Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Chiến lược đa dạng hoá 2



   
Sau đây là những ưu điểm và những điều cần lưu ý khi thực hiện chiến lược đa dạng hoá.
Ưu điểm của đa dạng hoá :
Tận dụng các cơ hội phát triển trên thị trường mới sang quốc gia khác từ kết quả hoạt động ngoại giao của chính phủ quốc gia.
Tăng khả năng cạnh trạnh bằng việc đa dạng hoá sản phẩm.
Những ngành hàng mới, nhũng đơn vị kinh doanh mới có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí chung, tận dụng mạng lưới bán hàng hiện có.
Các phương án lựa đa dạng hoá : Có 4 cách chọn lựa chính:
Chiến lược cơ cấu kinh doanh:Công ty áp dụng chiến lược này bằng cách tập trung quyền lực vào một văn phòng đầu não (head office) của công ty với ba nhiệm vụ sau:
Thực hiện các chức năng hoạch định chiến lược liến quan đến cơ cấu kinh doanh tổng thể.
Đặt ra các mục tiêu về tài chính để đánh giá hoạt động kinh doanh.
Phân bổ nguồn vốn hoạt động.
Chiến lược tái cấu trúc: Mục đích của chiến lược này là tìm kiếm các doanh nghiệp bên ngoài có quá trình hoạt động không hiệ quả hoặc chưa mua lại, sau đó tái cấu trúc về các mặt nhân sự, nguồn vốn, công nghệ nhằm hồi sinh doanh nghiệp này.
Chiến lược chuyển giao kỹ năng: Một công ty áp dụng chiến lược đa dạng hoá bằng phương thức chuyển giao kỹ năng để tận dụng sở trường nhất của mình khi mua một công ty khác đang yếu kém về kỹ năng đó. Do vậy, cần phải có một vài điểm chung nhất đáng kể giữa hai đơn vị cho và nhận.
Chiến lược chia sẻ nguồn lực: Mục tiêu của chia sẻ nguồn lực là tạo hiệu quả giảm phí do mở rộng các hoạt động. Cũng giống như chuyển giao kỹ năng, việc đa dạng hoá bằng cách chia sẻ nguồn lực chỉ có thể áp dụng giữa hai đơn vị có những điểm chung nhất đáng kể về một chức năng nào đó có khả năng tạo hiệu quả giảm phí do mở rộng phạm vi hoạt động của đơn vị kinh doanh. Các nguòn lực có thể chia sẻ cho nhau đó là: tài ồnông, phương thức sản xuất, mạng lưới phân phối…
Những cạm bẫy của việc đa dạng hoá :
Đa dạng hoá nhằm hạn chế những rủi ro: Một cạm bẫy thường gặp khi đeo đuổi chiến lược đa dạng hoá thường dùng để cô lập nhhững rủi ro. Người ta nói rằng lợi ích từ việc cô lập những rủi ro là do kết hợp những nguồn lợi tức bền vững hơn. Một điển hình là chiến lược đa dạng hoá việc sản xuất vào công nghệ dầu lửa và khí đốt với ý đồ bù đắp lại tác hại của sự thất bại dây chuyền trong kỹ nghệ sắt thép. Theo những người tán thành giải pháp hạn chế rủi ro thì nguồn lợi tức bền vững hơn giúp làm giảm nguy cơ phá sản và làm lợi nhất cho cổ đông.
Lý luận như vậy đã quên mất hai yếu tố:
Thứ nhất: Các cổ đông có thể dễ dàng hạn chế rủi ro trong việc nắm giữ cổ phần đầu tư vào một công trình duy nhất bằng cách đa dạng hoá vốn đầu tư của mình vào ít nhiều ngành nghề khác với ít phí tổn hơn công ty đa dạng hoá. Như vậy, thay vì đem lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông, việc hạn chế những rủi ro lại thể hiện một cách không sinh lợi cho các tài nguyên.
Thứ hai: phần lớn công trình nghiên cứu về đề tài này cho thấy rằng chiến lược đa dạng hoá không phải là đường lối hiệu quả để hạn chế rủi ro vì khó mà tiên đoán được vòng đời của các công nghệ khác trong bất cứ trường hợp nào nó cung chỉ là thứi yếu so với cuộc suy thoái kinh tế tổng thể ập đến đồng thời với mọi công nghệ.
Đa dạng hoá để tăng trưởng: Đây không phải một chiến lược chặt chẽ vì sự tăng trưởng bản thân nó không tạo nên giá trị. sự tăng trưởng lẽ ra chỉ là hệ quả chứ không phải là mục tiêu của chiến lược đa dạng hoá. Tuy nhiên, một số chiến lược đa dạng hoá thuần tuý chỉ để tăng trưởng chứ không để đạt lợi thế chiến lược suy tính kỹ càng
Đa dạng hoá cao độ: Đa dạng hoá cao độ có thể dẫn đến việc mất quyền kiểm soát. Điều này xảy ra khi lãnh đạo không nắm bắt được những gì đang xảy ra trong những ngành hoạt động khác của công ty và không thăm dò sâu sát những hoạt động này. Việc mất quyền kiểm soát thường xảy ra khi lực lượng quản trị viên cấp cao được trải rộng ra trên nhiều hoạt động khác nhau dẫn đến không thể dự đoán được những nguy cơ tiềm ẩn của cong ty, nhất là khi sự xuất hiện đồng thời của các vấn đề trong những ngành hoạt động khác của công ty trở nên quá tải đối với khả năng đối phó của ban lãnh đạo công ty.
Tính sai những lợi ích chi phí: Các công ty thường rơi vào cạm bẫy của việc đánh giá cao giá trị mà chiến lược đa dạng hoá có thể tạo nên. Khi tìm cách san sẻ tài nguyên và chuyển giao kỹ năng, các công ty phải biết chắc rằng những lợi ích mà họ mong đợi là có thật chứ không phải hão huyền.
Do đó khi đeo đuổi một chiến lược đa dạng hoá, một công ty cần so sánh giá trị chiến lược tạo ra và chi phí thực hiện trước khi quyết định có nên thực hiekẹn chiến lược đó không.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện chiến lược đa dạng hoá
Các nhà quản trị cân hiểu rõ tầm quan trọng và yêu cầu cần thiết của việc lựa chọn chiến lược đa dạng hoá.
Các nhuồn lực cảu doanh nghiệp cần phù hợp với đòi hỏi của nhiệm vụ mới.
Thực hiện những cuộc khảo sát thị trường một cách cẩn thận trước khi quyết định lựa chọn chiến lược như xác định quy mô nhu cầu thị trường, lợi nhuận tối thiểu, nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét