Nếu xét trên phương diện tính ổn định sản xuất trên dây chuyền, có thể chia ra hai loại:
Dây
chuyền cố định: là loại dây chuyền chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất
định, quá trình công nghệ không thay đổi trong một khoảng thời gian dài,
khối lượng sản phẩm lớn. Trên dây chuyền cố định, các nơi làm việc hoàn
toàn chỉ thực hiện một bước công việc nhất định của quá trình công
nghệ. Loại dây chuyền này thích hợp với loại hình sản xuất khối lượng
lớn
Dây
chuyền thay đổi: là loại dây chuyền không chỉ có khả năng tạo ra một
loại sản phẩm, mà nó còn có khả năng điều chỉnh ít nhiều để sản xuất ra
một số loại sản phẩm gần tương tự nhau. Các sản phẩm sẽ được thay nhau
chế biến theo từng loạt, giữa các loạt như vậy dây chuyền có thể tạm
dừng sản xuất để thực hiện các điều chỉnh thích hợp. Loại hình sản xuất
hàng loạt lớn và vừa có thể sử dụng loại dây chuyền này.
Các dây chuyền còn khác nhau ở trình độ liên tục trong quá trình hoạt động của nó:
Dây
chuyền sản xuất liên tục: là loại dây chuyền mà trong đó các đối tượng
được vận chuyển từng cái một, một cách liên tục từ nơi làm việc này qua
nơi làm việc khác, không có thời gian ngừng lại chờ đợi. Trong loại dây
chuyền này đối tượng chỉ tồn tại ở một trong hai trạng thái, hoặc là
đang vận chuyển, hoặc là đang được chế biến. Sự liên tục có thể được duy
trì bởi nhịp điệu bắt buộc hoặc nhịp điệu tự do. Với nhịp điệu bắt
buộc, thời gian chế biến trên tất cả các nơi làm việc phải bằng nhau
hoặc lập thành quan hệ bội số. Băng chuyền sẽ duy trì nhịp điệu chung
của dây chuyền với một tốc độ ổn định. Dây chuyền nhịp điệu tự do áp
dụng trong điều kiện mà thời gian các công việc vì một lý do nào đó gặp
khó khăn khi làm cho chúng bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số một
cách tuyệt đối, chỉ có thể gần xấp xỉ. Nhịp sản xuất sẽ phần nào do công
nhân duy trì và để cho dây chuyền hoạt động liên tục người ta chấp nhận
có một số sản phẩm dở dang dự trữ có tính chất bảo hiểm trên các nơi
làm việc.
Dây
chuyền gián đoạn: là loại dây chuyền mà đối tượng có thể được vận
chuyển theo từng loạt, và có thời gian tạm dừng bên mỗi nơi làm việc để
chờ chế biến. Dây chuyền gián đoạn chỉ có thể hoạt động với nhịp tự do.
Các phương tiện vận chuyển thường là những loại không có tính cưỡng bức
(như băng lăn, mặt trượt, mặt phẳng nghiêng..)
Dây
chuyền còn có thể phân chia theo phạm vi áp dụng của nó. Như thế, sẽ
bao gồm dây chuyền bộ phận, dây chuyền phân xưởng, dây chuyền toàn
xưởng. Hình thức hoàn chỉnh nhất là loại dây chuyền tự động toàn xưởng.
Trong đó hệ thống các máy móc thiết bị sản xuất, các phương tiện vận
chuyển kết hợp với nhau rất chặt chẽ, hoạt động tự động nhờ một trung
tâm điều khiển
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét