Những nguyên nhân khiến các cuộc
họp kém hiệu quả: Người dự họp không được thông báo trước; Cuộc họp không có
chương trình làm việc cụ thể; Không đúng người đúng việc; Không có ai điều
khiển; Thành viên không nêu ý kiến do chịu các áp lực ngầm về quan hệ; Chẳng có
ý kiến đóng góp nào có giá trì vì những người dự họp mải đọc tài liệu.
- VIỆC CHUẨN BỊ CỦA NGƯỜI TỔ CHỨC CUỘC
HỌP:
-
Mục đích của cuộc họp là gì? Cuộc họp nhằm giải quyết
vấn đề gì? Cuộc họp cần đi đến được kết quả gì? Viết tất cả ra giấy làm cơ sở
dữ liệu để điều hành cuộc họp.
-
Ai sẽ tham dự? Lập danh sách những người tham dự. Gồm:
những người có đủ kiến thức liên quan đến các nội dung trình bày trong cuộc họp
để có những đóng góp hữu hiệu; những người có thẩm quyền ra quyết định; những
người có trách nhiệm thực hiện các công việc do cuộc họp đề ra; những người sẽ
bị ảnh hưởng bởi các quyết định của buổi họp hay đại diện của họ; những người
sẽ cần các thông tin được trình bày trong buổi họp để có thể làm việc hiệu quả hơn.
-
Nên tổ chức cuộc họp khi nào và ở đâu? Căn cứ vào danh
sách người dự họp để quyết định cuộc họp sẽ phải tiến hành khi nào, bao lâu, ở
đâu.
-
Lên chương trình cuộc họp: Lập bản mô tả trình tự và
những nội dung chính sẽ được thảo luận, khung thời gian cho mỗi vấn đề, người
chịu trách nhiệm trình về vấn đề đó.
-
Thông báo mới họp như thế nào? Sau khi đã thực hiện
những bước trên. Người tổ chức cuộc họp tùy tình hình thực tế mà dùng: Thư mời,
Bảng Thông Báo, Email, Điện Thoại hoặc Thông Báo Trực Tiếp. Gửi kèm hướng dẫn
về việc chuẩn bị trước cuộc họp. Nếu cuộc họp có dùng một số cơ sở dữ liệu thì
người tổ chức cũng phải gửi trước cho các thành viên tham dự và yêu cầu họ
nghiên cứu, chuẩn bị kỹ trước cho cuộc họp. Hết sức tránh trường hợp các thành
viên tham gia khi đến họp mới bắt đầu đọc tài liệu, sẽ kô tập trung được vào
cuộc họp.
- VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CHỦ TỌA: Người
chủ tọa đóng vai trò kiểm soát và điều khiển cuộc họp để đạt được mục đích
của nó:
-
Bảo đảm cuộc họp diễn ra theo đúng các thủ tục.
-
Bảo đảm cuộc họp đề cập đầy đủ các chủ đề trong chương
trình cuộc họp trong khoảng thời gian đã ấn định.
-
Tạo cơ hội cho mọi người trình bày những ý kiến hữu
ích, không nên để người nào nói quá dông dài hoặc lấn át người khác.
-
Hướng các ý kiến thảo luận vào trọng tâm của cuộc họp.
-
Giúp cho cuộc họp giải quyết các vấn đề và ra quyết
định một cách hiệu quả, bằng cách sử dụng những công cụ và kỹ thuật thích hợp.
-
Cung cấp cho cuộc họp những thông tin hữu ích mà chỉ ở
cấp của mình mới nắm được.
-
Đảm bảo các quyết định đạt được bằng những hình thức
như đã thỏa thuận (bỏ phiếu, nhất trí chung …) và được hiểu thấu đáo.
-
Đoán biết trước các khả năng bất đồng hay xung đột có
thể xảy ra trong quá trình thảo luận, tranh cãi, sử dụng các kỹ thuật để loại
bỏ xung đột và đóng vai trò trọng tài hòa giải nếu cần.
-
Có tiếng nói quyết định trong một số trường hợp cần
thiết
-
Xử Lý Các Tình
Huống Trong Cuộc Họp:
+ Tiên đoán những câu hỏi hoặc
các tranh cãi có thể xảy ra.
+ Lắng nghe cẩn thận.
+ Trả lời những câu hỏi phức tạp.
+ Trả lời những câu hỏi vòng vo:
“Chính xác là anh hỏi gì?” hay “Tại sao anh lại hỏi như vậy?”
+ Trả lời những câu hỏi mang tính
thánh đố: Bình Tĩnh + Lắng Nghe + Làm Chủ Cảm Xúc.
+ Lưu ý những người tham dự về
thời gian.
+ Kiểm soát: hạn chế người muốn
áp đảo, tạo điều kiện cho người rụt rè.
+ Ứng phó với các quan điểm cá
nhân.
+ Xử lý các tin đồn.
+ Thông báo những tin xấu. Bắt
đầu và kết thúc với tin tốt, tin xấu hãy báo giữa cuộc họp.
+ Ứng phó với những người tham dự
hay ngắt lời. Gây phá vỡ mạch cuộc họp.
+ Ứng phó với những người tham dự
có thái độ chống đối: Ghi lại câu hỏi của họ, tìm câu trả lời từ những người có
thẩm quyền.
3. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THAM DỰ: Phải:; Lắng nghe người khác trong
cuộc họp; Phát biểu ý kiến trong cuộc họp.
- Chuẩn bị trước khi đến cuộc
họp.
- Lắng nghe người khác trong cuộc
họp một cách tích cực: đó là việc tập trung hoàn toàn vào những gì đang được
trình bày để thấy được những gì người nói đang nghĩ, cảm nhận được những gì họ
cảm nhận; tránh các thái độ: Phớt lờ; giả vờ nghe; nghe chọn lọc
- Đóng góp, phát biểu ý kiến: Gồm:
giới thiệu hay đề xuất một trong những nội dung cuộc họp; thảo luận, giải thích
và bảo vệ quan điểm của bạn; đặt câu hỏi; trả lời câu hỏi với người khác.
CÁC YẾU TỐ LÀM NÊN
MỘT Ý KIẾN CÓ CHẤT LƯỢNG
|
|
|
CÁC YẾU TỐ VỀ CẤU
TRÚC
|
Phần đầu
|
Nêu tóm tắt những ý
chính cùng lý do trình bày
|
|
Phần giữa
|
Giải thích chi tiết
các ý tưởng của mình
|
|
Phần cuối
|
Tổng kết các ý
|
|
Ba phần này phải
kết nối hợp lý với nhau nhờ đó toàn bộ ý kiến sẽ trở nên chắt chẽ
|
|
CÁC YẾU TỐ VỀ NỘI
DUNG
|
Phải phù hợp
|
Tập trung vào chủ
đề và xác định mục tiêu của chính bạn
|
|
Phải khách quan
|
Hỗ trợ ý tưởng của
bạn bằng thông tin, các tham khảo, các tính huống cụ thể, con số, dữ kiện …
|
|
Phải ngắn gọn
|
Giữ ngắn gọn, tránh
lạc đề
|
|
CÁC YẾU TỐ VỀ CÁCH
TRÌNH BÀY
|
Phong thái
|
Hãy điềm tĩnh, hợp
lý và nhã nhặn nhưng quả quyết - điều này giúp người nghe dễ chấp nhận ý kiến
của bạn
|
|
Ngôn ngữ
|
Sử dụng ngôn từ đơn
giản và dễ hiểu, thẳng thắn - điều này sẽ giúp thông điệp dễ tiếp thu
|
|
Giọng nói
|
Nói rõ, đủ to để
mọi người đều nghe - điều này cũng giúp tạo ra sự tin tưởng ở người nghe vào
những gì bạn phát biểu
|
|
Phương tiện hỗ trợ
|
Sử dụng bảng biểu,
biểu đồ, hình ảnh để hỗ trợ
|
|
Ngôn ngữ cử chỉ
|
Hãy tiếp xúc bằng
mắt với những người tham dự - tránh những cử chỉ điệu bộ gây mất tập trung
|
|
- VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GHI BIÊN BẢN: Hệ
thống và ghi lại chương trình cuộc họp đồng thời ghi lại những ý kiến,
những quyết định hay những hành động đã được thông qua trọng cuộc họp. Phải
nhớ:
-
Biên bản cuộc họp là công cụ tối cần thiết để giúp theo
dõi việc thực hiện các công việc do cuộc họp đề xuất.
-
Phải ghi những nội dung chính xác, khách quan.
-
Không chen vào biên bản các chính kiến, quan điểm của
người ghi biên bản.
-
Ghi rõ thời gian địa điểm, nội dung cuộc họp.
-
Nên đọc lại toàn bộ biên bản cuộc họp cho mọi người
cùng nghe trước khi kết thúc cuộc họp.
-
Phải gửi bản sao biên bản cuộc họp cho các thành viên
dự họp và những người liên quan trong thời gian sớm nhất.
Những điều quan trọng cần phải có trong biên bản cuộc họp:
-
Những người tham dự cuộc họp.
-
Các nội dung đã được thảo luận.
-
Những quyết định đã được đưa ra.
-
Những công việc phải thực hiện: phải làm gì, khi nào và
ai sẽ làm.
Trích: Hội Họp Và Thuyết Trình - Làm Thế Nào Để
Đạt Kết Quả Mong Muốn? - Bộ Sách Tăng Hiệu Quả Làm Việc Cá Nhân -
Business Edge - Học Để Thành Công|Học Để Làm Giàu - Nhà Xuất Bản Trẻ
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét