Để
giữ chữ tín, xoá tan nghi ngờ về thực lực của công ty và giữ chân khách
hàng, nhiều doanh nhân đã phải chuyển toàn bộ lợi nhuận của mình cho
một cơ sở khác để giải quyết cấp bách khó khăn trước mắt và kéo dài thời
gian để hoàn thành đầu tư mở rộng. Kết quả anh ta vừa xoá tan nghi ngờ
của đối tác vừa khẳng định tiềm lực và uy tín với họ và mở ra thị trường
tiêu thụ rất lớn cho công ty.
Toshiba quyết không xa thải công nhân
Toshiba
là một hãng điện tử nổi tiếng của Nhật Bản. Sau đại chiến thế giới thứ
II, trong giai đoạn phục hồi kinh tế, Nhật Bản rơi vào cuộc khủng hoảng
thừa. Cũng như các doanh nghiệp khác, Toshiba cũng không tránh được khó
khăn chung của nền kinh tế, sản phẩm của họ bị ứ đọng rất nhiều.
Trong
tình thế đó, khi cầu vượt cung, nếu Toshiba tiếp tục đầu tư sản xuất sẽ
càng tốn chi phí mà hàng sản xuất ra lại không tiêu thụ được. Theo lẽ
thường, khi lâm vào khó khăn, doanh nghiệp phải tính đến chuyện cắt giảm
sản xuất, giãn nhân công. Nhưng nếu làm vậy, uy tín của Toshiba sẽ giảm
sút rất nhiều, tạo kẽ cho các đối thủ cạnh tranh lợi dụng. Mặt khác,
nền kinh tế rồi sẽ bình ổn trở lại, nhu cầu sử dụng sản phẩm Toshiba vẫn
có, nếu cắt giảm nhân công, khi tái sản xuất sẽ rất khó khăn vì phải
tuyển dụng, đào tạo người mới. Và quan trọng nhất, biến động này sẽ gây
rối loạn nội bộ Công ty, suy giảm nghiêm trọng sức mạnh đoàn kết. Như
vậy thiệt hại còn lớn hơn nhiều.
Làm
thế nào các đối thủ cạnh tranh không lợi dụng tình thế làm suy giảm sức
mạnh của Toshiba. Đau đầu nhất là làm thế nào để các khách hàng nước
ngoài quen thuộc không mất lòng tin vào tiềm lực Toshiba. Cuối cùng Tổng
giám đốc Toshiba đã đi đến một quyết định táo bạo: Cắt giảm sản xuất
bằng cách giảm thời gian làm việc xuống còn nửa ngày chứ không sa thải
một công nhân. Trong khi đó, họ vẫn phát đủ 100% lương cho công nhân.
Tin
này làm cho các đối thủ của Toshiba kinh ngạc và phải e dè. Khách hàng
nước ngoài lại càng vững tin vào thực lực của Toshiba. Bản thân công
nhân viên của họ thì vô cùng cảm kích, tin tưởng vào sự lãnh đạo của
những người đứng đầu công ty. Toshiba đã giữ vững thành trì của mình
trong hoàn cảnh khó khăn nhất, duy trì sản xuất, củng cố tinh thần toàn
công ty tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn.
Quả
nhiên, sau một thời gian ngắn, những đơn đặt hàng lớn từ nước ngoài
cùng với sự cân bằng trở lại của nền kinh tế đã giúp Toshiba vượt lên
mạnh mẽ. Họ không những đủ việc cho tất cả công nhân, thậm chí phải tăng
giờ làm và tuyển thêm người, mở rộng sản xuất mới đáp ứng được nhu cầu
thị trường.
Cách thức áp dụng kế sách
Như
vậy, Toshiba đã áp dụng rất thành công kế sách “đã trống càng bỏ
trống”. Tình hình vốn đang rất khó khăn (thành đang trống) nhưng để giữ
thành tức là giữ lòng tin của khách hàng cũng như sức mạnh sản xuất của
mình, Toshiba đã mạnh dạn giảm giờ làm nhưng không giảm lương. Việc làm
này khiến các đối thủ không còn hoài nghi về thực lực của công ty, lại
càng củng cố được sức mạnh nội bộ. Do đó biến cái không lợi thành có
lợi, tạo cơ hội phục hồi, cuối cùng thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn.
Hợp đồng không lời
Đây
là một công ty dệt may ở HN, làm ăn có uy tín, công việc kinh doanh
thuận lợi nên vị giám đốc muốn mở rộng sản xuất, dồn toàn bộ vốn và vay
thêm ngân hàng để xây một nhà máy sản xuất lớn trong khu công nghiệp.
Đúng lúc đó, công ty này nhận được đơn hàng rất lớn từ một công ty dệt
may nổi tiếng thế giới. Nhưng toàn bộ vốn liếng đã dồn vào xây dựng nhà
máy mới.
Công
ty HN này rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan vì đây là một khách
hàng rất lớn, nếu ký được hợp đồng sẽ có nguồn tiêu thụ hàng lớn và ổn
định. Hơn nữa, nếu từ chối thì vị khách này sẽ chuyển sang đặt hàng một
công ty khác. Công ty của anh ta sẽ bị đánh giá là không đủ năng lực sản
xuất, nhất là trong khi các đối cạnh tranh đang tung tin về khó khăn
của công ty, uy tín của họ sẽ bị giảm sút nghiêm trọng trên thị trường.
Vị giám đốc trăn trở suy nghĩ và anh ta đã ra một quyết định mà bản thân anh cũng không biết mình đang áp dụng “không thành kế”.
Anh
ta bay vào TP HCM, đến đặt vấn đề với một xưởng sản xuất có cơ sở vật
chất, nhân sự đảm bảo. Anh ta chuyển tất cả những quyền lợi mà đối tác
nước ngoài dành cho công ty mình cho cơ sở sản xuất này, kể cả giá cả,
điều kiện sản xuất, giao hàng … mà không lấy chênh lệch một đồng nào.
Thêm vào đó, anh ta còn cho người của mình giám sát, đôn đốc để cơ sở
này sản xuất đúng theo tiêu chuẩn mẫu đặt và kịp thời hạn giao hàng.
Nhận được đơn hàng lớn, xưởng sản xuất TP HCM đã cố gắng hết sức. Công
ty HN nhờ thế đảm bảo giao hàng đúng tiêu chuẩn, đúng thời hạn cho khách
nước ngoài. Điều này đã đánh tan mọi nghi ngờ của vị khách về tiềm lực
của công ty này.
Trong
thời gian này, anh ta vẫn tích cực đẩy mạnh xây dựng nhà máy mới. Khi
lãnh đạo hãng dệt may nước ngoài tới VN khảo sát công ty này để quyết
định ký tiếp những hợp đồng dài hạn hơn thì nhà máy mới cũng kịp hoàn
thành, bước vào sản xuất. Họ rất hài lòng và quyết định làm ăn lâu dài
với công ty dệt may này của Việt Nam.
Việc mở rộng sản xuất hoàn thành, công ty VN có không những có nguồn
tiêu thụ hàng lớn, mà tiếng tăm của họ cũng lên rất nhanh. Nhờ thế, nhà
máy mới xây dựng của họ ngay lập tức nhận được rất nhiều đơn đặt hàng
mới.
Cách thức áp dụng kế sách
Để
giữ chữ tín, xoá tan nghi ngờ về thực lực của công ty và giữ chân khách
hàng, doanh nhân này đã phải chuyển toàn bộ lợi nhuận của mình cho một
cơ sở khác để giải quyết cấp bách khó khăn trước mắt và kéo dài thời
gian để hoàn thành đầu tư mở rộng. Kết quả anh ta vừa xoá tan nghi ngờ
của đối tác vừa khẳng định tiềm lực và uy tín với họ và mở ra thị trường
tiêu thụ rất lớn cho công ty dệt may này. Và đây mới chính là trận phản
công thực sự của công ty này.
|
Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012
Kế sách “ Không thành kế”
21:15
Hoàng Phong Nhã
No comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét