Câu chuyện kể về một đôi vợ chồng nghèo sống nhờ vào nghề hái củi đem bán. Vào một ngày cũng như bao ngày khác, người chồng cũng vào rừng thực hiện công việc kiếm củi thường nhật của mình.
Buổi chiều hôm đó, anh đã trông thấy một con bò đang thong
dong gặm cỏ, nhìn quanh không thấy ai chăn dắt.Nhiều ngày sau anh cũng trông thấy
nó. Sau nhiều lần đắn đo, vợ chồng anh quyết định đem nó về nuôi. Thật không ngờ,
việc làm này đã giúp vợ chồng anh có cơ hội đổi đời.Vốn dĩ con bò mà anh chồng
dắt về là một con bò cái. Thế là từ một con bò cái, vợ chồng anh đã có một đàn
bò với nhiều sữa béo thịt ngon. Và rồi may mắn lại mỉm cười với vợ chồng anh
khi một viên đầu bếp cung đình tình cờ lỡ độ đường xin vào ở trọ,được vợ chồng
anh thết đãi thịt sữa, ông đã nhận thấy chất lượng thịt sữa ngon lành và quyết
định đặt hàng cho 2 vợ chồng tiều phu chuyên cung cấp thịt sữa cho cung đình. Từ
đó gia đình anh bắt đầu giàu có, sung túc.
Có thể nói, mọi việc đều bắt đầu từ quyết định dắt bò về nhà
của vợ chồng anh tiều phu, đánh dấu một may mắn đổi đời của đôi vợ chồng nghèo.
Cốt lõi kế
sách :
“Thuận tay dắt bò là để chỉ việc khi người ta đang làm một
việc theo chủ đích, khi thấy có những thời cơ khác đã biết tận dụng để có được
những mối lợi mới bất ngờ.”
Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh :
“Trong kinh doanh cơ hội luôn ở quanh ta. Ðừng bao giờ quá mải
mê cắm cúi vào một mục đích duy nhất mà bỏ qua các co hội khác đang ở trong
tay.
Người làm kinh doanh không phải lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào một mục đích duy nhất mà phải biết phóng tầm nhìn ra xa, biết chớp các thời cơ đến với mình.”
Một số
minh họa việc áp dụng thành công kế sách :
Trước tiên phải kể đến là câu chuyện về một người nông dân
thuần túy, ngụ thôn Thống Nhất, xã Song Phượng, Đan Phượng, Hà Tây.Ông là Tạ Tiến,
người mà sau này được mọi người gọi bằng cái danh Ông vua măng ngọt Tạ Tiến. Từ
một gia đình làm nông cơ cực nghèo khó, ông đã mạnh dạn quyết định bắt đầu sự
nghiệp làm giàu của mình từ nấm rơm. Nhờ sự nhạy bén và những điều kiện thuận lợi,
ông đã thu về tiền lợi nhuận ban đầu khá cao. Không dừng lại ở đó, ông còn phát
hiện ra những đặc tính dinh dưỡng ở bã rơm để một lần nữa lại thành công với giống
măng ngọt Điền Trúc và được tôn xưng là Ông vua măng ngọt vùng đất Hà Tây. Số
tiền lãi gia đình ông nhận về tăng lên rất cao. Ông còn gia tăng thu nhập cho
gia đình bằng việc trồng xen canh các loại cây ăn quả. Hiện nay, tổng số lãi
thu được của gia đình ông là 130 triệu/ năm.
Như vậy nhờ tư tưởng mạnh dạn, quyết đoán, chọn đúng thời điểm và đặc biệt là sự linh hoạt trong kinh doanh đã giúp ông gặt hái được nguồn lợi nhuận to lớn. Hay trong câu chuyện về nguồn gốc quả dưa hấu của nước Việt ta, không thể không nhắc đến công sức của Mai An Tiêm. Bị đày ra hoang đảo vì những lời dèm pha, An Tiêm vẫn không hề lo sợ, cùng vợ ra sức khai khẩn trồng trọt. Nhờ sự tinh ý, nhạy bén, chàng đã nhận ra dịp may của mình khi phát hiện ra giống cây lạ do chim ăn nhả xuống mà thành, chàng đã tận dụng cơ hội này gieo trồng, nhân giống khắp nơi, đổi chác với các tàu buôn ghé qua khiến gia đình mình ngày một đầy đủ sung túc. Sau cùng, nhờ tiếng lành đồn xa, gia đình An Tiêm được rước về cung và phục lại chức vị cũ. Có thể nói, thành công của Mai An Tiêm đến từ việc chàng đã nhạy bén tận dụng những cơ hội bất ngờ để thoát khỏi tình thế khó khăn. Những kinh nghiệm từ việc vận dụng thành công kế sách trên còn phổ biến ở nhiều nước khác trên thế giới.
Một minh họa điển hình ở nước Pháp là người họa sĩ nghèo
ChiMai. Trong một lần vô tình vẩy bút làm chất mực màu xanh da trời rảy đầy lên
chiếc áo trắng vợ ông vừa giặt xong. Ông đã phát hiện ra đặc tính tẩy trắng của
loại màu vẽ ông đang dùng và nảy ra ý định kinh doanh bằng cách bán nó với dòng
chữ “cho thêm một lượng nhỏ dung dịch này vào hộp xà phòng”. Và hiển nhiên ông
trở nên giàu có với ý tưởng kinh doanh sáng tạo của mình.
Cũng trên đất nước này, một người bán kem rong tên Josef H.
Boquoi đã trở thành tỉ phú do biết nắm bắt những cơ hội có được trong khi đang
theo đuổi những cơ hội khác. Khởi nghiệp của ông là từ một cửa hàng café nhỏ,
qua những lần rong ruổi đi rao bán ở những vùng hẻo lánh, ông đã nảy ra ý tưởng
bán kem vì nhận thấy nhu cầu tiêu thụ khá lớn ở những nơi ông đi qua. Dần dần
doanh số bán kem vượt qua cả doanh số từ việc bán café và lượng rau củ quả tươi
ngon cũng ngày một gia tăng do số lượng người mua trao đổi để lấy kem ngày một
đông. Bước ngoặt trong cuộc sự nghiệp của Josef H. Boquoi bắt đầu từ đây khi
ông nảy ra ý tưởng mang rau củ vào thành phố bán. Và ông đã thành công khi
Bofrost ngày càng tăng trưởng cao thậm chí trong thời kỳ kinh tế suy giảm và
doanh số năm 2002 của Bofrost là 1,1 tỷ EURO.
Có bao giờ chúng ta tự hỏi mì ăn liền ra đời như thế nào?
Câu trả lời nằm ở thành phố Osaka, Nhật Bản. Chuyện kể rằng một người đàn ông
tên là Asiko trong một lần trên đường đi làm, ông nhận thấy nhiều người xếp
hàng dài để chờ ăn một bát mì nóng hổi, từ đó ông nảy ra ý tưởng sản xuất một
loại mỳ có thể ăn ngay khi đổ nước sôi vào. Và ông bắt đầu nghiên cứu thực hiện
ý tưởng của mình, qua rất nhiều lần thất bại và tích lũy dần kinh nghiệm từ những
thất bại đó, ông đã thành công với mỳ ăn liền và đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ
của rất đông người tiêu dùng.Thế là từ một giám đốc công ty nhỏ, Asiko đã trở
thành người giàu có tầm cỡ.
“Asiko đã nắm được cơ hội từ trong những hoạt động vẫn diễn
ra trong cuộc sống hàng ngày của con người, từ đó biến nó thành lợi thế kinh
doanh của mình. Câu chuyện này cũng thể hiện một điều, con “bò” có thể xuất hiện
bất ngờ nên cần có người giỏi nhận biết, có năng lực ứng phó nhanh chóng mới ngắm
chuẩn mà dắt được nó đi.”
Câu chuyện cuối cùng minh họa cho việc áp dụng thành công kế sách là một câu chuyện ly kỳ xảy ra vào một ngày năm 1831, ở vịnh Biskhai của Pháp, một con thuyền bị sóng lớn nhấn chìm. Những thủy thủ còn sống sót trên thuyền đã bơi dạt vào một hoang đảo. Những người thủy thủ không tìm được thứ gì trên đảo để ăn mà lương thực vớt lên được từ con tàu chỉ còn là những hòm bột mì, đường cát và bơ đã bị nước làm cho vón cục cả lại. Trong lúc đó, một người trong số đó đã nghĩ ra cách tạo ra những chiếc bánh bằng chính những nguyên liệu ấy, đem nung trên tảng đá nóng. Và chiếc bánh giúp họ sống qua ngày cho đến khi thoát nạn ấy chính là chiếc bánh qui ngày nay. Một người trong đoàn thủy thủ khi trở về đã nghĩ ra ý tưởng sản xuất và kinh doanh loại bánh này giúp cho chiếc bánh quy mau chóng lan rộng trên toàn thế giới. |
Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012
Thuận tay dắt bò
21:14
Hoàng Phong Nhã
No comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét