Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Trung Quốc – cường quốc tài chính thế giới?

Việc tập đoàn nhà nước Trung Quốc Dongfeng mua lại một phần vốn của tập đoàn ôtô PSA (Pháp); tập đoàn Fosun mua lại nhà bảo hiểm hàng đầu Bồ Đào Nha hay tập đoàn Lenovo mua lại Motorola và hệ thống máy chủ cấp thấp của tập đoàn IBM đánh dấu sự phô trương của các nhà đầu tư Trung Quốc trong năm 2014. Người ta còn biết đến cơn khát của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như vai trò trung tâm của Trung Quốc, chủ nợ hàng đầu của Mỹ, trong việc cơ cấu lại nguồn tiền tiết kiệm trên bình diện thế giới. Hiện thế giới cũng chứng kiến quy mô quốc tế hóa của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Trung Quốc, với lượng dự trữ ngoại tệ hiện đã cao hơn GDP hàng năm của Đức, không chỉ xuất khẩu hàng hóa, máy móc trang thiết bị, mà còn cả vốn. Một nửa lượng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc không những có thể đủ để hoàn trả nợ cho Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland, Tây Ban Nha cộng lại, mà còn có thể góp vốn cho các tập đoàn Google, Apple, Microsoft, IBM và các công ty tài chính ở khu Mahattan (Mỹ). Là cường quốc công nghiệp và là nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, liệu Trung Quốc sẽ giành thêm một danh hiệu mới và từng bước chứng tỏ là cường quốc tài chính của thế giới hay không? Việc tăng cường đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài có thể khiến người ta nghĩ đó là một sự bành trướng tài chính gây sốc. Tuy nhiên, tính đến thực trạng của hệ thống tài chính và vai trò rất khiêm tốn của đồng nhân dân tệ trên bình diện quốc tế, con đường với Trung Quốc sẽ còn dài để họ có thể đạt được vị thế tài chính như vậy.
Tiết kiệm, nguồn tài chính gia tăng của Trung Quốc
Sự gia tăng nguồn tài chính của Trung Quốc xuất phát từ nguồn lực tiết kiệm đặc biệt của nước này, chiếm 30% tổng lượng tiết kiệm của thế giới. “Đất nước giàu, người dân nghèo”, đó là nghịch lý của Trung Quốc hiện nay: trong khi thu nhập bình quân đầu người hàng năm không đạt tới mức 7000 USD, thì người khổng lồ Trung Quốc lại là chủ nợ bù đắp cho mức thâm hụt tài chính của Mỹ hay châu Âu, nắm giữ một lượng tài sản ở nước ngoài tương đương với GDP của Canada và đầu tư hàng tỉ USD để mua lại các công ty hay sở hữu các nguồn tài nguyên ở khắp nơi trên thế giới. Trung bình, các hộ gia đình Trung Quốc tiết kiệm 27% nguồn thu nhập của họ, cao gấp hai đến ba lần so với phần còn lại của thế giới. Nhờ vào việc cải thiện nguồn tiền lương, tỉ lệ tiết kiệm này đã không ngừng tăng theo thời gian, tuy mức tiêu dùng vẫn còn hạn chế. Rõ ràng các hộ gia đình Trung Quốc ít có sự lựa chọn. Họ phải có một nguồn tiết kiệm dự phòng quan trọng – và do vậy đã dẫn đến việc hạn chế tiêu dùng – nhằm đối mặt với hai vấn đề cơ bản: nguồn trợ cấp an sinh xã hội suy giảm và giá bất động sản tăng mạnh. Đối với các doanh nghiệp, nhìn chung rất có lãi, họ chuyển hầu như toàn bộ nguồn lợi nhuận của mình vào quỹ dự phòng, nhờ vậy góp phần tích lũy, tiết kiệm một lượng vốn đáng kể. Về phần mình, nhà nước Trung Quốc đã từ bỏ từ những năm 1980 hệ thống bao cấp thời Mao Trạch Đông vốn đảm bảo việc làm, chăm sóc y tế và chế độ hưu trí, và vẫn chưa có một hệ thống trợ cấp xã hội phổ biến nào thay thế nó. Sau cùng, các doanh nghiệp và hệ thống Đảng – Nhà nước được xem là những chủ thể thắng lớn từ sự tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc: nguồn dự trữ tiết kiệm của họ tăng gây bất lợi cho thu nhập của các hộ gia đình, vì lương không tăng theo lợi nhuận thu được từ sản xuất. Nguồn tiết kiệm chung của các chủ thể kinh tế góp phần vào sự giàu có của nước này, tuy nhiên lại gây thiệt hại cho mức sống của nhân dân. Chính nguồn tiết kiệm chiếm một nửa GDP này đã tạo nên sức mạnh tài chính của Trung Quốc: Nó không chỉ giúp phát  triển kinh tế Trung Quốc, mà còn giúp giải phóng năng lượng vốn thặng dư đã khiến cho “ông chủ ngân hàng toàn cầu” mở rộng tầm ảnh hưởng quốc tế. Là “ông chủ ngân hàng”, Trung Quốc đã khoác lên mình một chiếc áo hai lớp. Trước hết là một chủ thể cho vay: Với lượng tiền dồi dào, Trung Quốc mua lại các khoản nợ công của các nước phát triển, và đặt mình vào vị thế như một dạng “Ngân hàng thế giới phẩy” tài trợ cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nước này cũng là một ngân hàng đầu tư khổng lồ thông qua các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các doanh nghiệp Trung Quốc, nhằm tìm kiếm những nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn công nghệ và các thị trường mới.
Với nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ: ưu tiên cho Mỹ
Lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Trung Quốc, 3820 tỷ USD vào cuối năm 2013, vừa là một át chủ bài chính yếu của Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng là một bài toán thực sự đau đầu. Việc quản lý nguồn dự trữ này cũng đặt ra vấn đề đối với giới chức chính quyền, muốn cân bằng giữa hai đòi hỏi khó tìm thấy sự tương thích: lợi nhuận tốt nhất có thể và duy trì ổn định giá trị của đồng nhân dân tệ, dù xu hướng tăng giá đồng nhân dân tệ bị xem nhẹ. Chiến lược đầu tư của Trung Quốc đòi hỏi sự thận trọng rất lớn: Nó ưu tiên sự an toàn và tính thanh khoản của lượng vốn đầu tư. Vậy nên Trung Quốc hướng ưu tiên đầu tư nhằm vào thị trường Mỹ. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc có tới 70% bằng đồng USD, chủ yếu nằm ở phần đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ, với tổng số tiền lên đến 1269 tỷ USD vào cuối năm 2013. Do vậy, Trung Quốc là chủ nợ nước ngoài hàng đầu của Mỹ chiếm 23% tổng nợ nước ngoài của nước này; tiếp đến là chủ nợ Nhật Bản, nắm giữ 20% nợ nước ngoài của Mỹ. Nói cách khác, trung bình mỗi người dân Trung Quốc nắm khoản nợ 940 USD của Mỹ và mỗi người dân Mỹ nợ Trung Quốc 4000 USD. Trung tâm nghiên cứu Hội đồng quan hệ đối ngoại Mỹ kết luận “chưa bao giờ trong lịch sử một nước nghèo lại cho một nước giàu vay đến vậy”. Vậy phải giải thích như thế nào khi đất nước mới nổi này trong một thập kỷ đã trở thành chủ nợ chính của nền kinh tế hàng đầu thế giới? Lý do của sự không bình thường này thực sự đơn giản: Trung Quốc tiết kiệm rất nhiều, Mỹ thì không như vậy và do đó phải trông cậy vào các nguồn tiết kiệm dự trữ của nước ngoài, trong đó Trung Quốc đứng đầu. Sự mất cân bằng này phản ánh mối liên hệ ràng buộc cân bằng giữa hai nền kinh tế: Mỹ cần vốn tiết kiệm của Trung Quốc, Trung Quốc cần thị trường Mỹ để tiêu thụ sản phẩm của họ. Cả hai đều là “con tin” của nhau trong một dạng quan hệ cộng sinh cần thiết để duy trì sức tăng trưởng của mỗi bên. Cộng đồng lợi ích này đem lại cho hai đối tác một mối quan hệ rất khác biệt so với mối quan hệ lệ thuộc thường gắn giữa con nợ với chủ nợ. Ai trong số hai chủ thể này dễ bị tổn thương nhất? Thật khó nói. Nghịch lý là, chủ thể dễ bị tổn thương hơn có thể là Bắc Kinh, với việc đồng nhân dân tệ sẽ phải định giá lại. Hơn nữa, nếu giá trị của đồng USD giảm dưới sức ép của gánh nặng nợ nần, thì việc giảm giá trị lượng vốn của Trung Quốc bằng đồng USD có thể sẽ còn tăng mạnh hơn. Chưa kể lỗi mang tính kỹ thuật đối với khoản nợ của Mỹ không bị loại trừ, tiếp nối một sự phong tỏa kéo dài ở Quốc hội về việc tăng trần nợ công hàng năm. Dù khả năng thấp, song đó là một nguy cơ hiện hữu. Dù sao, giả thuyết đôi khi được nêu ra về cuộc chiến tiền tệ được Bắc Kinh phát động trong trường hợp tranh chấp thương mại hay chính trị chủ yếu. Sự phụ thuộc lẫn nhau của hai đối tác khiến cho kịch bản này ít trở nên tin cậy hơn, theo đó Bắc Kinh có thể sẽ thanh lý một phần quan trọng lượng trái phiếu trong số nợ công của Mỹ để tỏ rõ quan điểm của họ đối với Washington. Một sáng kiến như vậy có thể sẽ gây ra sự hỗn loạn trên thị trường tiền tệ, theo đó những hậu quả có thể sẽ rất khốc liệt đối với tăng trưởng của thế giới, bắt đầu là tăng trưởng của Trung Quốc. Các thị trường ở Mỹ vẫn không thể là những thị trường duy nhất hấp thụ nguồn tiền khổng lồ này, dù họ vẫn là những thị trường quan trọng nhất và có khả năng thanh khoản nhất thế giới so với các thị trường châu Âu và nhất là các thị trường châu Á quá nhỏ bé và phân tầng. Trong một chừng mực nào đó, Trung Quốc là “tù nhân” đối với lượng trái phiếu Mỹ, đặc biệt là trái phiếu kho bạc Mỹ, mà họ đã tích lũy. Mặt khác, lượng dự trữ quốc tế của họ tiếp tục tăng hàng năm và họ phải đa dạng hóa các địa chỉ cho vay vốn để hạn chế những rủi ro gắn với những biến động của đồng USD. Đó chính là con đường Trung Quốc đang theo đuổi, với sự thận trọng lớn, bằng cách hướng sang thị trường châu Âu.
Bắc Kinh, thần hộ vệ của châu Âu
Người ta đánh giá rằng Trung Quốc nắm 7% số nợ của châu Âu (khoảng 700 tỷ euro), chủ yếu là trái phiếu kho bạc Đức và Pháp. Trong cuộc khủng hoảng đồng euro, Trung Quốc đã hỗ trợ các nước mất ổn định nhất; đặc biệt trong năm 2010 và 2011, Trung Quốc đã cho Tây Ban Nha vay 6 tỷ euro và cũng số tiền như vậy đối với Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Ngoài việc số tiền cho vay này có thể mang lại lợi nhuận cao, thì sự hỗ trợ tài chính này của Trung Quốc cũng đem lại cho họ những lợi ích kinh tế. Thực vậy, Bắc Kinh cần một đồng euro mạnh và một châu Âu phồn vinh – một châu Âu trong nhiều năm là thị trường xuất khẩu đứng thứ nhất hoặc thứ hai  của Trung Quốc. Họ cũng hy vọng nhờ đó mà có được các lợi ích chính trị, đạt được quy chế “kinh tế thị trường” và khiến châu Âu hủy bỏ lệnh cấm vận buôn bán vũ khí với Trung Quốc, điều mà cho đến nay họ vẫn chưa đạt được. Việc đa dạng hóa các địa chỉ đầu tư của Trung Quốc đối với các khoản nợ công châu Âu gắn với đồng euro có thể sẽ tiếp tục được duy trì nhằm giảm thiểu những tác động từ “cái bẫy đồng USD” mà hiện họ đang vướng phải. Tuy nhiên, khoảng cách biệt với nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ sẽ không sớm bị lấp đầy. Từ cách nhìn này, Mỹ ở vị thế tốt hơn châu Âu: cả hai đều thâm hụt thương mại trầm trọng với Trung Quốc, song với Mỹ ít ra còn được hưởng lợi từ nguồn tiền dự trữ của Trung Quốc.
Trung Quốc, “một dạng Ngân hàng thế giới phẩy”
Là chủ nợ lớn của Mỹ và trong một chừng mực thấp hơn là đối với châu Âu, Trung Quốc cũng tỏ rõ uy thế và sức mạnh tài chính đối với các nước đang phát triển trong khuôn khổ “hợp tác Nam – Nam” được Trung Quốc tán dương. Trung Quốc đã trở thành “một dạng Ngân hàng thế giới phẩy”, không chỉ dựa vào viện trợ phát triển chính thức (ODA) mà còn thông qua các khoản cho vay được thỏa thuận với hai ngân hàng nhà nước: Ngân hàng xuất nhập khẩu Eximbank và Ngân hàng phát triển Trung Quốc (CDB). Nguồn vốn ODA của Trung Quốc ít được minh bạch. Chính phủ không công bố các số liệu chính xác và toàn diện vốn vẫn được xem là bí mật của nhà nước. Cuốn Sách Trắng đầu tiên, được công bố năm 2011, cung cấp những thông tin rất hạn chế. Người ta biết rằng tổng lượng vốn ODA của Trung Quốc trong giai đoạn 1950 – 2009 đạt khoảng 39 tỷ USD, trong đó 46% dành cho châu Phi và 23% dành cho châu Á.
Tuy nhiên, ODA của Trung Quốc về nguyên tắc chỉ chiếm một phần nhỏ trong các khoản hỗ trợ tài chính của Trung Quốc. Phần chủ yếu đến từ các nguồn tài chính do Eximbank và CDB tài trợ cho các nước châu Phi và Mỹ Latinh giàu có nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những khoản cho vay tích lũy của CDB và Eximbank trong giai đoạn 2009 – 2010 lên đến 110 tỷ USD hơn cả các khoản cho vay cùng kỳ của Ngân hàng Thế giới. Trường hợp của Angola phản ánh rõ nét chiến lược của Bắc Kinh. Ngay khi kết thúc cuộc nội chiến năm 2002, các khoản cho vay của Eximbank đã được thực hiện dưới hình thức “đổi dầu lấy khoản vay”. Có khả năng hoàn vốn, họ đã tài trợ cho các dự án khai thác dầu khí cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng (bệnh viện, đường sá, trường học…) do các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc thực hiện. Các khoản cho vay này hiện khoảng 15 tỷ USD trong khi Angola đang là nhà cung cấp dầu khí đứng thứ hai cho Bắc Kinh sau Saudi Arabia. Mô hình “đổi tài nguyên lấy các khoản vay” đã được sử dụng thêm ở nhiều nước khác, đặc biệt ở Venezuela, đã tiếp nhận 39 tỷ USD, chiếm gần một nửa trong tổng số các khoản vay của Trung Quốc đối với khu vực Mỹ Latinh kể từ năm 2005. Kết quả của sự hỗ trợ tài chính khổng lồ này: xuất khẩu dầu lửa của Venezuela sang Trung Quốc đã tăng gấp 12 lần chỉ trong vòng 7 năm và hợp tác hai nước không ngừng phát triển, kể cả trên bình diện chính trị và quân sự. Bắc Kinh đã nhận thấy ở Caracas một đồng minh giá trị chống lại chủ nghĩa bá quyền của Mỹ trong khu vực và đã nhận được nhiều sự ưu ái từ đất nước có trữ lượng dầu khí hàng đầu thế giới này, trước cả Saudi Arabia.
Gia tăng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Là “chủ ngân hàng toàn cầu”, Trung Quốc cũng đồng thời là một nhà đầu tư. Từ đầu những năm 2000 và đặc biệt từ năm 2005, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc đã bùng nổ lên tới mức gần 500 tỷ USD tính đến cuối năm 2013. Trung Quốc đã nhích lên, xếp thứ ba thế giới về lượng vốn FDI, song còn xếp sau xa so với Mỹ và Nhật Bản, chỉ chiếm 6% tổng lượng vốn FDI toàn cầu. Tuy nhiên, từ nay đến năm 2020, con số này có thể sẽ tăng từ ba đến bốn lần. Trái với hình ảnh người ta thường thấy ở phương Tây, bước đi của Trung Quốc không để nhằm tìm kiếm quyền lực hay quyết tâm áp đặt sự thống trị. Từng bước và thực dụng, Trung Quốc có mục đích chủ yếu là tìm cách khắc phục những phần khiếm khuyết cơ bản của nền kinh tế nước này vốn đang rất phụ thuộc vào nước ngoài.
Điểm yếu đầu tiên liên quan đến việc cung ứng nguồn nguyên liệu. Nguồn tài nguyên quan trọng của nước này còn thiếu hụt trầm trọng để có thể đáp ứng sự tăng trưởng nhanh và còn chưa thực sự tiết kiệm của Trung Quốc. Đặc biệt nhu cầu về năng lượng rất lớn: chiếm gần 12% GDP toàn cầu, Trung Quốc hấp thụ 21% nguồn năng lượng được sản xuất, và tỷ lệ này có thể tăng gấp đôi từ nay đến năm 2030. Một điểm yếu khác là sự phụ thuộc về công nghệ: Sử dụng công nghệ nước ngoài chiếm hơn 60% công nghệ ứng dụng ở Trung Quốc. Điểm yếu thứ ba là đất nước này phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của thế giới: khi các thị trường xuất khẩu chính suy giảm, tăng trưởng của Trung Quốc cũng “hụt hơi”. Vì thế, người khổng lồ Trung Quốc buộc phải đầu tư ra ngoài đường biên giới để duy trì cỗ máy công nghiệp thèm khát nguyên liệu, thúc đẩy tăng hàm lượng công nghệ và tìm kiếm những thị trường mới. Những chủ thể nào đóng vai trò mở cửa hướng ra thế giới của Trung Quốc? Hệ thống Đảng – Nhà nước đóng vai trò trung tâm vừa là chủ thể tâm chiến lược, vừa là chủ thể can dự trực tiếp. Họ định hướng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào những ngành chiến lược và tác động trực tiếp thông qua các doanh nghiệp nhà nước mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) kiểm soát chặt chẽ. Các doanh nghiệp lớn quan trọng nhất của nước này – những nhà vô địch quốc gia hưởng lợi từ sự độc quyền hầu như hoàn toàn trong những ngành chiến lược. Họ là hiện thân của chiến lược quốc tế hóa do nhà nước điều hành, triển khai ¾ lượng vốn đầu tư ra nước ngoài. Các khoản tín dụng cần thiết được họ cho vay không hạn chế thông qua các ngân hàng thương mại lớn của nhà nước, trong đó các thành viên lãnh đạo là đảng viên ưu tú của đảng. Các doanh nghiệp nhà nước và hai ngân hàng thuộc chính phủ – Eximbank và CDB – là những chủ thể chủ chốt của nhà nước nhằm thực hiện chiến lược mở cửa ra thế giới. Cuộc tấn công theo quy mô lớn này có thể đã được tính toán kỹ và hoàn toàn có tổ chức. Dĩ nhiên, đường hướng chính rõ ràng đã được chính phủ xác định, song trên thực tế các chủ thể của Trung Quốc mới chỉ bắt đầu giai đoạn mở rộng ra nước ngoài của họ. Việc các chủ thể Trung Quốc còn thiếu kinh nghiệm quốc tế đã dẫn đến nhiều thất bại, hoặc do một số thương vụ đầu tư gặp thất bại thảm họa, hoặc do một số thương vụ khi triển khai gặp phải sự từ chối của các nước sở tại. Các doanh nghiệp Trung Quốc muốn đầu tư ra nước ngoài nhìn chung đều bị ngờ vực. Chính quyền các nước nhận đầu tư nghi ngờ về động cơ, mục đích, và cách thức quản trị của doanh nghiệp Trung Quốc, lo ngại hệ thống Đảng – Nhà nước chỉ sử dụng chúng như một công cụ để thúc đẩy các lợi ích kinh tế và địa chính trị. Sự thiếu tin tưởng này càng gia tăng khi đầu tư tác động đến các lĩnh vực nhạy cảm như an ninh kinh tế hay lợi ích quốc gia. Có lúc các giới chức kiểm soát đóng băng các giao dịch. Liên quan đến các lĩnh vực, việc tiếp cận nguồn nguyên liệu thu hút nhiều nhất nguồn vốn FDI của Trung Quốc. Trái ngược với trào lưu, Trung Quốc không đầu tư dàn trải, mà chỉ chọn đầu tư những gì họ còn thiếu, ưu tiên việc sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc bị ám ảnh bởi nguy cơ cạn kiệt nguồn năng lượng hay khoáng sản. Thực vậy, hai lĩnh vực này chiếm hơn 2/3 tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc trong vòng 10 năm qua (71% trong đó 48% đầu tư, kiểm soát các nguồn năng lượng và 23% cho việc đầu tư, mua các loại khoáng sản). Nguồn tài chính huy động cho lĩnh vực này chiếm 10% ngành công nghiệp và xây dựng các công trình công cộng, mỗi ngành chiếm 6%, vận tải 4% và nông nghiệp chỉ 3%. Dù nhận được tiếng vang rất lớn trong lĩnh vực truyền thông, lĩnh vực công nhệ còn chiếm tỉ trọng tương đối thấp; tuy nhiên, tình trạng này sẽ sớm được cải thiện, vì việc mong muốn sở hữu các công nghệ tiên tiến giờ đây là một đòi hỏi cấp thiết nhằm gia tăng hàm lượng giá trị trong ngành công nghiệp Trung Quốc. Các điểm đến đầu tư của Trung Quốc dựa vào các ưu tiên hàng đầu về tiếp cận nguồn năng lượng và khoáng sản. Khu vực Bắc Mỹ và châu Á (kể cả Nga) đứng đầu với mỗi bên chiếm 18% tổng lượng đầu tư của Trung Quốc. Tiếp đến là khu vực Mỹ Latinh và châu Đại Dương (mỗi bên chiếm 17%). Châu Phi xếp vị trí thứ năm (12%), tiếp đến là châu Âu (10%) và Trung Đông (9%). Thứ hạng thấp nhất về đầu tư Trung Quốc ở Trung Đông lý giải rằng sự tiếp cận của Trung Quốc bị các chủ thể chính của phương Tây tìm mọi cách ngăn chặn.
Vậy làm thế nào để đánh giá tác động của luồng vốn đầu tư Trung Quốc tại các nước tiếp nhận? Tình hình khác nhau phụ thuộc việc đó là nước đang phát triển hay nước phát triển. Trong trường hợp các nước đang phát triển, các tiếng nói gia tăng như ở châu Phi để tố cáo chủ nghĩa thực dân mới của một nước Trung Quốc “săn mồi”, song núp dưới chiếc mũ “hợp tác đôi bên cùng có lợi”, nhằm tận vét nguồn tài nguyên của những nước nghèo. Một số lập luận ủng hộ luận thuyết này đã được đưa ra. Sự bất bình đẳng về cơ cấu những trao đổi – trao đổi nguyên liệu lấy các sản phẩm sản xuất giá rẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho một nền kinh tế thu lợi nhuận và đe dọa các ngành công nghiệp của nước sở tại, phải đương đầu với sự cạnh tranh của các sản phẩm giá cực rẻ. Quá tập trung vào việc tiếp cận, khai thác nguồn nguyên liệu, lượng vốn đầu tư của Trung Quốc ít góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp và tạo thêm việc là ở các nước sở tại, khi mà các doanh nghiệp Trung Quốc thường đưa lao động trực tiếp của họ đến các thị trường này. Tuy nhiên, sự bành trướng của Trung Quốc không phải chỉ có những bất lợi. Việc giá nguyên liệu thế giới tăng xuất phát từ nhu cầu của Trung Quốc cũng giúp cho một số nước đang phát triển tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt thập niên qua. Hơn nữa, Trung Quốc đã đầu tư hàng chục tỷ USD, đặc biệt ở châu Phi, để xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển. Trong những nước phát triển, vốn đầu tư của Trung Quốc đa dạng hơn. Như mọi nguồn vốn đầu tư nước ngoài, chúng có thể có những hiệu quả tích cực, nhất là việc góp phần tăng thêm nguồn vốn góp và tạo thêm công ăn việc làm. Việc gần đây tập đoàn Dongfeng góp 800 triệu euro vào tập đoàn ôtô PSA (Pháp) cho phép nhà sản xuất này củng cố cơ cấu tài chính và theo đuổi các kế hoạch đầu tư chiến lược. Về vấn đề việc làm, tổng kết về hiệu quả vốn đầu tư của Trung Quốc còn khá khiêm tốn: người ta đánh giá hiện có khoảng 27000 nhân viên đang làm việc trong các doanh nghiệp Trung Quốc ở Mỹ (chiếm gần 1% nhân viên sở tại làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài) và 45000 nhân viên sở tại làm việc trong các doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu. Những kết quả đáng khích lệ này không che đậy những nguy cơ kinh tế tiềm tàng đối với những nước tiếp cận vốn đầu tư Trung Quốc: sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp sở tại với các doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là khi các doanh nghiệp này thuộc sở hữu nhà nước; việc du nhập các tiêu chuẩn xã hội dẫn đến việc làm suy giảm các điều kiện làm việc; và nhất là việc mất đi một át chủ bài chiến lược khi chuyển giao công nghệ. Nếu việc chuyển giao hướng tới những công nghệ tiên tiến, thì nguy cơ đối với doanh nghiệp phương Tây rất lớn, có thể khiến họ bị loại dần từng bước khỏi thị trường nội địa Trung Quốc và phải đối mặt với một đối thủ cạnh tranh đáng ngờ trên thị trường xuất khẩu; các ví dụ về hạt nhân, tàu cao tốc TGV hay hàng không cho thấy điều đó. Sự thận trọng có thể được tính đến để không phải nhượng bộ hay chia sẻ công nghệ mới nhất, song có thể chỉ là những công nhệ bình thường. Từ quan điểm này, việc chia sẻ công nghệ được quy định trong Thảo thuận PSA – Dongfeng thể hiện chút dè dặt. Một lĩnh vực khác mà luồng vốn đầu tư của Trung Quốc có thể đặt ra vấn đề: an ninh quốc gia. Mối nguy hiểm là hiện thực khi nói đến các công nghệ nhạy cảm, ví dụ các công nghệ sử dụng cho mục đích dân sự và quân sự, hay việc kiểm soát các cơ sở chiến lược. Trong lĩnh vực này, sự cảnh giác là rất cao.
Vượt qua những nguy cơ này, chính phủ các nước phương Tây nghi ngờ về chính sách được thực hiện mang tính tương hỗ. Ngoài những trường hợp được dự liệu trong luật chống độc quyền và những ngoại lệ liên quan đến an ninh quốc gia, chính phủ các nước Mỹ và châu âu mở rộng cửa cho đầu tư nước ngoài. Điều này không giống với thị trường Trung Quốc nơi các nhà đầu tư nước ngoài luôn phải chịu nhiều quy định chặt chẽ. Từ năm 2014, các cuộc thương lượng đã được tiến hành hướng tới một hiệp định tự do hóa luồng vốn đầu tư giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc. Các cuộc thương lượng gặp khó khăn khi vấn đề động chạm đến chính sách công nghiệp của nhà nước và sự kiểm soát tập trung nền kinh tế, khiến Bắc Kinh phải thay đổi thái độ.
Thủ đoạn thống kê lớn khác tại châu Á xuất hiện trong mối quan hệ với việc niên yết phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO). Không ở đâu hơn tại châu Á việc phát hành cổ phiếu thường bị niêm yết quá mức bởi những bội số lố bịch. Thông thường điều này xảy ra bởi các quỹ hưu trí của chính phủ chiếm một số lớn cổ phần, chỉ một số ít dành cho các nhà đầu tư thể chế và phát hành cho công chúng. Nhưng cách thức chính mà việc IPO trở nên bị đăng ký quá mức là bởi vì hiếm khi ở châu Á có hơn 25% số công ty cổ phần được thả nổi tự do trên thị trường chứng khoán. Lấy trường hợp Ngân hàng Mandiri của Chính phủ Indonesia, ngân hàng lớn nhất của Indonesia và cho đến nay thuộc sở hữu nhà nước. Khó mà nghĩ một ngân hàng nào với lịch sử điều hành sai lầm lớn hơn. Nó được thành lập theo sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á bằng sự sáp nhập nhiều ngân hàng quốc doanh vỡ nợ trên quy mô lớn và tham nhũng của Indonesia thành một thực thể. Nhưng thành thật mà nói, gia cố những mảnh vụn thành một đống chẳng thể thay đổi những đặc tính nền tảng của các thành phần của cái đống đó, mặc dù nó tạo thành một bối cảnh trật tự hơn.
Vậy chuyện gì đã xảy ra với việc IPO ngân hàng Mandiri vào giữa năm 2003? Nó đã được đăng ký quá mức gấp ba lần. Sự phấn khích không thể kiểm soát được vượt quá giá trị của công ty? Không phải vậy. Thực tế là việc IPO chỉ dành cho 10% tổng số cổ phần của ngân hàng. 90% còn lại được chính phủ giữ lại. Các nhà đầu tư thể chế theo đuổi Thị trường Chứng khoán Jakarta bị buộc phải giành được cổ phiếu, khi Ngân hàng Mandiri không thể tránh được sẽ được tính vào trong chỉ số giao dịch phức hợp. Với việc phát hành hẹp như vậy, làm thế nào để có thể không bị đăng ký quá mức?
Những vụ đầu tư lướt sóng là nguồn bóp méo khác. Việc chấp thuận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Indonesia dâng tràn trong quý đầu của năm 2003. Nó dường như là một kết quả tuyệt vời; một dấu hiệu rằng nhà đầu tư có lẽ tin tưởng và quay trở lại Indonesia? Không thực sự như vậy. Trong quý đó, 41,9% giá trị của công ty điện thoại sở hữu nhà nước Indosat đã được bán cho Công ty Công nghệ Telemedia của Singapore, một công ty có dính líu tới chính phủ Singapore. Tổng giá trị được chấp thuận là 1,1 tỷ USD. Trừ đi con số này khỏi con số đầu tư FDI được chấp thuận tại Indonesia thì cho thấy nó đã bị rớt xuống chỉ còn 45% so với con số thống kê có bao hàm.
Những bịa đặt từ vương quốc trung tâm
Khi mà nói đến vấn đề thống kê, thì Trung Quốc là nơi dẫn đầu theo cách này. Trung Quốc là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Nó xuất khẩu hàng hóa chế tạo, giá rẻ với những con số gia tăng chưa từng có. Mặt khác, nó xuất khẩu một số lượng lớn là sự lừa dối.
IMF nói trong Triển vọng Kinh tế Thế giới vào Tháng Mười Hai 1998 rằng “chất lượng thống kê của Trung Quốc vẫn là một khó khăn lớn cho những người ra chính sách và các nhà phân tích bên ngoài, cả trong tài khoản quốc gia và ở những lĩnh vực khác”. Đó là một cách nói ngoại giao về cái mà IMF nghĩ rằng số liệu thống kê của Trung Quốc là một thứ không có giá trị.
Trung Quốc có một lịch sử lâu dài về việc dối trá các số liệu thống kê. Các viên chức cấp thấp ở mọi nơi tại Trung Quốc nói sai một chút về sản xuất trong lĩnh vực của họ và trên tổng thể những điều này phối hợp thành một sự dối trá lớn. Guan chu shuzi, shuzi chu guan (nhân viên tạo ra con số, con số tạo ra nhân viên) được nói tới tại Trung Quốc tóm lược đầy đủ tình hình. Báo cáo các loại thống kê mà cấp trên muốn nghe bạn sẽ được thăng chức.
Thomas Rawski, một giáo sư kinh tế tại Đại học Pittsburg, đã viết một bài báo năm 2001 với tựa đề, “Điều gì đang xảy ra với số liệu thống kê GDP của Trung Quốc?”. Ông đã chỉ ra rằng chính phủ Trung Quốc đã ước tính cho thấy rằng giữa năm 1997 và 2000, GDP thực đã tăng 24,7%. Cho đến nay mọi việc đều tốt đẹp. Nhưng trong cùng thời kỳ ba năm đó, tiêu thụ năng được đã ghi nhận mức giảm 12,8%. Và điều đó ngụ ý rằng một sự giảm đi trong tiêu thụ năng lượng với mỗi đơn vị sản xuất rất lớn 30% trong ba năm. Việc này, Rawski đã nói với một sự giảm nhẹ lịch sự, “dường như có vẻ không hợp lý”.
Ông sau đó xem xét dữ liệu đặc biệt trong giai đoạn 97 – 98. Một lần nữa, ông thấy đã tìm thấy nhiều mâu thuẫn hơn nữa. “Cái gì có thể tạo ra sự gia tăng tất cả trong một tỉnh mà nó bị lũ lụt được xếp vào một trong mười thảm họa hàng đầu của Trung Quốc trong thế kỷ 21?” ông đặt câu hỏi. “Ngành công nghiệp có thể gia tăng 10,75% mặc dù chỉ 14 trong 94 sản phẩm chính đạt được tăng trưởng hai con số và 53 trong số đó chịu sự suy giảm tự nhiên về sản lượng? Tiêu dùng có thể vượt lên 13,9% mặc dù tiêu thụ thép và sản lượng xi măng tăng thấp hơn 5%? Rawski sau đó xem xét các chỉ số tiêu dùng trong các năm 1998 – 2001. Với một trường hợp ngoại lệ, các chỉ quốc gia về bán lẻ tăng trưởng nhanh hơn chỉ số tiêu dùng đầu người được mô tả trong các chỉ số tiêu dùng gia đình. Sự khác nhau quá lớn được tính toán bởi tỷ lệ tăng trưởng dân số trong suốt thời kỳ này đã giải thích được nguyên nhân. Một cách rõ ràng, những con số tăng trưởng chính thức được giáo sư Rawski xem xét đến là những con số không có giá trị. Rawski đã chứng minh một cách rõ ràng những gì từ lâu đã bị nghi ngờ: các số liệu thống kê tại Trung Quốc buộc phải đưa vào trong đó những nỗ lực tuyên truyền của quốc gia này.
Trung Quốc không công bố các dữ liệu GDP hàng quý, chỉ công bố các dữ liệu hàng năm. Điều đó cũng có nghĩa chính phủ có thể điều chỉnh những con số cao xuống thấp và thấp lên cao để cân bằng các dữ liệu đầu ra và đế tránh các sự tăng đột biến và các cuộc phá sản. Thực tiễn đưa đến nhiều sự gian dối hơn: Nền kinh tế Trung Quốc kém ổn định hơn chính phủ tiết lộ.
Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) đã ngừng sử dụng dữ liệu của các tỉnh cho dữ liệu tăng trưởng kinh tế quốc gia từ năm 1998. Họ thấy chúng quá thiếu tin cậy được. Từ đó, NBS đã phải thiết lập một mạng lưới thu thập dữ liệu thống kê mà nó bỏ qua chính quyền các tỉnh và địa phương. Nó dường như là một sự phát triển tích cực. Nhưng nguồn lực để duy trì là một vấn đề và sự can thiệp từ các nhân viên cấp thấp là khó thể tránh được. NBS cũng có vấn đề về sự minh bạch đối với dữ liệu của mình. Từ 1998, nó đã không giải thích làm thế nào nó nhận được những số liệu dùng để đánh giá chính thức tăng trưởng của Trung Quốc. Giáo sư Rawski nói rằng áp lực để xác nhận các mục tiêu tăng trưởng chính thức đã lấn át các cơ quan thống kê tỉnh và địa phương và cũng dường như rằng NBS cũng không thể chống lại áp lực. Khu vực tư nhân có thể được dựa vào để tạo ra điều gì tốt hơn chăng? Có lẽ không. Thậm chí các ngân hàng đầu tư quốc tế khao khát có được thị phần của mình trong hoạt động thương mại Trung Quốc có một sự khuyến khích xác nhận các dự báo chính thức hơn là đặt vấn đề hay phủ nhận lại chúng.
Và kết quả là? Hàng tỷ đôla đã đổ vào nền kinh tế Trung Quốc dựa trên căn bản những dự báo tăng trưởng ngoạn mục và những kết quả tăng trưởng cũng ngoạn mục như vậy. Nhưng sự hồi đáp ở đâu? Một số nhà đầu tư nước ngoài đã kiếm được cái họ kỳ vọng kiếm được. Giai cấp trung lưu tăng mạnh với thu nhập sẵn có tăng mạnh tồn tại nhưng không nhiều như nhiều người đã nghĩ. Điển hình, các nhà đầu tư nước ngoài kết luận rằng Trung Quốc có lẽ chỉ “quá mạnh mẽ”, họ đã không có sự hòa nhập sản phẩm đúng đắn hay thông điệp của họ tới khách hàng đã không hiệu quả. Nhưng cũng có thể là mặc dù nền kinh tế Trung Quốc đang vận hành tốt, nó đã không vận hành tốt việc đó; họ đã bị lừa và đổ hàng tỷ đôla vào nền kinh tế Trung Quốc mà đáng lẽ ra họ không nên đổ vào.
Sự ưa thích khắp cả nước đối với việc sửa chữa mọi thứ cho tốt hơn với cái nó thực sự là đã tiêm nhiễm vào bản chất của các doanh nghiệp Trung Quốc. Bộ Tài chính Trung Quốc đã xem xét sổ sách của 192 công ty niêm yết tại Trung Quốc năm 2002 thấy rằng 103 hay 54% đã báo cáo sai lợi nhuận 10% hay hơn nữa. Nhưng rồi những báo cáo sai lệch như vậy không là duy nhất ở Trung Quốc hay châu Á. Nhiều chọn lựa cổ phần ưu đãi lớn cho các nhà điều hành phương Tây là một sự khuyến khích cho sự lừa dối về tất cả mọi thứ có thể làm tăng giá cổ phiếu của họ.
Dịch SARS năm 2003 đã cho một ví dụ khác về nền kinh tế Trung Quốc bằng sự thật. Trong một thời gian dài, chính phủ Trung Quốc đã từ chối nhìn nhận là họ có vấn đề. Họ đã xem xét lại, nhưng vấn đề không nghiêm trọng. Rồi họ quyết định là vấn đề có thể nghiêm trọng hơn một chút. Nhưng vào lúc đó người dân tại Hồng Kông, Canada, Đài Loan, Singapore và các nơi khác đã bị nhiễm bệnh và tử vong – ở một mức độ lớn, vì Trung Quốc đã không nói thật. Nếu họ có nói, thì các quốc gia và khu vực lân cận đã có thể chuẩn bị tốt hơn để đối phó với bệnh dịch.
Trung Quốc thường nhầm lẫn việc thông tin với tuyên truyền. Họ có một trong những hệ thống toàn diện nhất về những nguyên tắc và quy định trên thế giới nhắm đến việc giữ bí mật sự thật. Nhiều số liệu thống kê và dữ liệu khác đã được coi là bí mật quốc gia và những ai để lộ chúng ra sẽ bị bắt giữ. Như trường hợp Tiến Sĩ Wan Yanhai, một viên chức của Bộ Y tế Trung Quốc đã bị bắt giữ năm 2002. Wan đã bị sa thải khỏi bộ sau khi ông va chạm với những viên chức khác trong bộ về cách làm thế nào để cảnh bảo người dân về những hậu quả về hành vi rủi ro cao khi nói tới việc truyền nhiễm HIV.
Tháng Tám 2002, ông đã bị bắt giữ bởi Cơ quan An ninh Quốc gia Trung Quốc vì đã công bố một tài liệu nội bộ của chính phủ về hai nhóm trao đổi trên mạng. Tài liệu cho thấy rằng những người có thẩm quyền về y tế Trung Quốc đã biết rõ về mức độ nghiêm trọng của vấn đề HIV tại tỉnh Hồ Nam vào giữa những năm 90 và vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động thu thập máu không an toàn giữa những năm 1994 và 1997. Một cách kỳ lạ, các hành động của Wan bị quy là “tiết lộ bí mật quốc gia” theo luật Trung Quốc.
Việc bắt giữ ông ta đã gặp phải sự phản đối kịch liệt của quốc tế và vì vậy, sau một tháng, Wan đã đột nhiên được thả ra mà không bị kết tội. Nhưng không bởi vì ông đã không vi phạm luật pháp, mà vì nhà cầm quyết đã quyết định khoan dung đối với trường hợp này.
Nhà báo đại lục Wu Shishen cũng đã không may mắn. Ông bị kết án tù chung thân năm 1993 vì đã gửi tài liệu được cho là bí mật quốc gia đến cho một bạn đồng nghiệp tại Hồng Kông. Bí mật đó là gì? Một bản sao đưa trước của một bài diễn văn của chủ tịch Giang Trạch Dân lúc đó được cho là sẽ đọc tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 14. Wu vẫn còn ngồi tù.
Thông tin là vàng trong kinh doanh. Tại phần lớn các nước châu Á, thông tin từ các nguồn chính thức là vàng của người bị lừa phỉnh – nó giống như là việc thật nhưng không phải là việc thật. Trở thành một người nằm vùng tại châu Á hàm ý phân biệt sự khác nhau giữa hai việc này, hay ít nhất học cách nhận thức các số liệu thống kê do chính phủ cung cấp.
TH: T.Giang – SCDRC
Nguồn tham khảo: Micheal Backman – Những kẻ giấu mặt trong nền kinh tế châu Á – NXB TN 2005 và Micheal Backman – The Asian Insider – Palgrave 2004.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét