẫn còn nhắm mắt triệt để tuân hành lệnh truyền của các đấng bề trên của chúng mà không cần biết luật pháp quốc gia, không cần biết tổ quốc và dân tộc là gì nữa. Nói về sự cố chính quyền Cách Mạng Pháp thẳng tay trừng trị Vatican và bọn qua đen, sách The Decline And Fall Of The Roman Church ghi lại một trong những biện pháp mạnh của chính quyền Cách Mạng Pháp đối phó với Giáo Hội La Mã như sau:
"Trước hết, nước Pháp mà Giáo Hoàng Pius VI (1775-1799) thường gọi là "người trưởng nữ của Giáo Hội" đã xóa bỏ toàn  bộ tôn giáo, đưa nhà vua lên đoạn đầu đài, chính thức tôn vinh thần Lý Trí lên ngôi chí tôn, tàn sát 17 ngàn linh mục, 30 ngàn nữ tu và 47 giám mục, tất cả các tu viện, các dòng tu và các trường học của Giáo Hội đều bị giải thể, tất cả các thư viện của Giáo Hôi đều bị thiêu rụi, chính quyền Paris còn ban hành quyết định ra lệnh cho Tướng Bonaparte (Sau này là Hòang Đế Napoléon I) "đem quân đi "giải phóng nước Ý", "có toàn quyền hành động hủy diệt Rome và chế độ Giáo Hòang". Tháng 5 năm 1796, trước khi tiến vào kinh thành Rome, Tướng Bonaparte tuyên bố, "Chúng tôi là những người bạn của con cháu Brutus (một anh hùng của dân tộc La Mã) và dân Scipios. Ý muốn của chúng tôi là phục hồi điện Capitol và giải phóng nhân dân La Mã thóat khỏi thân phận nô lệ tôi đòi".
Quân Pháp tiến vào chiếm kinh thành Rome và nước Ý. Hòa Ước Tolentino được ký kết giữa Tướng Bonaparte và Giáo Triều Vatican. Đây là một sự sỉ nhục cho Tòa Thánh Vatican. Giáo Hội phải nộp cho nước Pháp một khoản tiền là 46 ngàn đồng scudi (tiền Vatican) trả làm ba hạn kỳ (Giáo Hòang Pius VI phải đem các đồ trang trí bằng vàng và bằng bạc ra đúc tiền để trả cho Pháp), 100 món đồ nghệ thuật và 500 tác phẩm hiếm bị tịch thu mang về Pháp; tất cả các hải cảng nằm trong lãnh thổ của Tòa Thánh Vatican phải mở cửa cho hạm đội Pháp làm căn cứ tru quân, phải từ bỏ tất cả tài sản của Giáo Hội ở trong lãnh thổ các nước Ý, Pháp, Naples, và Sicily ... tất cả mọi nơi. Giáo Hoàng Pius VI than thở, "Hòa Ước! Tệ quá đi!”. Quân đội Pháp chiếm đóng Vatican và Quirinal, truất phế Giáo Hoàng Pius VI và thiết lập nước Cộng Hòa La Mã...." [27]
Sách Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo ghi lại như sau:  
"Do sự thúc đẩy của các Ủy Ban Cách Mạng quận, xã, Quốc Hội Lập Pháp (1791-1792) ra lệnh tống giam hoặc trục xuất các giáo sĩ "phản động". Nhiều giám mục và linh mục bắt đầu di cư sang những nước lân cận. … Tháng 4 năm 1792, quân Áo Phổ vượt biên giới, Pháp quân thua nhiều trận. Ngày 20/6, Quốc Hội tuyên bố "Tổ quốc lâm nguy", các giáo sĩ "bất phục tùng" bị coi là kẻ thù của quốc gia.
Từ tháng 7/1792, tại nhiều nơi, các linh-mục trung thành với Giáo Hội bị giết. Ngày 26/8/1792, Quốc Hội ra lệnh phát lưu tất cả các linh-mục "phản động", và làm ngơ cho cuộc bách hại tại các nơi. Ở Ba Lê, các linh-mục bị giam trong Tu-viện Saint-Germain des Prés và Đan-viện Des Carmes. Do hành động khát máu của viên chánh án Maillard, 217 vị bị thảm sát dưới mũi gươm và lưỡi rìu của bọn quá khích trong mấy ngày từ 2 đến 6/1792. Để tránh những cuộc tàn sát, bách hại dã man, các giám mục và linh mục bỏ trốn ra nước ngoài càng nhiều. Trong khi đó, Quốc Hội tìm cách đặt các giám mục và linh mục của Cách Mạng vào các nơi. … giáo dân tìm cách bảo vệ các linh mục, tu sĩ trung thành (với Giáo Hội) còn hy sinh ở lại trong nước, con số này trên 10.000 vị với 26 giám mục. Cảnh Giáo Hội "hầm trú" tái diễn ở Pháp.
Ngày 21/1/1793, Vua Louis bị trảm quyết. Dân chúng sống trong tình trạng khủng bố. Cách Mạng kết án tử hình các "kẻ thù của tự do". Máy chém hoạt động suốt ngày. Những nạn nhân ở Ba Lê lên tới 3.000, trong đó có Hoàng Hậu Marie-Antoinette, …. Ở các tỉnh, sự tàn sát còn khủng khiếp hơn nữa. Hàng giáo sĩ vẫn bị lùng bắt và bị giết. Có nơi thay vì giết bằng gươm, họ đã chất từng 100 linh mục vào chiếc tàu đánh chìm dưới sông. Miền Vendée nổi dậy chống cách mạng, khiến chính quyền phải dè dặt.
Do sáng kiến của Hebert, Cách Mạng tuyên bố hủy bỏ tôn giáo cũ, triệt hạ các thánh đường, lấy chén thánh đúc thành kim khí hoặc đem dùng vào việc ăn uống. Một tôn giáo mới được thiết lập: thờ thần Lý Trí, thánh đường Notre Dame được đổi là "Đền Thờ Lý Trí". Nhiều nơi khác làm theo" [28]
Theo Encyclopedia Britannica [Micropaedia, Volume 9] thì con số nạn nhân lên tới:
"Ít nhất là 300 ngàn nghi can bị bắt trong đó có tới 17 ngàn người bị hành quyết và chết trong tù." [29]
Trong khi đó, Vatican vận động và mua chuộc các phần tử bảo hoàng, bảo thủ và những tín đồ Ca-tô cuồng tín thân giáo hội trong Quốc Hội để bỏ phiếu chống lại tất cả mọi dự luật bất lợi cho giáo hội. Vì thế mà tình trạng này giằng co cho đến năm 1905, điều khỏan tách rời giáo quyền ra khỏi thế quyền mới được Quốc Hội thông qua và ghi vào hiến pháp.
D.- THỜI KỲ THỨ TƯ (1814-1830)- Thời kỳ chế độ đạo phiệt Ca-tô được tái lập.
Sau nhiều năm đấu đá qua nhiều trận đánh lớn giữa một bên là quân đội Cách Mạng Pháp 1789, và một bên là quân đội Liên Minh Xâm Lược của Vatican cấu kết với các chính quyền phản động Âu Châu, năm 1815, quân đội Pháp dưới quyền chỉ huy của Hoàng Đế Napoléon bị thảm bại tại trận Waterloo vào tháng 6/1815. Hậu quả của cuộc thảm bại này, nước Pháp bị đặt dưới quyền cai trị của liên minh thánh của Vatican với hơn 800 ngàn quân ngoại nhập trú đóng trên lãnh thổ Pháp, nhân dân Pháp phải gánh chịu tất cả chi phí cho đạo quân hùng hậu này, Hoàng Đế Napoléon I bị đưa đi đày vĩnh viễn ở đảo Saint Helens, Louis XVIII (1814-1824) và Charles X (1824-1830) được liên minh thánh của Vatican đưa lên cầm quyền.
1.- CHÍNH SÁCH TRẢ THÙ VÀ KHỦNG BỐ
CỦA CHÍNH QUYỀN LOUIS XVIII VÀ CHARLES X
Là những tín đồ Ca-tô cuồng tín, cho nên cả vua Luois XVIII và Charles X đều cấu kết chặt chẽ với Vatican và đều thi hành chính sách khủng bố để trả thù những người trước kia đã tham gia hay ủng hộ Cách Mạng 1789 và chính quyền của Hoàng Đế Napoléon I, đều truy lùng và bách hại bà con thân nhân ruột thịt của các nhà lãnh đạo cách mạng và của Hoàng Đế Napoléon I, giống y hệt như triều đình các vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức truy lùng và bách hại những người trong hoàng tộc Tây Sơn cùng các viên chức  làm việc và những người ủng hộ Nhà Tây Sơn. Chính sách này đã gây nên những cuộc tắm máu vô cùng khủng khiếp mà sách sử gọi là “thời kỳ khủng bố trắng” (The White Terror = La Terreur blanche). Nhân tiện đây, người viết xin ghi lại mấy bản văn sử nói về giai đoạn lịch sử đau thương này của nước Pháp để cho độc giả dễ dàng nhìn ra bàn tay máu cực kỳ ghê tởm của Vatican trong hai triều đại đạo phiệt Ca-tô khốn nạn này. Sách sử ghi lại tình cảnh khốn khổ nước Pháp lúc bấy giờ như sau:
"Cuộc xâm lăng (của Liên Minh Thánh) trong năm 1815 để lại vết nhục cho nước Pháp. Toàn lãnh thổ gồm năm mươi tám tỉnh bị chiếm đóng trong nhiều tháng trời, và bắt buộc nhân dân Pháp phải đóng góp tiền tài trợ cho 800 ngàn quân lính ngọai quốc với những hành động quá đáng hết sức là kinh khủng. Tướng Wellington (của nước Anh) gọi đó là "một bài học luân lý vĩ đại cho nước Pháp". Việc Vua Louis XVIII trở lại gắn liền với những kỷ niệm đau thương khốn khổ thật khó mà xóa mờ." [30]
Nếu vua Lê Chiêu Thống nhờ có 280 ngàn quân Thanh hộ tống đưa về Việt Nam trở lại ngai vàng để rồi làm những việc trả thù dã man đối với các vị quan lại và hoàng thân quốc thích của nhà vua đã cộng tác với Vua Quang Trung, thì vua Louis XVIIII cũng phải nhờ tới 800 ngàn quân liên minh thánh (holy alliance) hộ tống đưa về để tái lập chế độ đạo phiệt Ca-tô rồi trả thù những người làm Cách Mạng và theo Cách Mạng một cách vô cùng man rợ bằng những hành động và giáo luật cực kỳ hà khắc và hết sức bạo ngược. Xem Charles S. Guignenbert kể lại chi tiết sự kiện này trong những chú thích sau [31], [32], [33]
Ngai Vàng và Nhà Thờ là một liên kết hết sức hiển nhiên. Nhà thờ bám sát triều đình mọi lúc để chờ cơ hội nắm tay lái kẻ ngồi trên ngai. Theo Sử gia Colin Jones, trước năm 1789, giới thượng lưu quý tộc nắm độc quyền chính trị và chiếm giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền, nhưng trong thời Cách Mạng thì vai trò này chuyển sang giới người chuyên nghiệp và giai cấp tư sản. Trong thời Vương Quyền Phục Hồi, hai ông vua Louis XVIII (1815-1824) và Charles X (1824-1830) cố gắng hết sức để làm những gì có lợi cho giới quý tộc. Họ chọn những người trong giai cấp qúy tộc vào nắm giữ các chức vụ tổng trưởng và bộ trưởng. Các chức vụ quan trọng trong các ngành hành chánh, quân sự và tôn giáo cũng đều nằm trong tay giới quý tộc. Họ cố gắng tạo nên một thế kết hợp "Ngai vàng và Nhà thờ" (chính quyền và tôn giáo). Những cố gắng như vậy chỉ làm cho nhân dân oán giận. Triều đình Bourbons càng đi ra ngoài những đề cương rộng lớn đã được hoàn thành trong thời Cách Mạng thì càng làm cho lòng dân oán giận... Những thành phần cực đoan thuộc Phe Hữu ủng hộ triều đình Bourbons còn bảo hoàng hơn cả Vua Louis XVIII. Sau khi Charles X đăng quang vào năm 1825, họ lại càng có nhiều ảnh hưởng hơn nữa. [34]
Khủng Bố Trắng.
Tình trạng đưa đến cuộc khủng bố còn ghi đậm trong lịch sử Pháp. Trong cuốn "The Course of French History". Sử gia Pierre Goubert mô tả cuộc "Khủng Bố Trắng" trong hai triều đại của bạo quân Louis XVIII và Charles X như sau.
 "Vua Louis XVIII bắt buộc phải để cho bão tố nổi lên theo chiều hướng của nó. Trong các tỉnh ở miền Nam và miền Tây, nạn "Khủng Bố Trắng" mới hoành hành nhắm vào những người đã mua những tài sản bị tịch thu trong thời Cách Mạng, nhắm vào những người trước kia theo Cách Mạng, và nhắm vào những người ủng hộ Hòang Đế Napoléon I. Nhiều người bị hăm dọa hay bị gây sự, bị chọc phá. Nhiều người khác bị ám sát, trong đó có gia đình Mameluks ở Marseilles, Tướng Ramel ở Toulouse, Tướng Lagarde ở Nimes, và những tín đồ Tin Lành là những nạn nhân trong đợt khủng bố mới của tín đồ Ca-tô của Giáo Hội La Mã. Một số tội đồ có liên hệ đến những việc làm khủng bố này. Hy vọng để trấn an nhân dân và kiểm sóat được tình hình, chính quyền hành động. Mười tám (18) vị tướng lãnh trong thời Hoàng Đế Napóelon bị gọi ra trước Hội Đồng Chiến Tranh: Việc hành hình (Tướng) La Bédoyère và (Thống Tướng) Ney gây nên xáo động. Sau khi thanh trừng trong quân đội, chính quyền cho quân lính trong đạo quân vệ binh của Hòang Đế Napoléon giải ngũ và giảm lương của nhiều sĩ quan xuống một nửa, rồi đưa những người thuộc giới quý tộc vào thay thế. Trong số những người qúy tộc này, có nhiều người đã phục vụ trong quân đội của kẻ thù chống lại nước Pháp. Cái gọi là đạo luật ân xá có hiệu quả là đầy biệt xứ gia đình Bonaparte (gia đình Hòang Đế Napoléon), những người mang tội giết vua và những nghi can mới. Trong chính quyền cũng như trong các cơ chế khác của nước Pháp đều bị thanh lọc. Những nhân vật có uy tín lớn như Carnot, Davis, Lakanal và Monge đều bị bãi chức. Vì đã có nhiều đạo luật chống "kêu gọi xúi giục" được ban hành, và những người bị coi là "những kẻ gây rối" bị bắt đưa ra xử trước tòa án đặc biệt với quyền tuyên phán chung thẩm (không được kháng án). Đội lính phụ trách việc hành hình làm liên tục cho đến tháng 7 năm 1816: Ở Lyon đội lính này đã hành hình Tướng Mouton Duvernet. Dĩ nhiên, báo chí cũng bị "bịt miệng" bằng những điều khoản như đặt tiền bảo đảm an ninh, kiểm duyệt, đóng dấu của chính quyền và sự chấp thuận trước (rồi mới được phát hành)".[35]
"Trong thời gian hai ông Villele và Polignac giữ chức vụ thủ tướng chính phủ, những mối oán thù chất chứa trong lòng từ trước thì bây giờ được giới qúy tộc và giáo hội tha hồ phóng tay rửa hận. Bất cứ chuyện gì họ cũng nhớ đến để trả thù và rất khó cho họ thông cảm cho bất kỳ một chuyện gì. Họ mua chuộc, đút lót trong các thủ tục tiến hành bầu cử để loại bỏ những người thuộc thành phần tư sản (ra khỏi danh sách ứng cử viên); họ gia tăng gấp bội ngân khoản ngành cảnh sát để ngăn cản tự do báo chí và tự do tư tưởng. Họ bổ nhậm một ông giám mục làm viện trưởng viện đại học để lọai bỏ các tư tưởng tiến bộ. Họ tài trợ cho những chiến dịch ồn ào gọi là "sứ mệnh" để tu bổ và đi trồng cây chữ thập (thánh giá) khắp trong toàn quốc, mà có một số vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Họ dám ban hành một đạo luật trừng phạt những người bị kết tôi là "phạm thượng" hay "xúc phạm thần thánh" với những hình phạt hết sức là tàn ác dành cho những người nào bị cho là làm rối lọan hay phá vỡ các cuộc lễ lạc tôn giáo hay báng bổ thần thánh, dù rằng đạo luật này khó có thể thi hành được. Và cuối cùng, vào năm 1825, họ cho thông qua hàng tỉ bạc (tiền Pháp) để bồi thường 3 phần trăm trái phiếu cho những người trốn đi sống lưu vong ở nước ngoài trong thời Cách Mạng (1789-1815). Đạo luật này hạ nhục và làm khiếp sợ những người đã mua tài sản do chính quyền Cách Mạng bán cho. Họ còn bàn luận đến việc phục hồi chế độ quyền trưởng nam mà chưa bao giờ được áp dụng ở nước Pháp. Đồng thời, họ còn gửi một đoàn quân đến Tây Ban Nha để tái lập đế quyền cho tên bạo chúa Ferdinand VI sau khi hắn ta đã bị lực lương tự do tại Caditz đe dọa (truất phế hay khử diệt)...." [36]
2.- NHÂN DÂN PHÁP VÙNG LÊN CHỐNG CHÍNH QUYỀN CHARLES X
 Khuyển cùng tắc phệ. Con chó bị dồn vào đường cùng nó còn biết tự vệ và cắn lại những kẻ mưu toan hại nó, huống chi là con người! Nhân dân Pháp cũng vậy. Những hành động bạo ngược và dã man quá đáng của giáo hội, của bọn tu sĩ tay sai, của bọn quý tộc và của triều đình dòng họ Bourbons đã làm cho nhân dân Pháp không thể nào tiếp tục chịu đựng được nữa! Họ phải vùng dậy khử diệt cái liên minh quyền lực giữa giáo hội và chế độ đạo phiệt Ca-tô của tên bạo chúa Charles X để rồi phế bỏ luôn cả vương quyền của dòng họ Bourbons.
 "Charles X lên ngôi vào khi vua Louis XVIII qua đời vào năm 1824. Tháng 5 năm 1825, nhà vua chịu phép sức dầu thánh ở Reims. Sự kiện này báo hiệu cho biết nhà vua muốn đem vương quyền trở lại cái tư thế của ngày xưa, đặc biệt hơn nữa, nhà vua lại công khai liên minh với giáo hội. Chẳng bao lâu vua Charles X biểu lộ rõ ràng ý muốn theo đuổi chính sách phản động, vì rằng con người ông ta không đủ khả năng thủ vai một ông vua trong một chế độ quân chủ lập hiến.
Khi mà vương triều của ông ta phải ba lần thay đổi chính phủ (nội các) thì Charles X dần dần mất lòng dân. Trong khi những đợt người lưu vong đầu tiên ở ngọai quốc về nước được bồi hoàn những đất đai của họ bị quốc hữu hóa (trong thời Cách Mạng) thì những người tư sản sở hữu chủ các trái phiếu phải è cổ ra chịu trận, những chức vụ quan trọng trong chính quyền được trao cho các tu sĩ Ca-tô nắm giữ. Ngòai ra, chính quyền còn ban hành nhiều đạo luật nhằm để trừng trị những người bị cáo buộc là đã "xúc phạm thần thánh" với án tử hình dành cho những người bị tố cáo là đã phạm tội này. Các đảng viên Đảng Tự do và giới tư sản càng trở nên bất mãn hơn khi đạo quân Vệ Binh Quốc Gia bị giải tán vào năm 1827.
Chính phủ thứ hai dù là ôn hòa hơn, nhưng cũng chỉ kéo dài được từ tháng 1 năm 1828 cho đến tháng 8 năm 1829 thì các đảng viên Đảng Tự Do liên kết với phe cực hữu để lật đổ chính phủ này (bằng lá phiếu bất tín nhiệm theo chế độ đại nghị). Không còn kiên nhẫn được nữa, Charles X bất cần đến dư luận quần chúng, ông đưa ra một nhân vật cực kỳ phản động, hết lòng trung thành và tận tụy với Tòa Thánh Vatican là Polignac lên làm thủ tướng thành lập tân nội các. Hành động thách đố này làm cho nhân dân khắp nơi trong nước đều kinh hoàng lo sợ và bùng lên thành phong trào chống đối. Đứng trước tình trạng này, Vua Charles X không những đã không cảnh tỉnh, mà còn làm tới, càng trở nên ngoan cố và đẩy tình thế đến chỗ bùng lên thành cách mạng vào tháng 7 năm 1830.
Polignac không tin tưởng vào Quốc Hội. Tháng 3 năm 1830, khi các thành phần thuộc Đảng Tự Do phản đối nội các Polgnac, Vua Charles X liền giải tán Quốc Hội và tổ chức bầu lại quốc hội vào tháng 5. Kết quả kỳ bầu cử kỳ này cũng bất thụân lợi cho nhà vua. Thấy vậy, ngày 26 tháng 7, nhà vua cho ban hành 4 sắc luật theo đó chính quyền sẽ phải dùng những biện pháp mạnh để đàn áp các phong trào chống đối. Hành động này đã giúp cho phe cấp tiến một dịp may để đẩy mạnh những hoạt động làm cho cách mạng bùng nổ. Không chuẩn bị để đối phó với tình hình biến đổi bất ngờ như vậy, Charles X phải bỏ Paris, co giò chạy trốn đến Versailles (cách Paris khỏang chừng 21 cây số), rồi lại bỏ Versailles chạy đến thị trấn Rambouillet (cách Paris khỏang 50 cây số về phía Tây Nam), ở đây nhà vua mới được biết là không có cách nào có thể chống lại phong trào nổi loạn được nữa." [37]
Ôn có tri tân, qua những đoạn văn sử trên đây, chúng ta có thể biết được:
· Thứ nhất là bàn tay của Vaican ở hậu trường của hai triều đại của Vua Louis XVII (1815-1824) và Vua Charles X (1824-1830) quả thật là vô cùng nham hiểm và cực kỳ man rợ.
· Thứ hai là chính quyền Ngô Đình Diệm (1954-1963) đã bắt chước rập khuôn y hết như những việc làm dã man của hai tên bạo quân này của nước Pháp  với mức độ thâm độc hơn, tham tàn và man rợ hơn, quỷ quyệt, khôn khéo và tinh vi hơn, nhưng vẫn lộ liễu và trắng trợn, trắng trợn đến độ bất cần đế dư luận quốc nội và quốc ngoại. Chính vì thế mà chỉ trong vòng có hơn chín năm, chính quyền đạo phiệt Ca-tô này đã sát hại đến hơn 300 ngàn người. Nguyễn Mạnh Quang, Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004), tr. 127-131. Cũng vì vậy mà sử gia Nigel Cawthorne mới khẳng định ông Ngô Đình Diệm là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại và dành hẳn hai trang 167-168 để nói về tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian họ Ngô này trong cuốn Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004).
Tại sao lại có sư giống nhau như vậy, nhưng tinh vi và quỷ quyệt hơn? Có phải là ở hậu trường của chính quyền Ngô Đình Diệm, có bàn tay Vatican không?

CHÚ THÍCH

[19] Bùi Đúc Sinh, Lich Sử Giáo Giáo Hôi Công Giáo,  Phần Nhì (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr. 152-153.
[20] Bùi Đức Sinh, Sđd.,tr.154-156. 
[21] Nghiêm Xuân Hồng, Cắch Mạng Và Hành Động (Sàigon: Quan Điểm, 1964) tr 32-33.
[22] Nghiêm Xuân Hồng, Sđd., tr. 33-34.
[23] Carton J. H. Hayes, Modern Times – The French Revolution to the Present (New York: Macmillan Publishing Company, 1983), p. 32."It was Lafayette who gave revolutionary France a new flag by combining the white of the Bourbons with the red and blue of Paris to make the “tricolor,” as the French call it.”
[24] Carton J. H. Hayes, Ibid., p. 35.
[25] Malachi Matrin, Rich Church Poor Church (New York: Putnam’s Son, 1988), tr. 157.
Nguyên văn: "On November 2, 1789, all Church property in France was declared by the National Assembly to be at the disposal of the nation." On July 12, 1790, the Civil Constitution of the Clergy was enacted into law. its basic pronciple was: "The Church is within the State, the State is not within the Church." The real purpose of the Constitution was to separate the Church in France from the greater unity of Catholicism, and make it a goverment-policed institution. Within three years, the French Church was stripped of all its financial resources.
There thus passed into the hands of the French Republic the vast and rich properties of the Church in France. There is no doubt that the wealth of this part of the Church has been exaggerated. But there are accurate estimates of it, and they have a place in this context with relation to papal finances.
Competent historians have calculate that Church property in France covered one-tenth of the country surface. The Baron de Montesquieu placed the net value of the Church's real estate in 1746 at approximately "3 billion francs" which yielded about 85 million francs per year in revenue. Strictlly ecclesiastical revenues - bishoprics, abbeys, tithes, monasteries - brought in 95 million. There was a total revenue of 180 million. The Church in France, it must be remembered, spent a goodly sum on the education of youth and charitable works. Even so, a certain number of bishops and abbes spent enormous sums on self-indulgence and  pageantly of a vainglorious kind.
The revenue paid to the Holy See per year by the churchmen of France were not negligible. At one moment in the papal State's history, the French quota was the single largest one in the universal Church. There are no exact figures, but reliable estimates place that quota somewhere between 10 and 20 million francs. By order of the Comté Ecclésiastique, which had been appointed by the National Assembly to implement the Civil Constitution of the Clergy, the Church in France was forbidden to contribute any revenue to the papcy.
Another blow was struck at the financial well-being of the papacy on June 29, 1790, when Jacobins in Avignon and the Comta Venaissin, papal territoies in southern France, declared themselves absolved of allegience to the papacy, and to be part of France. French troops were dispatched there in November. The rich revenue from these properties was now sorely lacking."
[26] Nghiêm Xuân Hồng, Sđd., tr. 46.
[27] Malachi Martin, The Decline And Fall Of The Roman Church (New York: Putnam ’s, 1981) ppp. 232-3.
Nguyên Văn: "First, France, "eldest daughter of the church "he used to call it, abolished all religion, beheaded its king, enthroned Reason officially as supreme deity, massacred over 17,000 priests and over 30,000 nuns as well as forty-seven bishops, abolished all seminaries, schools, religious orders, burned all churches and libraries, then sent the Corsian Bonaparte to liberate italy and Rome." "Just as you please," wrote the Paris government to the Corsian. "Destroy Rome and the papacy utterly " "We are the friends of the descandants of Brutus and the Scipios... Our intention is to restore the Capitol to free the Roman people from their long slavery," The Corsian declared in May 1796, just before taking Rome.
Then the capture, and the humiliation of the Peace of Tolentino between the papacy and the Corsian: a ransom of 46,000 scudi in three installement (Pius melted down all available silver and gold ornaments); 100 objects d'art and 500 rare manuscripts from Vatican; the opening of all papal harbors to the French fleet; renunciation of all property in italy and France and Naples and Sicily - everywhere. "They made us their prisoner Spina," mutters Pius. "Peace treaty! Bah!" The Vatican and Quirinal were occupied by French troops. They deposed Pius, and created the republic of Rome...."
[28] Bùi Đức Sinh, Sđd., tr. 171-172.
[29] Encylopedia Btitanica [Micropaedia, Volume9] Edition 1980, tr. 904. Nguyên văn: “During the Reign of Terror, at least 300,000 suspects were arrested; 17,000 were officially executed and many died in prison or without trial..”
[30]
Charles S. Guignenbert, A Short History of the French People, Vol. II – Trans by. F. G. Richmond (New York:The MacMillan Company, 1930), p. 521.
.Nguyên văn: "The invasion of 1815 bequeathed ill memories to France. Fifty-eight of her departments were occupied, and she was obliged for several months to support 800,000 foreign troops, who committed terrible excesses. Wellington called this "giving the French a great moral lesson." The return of Louis XVIII remained associated with memories of tribulation which were hard to efface.")
[31]
Charles S. Guignenbert, Ibid., pp.531-532.. "Cụm từ Khủng Bố Trắng được sử dụng để nói về những phản ứng bạo hành của những người thuộc phe bảo hoàng vào nửa năm cuối trong năm 1815. Cuộc khủng bố trắng này được tiến hành bằng hai phương cách: pháp lý và phong trào quần chúng. (Về phương cách pháp lý), ngày 24 tháng 7 (năm 1815), Vua Louis XVIII cho ban hành sắc lệnh truy tố 18 vị tướng (đã phục vụ trong thời Cách Mạng và trong thời Hòang Đế Napoleon I) và quản thúc 38 nhân vật khác cho tới khi nào có hành động hữu hiệu hơn đối với họ. Tòa án của chính quyền đương thời đã tuyên xử họ bằng những bản án ít nhiều nghiêm trọng hơn. Tướng Labédoyère và Thống Tướng (Michel) Ney cùng người anh em của ông là Faucher Ney bị tuyên án tử hình và bị bắn. Thống Tướng Ney là một trong những anh hùng được nhân dân Pháp kính trọng vào bậc nhất trong thời Cách Mạng, cho nên, việc hành hình vị tướng anh hùng này là một hành động tội ác không thể tha thứ được. Làm những hành động nghiêm trọng như vậy, Louis XVIII nghĩ rằng có thể gây được cảm tình với quân đội, mà thực ra ông đã gieo rắc những mầm mống căm giận hận thù không thể nào xóa nhòa được. Thống Tướng Ney thực ra đã đứng về phía Hoàng Đế Napoleon I, sau khi đã hứa sẽ đem ông (Hoàng Đế Napoléon) về tới Paris. Đây là một việc làm sai lầm vì rằng ông đã hành động theo cảm tính và theo áp lực của lòng quân, chứ không phải tiến hành theo một kế họanh đã vạch sẵn như là đối phương đã tố cáo. Đáng lý ra, về phương diện tâm lý chính trị, Vua Louis XVIII phải ân xá cho Thống Tướng Ney. Song song với phương cách sử dụng luật pháp như trên, phe bảo hoàng còn tiến hành việc trả thù bằng hình thức gọi là "các phong trào quần chúng", đặc biệt là ở miền Nam: Tại Marseilles, vào khi tin tức về trận đánh Waterloo bị thảm bại được loan truyền, thì một số bại binh Pháp (đang phục vụ trong chính quyền của Hòang Đế Napoléon I) trở về tới nơi, liền bị thảm sát. Thống Tướng Brune vừa đi qua Avignon thì bì đám quần chúng điên cuồng (vong bản phản quê hương) ở đây sát hại. Những băng đảng được tổ chức tương tự như những tổ chức trong thời Thermidorian hoành hành khắp trong tỉnh (hạt) Gard; đám người này còn nhục mạ cả những người ủng hộ Cách Mạng 1789, nhục mạ những người ủng hộ Hoàng Đế Napoléon I, và nhục mạ những tín đồ Tin Lành. Tính cách điên cuồng của những phần tử bảo hoàng này có cả cái bản chất cuồng tín của đạo Ca--tô trong đó. Sự kiện này càng làm cho tình trạng thêm ghê gớm gấp bội phần. Tại Toulouse, nơi mà Công Tước Angoulême, con trai trưởng của Bá Tước Artois sau đó trở thành Vua Charles (1824-1830), ông vua cuối cùng của dòng họ Bourbons vừa mới ổn định, đạo quân Bảo Hoàng Chí Nguyện này được gọi là Đạo Binh Xanh (Verdets) vì rằng binh lính trong đạo quân này mặc đồ mầu xanh. Đạo binh bảo hoàng cuồng điên này gồm toàn những người lưu vong mới trở về. Vì có tinh thần chống lại Cách Mạng 1789 cho nên trong thời 1789-1815, những người này trốn sang các nước Áo, Phổ và Anh sống lưu vong, và họ trở về sau khi Hòang Đế Napléon I bị thảm bại tại Trận Đánh Waterloo vào năm 1814 và do người em của Vua Louis XVIII chỉ huy. Tướng Ramel được Vua Louis XVIII giao cho chức vụ chỉ huy ở Nimé, phản đối những hành động lăng nhục thô bạo vô trật tự như vậy liền bị chúng sát hại. Chính quyền của Vua Louis XVIII không ra lệnh hay khuyến khích những hành động như vậy, nhưng cũng để mặc cho họ làm bậy như thế và cũng không có hành động gì để trừng phạt bọn chúng."
Nguyên văn: "The name of The White Terror has been given to this violence royalist reaction, let loose in the second half of the year 1815. It has two aspects: one judiciary, the other popular. By an ordinance of the 24th of July, Louis XVIII indicted eighteen generals and placed thirty eight persons under supervision, until something better could be done with them. The trials ended in sentences of greater or less severity. General Labédoyère, the two brothers Faucher and Marshal Ney were shot. The execution of Ney, one of the most glorious soldiers of the Empire, was an unforgivable misdeed. Louis XVIII thought to impresss the army by this stroke of severity; instead he sowed the seeds of an inexpiable hatred. Ney had indeed rallied to Napoléon's side, after having promised to bring him in chains to Paris; he had done a double wrong in so promising and so rallying, but, in the second case, he had acted under the influence of his feelings, and under pressure from his troops, not in prosecution of premeditated plan as was alleged by his accusers; it would have been politic to grant him a pardon.
The royalist reprisals took the form of popular movements, particularly in the South. At Marseilles, when the news of the battle of Waterloo arrived, some Bonapartists, returned soldiers, were massacred in the streets. Marshal Brune, passing through Avigon, was murdered by the frenzied populace. Bands were organized, more or less analogous to those which overran the country at the time of the Thermidorian reaction, in the Department of Gard; they committed terrible outrages on persons known for their Bonapartists or Republican leanings, and on Protestants, royalist frenzy being doubled by Catholic fanaticism. At Toulouse, where the Duke of Angoulême, eldest son of the Count Artois, had just settled, the Royal Volunteers, called the Verdets (Greens) because they were clad in that colour, which was that of the king's brother, led by emigrants capable of any outrage and supported by a populace in all times highly excitable, rivalled in their zeal the royalists of Nimes, General Ramel, in command of the town for Louis XVIII having opposed their disorders and outrages, was killed by them. The royal government did not command or encourage those crimes, but it took no measures to prevent them and did nothing serious to punish them.")
[32]
Charles S. Guignenbert, Ibid., p. 538. "Dacazes (lãnh tụ của phe ôn hòa) đi rồi, Vua Louis XVIII để mặc người em thao túng chính quyền. Chính (Công Tước) Richelieu lúc đó cũng không thể chống lại áp lực của những thành phần hữu phái và phải từ chức, rút lui khỏi chính quyền vào tháng 12 năm 1821. Chính quyền không còn chỗ đứng cho các thành phần ôn hòa hay hòa giải hòa hợp. Số phận của chế độ quân chủ vừa mới được phục hồi quả thật là tùy thuộc vào cuộc chiến một mất một còn giữa phe cực hữu quá khích và phe chiến đấu cho tự do."
Nguyên văn: "Decazes (the leader of the moderate) having departed, Louis XVIII gave way altogether and his brother had his way with the general policy. Richelieu himself, powerless to resist the pressure of the Right, gave in and took his departure in December, 1821. There was no longer room for a moderate party or for conciliation. The game was played out between ultras and the liberals with the fate of the restored manarchy as its prize.)
[33]
Charles S. Guignenbert, Ibid., pp. 538-539. "Giáo Hội La Mã bấy giờ còn phạm một lỗi lầm hết sức trầm trọng. Với ý định tái lập quyền kiểm soát tất cả các sinh họat trong đời sống trí thức, đạo đức và tôn giáo trong toàn quốc, với lòng hăng say muốn củng cố tư thế của giáo hội phải đứng trên chính quyền (tôn giáo trên hết trong đất nước), giáo hội tuyên chiến chống lại tất cả các tư tưởng tự do và phát động những chiến dịch quyết liệt diệt trừ hết tất cả những tư tưởng nào bị cho là tự do hoặc là không phù hợp với tư tưởng Kitô giáo. Những thành phần tả phái không bao giờ quên được những việc làm này của giáo hội. Đối với họ (những người thuộc Phe Tự Do), "chính quyền của các ông thày tu" là một chế độ chuyên chính nhất, bạo ngược nhất, áp bức nhất và kinh khủng nhất mà không bao giờ họ quên được.” Dù là giới tu sĩ (Ca-tô) đã thất bại, không lôi kéo được các trường đại học về phía họ, nhưng vào tháng 2 năm 1821 họ cũng đã thành công trong việc nắm quyền kiểm soát các đại học và nắm độc quyền thiết lập các cơ sở giáo dục riêng biệt được coi như là xứng đáng với niềm tin của một số gia đình. Họ đã thiết lập được 12 giáo khu và còn hứa hẹn sẽ thiết lập thêm 18 giáo khu nữa. Đảng tu sĩ, một liên minh chặt chẽ giữa các thành phần thuộc Phe Hữu và Giới Tu Sĩ, đã trở thành mối nguy hiểm cho những thành phần thuộc Phe Tự Do. Sự thất bại trong những cố gắng giải phóng của Phe Tự Do ở khắp Âu Châu trong những năm 1820 và 1821 lại càng làm cho phe phản động ở nước Pháp có thêm nhiều tham vọng hơn và táo bạo hơn. Phe phản động Pháp còn liên kết với các phe phản động Âu Châu trong việc đàn áp toàn bộ phe Tự Do ở trong phần đất này, rõ ràng nhất chính quyền Pháp đã dùng quân đội đàn áp cuộc Cách Mạng 1823 ở Tây Ban Nha."
Nguyên văn: "The Catholic Church now made a great mistake. In its desire to recapture its control over the intellectual and moral life as well as over the religious life of the nation, in its passionate desire to assert its position as first in State, it declared war upon all liberal ideas and waged it with a bitterness which the parties of the Left were never to forget. They acquired a permanent horrror for "le gouvernemnt des curés" (government by parsons) to them the apex of arbitrary oppression and reactionary tyranny. Though the clergy failed to bring about the sacrifice of the University to their cause, they succeeded in obtaining it subjection to their supervision (February, 1821) and the relaxation of its monopoly in favour of such "particular educational establishments as were deserving of the confidence of families.," Twelve new dioceses were created and the Church was promised eighteen more. The parti-prêtre (priestly party), as it was then called, formed by a close alliance between the Right and the Clergy, became for the Liberals the chief peril on horizon. The failure of the various attempts at emancipation made by Liberals in Europe in 1820 and 1821 made the reaction in France more ambitious and more audacious than ever. It joined in the general repression of European Liberalism by undertaking the suppression by arms of the Spanish Revolution (1823).")
[34]
 Colin Jones, France (London: Cambridge University Press, 1994), p. 201.Nguyên văn: "High politícs was increasingly the province of professional men and bourgeois, not high nobles who monopolized office prior to 1789. Restoration monarchs Louis XVIII (1815-1824) and Charles X (1824-1830) did their best to swing things in the aristocracy's favour. They chose nobles to become their ministers, infiltrating them into the best administrative, military and religious posts, and endeavouring to forge a new union of "throne and altar". Such efforts only aroused resentment. The further the bourbons strayed from the broad outlines of the Revolutionary settlement, the more vulnerable they became.... Hardline supporters of the Bourbons, the "Ultras", were more royalist than Louis XVIII himself, and were gaining in influence even before his brother Charles X ascended the throne in 1824..."
[35]
Pierre Goubert, The Course of French History - Trans by Maarteen Ultee (New York: Franklin Watts, 1988), pp. 368-369.
.Nguyên văn: "Louis XVIII was obliged to let the storm run its course. In the western and southern provinces a new White Terror raged against the owners of national properties, former revolutionaries and the followers of Napoleon. Many were threatened or molested, others were assassinated, among them Mameluks at Marseilles, Generals Ramel and Lagarde at Toulouse and Nimes, and Protestants who suffered new persecution at the hands of papists. A number of common criminals were involved in this reaction. Hoping to calm and control it, the government took charge. Eighteen Bonapartist generals were called up before the Council of War: The execution Bédoyère and Ney caused a sensation. After having purged the army, retired the grumblers (veterans of Napoleon' s old guard), and put numerous officers half-pay, the government installed nobles in their places. Many of them had fought against the French in the enemy armies. A so-called amnesty law had the effect of banning the Bonaparte family, the regicides, and the new "suspects." Official administration and even the Institute de France were swept clean. Distinguished men as Carnot, Davis, Lakanal and Monge were removed. Thanks to various laws against "seditious cries", the "troublesome ones" were brought before special tribunal from whose judgments there was no appeal. The firing squads were in operation until July 1816: at Lyon, they claimed the life of General Mounton Duvernet. Of course the press was muzzled by requirements for financial surety, official stamps, censorship, and prior approval. The political police distinguished themselve by their activity...."
[36]
Pierre Goubert, Ibid., pp. 370-371. “Under the governments of Villele and Polignac, the delayed rancor of aristocracy and Church were unleashed. They had forgotten nothing and understood hardly anything. They tampered with electoral procedures to exclude the bourgeois; they multiplied the financial and police obstacles freedom of the press and expression. They appointed bishop to head the state university in order drive out lively minds; the sponsored loud compaign called "missions" of reparation and planted crosses all over the countryside, some still visible today. They dared to promulgate a law against "sacrilege" that fixed harsh penalties for anyone who disrupted religious ceremonies or profaned "sacred vessels." although it proved impossible to enforce. And finally they passed the "billion for the exiles" in 1825, a simple indemnity of modest 3 percent bonds for those who had been "despoiled" by the Revolution. This act scandalized and terrified the former owner of national properties. There was also discussion of reestablishing the right of primogeniture, which had never applied generally throughout France. At the same time an expedition blessed by the absolute monarchs of Europe went to Spain to restore the despot Ferdinand VII to his throne after he had been threatened by a liberal rebellion at Caditz."
[37]
"“Charles X” Encyclopaedia Britannica, Micropaedia, 1980 edition, Vol. II, p. 761.
Nguyên văn: "Upon Louis XVIII's death in 1824, Charles became king as Charles X. In May 1825 he was anointed at Reims, an event that signaled the return of monarchy's old position and, more specifically, the open alliance between the monarch and the Church. It soon became apparent that Charles would pursue his policy of reaction, for he was tempermentally incapable of playing the part of a constitutional king as Louis XVIII had done.
Charles's popularity waned as his reign passed through three unpopular ministries. During the first of these émigrés were compensated for their nationalized lands, largely at the expense of the bourgeois holders of government bonds; greater power was granted to members of the clergy and the death penalty was imposed for certain "sacrilegious" acts. Liberals and bourgeois were further alienated when in 1827 the National Guard was disbanded.
The second government, though more moderate, lasted only from January 1828 to August 1829, when liberals joined with the extreme right to defeat it. Losing patience and ignoring public opinion, Charles X called upon an extreme clericalist reactionary, the highly unpopular Prince Jules de Polignac, to form a government. A formidable agitation sprang up which, making the king only more obstinate, cullminated in July Revolution of 1830.
Polignac did not have the confidence of Chamber. In March 1830, when liberal members objected to the Polignac ministry, Charles dissoved the Chamber. The May elections returned majority unfavorable to the king. On July 26, he issued four ordinances which, through their repressive measures, provoked revolution by the Paris radicals. Unprepared for such outbreak, Charles fled first to Versailles and then to Rambouillet."

0 nhận xét:

Đăng nhận xét