Ngày xưa có một ông thầy thuốc tên là Diệp Thiên Sĩ, người huyện Ngô, tay nghề rất giỏi và có phẩm chất của người thầy thuốc. Thế nhưng do chưa gap thời vận nên chưa có tiếng tăm gì và không được nhiều người biết đến, việc buôn bán rất ế ẩm. ông ta lấy làm chán nản
Cùng thời đó có người tên là Trương Thiên Sứ, người này chuyên làm nghề phù thủy trừ tà nên rất được
người dân nể sợ, ngay cả đến hoàng đế cũng phải nể hắn ta vài phần.
Một hôm nọ ông ta đến huyện Ngô đển trừ tà cho một nhà
thương gia nào đó. Nhân cơ hội này, Diệp Thiên Si đã đến nhờ vả trươn thiên sứ.
Ông ta cố gắng thể hiện hết tài năng của mình trước mặt đạo sỹ, đồng thời cũng
không quên giải bày những khó khăn mà mình đang gap phải. Trương Thiên Sứ cảm mến
tài năng và đức độ của người thầy thuốc nên đã nhiệt tình giúp đỡ ông ấy. Cuối
cùng Trương Thiên Sứ đã nghĩ ra một kế rất hay, ông bàn bạc rất kỹ với thầy
lang họ Diệp và dặn dò ông ta rất kỹ càng rằng đúng ngày này tháng ấy gặp lại
nhau, nếu trễ hẹn thì sẽ hỏng đại sự.
Đúng hẹn, Diệp Thiên Sĩ lên một chiếc thuyền nhỏ và một mình xuôi dòng đến chiếc cầu đã ngầm hẹn
trước với đạo sỹ họ Trương. Đúng lúc thuyền đi ngang qua cầu thì kiệu của
Trương Thiên Sứ đi ngang qua. Nhìn thấy thuyền, Trương Thiên Sĩ liền xuống kiệu
và vái lạy không ngừng. Mọi người thấy lạ bèn tới gần hỏi, vị đạo sỳ này mới nói rằng ông ta vừa mới
nhìn thấy một vị thần y giống y như vị thần y trong giấc mộng đêm qua của ông
ta. Thế là mọi người xung quanh đều tin lời ông ta và cho rằng diệp thiên sỹ là
thần y. Từ đó trở đi mọi người từ khắp nơi kéo đến quán của diệp thiên sỹ để chữa
bệnh bốc thuốc, thế nên công việc của ông ta trở nên phát đạt và tiếng tăm nối
danh khắp nơi.
Cốt lõi kế
sách.
“Có những giá trị đích thực, nhưng nếu không được thiên hạ
biết đến và đón nhận rộng rãi thì giá trị đó chỉ là con số không. “Biến không
thành có” là thuật biến những giá trị ẩn trở thành hiện hữu qua sự nhận biết và
thừa nhận rộng rãi của công đồng.”
Ý nghĩa vận dụng trong kinh
doanh:
““Biến không thành có” thực chất
là kế sách tạo dựng danh tiếng giúp cho người làm kinh doanh nhanh chóng định
vị tên tuổi, phát triển thị trường nhanh chóng trên cơ sở những giá trị sử dụng
đích thực của những sản phẩm và dịch vụ mà mình đang nắm giữ.”
Một số ví dụ minh họa áp dụng thành công kế sách
Tình huống ảo tạo ra nhu cầu mua
hàng thực
Tại hội chợ giao dịch năm 1982 ở
Quảng Châu ( trung quốc), có rất nhiều những công ty nổi tiếng lẫn không có
tiếng tăm gì tham gia trưng bày và bán sản phẩm. một trong những công ty đó là
công ty đông giang. Sản phẩm của công ty này có chất lượng tốt nhưng do một vài
lý do khách quan mà không được người tiêu dùng biết đến, thế nên chưa có tiếng
tăm gì trên thị trường. do đó mà hàng hóa không tiêu thụ được, rất ế ẩm. lúc
này mà áp dụng các phương pháp quảng cáo khác thì sẽ không kịp đế cho khách
hàng chú ý đến mà chi phí lại rất đắt đỏ và không thể cạnh tranh lại với các
đối thủ khác.
Nhìn thấy tình cảnh đó, ban giám
đốc của công ty hết sức lo lắng, vì cơ hội để khách hàng biết đến như thế này
rất khó kiếm mà lại sắp trôi qua một cách lãng phí. Bỗng ông tổng giám đốc nghĩ
ra một cách rất hữu hiệu đó là tác động trực tiếp đến tâm lý hiếu kỳ của khách hàng, thu hút trí tò
mò của họ. “Ngàyứ nhất, họ treo tấm biển “Quý 1 đã đặt hàng xong” tại văn phòng
đặt hàng, ngày thứ 2 treo tấm biển “Quý 2 đã đặt hàng xong”, ngày thứ 3 treo tấm
biển “Xin mời đặt hàng cho năm 1984” Toàn bộ số hàng hóa của năm 1983 và năm
1984 đều có người đặt hết, ngoài ra còn có một thương gia Hồng Kông trước đây
vẫn phải mua hàng của Nhật 80 vạn bộ giá đỡ đèn huỳnh quang với giá cao nay đã
chuyển sang đặt hàng tại công ty. Giá đỡ đèn huỳnh quang nhãn hiệu Đông Giang
bất ngờ tiến vào thị trường Hông Kông, từ đó danh tiếng công ty đồ điện gia
dụng Đông Giang nổi lên như cồn.”
Nhìn lại sự việc này, ta thấy
việc công ty đông giang áp dụng kế sách này không có gì sai trái và phải coi là
lừa bịp khách hàng. Vì thực tế hàng hóa của công ty có chất lượng rất tốt, có
thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, giá cả phải chăng. Việc tạo ra những
hiệu ứng giả để tạo sự chú ý của khách hàng, khiến khách hàng phải tò mò và sử
dụng sản phẩm của mình là một trong những kế sách hết sức thông minh là lanh
lẹ, nó được xem như là đã vận dụng thành công kế sách “biến không thành có”.
Crest-“Mang đến cho mọi người bộ
răng trắng khỏe”
Ông cha ta vẫn thường nói “ cái
răng cái tóc là góc con người”, chính vì thế mà việc để làm sao để có một hàm
răng khỏe mạnh và trắng đẹp là một điều hết sức quan trọng. trong những năm đầu
thế kỷ XX, con người vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của bộ răng cũng như
chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ răng miệng. mãi cho đến thập niên 40, khi các
nhà khoa học đã công bố một con số đáng
sợ rằng mỗi năm có đến 700 triệu người Hoa Kỳ sâu răng. Khiến cho bệnh sâu răng
trở thành vấn đề đáng quan tâm của người dân hoa kỳ. nắm bắt được điều này,
hãng P&G đã bắt tay vào nghiên cứu và sản xuất loại kem đánh răng với thành
phần chính là clour và đặt tên là Crest.
Tuy nhiên thời gian đầu sản
lượng tiêu thụ của Crest vẫn còn rất thấp vì người dân vẫn chưa ý thức được lợi
ích của việc bảo vệ răng từ flour. . Bất chấp khó khăn ban đầu, P&G vẫn
chính thức tung sản phẩm này trên thị trường toàn quốc vào tháng 1/1956. P&G đã tìm một
cách khác để thuyết phục khách hàng, đó là nhờ tới Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ
(American Dental Association-ADA) - cơ quan chức năng duy nhất có thể giúp
mangn uy tín cho sản phẩm của mình. ngày 1/8/1960, ADA tuyên bố “Các
kết quả kiểm nghiệm cho thấy Crest là kem đánh răng có khả năng ngăn ngừa sâu
răng tối đa khi được sử dụng đúng cách trong việc bảo vệ sức khoẻ răng
miệng”.Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, ADA chịu dùng tên tuổi của mình để
quảng cáo cho một sản phẩm. Trong vòng một năm, doanh thu của Crest đã tăng gấp
đôi và đến năm 1962, con số này tăng lên gấp 3 và đưa Crest trở thành kem đánh
răng đdợc tiêu thụ mạnh nhất ở Mỹ.
Năm 1976, Hội Dược phẩm Hoa Kỳ
xem sự ra đời của kem đánh răng chứa fluor Crest là một trong 100 sáng chế quan
trọng của thế kỷ. Năm 1999, Crest là nhãn hiệu kem đánh răng có chất làm trắng
đầu tiên được ADA cấp tem chứng nhận khả năng tẩy sạch vết ố và mang lại bộ răng
trắng khoẻ. Tháng 5/2004, Crest Whitestrips Premium lọt vào danh sách “150 mỹ
phẩm được tiêu thụ mạnh nhất” của tạp chí Town & Country. Trước đó, sản
phẩm này cũng nằm trong “166 mỹ phẩm tốt nhất” do tạp chí InStyle chọn.
Sự
thành công vang dội của kem đánh răng crest cho thấy một minh chứng cho việc sử
dụng thành công kế sách “ biến không thành có”. Việc dùng tên tuổi của những tổ
chức nổi tiếng và có uy tín để quảng bá cho sản phẩm của mình là một cách chứng
minh cho chất lượng của sản phẩm.
Sự bùng nổ của ipod.
Steve
Jobs được biết đến trong cả hai lĩnh vực kinh doanh và IT. Ông là người đã cứu
vãn ngành công nghiệp âm nhạc đang tụt dốc do tác động của các dịch vụ tải nhạc
bằng Itunes Và Ipod.
Hiện
tượng này bắt đầu bùng nổ sau thời điểm Steve Jobs xuất hiện trên các sàn diễn
và nhún nhảy với các ngôi sao trên sàn trình diễn, dáng vẻ năng động và vui
tươi của một doanh nhân thành đạt lại hiện rõ trong mắt khán giả đồng thời cũng
là khách hàng tiềm năng của Apple. Rồi Steve nhảy quanh ngôi sao nhạc pop Madonna
và sau khi cô hát xong, ông chủ Apple giơ ngay sản phẩm mới của hãng, chiếc
iPod nghe nhạc đang tạo thanh thế mạnh mẽ cho hãng trên thị trường thiết bị
giải trí, và hô to: "Đây chính là
một Madonna khác mà tất cả các bạn đều có thể sở hữu".
Hiện nay, khoảng 65% máy chơi
nhạc MP3 là Apple iPods, với khoảng 2,5 triệu chiếc đã được tiêu thụ, trong khi
iTunes kiểm soát 70% thị trường kinh doanh nhạc download.
Với sản phẩm Ipod, Apple đã trở thành đối thủ đáng gờm của các công ty sản xuất kinh doanh kỹ thuật cao trên thế giới, khiến cho các đối thủ này đứng ngồi không yên. Mặt khác sự ra đời của Ipod đã làm thay đổi ngành công nghệ giải trí với việc thu gọn lại các thiết bị nghe nhạc, không còn những thiết bị cồng kềnh như đầu DVD, hay dàn stereo nữa |
Các tin khác:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét