Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

PHÂN BIỆT QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO


Người lãnh đạo là những người được xem là có “sức thu hút” tức là có khả năng khơi dậy lòng nhiệt huyết và sự cống hiến hết mình của những người xung quanh.
 Công việc của một Nhà Quản Lý:
  • Lập kế hoạch: quyết định những gì cần phải thực hiện, khi nào, ở đâu và thực hiện thế nào.
  • Tổ chức và điều phối: nhằm phối hợp những nỗ lực của các thành viên trong cùng một doanh nghiệp (bao gồm việc phân công công việc cho nhân viên)
  • Kiểm tra và giám sát: đảm bảo rằng những gì mà họ muốn sẽ được thực hiện, hay đưa ra các giải pháp nếu như chúng không được thực hiện.
  • Giao tiếp: truyền đạt thông tin cho người khác và tiếp thu ý kiến phản hồi.
  • Hỗ trợ và khuyến khích: hỗ trợ và khuyến khích nỗ lực của mọi người.
  • Đánh giá: đánh giá kết quả thực hiện công việc của mọi người
Kỹ năng quản lý chỉ là một khía cạnh trong lãnh đạo. Chắc chắn là hầu hết các nhà lãnh đạo đều phải làm tất cả những công việc này, tuy vậy các nhà lãnh đạo cấp cao của một tổ chức thường chú trọng vào việc lập kế hoạch và đánh giá kết quả hơn là việc tổ chức và điều phối công việc.
Thế nhưng công việc của một Nhà Quản Lý Hiện Đại có khuynh hướng bao gồm những việc sau:
  • Hướng dẫn người khác.
  • Trao quyền cho các cá nhân và các nhóm để họ tự tổ chức và kiểm soát công việc của họ.
  • Tạo ra một môi trường khuyến khích nhân viên nhận thấy những gì cần làm và chủ động thực hiện.
  • Xây dựng lòng tin.
  • Quan tâm hàng đầu đến nhu cầu của khách hàng.
  • Tìm ra các phương thức làm việc tốt hơn.
  • Phá vỡ các rào cản đối với sự phát triển và đổi mới.
Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người vừa có khả năng quản lý, lại vừa có “sức thu hút”. Một nhà lãnh đạo cần phải có những người ủng hộ và để có được điều này, nhà lãnh đạo cần phải thuyết phục và tác động đến họ nhằm định hướng suy nghĩ và hành động của họ.
Những đặc điểm của một người lãnh đạo giỏi:
  • Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác: mỗi người trong số họ đều phải thuyết phục người khác nghe theo sự chỉ dẫn của họ. Điều này đòi hỏi sự khéo léo, tài ngoại giao và một số kỹ năng làm việc với con người. Một quyết định dù sáng suốt mà không được thuyết phục để tập thể thực hiện hiệu quả thì cũng không tạo ra giá trị.
  • Khả năng khơi dậy niềm tin ở người khác: bằng cách làm gương và đặt ra những chuẩn mực cao.
  • Kỹ năng quản lý: bao gồm cả khả năng tổ chức và điều phối, giao tiếp tốt cũng như hỗ trợ khuyến khích.
  • Kiên định: rất quan trọng khi một tập thể có sự khác biệt về chính kiến và quan điểm.
Có 4 nhóm các kỹ năng và phẩm chất của một người lãnh đạo giỏi:
  • Kỹ năng làm việc với con người.
  • Phẩm chất cá nhân tốt.
  • Kỹ năng quản lý
  • Bề dày thành tích.
Những phẩm chất khác của một nhà lãnh đạo là:
  • Đáng tin cậy: không bao giờ khiến tập thể thất vọng.
  • Chính trực: là sự trung thực và ngay thẳng, đó còn là sự tôn trọng những quy tắc đạo đức, không nhượng bộ việc giữ vững các chuẩn mực đã đề ra.
  • Công bằng: luôn vô tư, công tâm, không thiên vị một phía nào.
  • Biết lắng nghe: hơn là chỉ biết áp đặt và lấn lướt trong mọi cuộc thảo luận.
  • Nhất quán: nghĩ là không dao động, không thay đổi, giữ vững lập trường của bạn trước mọi hoàn cảnh, không bẻ cong các giá trị hay qui tắc để chiều theo hoàn cảnh. Nó gắn liền với việc ra quyết định, đó là quá trình:
+ Xác định vấn đề.
+ Thu thập thông tin.
+ Đưa ra các giải pháp.
+ Chọn giải pháp tối ưu.
+ Thực thi quyết định
+ Đánh giá kết quả.
  • Quan tâm đến mọi người xung quanh một cách chân thành: yêu quý và hòa đồng với mọi người.
  • Bộc lộ sự tin tưởng vào tập thể: luôn sẵn sàng trao lại quyền lực, quyền hạn và trách nhiệm cho tập thể.
  • Đánh giá công trạng đúng người: thay vì cho rằng tất cả công trạng đều là của người lãnh đạo.
  • Luôn sát cánh với tập thể trong những lúc khó khăn: không chối bỏ trách nhiệm khi gặp khó khăn.
  • Luôn cung cấp thông tin kịp thời cho nhóm: không tỏ ra vẻ “bí mật” để chứng tỏ mình quan trọng.
  • Một quá trình phấn đấu và thành công: có một bề dày thành tích gặt hái được, quá trình tích lũy kinh nghiệm thực tế quý giá, điều này tạo ra sự tôn trọng ở cấp dưới, đồng thời cũng mang lại sự tự tin cho bản thân người lãnh đạo.
Rèn luyện trở thành người lãnh đạo:
  • Để làm một người lãnh đạo bạn cần phải muốn trở thành một người lãnh đạo và tin vào khả năng làm lãnh đạo của mình.
  • Bạn ko thể là một chuyên gia, nhưng cần phải biết nhanh chóng học hỏi, nắm bắt công việc, nhận thấy những vấn đề có thể xảy ra và xác định cách thức để đối phó với các vấn đề đó. Hãy lấp lỗ hổng chuyên môn của bạn bằng một người có chuyên môn tốt nhất trong nhóm, hãy để họ tư vấn kỹ thuật cho bạn: hãy cố gắng xây dựng lòng tin; đừng ngại đặt câu hỏi; nên dùng các bảng tóm tắt và giải thích không dùng thuật ngữ chuyên ngành; đánh giá công việc thông qua kết quả; nên kiểm tra chéo các thông tin và hiệu quả công việc với các chuyên gia khác khi cần thiết.
  • Cố gắng tìm một tấm gương điển hình mà bạn kính trọng và học hỏi họ.
  • Hãy là chính mình: đừng dập khuôn, hãy  hành động theo cách riêng của bạn, nhưng theo những tiêu chuẩn không kém phần thách thức mà bạn tự đặt ra.
  • Hiểu rõ mục tiêu của mình
  • Biết rõ những mặt mạnh và những mặt yếu của bản thân
  • Luôn tuân theo những quy tắc mà bạn đã đặt ra.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét